• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 31/12/2009
  • Ngày hết hiệu lực: 09/08/2019
UBND TỈNH ĐẮK LẮK
Số: 13/2009/CT-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đắk Lắk, ngày 31 tháng 12 năm 2009

CH THỊ

Về việc tăng cường công tác quản lý

chất thải rắn đô thị trên đa bàn tỉnh Đắk Lắk

-------------------------------

 

Quản lý chất thải rắn đô thị là một trong những chỉ tiêu môi trường chủ yếu trong các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo xây dựng các đô thị ở tỉnh ta có môi trường tốt, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong những năm. qua, công tác quản lý chất thải rắn đô thị đã từng bước đi vào nề nếp, tình hình môi trường đô thị dần được cái thiện. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị hàng năm ngày càng tăng; các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đã và đang có những dự án tiếp tục đầu tư xây dựng. Nhờ vậy, diện mạo các đô thị ở tỉnh ta đã có chuyển biến tích cực, tạo tiền đề tốt cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải rắn đô thị ở tỉnh ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém, lượng chất thải rắn đô thị được thu gom trung bình chỉ mới đạt 60% chủ yếu tập trung tại các trung tâm đô thị; xử lý hợp vệ sinh đạt khoảng 55%. Kết quả còn thấp so với chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 đề ra là tỷ lệ chất thải rắn được thu gom tại đô thị là 80%, nông thôn 45%.

Nguyên nhân chủ yếu, có yếu tố khách quan là quá trình đô thị hóa ở tỉnh ta đang diễn ra với tốc độ nhanh, với việc mở rộng, nâng loại và cấp quản lý đô thị, thành lập các đô thị mới, làm gia tăng dân số đô thị cùng với khối lượng chất thải rắn tại các đô thị gia tăng nhanh chóng, trong khi tổ chức hoạt động thu gom và công trình xử lý chất thải rắn chưa được đầu tư thích đáng. Bên cạnh đó, yếu tố chủ quan mà trước hết là do nhận thức tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi trường của một số chính quyền địa phương, cơ quan quản lý các cấp và một bộ phận nhân dân còn nhiều hạn chế, chưa quan tâm đúng mức, thiếu các biện pháp thiết thực để xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong vận động cộng đồng tham gia và khuyến khích phát triển, mở rộng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn; đầu tư cho các công trình xử lý chất thải rắn chưa được chú trọng.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Quyết định số 2681/QĐ-UBND ngày 16/10/2007 của ƯBND tỉnh, về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị. khu công nghiệp và các điểm dân cư nông thôn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020. UBND tỉnh Chỉ thị các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Chủ tịch ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã và thành phố:

a) Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động vệ sinh môi trường đô thị:

- Tổ chức tuyên truyền, thông tin quảng bá trong các chương trình phát thanh của phường, xã, thị trấn và trong các buổi sinh hoạt của địa phương, tổ dân phố để nâng cao ý thức vệ sinh môi trường đô thị nơi công cộng, tại cộng đồng một cách thường xuyên; tăng cưòng công tác tuyên truyền, phổ biến, xây dụng tiêu chí đạt chuẩn mực về môi trường.

- Các địa phương cần cụ thể hóa kế hoạch xây dựng phong tráo toàn dân tham gia vệ sinh môi trường đô thị, định kỳ tổng kết, đánh giá phong trào: “Xây dựng công sở, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu phố xanh - sạch đẹp". Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tiêu chuẩn bình xét khu phố văn hóa, gia đình, cơ quan văn hóa trong công tác thi đua khen thưởng,

- Trên cơ sở các cơ chế, chính sách hiện hành của nhà nước về xã hội hóa trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Tùy theo điều kiện cụ thểa từng địa phương, tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế hình thành mở rộng phát triển các mô hình công ty, hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường đô thị có năng lực, thiết bị, đăng ký hành nghề hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Đảm bảo đến năm 2010 có 100% các đô thị có tổ chức thuộc một trong các thành phần kinh tế thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường hoạt động có hiệu quả.

b) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường đô thị:

- Phân công cho các phòng ban chức năng trực thuộc các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên theo dõi, cập nhật các chỉ tiêu thực hiện thường kỳ (6 tháng, năm) về khối lượng, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn đối chiếu các chỉ tiêu môi trường chung của tỉnh để chủ động đề ra các giải pháp mở rộng, phát triên, nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị.

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung làm rõ chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng trực thuộc các huyện, thị xã, thành phố về chức năng kiểm tra, xử lý hành chính các hoạt động vi phạm môi trường đô thị. Tăng cường năng lực giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về vệ sinh môi trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh môi trường. Đặc biệt, là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hành vi xả chất thải rắn, nước thải không đúng quy định ra môi trường.

- Tại các công trình công cộng trong đô thị (trường học, bến xe, cảng hàng không, nhà văn hóa,....), công sở, trụ sở cơ quan của các tổ chức, doanh nghiệp bắt buộc phải có thiết bị lưu giữ chất thải rắn của mình trong thời gian chờ thu gom, xử lý. Phải hợp đồng với đơn vị công ích có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn theo định kỳ.

- Xây dựng kế hoạch, danh mục đầu tư và tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn đô thị được duyệt theo trình tự đầu tư xây dựng hiện hành. Đảm bảo trong giai đoạn ngắn hạn (đền năm 2012) tại thành phố Buôn Ma Thuột có tối thiểu 85% và tại các thị trấn, thị xã, tối thiểu 70% lượng chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý chôn lấp hợp vệ sinh.

- Trước mắt, đối với những địa phương chưa triển khai đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, cần sớm xác định địa điểm xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn phù hợp quy hoạch được duyệt. Đồng thời, áp dụng các phương án sử dụng bãi rác liên huyện, đảm bảo yêu cầu xử lý triệt để chất thải rắn đô thị.

- Bảo đảm bố trí mục chi ngân sách nhà nước, đầu tư và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn chi thường xuyên từ ngân sách cho sự nghiệp môi trường, đáp ứng yêu cầu cho công tác vệ sinh môi trường đô thị. Xây dựng các giải pháp huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.

- Thường xuyên kiểm tra các cơ sở thu mua phế liệu trong đô thị đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh. Không cấp giấy phép đăng ký kinh doanh đối với cơ sở thu mua phế liệu tại khu vực trung tâm đô thị, các trục phố chính đô thị, cơ sở không có mặt bằng kinh doanh, cơ sở có nhiều vi phạm về an toàn, vệ sinh môi trường đô thị.

- Đối với các địa phương có Cụm công nghiệp tập trung đi vào hoạt động, cần tăng cường việc hướng dẫn, chỉ đạo các Ban quản lý cụm công nghiệp, các nhà máy, các cơ sở sản xuất thực hiện phân loại rác tại nguồn (chất thải rắn nguy hại; chất thải rắn thông thường) trong từng khuôn viên nhà máy. Thông qua các tổ chức dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn, hướng dẫn các nhà đầu tư tổ chức thu gom và xử lý triệt để lượng chất thải rắn phát sinh tại các Cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn.

2. Sở Xây dựng:

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, rà soát quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị theo quy định tại Quyết định số 2681/QĐ-UBND ngày 16/10/2007 của UBND tỉnh. Trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung phù hợp với điều kiện cho từng giai đoạn ngắn hạn (5 năm), dài hạn (10-15 năm).

- Hướng dẫn và phối hợp với các địa phương chưa xây dựng bãi chôn lấp, xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh, xác định địa điểm phù hợp với quy hoạch, các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng hiện hành báo cáo UBND tỉnh xem xét phê duyệt địa điểm, là m cơ sở thực hiện các thủ tục theo quy định về trình tự đầu tư xây dựng công trình.

- Phối hợp với các Sờ, ngành, địa phương có liên quan kiểm tra công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn để kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn đảm bảo hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Thường xuyên rà soát để kịp thời bồ sung và ban hành đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phù hợp với địa bàn các địa phương, trên cơ sở định mức, dự toán do Bộ Xây dựng ban hành.

- Chỉ đạo các Đội thanh tra xây dựng các huyện, thị xã, thành phố, tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các công trình hoạt động thi công xây dựng không áp dụng các biện pháp che chắn, biện pháp an toàn và vệ sinh, gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường đô thị.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Xây dựng các chính sách ưu đãi cụ thể nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn tại địa phương. Phù họp với các quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ, về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường và Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ, về danh mục chi tiết các lọại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, vãn hóa, thể thao, môi trường.

Chủ trì phối họp với các sở ngành liên quan và các địa phương, bố trí vốn cho công tác quản lý chất thải rắn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh theo đúng chương trình, kế hoạch được duyệt, theo thứ tự ưu tiên. Trong đó, ưu tiên các bãi rác đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và dụ án các bãi chôn lấp chất thải rắn mang tính liên vùng, liên huyện.

Chủ trì, phối hợp với cảc sở ngành có liên quan, hướng dẫn cơ chế đấu thầu, đặt hàng các sản phẩm, dịch vụ công ích hạ tầng kỹ thuật đô thị, xây dựng mẫu Hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, hạ tầng kỹ thuật đô thị.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì xây dựng quy chế phối hợp giữa các tổ chức: Thanh tra môi trường, Thanh tra xây dựng và Công an các cấp, nhằm tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát huy hiệu quả phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường do rác thải, nước thải, đặc biệt là chất thải công nghiệp.

 Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo dõi, kiếm tra việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (nếu có) được phê duyệt và yêu cầu của quyết định phê duyệt trước khi dự án đi vào vận nành chính thức theo quy định. Duy trì chế độ báo cáo hiện trạng môi trường và tiến hành thanh tra, kiểm tra, kịp thòi xử lý, khắc phục những yếu tố gây ô nhiễm môi trường đối với các bãi chôn lấp, xử lý chất thải rắn trong quá trình hoạt động.

5. Sở Y tế:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và các địa phương kiểm tra, đánh giá việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế tại các cơ sở Y tế trên địa bàn tỉnh, có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời các cơ sở y tế không thực hiện xử lý rác thải y tế theo quy trình. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể quản lý chất thải y tế, trình UBND tỉnh ban hành.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư lò đốt chất thải rắn y tế theo hướng liên vùng, liên đô thị, để phát huy hết công suất lò đốt đã được đầu tư xây dựng.

6. S Văn hóa Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đắk Lắk: Có trách nhiệm phổ biến nội dung Chỉ thị này trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối họp với các Sở, ngành, liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, xây dựng các chuyên mục về bảo vệ môi trường định kỳ đê nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc quản lý chất thải rắn đô thị.

UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố; các cá nhân; đơn vị có liên quan và các tổ chức, doanh nghiệp dịch vụ vệ sinh môi trường, nghiêm chỉnh thực hiện Chỉ thị này;

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân kịp thời gửi ý kiến về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh./.

 

TM. Ủy ban nhân dân

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Lữ Ngọc Cư

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.