CHỈ THỊ
Về việc quản lý bảo vệ rừng ở những vùng quy hoạch
trồng cao su, trồng rừng, trồng cây công nghiệp
------------------------------
Trong thời gian qua Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh có chủ trương phát triển cây cao su, cải tạo rừng, trồng cây công nghiệp từ quỹ đất rừng nghèo, tình hình quản lý bảo vệ rừng, quản lý đất rừng ở một số địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều nơi đã xảy ra tình trạng rừng bị khai thác, xâm chiếm, mua bán sang nhượng trái phép cho một số doanh nghiệp, cá nhân đầu tư trồng cao su, cây công nghiệp... mặc dù chủ rừng, chính quyền địa phương và lực lượng Kiểm lâm đã có nhiều cố gắng, nổ lực trong việc quản lý bảo vệ rừng, song ở một số nơi do sự phối hợp giữa chủ rừng, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng chưa tốt nên tình trạng phá rừng xảy ra rất nghiêm trọng ở nhiều nơi như: Ea Súp; Buôn Đôn, Ea H’leo, Cư M’gar, Ea Kar...
Để chặn đứng tình trạng khai thác rừng, phá rừng, lấn chiếm sang nhượng đất rừng trái phép, lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý đất đai, UBND tỉnh chỉ thị:
1. Đối với chủ rừng (Giám đốc các Công ty lâm nghiệp, Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn, Ban quản lý rừng, Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động, Chủ tịch UBND cấp xã): phải tổ chức ngay lực lượng bảo vệ chuyên trách của đơn vị mình, xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể để thường xuyên tuần tra, phát hiện kịp thời các hành vi xâm hại rừng, phối hợp với các ngành chức năng để xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật. Chủ rừng nào thiếu trách nhiệm, không có phương án và tổ chức triển khai lực lượng bảo vệ rừng, không có biện pháp ngăn chặn, phát hiện kịp thời các hành vi xâm hại rừng, không phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng trong công tác ngăn chặn và xử lý phá rừng, để rừng bị chặt phá, lấn chiếm trái phép, thì phải chịu trách nhiệm kỷ luật và các trách nhiệm pháp lý khác.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải xem xét đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xử lý, điều chuyển, đình chỉ công tác đối với Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Vườn quốc gia, Ban quản lý rừng để xảy ra phá rừng, lấn chiếm đất rừng nghiêm trọng.
3. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức các lực lượng phối hợp với chủ rừng để thực hiện tốt việc ngăn chặn và xử lý phá rừng, cương quyết xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm, thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng; phải thường xuyên bám sát địa bàn, phát hiện kịp thời các hành vi xâm hại rừng, báo cáo với chính quyền và cơ quan chức năng để xử lý ngay. Cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừngt, theo dõi, quản lý địa bàn cụ thể nếu thiếu trách nhiệm, để xảy ra tình trạng xâm hại rừng mà không phát hiện, báo cáo để ngăn chặn, xử lý kịp thời thì phải xử lý kỷ luật. Những trường hợp dung túng, bao che cho các hành vi phạm pháp thì tuỳ theo mức độ vi phạm phải xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Thiết lập hệ thống thông tin, báo cáo thưòng xuyên, kịp thời về tình hình quản lý bảo vệ rừng và các hành xâm hại rừng để kịp thời xử lý. UBND cấp huyện kiện toàn, tăng cường các Đoàn kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg của cấp huyện, xã, lập kế hoạch kiểm tra, mở đợt tấn công, truy qưét tại các điểm nóng xâm hại tài nguyên rừng, khai thác gỗ, lấn chiếm, mua bán đất rừng trái phép, cương quyết giải toả các điểm lấn chiếm, sử dụng đất rừng trái phép và xử lý nghiêm minh theo pháp luật hiện hành. Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng diễn ra trên địa bàn mình quản lý.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và chủ rừng điều tra, thống kê, phân loại, lập danh sách các đối tượng chủ mưu khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ trái phép, chống người thi hành công vụ để có phương án đấu tranh, ngăn chặn và xử lý cương quyết, nghiêm minh. Công an tỉnh cùng với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh lập kể hoạch phối hợp kiểm tra, truy quét bọn lâm tặc phá hoại rừng, lấn chiếm, mua bán, sang nhượng đất rừng trái phép, đặc biệt là tại các điểm nóng và vùng biên giới, vùng giáp ranh giữa các huyện, định kỳ hàng tháng báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tình hình triển khai và kết quả thực hiện.
4. Ở những vùng đã có chủ trương chuyển đổi rừng để đầu tư trồng cao su, cây công nghiệp khác, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND cấp huyện, chủ rừng phối hợp với chủ dự án đầu tư trồng cao su, cây công nghiệp khác có phương án tận thu lâm sản trong quá trình khai hoang, giải phóng mặt bằng để triển khai dự án, đế tạo nguồn thu cho nhà nước và doanh nghiệp, trình UBND tỉnh phê duyệt, góp phần hạn chế đến thấp nhất tệ nạn chặt hạ lấy cắp gỗ, làm thất thoát tài sản nhà nước.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, đơn vị có liên quan và chủ rừng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và có hiệu quả Chỉ thị này và các Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ “về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng”, Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ “về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn tình trạng phá rừng, đốt rừng, khai thác rừng trái phép”. Chỉ thị số 22/2006/CT-ƯBND ngày 05/12/2006 của UBND tỉnh “về thực hiện các biện pháp cấp bách để bảo vệ tài nguyên rừng”.
Giao cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Chỉ thị này và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình triển khai, kết quả thực hiện.