QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đàn voi nhà
trong hoạt động kinh doanh du lịch - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
______________________
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 2467/QĐ-UBND ngày 01/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển đàn voi nhà tỉnh Đắk Lắk;
Xét ý kiến của Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 191/BCTĐ-STP ngày 19/9/2008, của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 646/TTr-SVHTTDL ngày 02/10/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý, sử dụng đàn voi nhà trong hoạt động kinh doanh du lịch - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”
Điều 2. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có phát sinh, vướng mắc những vấn đề yêu cầu mới, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch có trách nhiệm báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp quy định của pháp luật.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành, đơn vị: Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định này thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Báo DakLak, Đài PTTH tỉnh;
- VP UBND tỉnh:
PVP: ĐVSơn
TT: Tin học, Lưu trữ
Các bộ phận nghiệp vụ.
- Lưu: VT, TM, CN, VX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(đã ký)
Y Dhăm Ênuôi
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
________
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________
|
QUY CHẾ
Quản lý, sử dụng đàn voi nhà
trong hoạt động kinh doanh du lịch - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2850/QĐ-UBND
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
______________________
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích, yêu cầu quản lý và sử dụng đàn voi nhà trong hoạt động kinh doanh du lịch - văn hóa:
Quy chế quản lý và sử dụng đàn voi nhà trong hoạt động du lịch - văn hóa được ban hành nhằm giữ gìn, phát huy đàn voi nhà để phục vụ có hiệu quả các hoạt động du lịch - văn hóa; đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khỏe cho đàn voi nhà và an toàn tính mạng cho người sử dụng voi và du khách đến tham quan tại Đắk Lắk, không làm mất đi hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về văn hóa Voi góp phần bảo tồn và phát triển đàn voi nhà và duy trì sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh của Quy chế:
Mỗi tổ chức, cá nhân có tham gia vào các hoạt động du lịch văn hóa có sử dụng đàn voi nhà trên phạm vi tỉnh Đắk Lắk đều phải tuân theo các quy định của quy chế này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
CHƯƠNG II
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
TRONG VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐÀN VOI NHÀ
Điều 3. Trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh du lịch có sử dụng voi:
1. Xây dựng phương án sử dụng voi nhà trong hoạt động kinh doanh du lịch thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và được Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý cho phép thực hiện.
2. Tăng cường phối hợp với các chủ voi, nài voi và các cơ quan chức năng có liên quan để kịp thời nắm bắt tâm sinh lý của voi nhà trong từng thời kỳ, điều chỉnh phương pháp nuôi dưỡng, bảo đảm cung cấp đủ nhu cầu về thức ăn và nước uống cho voi.
3. Phân bổ hợp lý thời gian hoạt động của voi, không được khai thác quá sức voi nhà. Đặc biệt không được sử dụng voi cái trong thời kỳ động dục hoặc đang mang thai và voi đực trong thời kỳ động dục để phục vụ du lịch. Cụ thể: Thời gian phục vụ của mỗi voi tối đa không quá 6 tiếng/ngày. Thời gian còn lại voi được nghỉ ngơi và chăm sóc để bảo đảm sức khỏe.
4. Xây dựng nội quy và bảng hướng dẫn về quản lý, sử dụng voi phù hợp với đặc thù của khu, điểm du lịch và niêm yết tại lối ra vào và những nơi dễ quan sát trong khu, điểm du lịch; phải trang bị kiến thức cho các hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch trong việc sử dụng dịch vụ voi và phổ biến cho cán bộ, nhân viên và nhân dân sống trong khu vực có voi và khách du lịch biết để thực hiện.
5. Tăng cường việc hướng dẫn, cảnh báo cho khách du lịch tuân thủ các nguyên tắc, quy định khi tiếp xúc với voi, để sử dụng dịch vụ voi được an toàn.
6. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ tính mạng của du khách, mua bảo hiểm đầy đủ cho khách du lịch sử dụng dịch vụ voi. Trong trường hợp voi xâm phạm đến tài sản và tính mạng của du lịch phải có trách nhiệm bồi hoàn cho du khách.
7. Kịp thời phát hiện những hành vi xâm hại đến sức khỏe và tính mạng của voi nhà, thông báo cho các cơ quan có trách nhiệm; cho chủ voi, nài voi và các tổ chức có liên quan phải áp dụng ngay các biện pháp ngăn ngừa để quản lý và bảo tồn voi.
8. Báo cáo cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Nông nghiệp, và Phát triển nông thôn về tình hình quản lý, sử dụng voi nhà trong hoạt động kinh doanh du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch theo tháng, quý, năm (biểu phụ lục 1).
Điều 4. Trách nhiệm của chủ voi, nài voi:
1. Phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có kinh doanh dịch vụ cưỡi voi và các cơ quan chức năng có liên quan để kịp thời nắm bắt tâm sinh lý của voi nhà trong từng thời kỳ, điều chỉnh phương pháp nuôi dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về thức ăn và nước uống cho voi.
2. Tham mưu cho doanh nghiệp trong việc hướng dẫn và cảnh báo cho khách du lịch tuân thủ các nguyên tắc, quy định khi tiếp xúc với voi, để sử dụng dịch vụ voi được an toàn và không đưa voi tham gia các loại hình dịch vụ gây tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của voi nhà.
3. Thực hiện quản lý, theo dõi, đánh giá định kỳ về sức khoẻ của voi. Đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào chăm sóc và bảo vệ sức khỏe voi.
4. Không được buôn bán, vận chuyển voi trái phép và cho thuê voi nhà ra khỏi tỉnh bằng bất cứ hình thức nào (trong trường hợp cá biệt, thật sự cần thiết phải được UBND tỉnh đồng ý bằng văn bản thì mới được thực hiện).
Điều 5. Trách nhiệm bảo vệ đàn voi nhà của khách du lịch:
1. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu theo sự chỉ dẫn của nài voi, hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định hướng dẫn về sử dụng dịch vụ voi tại các khu, điểm du lịch.
2. Không được có hành vi trêu chọc, giễu cợt làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của voi.
3. Không được quay phim, chụp ảnh đứng sát voi khi không có người điều khiển voi.
Điều 6. Trách nhiệm của cộng đồng dân cư sống trong vùng có voi:
1. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sinh sống, hoạt động trong vùng có voi hoặc các khu vực được quy hoạch khu bảo tồn voi có hành vi xâm hại đến môi trường sống và tính mạng của voi nhà.
2. Chấp hành tốt các quy định về quản lý, sử dụng voi theo hướng dẫn của tổ chức và cá nhân trực tiếp quản lý voi.
3. Tham gia bảo vệ và phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát triển đàn voi.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý, sử dụng voi:
1. Trách nhiệm của UBND các huyện có voi:
a) Chủ tịch UBND huyện có trách nhiệm chính trong việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện công tác quản lý, sử dụng, bảo tồn và phát triển đàn voi nhà.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức sử dụng voi nhà nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát triển đàn voi nhà trên địa bàn, thực hiện đúng các quy định về quản lý, sử dụng voi.
2. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển cho thuê voi ra ngoài tỉnh, có biện pháp xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng, bảo tồn và phát triển đàn voi nhà theo quy chế này và theo quy định của pháp luật.
b) Thực hiện tốt việc quản lý bảo vệ rừng, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái, đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống tại các khu vực bảo tồn voi.
c) Phối hợp với các tổ chức liên quan xây dựng các Trung tâm bảo tồn và phát triển đàn voi, đồng thời tham gia tổ chức các hoạt động chăm sóc, bảo vệ đàn voi nhà.
d) Thành lập Trung tâm thú y về voi. Hàng năm lập kế hoạch kinh phí tổ chức khám, chăm sóc y tế, phòng dịch bệnh cho Voi nhà nhằm hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho những hộ gia đình nuôi voi, dùng vào việc chăm sóc y tế, săn sóc, bồi dưỡng, duy trì, phục hồi và nâng cao hoạt động của các cá thể voi trình Sở Tài chính cấp theo kế hoạch được duyệt.
đ) Khen thưởng cho các tổ chức, và cá nhân thực hiện tốt các quy định trong việc bảo tồn và phát triển đàn voi nhà.
3. Trách nhiệm của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
a) Phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện có voi tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn cho các tổ chức và cá nhân có liên quan đến voi trên địa bàn cam kết thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng voi; hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng voi nhà trong hoạt động văn hóa của tỉnh và các địa phương trong tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
b) Phối hợp với Trung tâm bảo tồn và phát triển đàn voi nhà thực hiện các chương trình phát triển du lịch có sử dụng voi một cách hiệu quả và bền vững nhất.
c) Theo dõi tình hình quản lý và sử dụng voi tại các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; kiểm tra phát hiện và xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời các hiện tượng và hành vi xâm phạm đến việc quản lý và sử dụng voi.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Thủ trưởng các sở, ban, ngành và chủ tịch UBND cấp huyện có liên quan triển khai quán triệt nội dung quy chế này đến các tổ chức, các cá nhân có liên quan thuộc phạm vi quản lý, nhằm thực hiện tốt các quy định trong Quy chế này.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan trực tiếp chủ trì tham mưu và phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Quy chế quản lý, sử dụng đàn voi nhà trong hoạt động kinh doanh du lịch - văn hóa trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk; định kỳ kiểm tra và hàng quý hoặc 6 tháng tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện quy chế về Ủy ban nhân dân tỉnh./.
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
ĐƠN VỊ:......................................................
__________________
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________
|
Số: ........../BC-CT
|
................, ngày tháng năm
|
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VOI NHÀ TRONG DU LỊCH
Tháng...........
I- Thống kê tình hình voi tham gia hoạt động du lịch:
STT
|
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Số lượng Voi
|
Hình thức sở hữu
|
Thời gian phục vụ
|
Thu nhập (dồng)
|
Voi đực
|
Voi cái
|
D. nghiệp
|
Hộ dân
|
DN
|
Dân
|
1
|
Voi tham gia phục vụ DL
|
Con
|
|
|
|
|
|
|
|
a
|
Ngày bình thường
|
“
|
|
|
|
|
|
|
—
|
|
- Voi đực
|
“
|
|
|
|
|
|
|
|
- Voi cái
|
“
|
|
|
|
|
|
|
|
b
|
Ngày cuối tuần, lễ, tết
|
“
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Voi đực
|
“
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Voi cái
|
“
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Độ tuổi bình quân của voi
|
Tuổi
|
|
|
|
|
|
|
|
a
|
20 - 30 tuổi
|
“
|
|
|
|
|
|
|
|
b
|
30 - 40 tuổi
|
“
|
|
|
|
|
|
|
|
c
|
40 - 50 tuổi
|
“
|
|
|
|
|
|
|
|
d
|
50 - 60 tuổi
|
“
|
|
|
|
|
|
|
|
đ
|
60 - 70 tuổi
|
“
|
|
|
|
|
|
|
|
e
|
Trên 70 tuổi
|
“
|
|
|
|
|
|
|
|
II- Tình hình về voi (sức khỏe, các sự cố)
..........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
III- Kiến nghị, đề xuất
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Người lập biểu
|
...................., ngày.......... tháng.........năm
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: - Thời gian báo cáo vào ngày 05 hàng tháng
- Nơi nhận: + Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ĐắkLắk;
+ Chi cục Kiểm lâm - Sở NNo và PTNT;