Sign In

NGHỊ QUYẾT

Thông qua Đề án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2025

________________________________

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG

KHÓA I, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/11/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

Căn cứ Quyết định số 161/2006/QĐ-TTg ngày 10/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 901/TTr-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2010 của UBND tỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2025;

Sau khi nghe Báo cáo thẩm tra số 07/BC-KTNS ngày 29 tháng 5 năm 2010 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu tham dự kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2025 (có đề án kèm theo).

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp cuối năm.

Trong quá trình thực hiện, nếu có các chính sách mới do các Bộ, ngành Trung ương ban hành có liên quan đến Đề án này, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

Nghị Quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông khóa I, kỳ họp chuyên đề  thông qua ngày 06 tháng 5 năm 2010.

 

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

K’ Beo

ĐỀ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2025

(Kèm theo Nghị quyết số 04/2010/NQ-HĐND ngày 06/5/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk  Nông)

________________________________

I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Sự cần thiết:

Đăk Nông là một tỉnh có vị thế quan trọng của vùng Tây Nguyên về các mặt kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Việc phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Đăk Nông là tất yếu, nhằm mục tiêu phát triển đô thị và khu dân cư bền vững, đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa, đảm bảo an ninh quốc phòng, chất lượng môi trường sống và tạo điều kiện phát triển các đô thị thực sự trở thành các hạt nhân trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Để cụ thể Quyết định số 161/2006/QĐ-TTg ngày 10/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020, tỉnh cần có quy hoạch xây dựng vùng tỉnh. Hiện tại, hầu hết trung tâm cụm xã không có quy hoạch xây dựng khu dân cư, không đáp ứng nhu cầu phát triển về dân số, đất đai; những năm qua đã tạo ra những vấn đề khá bức xúc nhiều mặt, dẫn đến sự phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn thiếu tính bền vững, có thể dẫn đến suy giảm phát triển kinh tế xã hội, chất lượng môi trường sống con người.

Đồng thời làm cơ sở trong việc quản lý nhà nước về đô thị theo Luật Đô thị, triển khai các chương trình, dự án thực hiện Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị, Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 785/QĐ-TTg ngày 08/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia đến năm 2020 và các chương trình mục tiêu khác của Chính phủ.

Do vậy, việc thông qua đề án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2025 là quan trọng và rất cần thiết.

2. Mục tiêu:

Định hướng phát triển các đô thị hạt nhân vùng tỉnh, các đô thị vùng liên huyện,  quy hoạch phân bố các điểm, khu, cụm tuyến dân cư nông thôn đến  địa bàn xã làm tiền đề cho các đô thị, điểm dân cư phát triển bền vững theo chương trình mục tiêu của Chính phủ.

3. Nhiệm vụ:

Định hướng và cụ thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Đăk Nông theo tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị và khu dân cư nông thôn.

Đến năm 2015 dân cư toàn tỉnh khoảng 654 ngàn người, tỷ lệ dân cư đô thị từ 32 - 33%; Đến năm 2020 dân cư toàn tỉnh khoảng 750 ngàn người, tỷ lệ dân cư đô thị khoảng 40%, có 61 xã, khoảng 598 điểm dân cư nông thôn.

Đến năm 2025 dân cư toàn tỉnh khoảng 878 ngàn người, tỷ lệ dân cư đô thị khoảng 45% - 50% (theo Quyết định số 445/TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam); khoảng 75 - 81 xã; khoảng 610 - 620 khu dân cư nông thôn.

II. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN

1. Đánh giá tiềm năng và động lực phát triển:

a) Tài nguyên đất (số liệu thống kê đất đai năm 2008):

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh: 651.534 ha.

Trong đó có:

- Đất sản xuất nông nghiệp:  573.175,9 ha.

- Đất phi nông nghiệp:            40.731,42 ha.

- Đất ở nông thôn:                    3.590,96 ha.

- Đất ở đô thị :                             510,3 ha.

(Nguồn kiểm kê đất đai tỉnh tháng 6/2009)

b) Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt gồm 3 hệ thống sông chính: Sông Đồng Nai, sông Sêrêpôk (các nhánh Krông Nô, Krông Pắk, Krông Ana) và các sông nhỏ khác phân bố rộng khắp, cùng với hệ thống hồ đập tạo ra nguồn nước tương đối dồi dào, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn toàn tỉnh.

- Nguồn nước ngầm phân bố ở hầu khắp các Cao nguyên Bazan và các địa bàn trong tỉnh, trữ lượng lớn ở độ sâu 40 - 90m. Đây là nguồn cấp nước bổ sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, được sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, làm kinh tế vườn, kinh tế trang trại.

c) Tài nguyên khoáng sản (số liệu theo thống kê Đăk Nông 5 năm xây dựng và phát triển):

- Bôxit: Trữ lượng thăm dò khoảng 3,4 tỉ tấn, hàm lượng Al2O3  khoảng 40,55% - 55%.

- Khoáng sản quí hiếm: Vàng, đá quý, ngọc bích, saphia trắng. Ngoài ra còn có volfram, thiếc, antimony.

- Nguồn nước khoáng ở huyện Đăk Mil có khả năng khai thác 570 m3/ngày đêm; khí CO2 đồng hành khoảng 10 tấn/ngày đêm, hiện đang được khai thác.

d) Nguồn nhân lực:

Số người trong độ tuổi lao động năm 2008 toàn tỉnh có 276,923 nghìn người, chiếm 57,34% dân số. Lao động tham gia làm việc trong các ngành kinh tế có 210,557 nghìn người, trong đó chủ yếu tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 79,38%, lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 3,18%; lao động khu vực dịch vụ chiếm 17,44%. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng hạn chế chưa qua đào tạo, nhất là tay nghề kỹ thuật cao.

2. Cơ sở kinh tế, kỹ thuật:

a) Công nghiệp:

- Khu công nghiệp Tâm Thắng - huyện Cư Jút: diện tích 181 ha; cụm công nghiệp thị xã diện tích 20 ha; cụm công nghiệp Krông Nô - huyện Krông Nô: diện tích 30 ha; cụm công nghiệp Đăk Song - huyện Đăk Song: diện tích 30 ha; cụm công nghiệp Quảng Tâm - huyện Tuy Đức diện tích 30 ha; cụm công nghiệp Đăk Ru - huyện Đăk R’lấp: diện tích 30 ha; cụm công nghiệp - TTCN Gia Nghĩa - thị xã Gia Nghĩa: diện tích 20 ha; cụm công nghiệp - TTCN Thuận An - huyện Đăk Mil: diện tích 52,22 ha; cụm công nghiệp - TTCN Nhân Cơ - huyện Đăk R’lấp: diện tích 95 ha; cụm công nghiệp - TTCN Đăk Ha -  huyện Đăk Glong: diện tích 37,4145 ha; xây dựng nhà máy tuyển quặng, khai thác quặng để tăng trưởng kinh tế, tạo ra đột phá về nhân lực, tăng trưởng công nghiệp.

b) Thương mại, dịch vụ - du lịch:

- Các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh: Tuyến du lịch vành đai xanh Tây Nguyên; tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Phước - Đăk Nông; Đăk Lắk (Lâm Đồng) - Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận - Đồng Nai - TP.Hồ Chí Minh hoặc ngược lại. Du lịch quốc gia thông qua đường Hồ Chí Minh; tuyến Nha Trang - Đăk Lắk - Đăk Nông - TP. Hồ Chí Minh; tuyến Đăk Lắk - Đăk Nông - cửa khẩu Campuchia (đường bộ, đường hàng không).

Tóm lại: Thương mại, dịch vụ, du lịch có nhiều tiềm năng nhưng còn hạn chế trong việc tổ chức đầu tư, khai thác.

c) Các đầu mối hạ tầng kỹ thuật:

* Giao thông:

-  Qua địa bàn tỉnh có các tuyến quốc lộ quan trọng: Quốc lộ 14 dài 154 km; Quốc lộ 28 dài 58 km, tiêu chuẩn cấp IV, mặt đường láng nhựa; Quốc lộ 14C dài 98 km, tiêu chuẩn cấp IV, V, mặt đường nhựa; Sân bay Nhân Cơ.

* Điện:

-  Nguồn điện lưới quốc gia: Có đường dây 500KV, 110KV qua tỉnh.

-  Trạm Gia Nghĩa 110/35/22KV-1x16MVA nhận điện từ nhà máy điện Thác Mơ.

- Trạm Cư Jút 110/35/22KV-1x25MVA nhận điện từ trạm 220KV Krông Búk.

-  Thủy điện vừa và nhỏ đang khai thác và đầu tư.

d) Dân số và lao động:

TT

Danh mục

Đơn vị

Hiện trạng

Dự báo

2008

2015

2020

2025

A

Dân số

1000 ng

489

654

779

878

e) Nhu cầu sử dụng đất:

Bảng dự kiến cơ cấu sử dụng đất toàn tỉnh

TT

Loại đất

Đơn vị

Hiện trạng 2008 (ha)

Quy hoạch 2010 (ha)

Quy hoạch 2020 (ha)

 

Tổng

 

651.534,0

651.534,0

651.534,0

1

Đất nông nghiệp

ha

594.741,27

571.284,26

562.525,39

 

Tỷ lệ

%

91,3

87,7

86,35

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

 

228.544,00

214.031,9

206.000,00

1.1.1

Đất cây hàng năm

ha

90.327,64

82.537,5

71.500,00

1.1.1.1

Đất trồng lúa

 

9.800,32

9.150,8

9.150,81

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm còn lại

 

80.527,32

73.386,7

62.349,19

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

ha

133.163,80

131.494,4

135.000,00

1.2

Đất lâm nghiệp

ha

362,644,00

355.485,66

353.917,81

1.2.1

Đất rừng sản xuất

ha

249.903,59

234.852,62

233.284,77

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

ha

92.425,61

92.415,61

92.415,61

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

ha

28.217,43

28.217,43

28.217,43

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

ha

670,12

1.518,32

2.500,00

1.4

Đất nông nghiệp khác

ha

33,08

248,42

107,58

2

Đất chuyên dụng

ha

12.152

23.565,11

29.809,00

3

Đất tôn giáo tín ng­ưỡng

ha

21,39

21,39

30,00

4

Đất nghĩa trang nghĩa địa

ha

475,59

664,21

664,21

5

Đất  mặt nư­ớc chuyên dùng

ha

12.836,55

35.017,44

40.017,00

6

Đất phi nông nghiệp khác

ha

19,89

3,89

3,89

7

Đất ở

ha

3.549,38

4.735,03

6.000,00

 

Tỷ lệ

%

0,5449

0,73

0,92

7.1

Đất ở đô thị

ha

304,85

687,18

1.200,00

7.2

Đất ở nông thôn

ha

3.244,53

4.047,85

4.800,00

8

Đất ch­ưa sử dụng

ha

27.548,55

16.053,60

12.325,65

 

Tỷ lệ

%

4,23

2,46

1,89

8.1

Đất bằng chư­a SD

ha

672,27

272,73

72,00

8.2

Đất đồi núi chư­a SD

ha

26.770,17

15.675,22

12.148,00

8.3

Đất núi đá không có rừng cây

ha

105,65

105,65

105,65

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất toàn tỉnh

f) Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu:

TT

Loại đất

Đơn vị

Hiện trạng 2009

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2025

A

Đất XD đô thị

 

 

 

 

1

Qui mô dân số

1000 ng­ười

489

654

878

2

Tỷ lệ đô thị hóa

%

15,2

40

43

3

Đất xây dựng đô thị

ha

 

4.641

6.950

4

Chỉ tiêu đất đô thị

m2/ngư­ời

 

200

182

5

Số l­ượng đô thị

 

 

 

 

 

- Đô thị cấp vùng

đô thị

1

1

1

 

- Đô thị cấp tỉnh

đô thị

1

3

3

 

- Đô thị cấp huyện

đô thị

5

8

10

 

- Đô thị cấp cơ sở

đô thị

 

2

2

 

- Đô thị mới

đô thị

 

6

8

6

Chỉ tiêu đất nhà ở trung bình

m2/ngư­ời

 

58-60

50-55

7

Chỉ tiêu cấp n­ước

 

 

 

 

 

- Đô thị loại III, IV

lít/người/ngày đêm

 

120

150

 

- Đô thị loại V

lít/người/ngày đêm

 

100

120

8

Chỉ tiêu cấp điện

KW/người

 

120

250

9

Tỷ lệ thoát nư­ớc

%

 

 90

100 

10

Chỉ tiêu cây xanh đô thị

m2/ngư­ời

 

12,0

15,0

11

Chỉ tiêu đất giao thông

 

 

 

 

 

- Đô thị loại III, IV

m2/ng­ười

 

19

35

 

- Đô thị loại V

m2/ngư­ời

 

12,0

15

B

Đất XD điểm DCNT

 

 

 

 

1

Đất ở nông thôn

m2/người

 

80

90

2

Đất XD các công trình dịch vụ

m2/ngư­ời

 

8 - 10

8 - 10

3

Đất cho giao thông và hạ tầng

m2/ngư­ời

 

6 - 10

6 - 10

4

Đất cây xanh công cộng

m2/ngư­ời

 

2 - 3

2 - 3

* Tổng quát hiện trạng đô thị, khu dân cư:

Theo thống kê tháng 4/2009, dân số trung bình toàn tỉnh: 489.442 người; trong đó, dân đô thị: 72.497 người chiếm tỷ lệ 14,8% (trừ Quảng Khê và Đăk Buk So); dân cư nông thôn: 416.963 người chiếm tỷ lệ 85,2%. Toàn tỉnh có: 01 thị xã; 07 huyện; 71 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (trong đó có 05 phường, 05 thị trấn và 61 xã, 598 điểm dân cư nông thôn. Các đô thị là đô thị trẻ, điểm dân cư nông thôn tương đối ổn định nhưng phân bố không đều, còn yếu kém về hạ tầng, thiếu tính bền vững, đang được đầu tư mạnh bằng nhiều chương trình mục tiêu của Chính phủ.

* Đánh giá chung về hiện trạng đô thị, điểm dân cư nông thôn:

Hầu hết toàn tỉnh chưa có xã nào có quy hoạch xây dựng; hệ thống dân cư nông thôn tỉnh phân bố không đều, đặc biệt có các điểm dân cư mang bản sắc riêng; các bản làng dân tộc, thường được phân bố ở đồi cao hoặc các khu vực hẻo lánh, gần nơi nguồn nước và nơi có khả năng canh tác, các bản làng này mang tính đặc thù theo từng dân tộc.

Do điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông cấp cơ sở còn quá kém, các điểm dân cư thuộc loại này phát triển kéo quá dài theo các trục giao thông và về cả 2 phía, gây ảnh hưởng lớn đến giao thông trên tuyến. Các điểm dân cư nông thôn tại các huyện vùng sâu, điều kiện cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật rất nghèo nàn. Tình trạng du canh, du cư và hiện tượng phá rừng làm rẫy vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH:

* Khái niệm về đô thị hóa: Mức độ đô thị hóa được tính bằng tỷ lệ phần trăm số dân đô thị so với tổng số dân trên phạm vi trong vùng. Đồng thời, còn được tính bằng mức độ nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn tương đồng với dân cư đô thị về chất lượng môi trường sống, chất lượng dịch vụ.

1. Định hướng phát triển đô thị đến năm 2025.

- Dự kiến từ năm 2015 đến năm 2020: Có 13 đô thị gồm: thị xã Gia Nghĩa, thị xã Đức Lập, thị xã Ea T’Linh, thị xã Kiến Đức; các thị trấn: Đăk Mil mới, Đăk Mâm, Quảng Khê, Đăk Buk So, Quảng phú (Đức xuyên), Đức An, Đạo Nghĩa, Nam Dong, Nhân Cơ.

- Dự kiến từ năm 2020 đến năm 2025: Có 15 đô thị, bao gồm: 04 đô thị hạt nhân lớn của tỉnh là thành phố Gia Nghĩa, đô thị loại III là đô thị trung tâm cấp tỉnh); thị xã Đức Lập là đô thị hạt nhân cấp khu vực phía Bắc của tỉnh, thị xã Kiến Đức là đô thị hạt nhân khu vực phía Nam của tỉnh, thị xã Ea T’Linh là thị xã hạt nhân phía Đông chuyên ngành công nghiệp, dịch vụ. Có 11 thị trấn thuộc huyện bao gồm: (thị trấn của huyện Đăk Mil tạm gọi Đăk Goun sau khi Thị trấn hiện nay lên thị xã), Đạo Nghĩa, Quảng Khê, Tuy Đức, Quảng Phú (vùng Đức Xuyên), Nhân Cơ, Nam Dong, Đăk Mâm, Đức An, Đăk Ru, Đăk Hòa: Trong đó có 02 thị trấn chuyên ngành công nghiệp là thị trấn Nhân Cơ và Đăk Ru.

1.1. Định hướng phát triển trục không gian đô thị

* Trục hành lang đô thị kinh tế- đô thị chủ đạo:

Dựa trên hành lang QL 14 bao gồm: thị xã Kiến Đức, thành phố Gia Nghĩa, thị trấn Đăk Song, thị xã Đức Lập, thị trấn Ea T’Linh (H.Cư Jút) đây là trục quan trọng nhất nối giữa trung tâm vùng với các tiểu vùng và vùng Tây Nguyên - gắn kết với vùng phát triển động lực Bắc Nam.

* Trục hành lang đô thị Biên giới:

Dựa trên hành lang QL 14C, TL 687 bao gồm: Khu kinh tế cửa khẩu Bu P’răng, khu kinh tế cửa khẩu Đăk Per (là cửa khẩu trao đổi hàng hóa, tiêu dùng, thương mại), gồm: thị trấn Tuy Đức, thị xã Đức Lập.

* Trục hành lang đô thị Đông Bắc - Tây Nam:

Bao gồm: thị xã Đức Lập, thị trấn Đăk Song, thành phố Gia Nghĩa, thị trấn Quảng Khê là hành lang công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp.

* Trục hành lang đô thị Đông Tây: gồm các đô thị dọc Tỉnh lộ 684 (tỉnh lộ 4).

Tổ chức không gian đô thị theo vùng và tiểu vùng kinh tế.

Tổ chức không gian quy hoạch theo trục động lực phát triển kinh tế.

Phát triển đô thị điểm dân cư nông thôn trên cơ sở phân bố hệ thống đô thị trung tâm nhiều cấp, nhiều mô hình phù hợp với đặc thù của tỉnh đó là cụm dân cư tập trung (thị tứ) có quy mô dân số cụ thể cho từng loại hình, chuyên ngành, đa ngành.

Tổ chức không gian quy hoạch gắn liền với xây dựng an ninh quốc phòng, bảo vệ vành đai biên giới tăng cường hợp tác hữu nghị.

Gắn việc hình thành phát triển đô thị với các tỉnh lân cận, với vùng Cao Nguyên, với thành phố Hồ Chí Minh và với cả nước.

1.2. Định hướng phát triển vùng đô thị

+ Tiểu vùng phía Bắc:

Bao gồm thị xã Đức Lập, huyện Đăk Mil, Cư Jút và K’rông Nô và Đức Xuyên (huyện mới). Diện tích tự nhiên 2.220 km2, dân số năm 2003 có 212.122 người. Đây là vùng có tiềm năng trồng lúa nước, phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn và dài ngày; khu công nghiệp Tâm Thắng là địa bàn tập trung thu hút đầu tư phát triển mạnh công nghiệp; có các công trình thủy điện Đức Xuyên, vùng lòng hồ thuỷ điện Buôn Kốp; có khu kinh tế cửa khẩu Đắk Per, có nhiều điểm du lịch hấp dẫn thuận lợi cho việc mở rộng thương mại và phát triển du lịch, dịch vụ.

Lấy thị xã Đức Lập làm trung tâm tiểu vùng; các đô thị khác như thị trấn Đăk Mil (mới), thị trấn Đăk Mâm, Quảng Phú (mới) sẽ là các hạt nhân kinh tế thúc đẩy khu vực nông thôn phát triển. Giai đoạn tới cần mở rộng và chỉnh trang các đô thị đã có và hình thành một số thị trấn, điểm đô thị mới trong vùng.

+ Tiểu vùng giữa:

Bao gồm thị xã Gia Nghĩa và huyện Đăk Glong và huyện Đăk Song; diện tích tự nhiên 2.537 km2, dân số năm 2003 có 93.688 người. Đây là tiểu vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp, là các địa bàn có khả năng thu hút nhiều dự án phát triển công nghiệp từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là từ thành phố Hồ Chí Minh; có nhiều tiềm năng thủy điện, khai thác bôxít, khoáng sản quí hiếm, thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp - TTCN Đăk Ha; có tiềm năng đất đai trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu, chăn nuôi đại gia súc và trồng rừng nguyên liệu.

Trung tâm tiểu vùng giữa là thị xã Gia Nghĩa - tỉnh lỵ của tỉnh được mở rộng theo hướng Tây - Nam (một phần xã Nhân Cơ - huyện Đăk R’Lấp, nâng cấp thành thành phố sau năm 2015) là động lực kinh tế thu hút và lôi cuốn các vùng lân cận cũng như toàn tỉnh phát triển; Quảng Khê (mới) là các đô thị hạt nhân với chức năng kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ thúc đẩy các khu vực nông thôn phát triển.

+ Tiểu vùng phía Tây:

Bao gồm thị xã Kiến Đức và các huyện Đăk R’Lấp và Tuy Đức. Hiện nay với diện tích tự nhiên 1.758 km2, dân số năm 2003 có 82.079 người, đây là địa bàn có mật độ dân cư thưa thớt, kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp, công nghiệp còn hạn chế, thương mại, dịch vụ chưa phát triển.

Đây là vùng cửa ngõ phía Tây của tỉnh gần các tỉnh miền Đông Nam Bộ và cách không xa tỉnh Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh là các địa bàn có công nghiệp phát triển mạnh, nhiều tiềm năng có thể kêu gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư vào vùng; có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua; có sân bay Nhân Cơ có thể khôi phục và mở rộng thành sân bay dân dụng; có tiềm năng về thủy điện; có cửa khẩu quốc gia Bu Prăng nằm trên tuyến đường nối tỉnh Đăk Nông với các tỉnh Mondolkiri và Rattanakiri của Cămpuchia. Trong vùng còn nhiều tiềm năng đất, rừng chưa khai thác, đất đai khí hậu rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu, đồng cỏ phát triển chăn nuôi đại gia súc với qui mô tập trung, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Đó là các điều kiện thuận lợi cho phép tiểu vùng phía Tây có thể phát triển thành vùng kinh tế năng động trong tương lai.

Thị xã Kiến Đức là trung tâm của tiểu vùng. Nâng cấp và xây dựng một số thị trấn mới như thị trấn Nhân Cơ, Đạo Nghĩa (huyện lỵ mới) và một số trung tâm kinh tế - kỹ thuật liên xã, tạo những hạt nhân kinh tế thúc đẩy các khu vực nông thôn phát triển.

2. Định hướng quy hoạch phát triển khu dân cư nông thôn:

2.1. Quan điểm phát triển:

Đô thị hóa nông thôn theo phương châm “Đưa hạ tầng, dịch vụ về nông thôn để nâng cao đời sống dân cư vùng nông thôn tương đương với đời sống dân cư vùng đô thị, hạn chế ly hương”. Từng bước thực hiện xã hội hóa công tác quy hoạch xây dựng và khu dân cư nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và phát triển bền vững phù hợp với phát triển ngành nông, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, chế biến, hình thành các làng nghề.

Quy hoạch kết hợp đầu tư kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội phù hợp với tập quán, văn hóa đồng bào dân tộc bản địa; khai thác, tận dụng tối đa địa hình và ưu đãi thiên nhiên.

2.2. Mục tiêu:  

-  Đến năm 2015 hoàn thành quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn theo tiêu chí mới, chuẩn bị tương đối cơ sở để phát triển hoàn chỉnh khu dân cư hiện có gồm 596 điểm dân cư thuộc 61 xã hiện có.

-  Đến năm 2025 phát triển tương đối đồng bộ khu dân cư đạt các tiêu chí khu dân cư nông thôn cho khoảng 78 xã, 610-620 khu dân cư nông thôn.

2.3. Tiêu chí đối với khu dân cư tập trung:

a) Thị tứ: (5 mô hình)

+ Thị tứ công nghiệp: Hình thành điểm dân cư nông thôn có quy mô từ 500 - 1500 người chủ yếu là công nhân, người làm dịch vụ và bán nông nghiệp, diện tích lô đất cho hộ dân cư 200 - 300m2.

+ Thị tứ nông trường khu kinh tế nông lâm, diện tích lô đất cho các hộ dân cư từ 500 - 1000m2.

+ Thị tứ cửa khẩu (cửa khẩu Đăk Per, BuPrăng): có quy mô dân số 2000 người, diện tích cho mỗi hộ từ 150 - 300m2.

+ Thị tứ dịch vụ: Có hộ dân cư phi nông nghiệp và bán nông nghiệp, có địa điểm tại các nút giao thông dọc các trục quốc lộ, tỉnh lộ. Các hộ dân cư được xây dựng theo kiểu đường phố.

+ Thị tứ du lịch (Nam Nung, Tà Đùng…): gồm các công trình do các nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh phục vụ dịch vụ du lịch, các hộ dân cư là những người làm du lịch tập trung xung quanh khu trung tâm.

b) Trung tâm cụm xã (2 mô hình chính): là trung tâm kinh tế kỹ thuật, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, thương mại của một xã lớn hoặc 2 đến 3 xã, có vị trí thuận lợi trong việc giao lưu thực hiện chức năng thuận lợi với các xã.

+ Trung tâm cụm xã vùng cây công nghiệp, lâm nghiệp, là trung tâm các xã trong vùng trồng cây công nghiệp.

+ Trung tâm vùng canh tác hỗn hợp, dịch vụ.

c) Trung tâm xã (3 mô hình): có thể bố trí từ 7- 10 điểm dân cư là một thôn, một bản, một buôn.

+ Trung tâm xã vùng cây công nghiệp, lâm nghiệp.

+ Trung tâm xã vùng canh tác hỗn hợp.

- Nông trường, lâm trường bộ.

d) Điểm dân cư (7 mô hình):

+ Điểm dân cư với mô hình gắn với sản xuất (sản xuất trồng và bảo vệ rừng, trồng cây công nghiệp, cây nông nghiệp), các hộ dân cư là nông dân sản xuất có quy mô đất ở từ 300 - 500m2, nếu dân cư làm kinh tế trang trại, mỗi trang trại có quy mô từ 2 - 3ha.

+ Điểm dân cư thuần túy: Là điểm dân cư bản làng, buôn, bon thuần túy, hộ dân cư có quy mô đất ở khoảng 300 - 500m2.

+ Điểm dân cư các dân tộc (cấu trúc theo kiểu Bon, Buôn, Làng), có quy mô từ 50 - 100 hộ được gắn với lòng suối, sông, các khu vực có nước, triền núi thấp.

+ Điểm dân cư gắn với biên giới (kết hợp các lực lượng quân đội, đồn biên phòng, dân cư cửa khẩu, chợ vùng biên), tạo thành điểm dân cư tập trung quy mô 500 - 1500 người (110 - 120 hộ), kết hợp phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng. Các điểm dân cư khác ngoài của khẩu có phạm vi an ninh biên giới khoảng 15 km.

+ Điểm dân cư dịch vụ.

+ Điểm dân cư gắn với trục giao thông, quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ (các điểm dân cư gắn với tỉnh lộ, quốc lộ bố trí về một phía hoặc là có đường gom).

- Điểm dân cư tái định cư:

+ Điểm tái định cư lòng hồ: Hộ dân cư gắn với sản xuất, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp có quy mô vừa phải kết hợp với kinh doanh dịch vụ, làm du lịch.

+ Điểm tái định cư công nghiệp, khai khoáng: Bố trí ở các trục giao thông, chuyển dịch cơ cấu trong kinh doanh dịch vụ, thương mại, công nhân công nghiệp hình thành theo mô hình của thị tứ công nghiệp (ví dụ được xác định trong khu công nghiệp Nhân Cơ).

+ Điểm tái định cư thủy điện: Xác định điểm dân cư trên cấp ngập lụt, chuyển dịch cơ cấu, bố trí đất canh tác bán nông nghiệp dịch vụ, xác định điểm dân cư có quy mô từ 30 - 200 hộ.

+ Các điểm tái định cư giải phóng để làm đường giao thông: Bố trí tại chỗ, ven trục các đường giao thông đảm bảo cách ly cho phép theo quy chuẩn, tạo các điểm bố trí về một phía hoặc tạo đường gom để đảm bảo an toàn giao thông.

+ Các điểm dân cư tái định cư: Được bố trí theo hướng có quy mô từ 100 hộ trở lên để có thể trở thành thị tứ làm động lực để phát triển đô thị.

+ Các điểm dân cư nhỏ lẻ: Có thể bố trí theo hướng thu gom vào các khu trung tâm hoặc bổ sung cho có quy mô tương đối lớn, tiết kiệm hạ tầng kỹ thuật.

e) Bố trí, sắp xếp lại dân cư:

- Mạng lưới điểm dân cư nông thôn cần được bố trí hợp lý trên cơ sở kết hợp giữa sản xuất và an ninh quốc phòng, dựa trên các điều kiện về giao thông, địa bàn sản xuất, nguồn nước, đặc biệt chú trọng mạng lưới buôn làng của đồng bào dân tộc. Các điểm dân cư mới hình thành được bố trí theo quy hoạch gần các trục giao thông (quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường liên xã, liên thôn...) gắn với các dự án, các công trình kinh tế công nghiệp, thủy điện.... Bên cạnh việc huy động sức dân, nhà nước cần hỗ trợ thêm kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng ở nơi định cư mới.

- Ở những nơi đã hình thành cụm dân cư, các thôn, làng đã định canh, định cư thì tiếp tục hỗ trợ đồng bào để định canh, định cư vững chắc, ổn định lâu dài. Những nơi đồng bào dân tộc còn sống rải rác, các làng ở trong rừng sâu, xa đường giao thông cách trở, còn du canh, du cư thì vận động đồng bào di chuyển đến các khu quy hoạch, thuận lợi về giao thông.

f) Một số tiêu chí thực hiện theo mô hình nông thôn mới:

Theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng cụ thể trên địa bàn tỉnh (theo bảng phụ lục đính kèm).

- Đề xuất vận dụng những chỉ tiêu cụ thể tối thiểu về quy hoạch khu dân cư nông thôn: Đạt chỉ tiêu về diện tích sử dụng đất: đất cây xanh > 3m2, công sở cấp xã > 400m2,,  nhà trẻ, trường mầm non > 12m2/trẻ, trường tiểu học > 10m2/hs, trường THCS > 10m2/hs, trung tâm y tế xã > 500m2, nhà văn hóa thôn buôn > 500m2, trung tâm thể thao văn hóa xã đạt > 2-3 m2/người, chợ 18m2/1điểm kinh doanh, đất nghĩa trang 0,5ha, bãi chôn lấp chất thải rắn > 15 hộ/bãi chôn lấp, khoảng cách ly vệ sinh > 3000 m, đất ở 100 - 150m2/người, khuôn viên 250 - 400m2/hộ.

2.4. Các vùng cấm, hạn chế và phát triển xây dựng:

a) Các vùng cấm xây dựng:

- Đất an ninh quốc phòng (trừ xây dựng cho mục đích an ninh quốc phòng).

- Đất các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ.

- Hành lang bảo vệ các tuyến điện cao thế, khu vực bảo vệ nguồn nước.

- Vùng khai thác khoáng sản (theo quy hoạch khai thác khoáng sản, chú ý việc khai thác bô xít ).

b) Các vùng hạn chế phát triển: Các vùng đất có khoáng sản; các vùng đất ngập úng, nền đất yếu; các vùng đất có độ dốc > 30­­o; các vùng đất không có đủ nguồn nước khai thác tập trung; các vùng đất trồng lúa năng suất cao; các vùng rừng sản xuất; các vùng có cảnh quan thiên nhiên cần bảo vệ; vùng đã khai thác khoáng sản hoàn thổ nhưng chưa ổn định khả năng chịu tải của nền đất.

c) Các vùng phát triển: Các vùng có tiềm năng thuận lợi cho sản xuất, điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi và đất có độ dốc < 300, đặc biệt là vùng đất nằm gần các trục giao thông chính như quốc lộ 14, 28, đường Hồ Chí Minh phải có giải pháp cách ly, đường tránh, đường gom.

3. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật:

3.1. Giao thông:

a) Giao thông đối ngoại: Hệ thống giao thông đối ngoại trên địa bàn tỉnh Đắk Nông gồm cả mạng lưới đường bộ, bến bãi đỗ xe tĩnh, đường sắt và đường hàng không.

b) Giao thông đô thị:

- Đô thị lớn: Thành phố Gia Nghĩa dự kiến quy mô các tuyến như sau: đường trục chính đô thị rộng từ (28 - 45m); đường liên khu vực rộng (28 - 40m); đường khu vực rộng (22 - 28m); tỷ lệ đất giao thông chính trong đô thị: 22% - 28%.

- Các thị xã, thị trấn: đường trục chính rộng từ (28 - 32m); đường liên khu vực rộng từ (18 - 25m); đường khu vực rộng (18 - 25m); tỷ lệ đất giao thông chính trong đô thị: 16% - 18%.

c) Giao thông nông thôn:

- Đường huyện: Đến năm 2020, phấn đấu trải nhựa chiếm 60%, trong đó các tuyến đường huyện đã có phấn đấu trải nhựa từ 50 - 80%, còn lại rải cấp phối.

- Đường xã, thôn, buôn, bon: Đảm bảo đạt 60% đường được trải nhựa;100 % các bon, buôn có từ 1 - 2 km đường nhựa.

3.2. Chuẩn bị kỹ thuật:

a) Về san nền: Chọn giải pháp san lấp cục bộ, cân bằng đào đắp tại chỗ, trừ các công trình đặc thù cần mặt bằng lớn.

b) Về thoát nước mưa:

Áp dụng hệ thống thoát nước mặt, hoạt động theo chế độ tự chảy dựa theo độ dốc nền tự nhiên. Giai đoạn đầu sử dụng hệ thống cống chung cho nước mưa và nước thải sinh hoạt. Giai đoạn sau tùy thuộc vào tính chất và sự phát triển có thể tách riêng hoặc vẫn dùng chung.

3.3. Cấp nước:

- Đến năm 2015: thị xã Gia Nghĩa: 120 lít/người/ngày đêm; các thị xã, thị trấn: 100 lít/người/ngày đêm; các khu, cụm công nghiệp: 40 lít/người/ngày đêm; các xã, điểm dân cư nông thôn: 80 lít/người/ngày đêm.

- Đến năm 2025: thành phố Gia Nghĩa: 50 lít/người/ngày đêm; các thị xã, thị trấn: 120 lít/người/ngày đêm; các khu, cụm công nghiệp: 45 lít/người/ngày đêm; các xã, điểm dân cư nông thôn: 100 lít/người/ngày đêm. Nguồn nước gồm: nước mặt, nước ngầm hoặc kết hợp.

3.4. Cấp điện:

* Giai đoạn năm 2015

  •  Vùng phụ tải I:

+ Mở rộng nâng cấp trạm 110kV Cư Jút lên 2x25MVA để cấp điện cho KCN Tâm Thắng và phụ cận; xây thêm trạm 110KV Đăk Mil có công suất 1x25MVA; xây dựng mới trạm 110/22kV-2x25MVA Krông Nô trên địa bàn xã Đức Xuyên để gom điện nhà máy thủy điện Đức Xuyên và cấp điện cho phụ tải khu vực. 

  •  Vùng phụ tải II:

+ Cần mở rộng nâng cấp trạm 110kV lên 2x16MVA; xây trạm 110KV Đăk Song có công suất 2x16MVA để gom các cụm thủy điện vừa và nhỏ; xây dựng trạm 110/22 kV-1x25MV (trạm 110kV Quảng Sơn) phục vụ khai thác và luyện bô-xít vùng Đăk Ha.

  •  Vùng phụ tải III:

Để đáp ứng nhu cầu phụ tải vùng cũng như để gom các cụm thủy điện, xây trạm 110KV Đăk R’Lấp - 2x25MVA, trạm 110/22KV Đăk R’Lấp 2 - 2x16MVA. 

* Giai đoạn năm 2025

- Vùng phụ tải I: Nâng cấp trạm 110kV Cư Jút lên công suất (2x40MVA); mở rộng trạm 110kV Đăk Mil lên 2 máy biến áp (2x25)MVA để gom các cụm thủy điện về lưới 110kV và cấp điện cho phụ tải khu vực. 

- Vùng phụ tải II: Xây dựng mới trạm 110kV-(2x25)MVA cho riêng khu công nghiệp giấy.

- Vùng phụ tải III:

+ Xây mới trạm 110/22kV-2x25MVA cho riêng khu công nghiệp Nhân Cơ để đáp ứng nhu cầu phát triển của khu công nghiệp.

+ Xây dựng mới trạm 110kV-(25+40)MVA cho riêng khu công nghiệp - TTCN Quảng Tín diện tích 300ha.

IV. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG:

a) Các giải pháp công nghệ, kỹ thuật bảo vệ môi trường

Giải pháp bảo vệ môi trường đất. Giải pháp bảo vệ môi trường không khí, tiếng ồn.

Giải pháp bảo vệ môi trường nước. Giải pháp bảo vệ môi trường do chất thải rắn.

b) Các giải pháp quản lý môi trường và tài nguyên

- Bảo vệ môi trường đô thị.                                                                  

- Bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

- Bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, chú trọng giải pháp và lựa chọn công nghệ tối ưu để xử lý bùn đỏ trong khai thác bauxit nhôm.

c) Các phương án xử lý môi trường khi hình thành đô thị

- Thực hiện quy hoạch tổng thể về xử lý chất thải rắn và đánh giá tác động môi trường cho toàn tỉnh Đăk Nông.

- Quy hoạch đô thị gắn với việc xây dựng một đô thị bảo đảm tính bền vững và cảnh quan môi trường.

- Một số vấn đề cụ thể xử lý môi trường:

* Xử lý chất thải rắn

Do diện tích đất đai tỉnh Đăk Nông tương đối rộng rãi, sử dụng biện pháp xử lý chất thải rắn bằng bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các thành phố Gia Nghĩa, thị xã Đức Lập, thị xã Kiến Đức, thị trấn Ea T’ling xây dựng 1 bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh tập trung, đảm bảo khoảng cách ly trung tâm đô thị tối thiểu 3 - 7 km. Đối với các khu công nghiệp tập trung là công nghiệp sạch, có thể sử dụng chung bãi chôn lấp chất thải rắn này để tăng hiệu quả đầu tư tập trung.

Đối với các thị trấn Nam Dong, thị trấn Đăk Goun, thị trấn Đăk Song, thị trấn Quảng Khê, thị trấn Kiến Đức, thị trấn Nhân Cơ, thị trấn Tuy Đức, thị trấn Đắk Mâm, thị trấn Quảng Phú xây dựng bãi chôn lấp 0,5 - 1ha, có các thiết kế kỹ thuật cơ bản như lót đáy, chia ô, nước rỉ rác được chảy thoát ra các hồ sinh học để xử lý trước khi thoát xả ra ngoài.

Đối với các thị trấn liền kề có khoảng cách < 12km, sử dụng các bãi chôn lấp liên đô thị nhằm tập trung đầu tư hiệu quả.

* Xử lý nước thải

Thành phố Gia Nghĩa: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng, tiêu chuẩn: 50 đến 60m cống cho 1ha đất xây dựng hoặc 70% tổng chiều dài các tuyến đường giao thông, các chi tiết phụ trợ lấy theo tiêu chuẩn quy phạm.

Thị xã Đức Lập, thị xã Kiến Đức: Xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng, giai đoạn đầu nước thải sinh hoạt thoát chung với nước mưa; giai đoạn sau xây dựng hệ thống cống bao thu gom nước thải sinh hoạt và nước mưa đợt đầu đưa về trạm xử lý.

Các khu công nghiệp:

+ Các cụm công nghiệp có quy mô lớn, xây dựng hệ thống nước bẩn công nghiệp riêng, nước bẩn làm sạch tại trạm xử lý tập trung.

+ Các cụm công nghiệp có quy mô nhỏ, chủ yếu là công nghiệp sạch, xử lý cục bộ trong từng nhà máy, phân xưởng đến mức độ vệ sinh cho phép trước khi xả xuống sông, suối hoặc cống thoát nước mưa.

Có thể xử lý nước thải của các trạm nước thải theo phương pháp sau:

Xử lý nước thải theo phương pháp sinh học với công nghệ.

Với nước thải sinh hoạt mương oxi hóa được sử dụng để oxi hóa các hợp chất hữu cơ và khử nitrat thông qua việc kiểm soát lượng oxi tại các vị trí khác nhau, dọc theo chiều dài của mương. Nước thải sau khi được xử lý đạt các tiêu chuẩn môi trường theo TCVN được đưa ra hồ làm thoáng tự nhiên.

* Xử lý môi trường không khí và tiếng ồn

- Các nhà máy và cơ sở sản xuất công nghiệp trong các đô thị gây ô nhiễm bụi cao cần phải có các giải pháp kỹ thuât như: lắp đặt hệ thống thông gió tại các khu vực sản xuất, hạn chế ảnh hưởng độc hại của các chất ô nhiễm trong không khí tới sức khỏe người lao động. Đầu tư các trang thiết bị xử lý ô nhiễm ngay khi các cơ sở sản xuất đi vào hoạt động.

- Tại các khu tập trung dân cư nên bố trí trồng cây xanh bên đường tại các nút giao thông có mật độ phương tiện qua lại cao, trồng cây xanh quanh khu vực các cụm công nghiệp gây ô nhiễm bụi.

V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU ĐẾN NĂM 2015:

1. Chương trình nâng cấp đô thị - quy hoạch khu dân cư nông thôn.

- Tập trung nâng cấp đô thị Gia Nghĩa, Đức lập, Kiến Đức và Ea T’ling theo chương trình nâng cấp đô thị quốc gia (theo Quyết định số 785/QĐ-TTg ngày 08/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020).

- Chương trình quy hoạch xây dựng nông thôn mới: đến năm 2015, 100% khu dân cư nông thôn có quy hoạch xây dựng (theo Quyết định số 193/QĐ-TTg, ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới).

2. Các chương trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng.

a) Các chương trình, dự án xây dựng

- Xây dựng các khu hành chính của tỉnh, thị xã Gia Nghĩa và các huyện mới chia tách, thành lập mới;

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Tâm Thắng, Nhân Cơ, Đăk Ha, các cụm công nghiệp địa phương.

b) Các chương trình, dự án thủy lợi

Xây dựng hồ trung tâm đô thị Gia Nghĩa (thị xã Gia Nghĩa); xây dựng hồ thuỷ lợi Đăk Rồ (huyện Krông Nô); công trình thủy lợi Đăk Dier (huyện Cư Jút);

c) Các chương trình, dự án giao thông

- Nâng cấp quốc lộ 28 (giai đoạn II - đoạn qua tỉnh); đường Hồ Chí Minh (giai đoạn II - đoạn qua tỉnh); cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 4; đường nối quốc lộ 28 với tỉnh lộ 4; đường đến cửa khẩu Bu Prăng, Đăk Per, đường biên giới; giao thông nông thôn;

- Xây dựng tuyến đường sắt Đăk Nông - Chơn Thành - Dĩ An - Thị Vải; cải tạo nâng cấp tuyến đường Tỉnh lộ 1 (ĐT 681).

VI. DỰ TRÙ KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH:

- Chi phí lập quy hoạch xây dựng đô thị - khu dân cư nông thôn.

- Quy hoạch đô thị Gia nghĩa: 46 tỷ (Trung ương hỗ trợ).

- Quy hoạch mới và điều chỉnh các trung tâm huyện: 28 tỷ (Trung ương hỗ trợ theo chương trình nâng cấp đô thị quốc gia và ngân sách tỉnh).

- Quy hoạch khu dân cư nông thôn.

+ Giai đoạn 2009 - 2012: 17,6 tỷ.

+ Giai đoạn  2012 - 2015: 43,4 tỷ.

* Tổng cộng 02 giai đoạn: 61 tỷ (Trung ương hỗ trợ theo chương trình quy hoạch xây dựng nông thôn mới).

Tổng cộng chi phí lập quy hoạch xây dựng: 135,5 tỷ đồng.

VII. DỰ TRÙ VỐN ĐẦU TƯ:

- Đầu tư vùng đô thị: Khoảng 13.553 tỷ đồng

+ Giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, khoảng 4.066 tỷ đồng, trong đó: vốn Trung ương khoảng 2.440 tỷ đồng; vốn địa phương khoảng 813 tỷ đồng; vốn khác 813 tỷ đồng.

+ Giai đoạn từ năm 2015 đến 2025, khoảng 9.487 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương 5.692 tỷ đồng, vốn địa phương khoảng 1.897 tỷ đồng, vốn khác khoảng 1.897 tỷ đồng.

- Đầu tư khu dân cư nông thôn: Khoảng 10.118 tỷ đồng.

+ Giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, khoảng 30.355 tỷ đồng, trong đó: vốn Trung ương khoảng 2.125 tỷ đồng; vốn địa phương khoảng 607 tỷ đồng; vốn khác 304 tỷ đồng.

+ Giai đoạn từ năm 2016 đến 2025, khoảng 7.083 tỷ đồng, trong đó: vốn Trung ương 4.958 tỷ đồng, vốn địa phương khoảng 2.125 tỷ đồng, vốn khác khoảng 708 tỷ đồng.

Ghi chú: Dự trù vốn đầu tư trên cơ sở đánh gia mức độ hoàn thiện các đô thị và khu dân cư, dự trù theo suất đầu tư và quy mô dân số. Dự trù trên bao gồm đầu tư toàn xã hội và các chương trình mục tiêu đang và sẽ triển khai liên quan đến phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn. Dự trù kinh phí trên sẽ được cụ thể khi các huyện, thị xã triển khai lập quy hoạch đô thị và khu dân cư vùng huyện.

VIII. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN:

1. Nhóm chính sách:

- Hoàn chỉnh các văn bản thuộc thẩm quyền về đất đai, nhà và đất, đô thị để quản lý sử dụng đất đô thị theo đúng qui hoạch và pháp luật; xây dựng chính sách về đất đai xây dựng nhà ở, quỹ phát triển nhà.

- Ban hành một số chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế như thuê đất, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng gắn với quy hoạch; ban hành chính sách ưu đãi như giảm hoặc miễn tiền thuê đất đai, thuế hoặc các lệ phí sản xuất, kinh doanh trong những năm hoạt động ban đầu đối với các doanh nghiệp và tư nhân đầu tư phát triển ngành mũi nhọn như công nghiệp chế biến nông, lâm sản, trồng các cây công nghiệp, chăn nuôi, mở rộng du lịch, thương mại, dịch vụ, đặc biệt khuyến khích các dự án đầu tư gắn với quy hoạch khu dân cư vào các xã nghèo, các vùng khó khăn.

- Sớm ban hành cụ thể các chính sách ưu đãi theo các chương trình của Chính phủ, các khung ưu đãi, cụ thể: chính sách huy động vốn trong nước và vốn đầu tư từ nước ngoài (hợp pháp), tích cực tạo vốn bằng dự án, chương trình để huy động vốn trái phiếu Chính phủ và cân đối bằng các biện pháp đầu tư thông qua các dự án phát triển đất đô thị; chính sách khuyến khích các thành kinh tế tham gia phát triển đô thị, quy hoạch xây dựng gắn liền với dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình dịch vụ, công cộng.

- Lập các chương trình thực hiện đưa các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sinh học, các giống cây trồng vật nuôi mới tới các hộ nông dân, đồng bào dân tộc để họ có thể tiếp nhận, thực nghiệm áp dụng sáng tạo các loại nhà ở điển hình để tiết kiệm đất ở, hạ giá thành nhà ở, đạt kiểu dáng kiến trúc.

2. Nhóm phát triển nguồn nhân lực.

- Thực hiện tốt chương trình phát triển giáo dục, chương trình đào tạo nghề; khuyến khích mở rộng quy mô các loại hình đào tạo, đặc biệt nâng cao dân trí vùng nông thôn, vùng sâu, xa.

- Trước mắt, có quy hoạch, kế hoạch đào tạo để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những người nắm trọng trách điều hành quản lý kinh tế, chính trị, xã hội có tầm nhìn về quản lý quy hoạch.

3. Về quy hoạch, quản lý quy hoạch.

- Phát huy tối đa quyền hạn của  HĐND và UBND các cấp, sử dụng 3 công cụ là quy hoạch, pháp luật, kế hoạch, quản lý và phát triển có trật tự, có trọng tâm, trọng điểm theo các chương trình dự án.

- Phân cấp để quản lý xã hội trong quá trình đô thị hóa: Hoàn chỉnh phân cấp, phân loại hệ thống đô thị của tỉnh, chính sách điều hòa sự tăng trưởng các đô thị nhỏ, phát triển các đô thị mới, thống nhất sự quản lý các khu đô thị tập trung trong tỉnh.

- Đổi mới việc lập và xét duyệt các quy hoạch đô thị theo khung pháp luật, thúc đẩy việc tham gia qui hoạch của cộng đồng.

- Rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn toàn tỉnh theo định kỳ.

4. Giải pháp tạo vốn (giải pháp chung).

- Chuẩn bị tốt các dự án, chương trình để tranh thủ vốn nhà nước sử dụng cho công tác lập quy hoạch chung, xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng, bảo vệ môi trường và các công trình không thu hồi vốn tại các chương trình ổn định dân di cư tự do các xã biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2015, Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày 10/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách thực hiện chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1178/QĐ-TTg ngày 10/8/2009 phê duyệt Quy hoạch bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2015. Quyết định số 785/QĐ-TTg ngày 08/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia đến năm 2020; Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ  tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các chính sách hỗ trợ khác của tỉnh, Trung ương theo các chương trình đang triển khai và sẽ triển khai.

- Nghiên cứu, hình thành các quỹ phát triển hạ tầng, quỹ phát triển nhà ở, quỹ phát triển đô thị.

-  Tranh thủ nguồn vốn tại các chương trình phát triển của Chính phủ có liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn, chương trình nâng cấp đô thị quốc gia và các chương trình khác.

5. Các giải pháp để phát triển đô thị (giải pháp cụ thể):

* Một số giải pháp thực hiện tiêu chí đối với thị xã Gia Nghĩa:

Có chương trình riêng theo Nghị Quyết số 15-NQ/TU ngày 24/10/2007 của Tỉnh ủy Đăk Nông về xây dựng, phát triển đô thị Gia Nghĩa giai đoạn 2008 - 2010 và đến 2020, Nghị Quyết số 18/2007/NQ-HĐND ngày 24/12/2007 của HĐND tỉnh Đăk Nông thông qua Đề án “Xây dựng và Phát triển đô thị Gia Nghĩa giai đoạn 2008 đến năm 2020” cần cụ thể kế hoạch cho từng giai đoạn, từng năm để triển khai thực hiện. Cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn đô thị để rà soát kế hoạch đầu tư xây dựng theo từng giai đoạn.

* Một số giải pháp thực hiện tiêu chí đối với đô thị loại IV:

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CN - TM - DV - DL theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội từng giai đoạn.

- Xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế:

- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách thu hút đầu tư vào các cơ sở công nghiệp (cụm công nghiệp Nhân Cơ, Đăk Ru thuộc địa bàn huyện Đăk R’Lấp; cụm công nghiệp Thuận An huyện Đăk Mil, cụm công nghiệp Tâm Thắng huyện Cư Jút), các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ, nhằm thay đổi đáng kể tỷ lệ phi nông nghiệp.

- Xây dựng các trung tâm: Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, hệ thống chợ, siêu thị, xây dựng trung tâm thương mại, xây dựng trung tâm văn hóa thể thao, xây dựng trung tâm giáo dục đào tạo, trung tâm y tế...

- Xây dựng các khu sinh thái cảnh quan, các điểm du lịch, nhà hàng khách sạn, đẩy mạnh nâng cao chất lượng ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, nhằm hoàn thiện chức năng đô thị.

- Thực hiện quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị, các khu dân cư nội và ngoại thị nhằm thực hiện tiêu chí mật độ xây dựng đô thị, thực hiện thí điểm việc thiết kế và quản lý các đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị nhằm tạo ra các tuyến phố, không gian đặc trưng đô thị.

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường đạt tiêu chuẩn theo loại đô thị.

- Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị.

- Lập chương trình phát triển đô thị theo định hướng quy hoạch hệ thống đô thị cho từng giai đoạn.

- Quy hoạch và lập đề án nâng cấp đô thị đối với thị trấn Kiến Đức, thị trấn Đức Lập, thị trấn Ea T’ling, từ đó làm cơ sở làm đề án đưa thị trấn Kiến Đức và thị trấn Đức Lập thành thị xã vào khoảng năm 2015.

* Một số giải pháp thực hiện tiêu chí đối với đô thị loại V:

Đối với các đô thị đã có:

- Quy hoạch cải tạo chỉnh trang đô thị.

- Xây dựng các cơ sở kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CN - TM - DV - DL.

- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách thu hút đầu tư vào các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, nhằm thay đổi đáng kể tỷ lệ phi nông nghiệp.

- Xây dựng các trung tâm: Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, hệ thống chợ, siêu thị, xây dựng trung tâm thương mại, xây dựng trung tâm văn hóa thể thao, xây dựng trung tâm giáo dục đào tạo, trung tâm y tế...

- Xây dựng các khu sinh thái cảnh quan, các điểm du lịch, nhà hàng khách sạn, đẩy mạnh nâng cao chất lượng ngành dịch vụ, nhằm hoàn thiện chức năng đô thị.

- Thực hiện quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị, các khu dân cư nội và ngoại thị nhằm thực hiện tiêu chí mật độ xây dựng đô thị, thực hiện thí điểm việc thiết kế và quản lý các đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị nhằm tạo ra các tuyến phố, không gian đặc trưng đô thị.

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường đạt tiêu chuẩn theo loại đô thị.

- Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị.

- Lập chương trình phát triển đô thị theo định hướng quy hoạch hệ thống đô thị cho từng giai đoạn.

Đối với các đô thị mới: Các xã được nâng cấp lên đô thị loại V cần phải lập quy hoạch và xây dựng đề án nâng cấp đô thị.

6. Các giải pháp xây dựng cộng đồng dân cư đô thị, những chính sách để nâng cao chất lượng dân cư đô thị, xây dựng và hình thành sắc thái riêng trong phát triển đô thị:

- Về văn hóa, xã hội: Xây dựng nếp văn minh đô thị, văn hóa ứng xử trong lối sống đô thị, cộng đồng dân cư trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân thực hiện quyền làm chủ của nhân dân nhân thông qua Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể. Xây dựng chính quyền từ tổ dân phố vững về mọi mặt, sáng tạo, chủ động trong triển khai nhiệm vụ, thực sự mật thiết gần gũi với dân, xây dựng khối đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

- Về phát triển hạ tầng, xã hội: Các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo; trực tiếp hỗ trợ việc thực hiện định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị; nâng cao điều kiện sống của người dân đô thị thông qua việc cải thiện dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và môi trường đô thị; xây dựng hệ thống tiêu chí để đánh giá, phân loại cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu dân cư thu nhập thấp trong đô thị, tiêu chí phát triển và cải thiện mức sống cho từng đô thị. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống tài chính hỗ trợ nguồn kinh phí đáp ứng nhu cầu vay vốn để cải tạo nhà ở, phát triển kinh tế cho mọi đối tượng có thu nhập thấp trong dân cư đô thị.

- Các sắc thái riêng đặc trưng của đô thị vùng tỉnh Đăk Nông cần được xây dựng và phát triển:

+  “Đô thị sinh thái” là đô thị đạt được những tiêu chí về điều kiện và chất lượng môi trường sống sinh thái, nhằm đạt được các tiêu chí của chất lượng cuộc sống cao, hướng tới sự phát triển bền vững của đô thị. Các tiêu chí đô thị sinh thái được thể hiện trên các phương diện như: kiến trúc công trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị trong các quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng phù hợp với cảnh quan sinh thái thiên nhiên đặc trưng của từng đô thị.

+ Về kiến trúc, các cụm công trình, công trình phải đảm bảo khai thác tối đa địa hình, khí hậu và điều kiện tư nhiên khác như: Các nguồn năng lượng mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, có tỷ lệ mặt đất thích hợp để dành cho không gian xanh. Luôn có giải pháp, chính sách thích ứng, hữu hiệu để tránh những vấn đề của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa bùng phát trên diện rộng.

+ Gần gũi với thiên nhiên: Sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự nhiên môi trường sống, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên, khai thác tối đa nét kiến trúc địa phương, có chắt lọc hài hòa với nét kiến trúc hiện đại, sử dụng tài nguyên sẵn có trong bố trí cụm dân cư, khu đô thị... theo truyền thống của từng địa phương, từng dân tộc , vùng, miền tạo được sinh động đa dạng kiến trúc đô thị, điểm dân cư. Đặc biệt, áp dụng các giải pháp tạo cây xanh, thảm xanh vùng ven suối, hồ tạo cảnh quan sinh động trong khu đô thị và dân cư.

Kiến nghị: Vấn đề di dân tự do rất phức tạp, liên quan đến quyền sống, lao động của công dân, các tỉnh có dân đi phải có trách nhiệm ngăn chặn và tạo điều kiện cho dân sinh sống ổn định, có trách nhiệm cùng gánh vác, hỗ trợ xứng đáng cho các tỉnh có dân đến ổn định dân di cư tự do, không thể giao trách nhiệm này cho các tỉnh có dân đến. Do vậy, cần báo cáo Chính phủ giải quyết cụ thể vấn đề này.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Nông

Chủ tịch

(Đã ký)

 

K' Beo