• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2013
  • Ngày hết hiệu lực: 17/07/2017
CHÍNH PHỦ
Số: 62/2013/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Điện Biên, ngày 25 tháng 6 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của B Xây dựng

______________________

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng,

Điều 1. Vị trí, chc năng

Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

Bộ Xây dựng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các nghị quyết, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quc gia thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo sự phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo phân công.

3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật, thiết kế điển hình, thiết kế mẫu trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tuyên truyn, ph biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

5. Về quy hoạch xây dựng, kiến trúc:

a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định, quy trình về lập, thẩm định, phê duyệt các loại quy hoạch xây dựng, bao gồm: Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng các cửa khu biên giới quốc tế quan trọng; hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện;

b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới hành chính của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân s dự báo tương đương với đô thị loại III trở lên và các quy hoạch khác do Thủ tướng Chính phủ giao; chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt;

c) Thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; có ý kiến thống nhất bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt các quy hoạch xây dựng cụ thể theo quy định của pháp luật;

d) Ban hành quy chuẩn quy hoạch xây dựng; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng;

đ) Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng trên phạm vi cả nước;

e) Xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam theo hướng bền vững, phù hợp với từng giai đoạn, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;

g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về: Thiết kế đô thị; quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị; quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; giấy phép quy hoạch; việc thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng;

h) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điu kiện năng lực của các tổ chức và cá nhân tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng, điu kiện hành ngh kiến trúc sư; quy định mẫu chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, chứng chỉ hành ngh kỹ sư quy hoạch đô thị; hướng dẫn, kiểm tra việc cp và quản lý chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, chứng chỉ hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị.

6. Về hoạt động đầu tư xây dựng:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; tham gia thm định các dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

b) Hướng dẫn, kiểm tra công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các công trình xây dựng; thẩm định, thm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các công trình khác theo quy định của pháp luật;

c) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư trong hoạt động đầu tư xây dựng theo thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quan trọng, công trình trọng điểm quốc gia theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng quan trọng, công trình trọng điểm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phân công;

d) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; tổ chức xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; hướng dẫn việc áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;

đ) Ban hành mẫu giấy phép xây dựng; hướng dẫn việc cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo giy phép xây dựng; đình chỉ xây dựng hoặc đ nghị y ban nhân dân cp tỉnh chỉ đạo đình chỉ xây dựng và xử lý vi phạm hoặc thu hồi giấy phép xây dựng khi phát hiện việc cấp giấy phép không đúng theo quy định hoặc công trình xây dựng vi phạm các quy định về quản lý trật tự xây dựng theo giy phép xây dựng;

e) Hướng dẫn, kiểm tra công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật về đu thu; hướng dn việc đánh giá kết quả thực hiện của nhà thầu theo quy định của pháp luật;

g) Hướng dẫn việc thực hiện quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam và việc cấp, thu hồi giy phép thu cho các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam; thực hiện cp, thu hi giy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức nhận thu các gói thu thuộc dự án nhóm A và các gói thầu khác thuộc địa bàn từ hai tỉnh trở lên;

h) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; hướng dẫn phương pháp điu chỉnh giá hp đồng xây dựng; công bố mẫu hợp đồng xây dựng;

i) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, bao gồm: Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, định mức xây dựng và giá xây dựng công trình, độ dài thời gian xây dựng công trình, kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng, phương pháp đo bóc khối lượng công trình, phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công; công bố định mức xây dựng, suất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng, phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng;

k) Hưng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong các giai đoạn: Khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành công trình xây dựng; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất và xử lý vi phạm về chất lượng công trình xây dựng; đình chỉ thi công và yêu cầu chủ đầu tư, tư vấn, các nhà thầu khắc phục trong trường hp phát hiện chất lượng công trình không đạt yêu cầu, có nguy cơ gây thiệt hại về người và tài sản theo quy định của pháp luật;

l) Hướng dẫn các hoạt động kiểm định, giám định, chứng nhận sự phù hp về chất lượng công trình xây dựng, việc giám định nguyên nhân và giải quyết sự cố trong thi công xây dựng công trình; tổ chức thực hiện việc giám định chất lượng công trình xây dựng, giám định nguyên nhân sự cố trong thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

m) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng; chủ trì tổ chức Giải thưởng Quốc gia về chất lượng công trình xây dựng;

n) Hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo trì công trình xây dựng và đánh giá chất lượng công trình xây dựng trong quá trình sử dụng; công bố danh mục các công trình xây dựng hiện hữu không đảm bảo an toàn chịu lực, nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng và cộng đồng theo quy định của pháp luật;

o) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của t chức tham gia trong các hoạt động xây dựng;

p) Ban hành chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về các hoạt động xây dựng; quy định về việc sát hạch để cấp các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; quy định mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; hướng dn, kim tra việc cấp và quản lý các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;

q) Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật và cung cấp thông tin về năng lực của các t chức, cá nhân hành nghề tư vn xây dựng, các nhà thầu hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước, bao gồm cả các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.

7. Về phát triển đô thị:

a) Xây dựng các định hướng, chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia về phát triển đô thị, các chỉ tiêu về lĩnh vực phát triển đô thị trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển đô thị, các chính sách, giải pháp quản lý quá trình đô thị hóa, các mô hình quản lý phát triển đô thị, các quy định về lập và quản lý chi phí các dịch vụ tiện ích trong khu đô thị; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện;

c) Thẩm định hoặc có ý kiến thống nhất bằng văn bản để cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phát triển đô thị, xác định khu vực phát triển đô thị và các dự án đầu tư phát triển đô thị tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật;

d) Xây dựng, trình Chính phủ quy định hệ thống các tiêu chí đánh giá, phân loại đô thị theo từng giai đoạn phù hợp với sự phát triển chung của đất nước; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại đô thị hàng năm theo các tiêu chí đã được Chính phủ quy định; thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận loại đô thị đối với các đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II; quyết định công nhận loại đô thị đối với các đô thị loại III và loại IV;

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý phát triển đô thị mới, nâng cấp, cải tạo, bảo tn, tôn tạo, chỉnh trang, mở rộng và tái thiết đô thị; hướng dẫn quản lý trật tự xây dựng đô thị;

e) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất xây dựng đô thị theo quy hoạch và kế hoạch phát triển đô thị đã được phê duyệt;

g) Xác định các nguồn lực phát triển đô thị; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển đô thị; tổ chức vận động, khai thác, điu phi các ngun lực trong nước và nước ngoài cho việc đầu tư phát triển hệ thống đô thị quốc gia theo phân công của Chính phủ;

h) Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về phát triển đô thị.

8. Về hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi tắt là khu công nghiệp), bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp; quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sĩ); kết cu hạ tng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị:

a) Về cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp:

Xây dựng các định hướng, chiến lược, chương trình, chỉ tiêu quốc gia về cấp nước, thoát nước trong đô thị, khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng đim; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về cấp nước, thoát nước; các quy định, quy trình về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch cấp nước, quy hoạch thoát nước; các cơ chế chính sách phát triển cp nước, thoát nước đô thị, khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm;

Tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ quy hoạch cấp nước, quy hoạch thoát nước vùng liên tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm; chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt;

Thẩm định quy hoạch cấp nước, quy hoạch thoát nước các thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị loại đặc biệt để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; có ý kiến thống nhất bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch cấp nước, quy hoạch thoát nước vùng tỉnh, quy hoạch cấp nước, quy hoạch thoát nước các thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị loại I;

Có ý kiến thống nhất bằng văn bản để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước theo quy định của pháp luật; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động, khai thác các nguồn lực để phát triển cấp nước, thoát nước; chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước và thoát nước đô thị, vùng liên tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;

Hướng dẫn việc áp dụng các mô hình công nghệ, mô hình quản lý hệ thng cp nước, thoát nước phù hp với đặc điểm và quy mô đô thị, khu công nghiệp; việc quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hệ thống cấp nước, thoát nước trong đô thị và khu công nghiệp;

Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch, phí thoát nước, ban hành khung giá nước sạch và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

b) Về quản lý chất thải rắn thông thường:

Xây dựng các chiến lược, chương trình, chỉ tiêu quốc gia về quản lý chất thải rắn thông thường; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn; các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư quản lý chất thải rắn; ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý chất thải rn thông thường theo thẩm quyền;

Tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ quy hoạch quản lý cht thải rắn vùng liên tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm; chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt;

Thẩm định quy hoạch quản lý chất thải rắn các thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị loại đặc biệt để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; có ý kiến thống nhất bằng văn bản để Ủy ban nhân dân các thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị loại I phê duyệt quy hoạch quản lý cht thải rn của thành phố;

Hướng dẫn, kiểm tra việc lập và quản lý quy hoạch xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn, phương pháp lập và quản lý chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý cht thải rắn; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư và chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý cht thải rắn vùng liên tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;

Phi hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc phục hồi, tái sử dụng diện tích, chuyn đổi mục đích sử dụng và quan trc môi trường của các cơ sở xử lý chất thải rắn sau khi kết thúc hoạt động;

Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thẩm định, công nhận công nghệ xử lý chất thải rn mới được nghiên cứu và áp dụng lần đầu tại Việt Nam.

c) Về chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị:

Xây dựng chiến lược phát triển chiếu sáng đô thị và cây xanh đô thị trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về chiếu sáng và cây xanh đô thị; các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chiếu sáng đô thị; các cơ chế chính sách khuyến khích phát trin chiếu sáng và cây xanh đô thị;

Thẩm định quy hoạch chiếu sáng đô thị các thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị loại đặc biệt để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; có ý kiến thống nhất bằng văn bản để Ủy ban nhân dân các thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị loại I phê duyệt quy hoạch chiếu sáng đô thị của thành phố;

Hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí chiếu sáng đô thị, chi phí duy trì cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị; hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chiếu sáng đô thị, quản lý cây xanh đô thị trên phạm vi toàn quốc.

d) Về quản lý nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sĩ):

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch và các hoạt động xây dựng, cải tạo, mở rộng, đóng cửa, di chuyển nghĩa trang; ban hành quy chuẩn kỹ thuật xây dựng nghĩa trang; xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng nghĩa trang;

Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch nghĩa trang các đô thị loại đặc biệt; có ý kiến thng nht bng văn bản để Ủy ban nhân dân các thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị loại I phê duyệt quy hoạch nghĩa trang của thành phố theo quy định của pháp luật;

Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý và sử dụng nghĩa trang; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí dịch vụ nghĩa trang.

đ) Về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị:

Hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch giao thông đô thị và nội dung quy hoạch giao thông trong đồ án quy hoạch đô thị; kiểm tra việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị theo quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Thẩm định quy hoạch giao thông đô thị các thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị loại đặc biệt để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; có ý kiến thống nhất bằng văn bản để Ủy ban nhân dân các thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị loại I phê duyệt quy hoạch giao thông đô thị của thành phố;

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quy định việc phân cấp, phân loại đường đô thị; xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chun quc gia xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị;

Phối hp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc quản lý sử dụng, khai thác, bảo trì đường đô thị;

Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.

e) Về quản lý xây dựng ngầm đô thị:

Xây dựng định hướng, chiến lược phát triển xây dựng ngầm đô thị phù hp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Hướng dẫn, kiểm tra công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị;

Ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật xây dựng công trình ngầm đô thị; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc các tiêu chuẩn quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về xây dựng công trình công cộng ngầm và công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị;

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về quản lý xây dựng, khai thác công trình ngầm và công tác hạ ngầm các đường dây, đường cáp trong đô thị;

Hướng dẫn việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về hệ thống công trình ngầm đô thị;

Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích đầu tư xây dựng công trình ngầm đô thị trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

g) Về qun lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:

Hướng dẫn, kiểm tra công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị có liên quan đến việc xác định công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về công trình hạ tng kthuật đô thị sử dụng chung, các quy định vsử dụng chung công trình hạ tng kỹ thuật đô thị;

Chủ trì, phối hp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật; ban hành mẫu hp đồng quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung, mẫu hợp đồng sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;

Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn nguyên tắc kiểm soát và phương pháp xác định giá thuê, khung giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

9. Về nhà ở:

a) Xây dựng định hướng, chiến lược phát triển nhà ở quốc gia cho từng giai đoạn 10 năm, chương trình nhà ở quc gia năm năm, chỉ tiêu phát triển nhà ở và kế hoạch phát triển nhà ở trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hàng năm và theo từng giai đoạn; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng các chương trình phát triển nhà ở địa phương, chỉ tiêu phát trin nhà ở và kế hoạch phát triển nhà ở trong nhiệm vụ phát trin kinh tế - xã hội của địa phương hàng năm và theo từng giai đoạn;

c) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở trên phạm vi toàn quốc, các chương trình, đề án, dự án phát triển nhà ở cho từng nhóm đối tượng cụ thể tại các địa bàn trọng điểm và hỗ trợ cải thiện nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;

d) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án phát triển nhà ở; thẩm định các dự án phát triển nhà ở do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư; hướng dẫn việc huy động vốn tại các dự án phát triển nhà ở;

đ) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật xây dựng nhà ở; xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia về nhà ở; ban hành quy định về tiêu chí phân loại, quy chế quản lý, sử dụng, chế độ bảo hành, bảo trì các loại nhà ở; ban hành chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý nhà chung cư, quản lý nhà ở công vụ;

e) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ; tổng hợp nhu cầu sử dụng, nhu cầu về vốn xây dựng nhà ở công vụ cho các đối tượng thuộc diện cơ quan trung ương quản lý thuê; phối hợp với y ban nhân dân cp tỉnh xác định quỹ đt xây dựng và phi hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập kế hoạch vốn xây dựng nhà ở công vụ cho các đối tượng thuộc diện cơ quan trung ương quản lý thuê từ nguồn ngân sách Trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

g) Hướng dẫn phương pháp xác định giá cho thuê nhà ở công vụ, giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội; hướng dẫn về đối tượng, điều kiện, quy trình lựa chọn đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội;

h) Tổ chức tạo lập, tiếp nhận, quản lý vận hành quỹ nhà ở công vụ của Chính phủ theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;

i) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các tiêu chí điều tra, thống kê, đánh giá về nhà ở; tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở phục vụ công tác quản lý nhà nước về nhà ở; hướng dẫn việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin về nhà ở; tổng hợp, công bố định kỳ năm năm và hàng năm thông tin về nhà ở trên phạm vi cả nước.

10. Về công sở:

a) Chủ trì, phối hp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức lập, thẩm định quy hoạch phát triển hệ thống công sở các cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung ương; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc lập quy hoạch phát triển công sở các cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương;

c) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật xây dựng công sở, trụ sở làm việc; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia xây dựng công sở, trụ sở làm việc; ban hành quy định về tiêu chí phân loại, chế độ bảo trì công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước;

d) Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển đổi mục đích sử dụng, mua bán, cho thuê, thuê mua đối với công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước;

đ) Tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước đphục vụ công tác quản lý nhà nước vcông sở.

11. Về thị trường bất động sản:

a) Xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển và quản lý thị trường bất động sản; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản về xác định cơ cấu hàng hóa, cân đối cung cầu, thực hiện các chính sách, giải pháp điều tiết và bình ổn thị trường; tổ chức xây dựng và công bố định kỳ chỉ số giá bất động sản;

c) Hướng dẫn các quy định về bất động sản được đưa vào kinh doanh;

d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của chủ đầu tư dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động mua bán nhà, công trình xây dựng, hoạt động chuyển nhượng các dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp;

e) Ban hành chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới, định giá bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản; ban hành mẫu chứng chỉ môi giới bất động sản, chứng chỉ định giá bất động sản; hướng dẫn, kiểm tra việc cấp và quản lý chứng chỉ môi giới bất động sản, chứng chỉ định giá bất động sản;

g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ bất động sản, mô hình tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch bất động sản;

h) Xây dựng và quản lý vận hành hệ thống thông tin về thị trường bất động sản và hoạt động kinh doanh bất động sản.

12. Về vật liệu xây dựng:

a) Tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng, quy hoạch phát triển xi măng, các chương trình quốc gia v vật liệu xây dựng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Tổ chức lập, phê duyệt và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch phát triển: Vật liệu ốp lát, kính xây dựng, sứ vệ sinh và các vật liệu xây dựng chủ yếu khác;

c) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát trin vật liệu xây dựng địa phương;

d) Tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

đ) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến, báo cáo đánh giá tác động môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng;

e) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;

g) Hướng dẫn các hoạt động thẩm định về: công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng; hướng dẫn các hoạt động thí nghiệm, kiểm định, đánh giá, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng;

h) Hướng dẫn việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động; khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; sản xuất vật liệu xây dựng;

i) Ban hành danh mục, điều kiện và quy chuẩn kỹ thuật đi với vật liệu xây dựng được xuất, nhập khẩu, vật liệu xây dựng hạn chế xuất, nhập khẩu, vật liệu xây dựng kinh doanh phải có điều kiện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

13. Về an toàn kỹ thuật xây dựng:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng;

b) Đề xuất danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành Xây dựng, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất ban hành;

c) Ban hành quy trình kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành Xây dựng sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành tiêu chí, điều kiện hoạt động của các tổ chức kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành Xây dựng;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

e) Hướng dẫn, kiểm tra công tác an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị thi công, công trình xây dựng và các công trình lân cận; phối hp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý vi phạm, hướng dẫn giải quyết sự cố mất an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.

14. Về bảo vệ môi trường:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn việc lồng ghép các quy hoạch, kế hoạch, chương trình bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

b) Nghiên cứu, đề xuất việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về môi trường; xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường, chất thải môi trường trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo thẩm quyền, quan trắc các tác động tới môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực, lập báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực; quản lý và kiểm soát chất thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi môi trường trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;

d) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

15. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

16. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.

17. Về thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ:

a) Xây dựng đề án, kế hoạch tổng thể về sắp xếp, tổ chức lại, cổ phần hóa, chuyển đổi sở hữu, đổi mới và phát triển các doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Ủy viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên tại các tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

c) Thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền điều lệ tổ chức và hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

d) Cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ khi chuyển thành công ty cổ phần.

18. Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác thuộc các thành phần kinh tế trong ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện theo danh mục Chính phủ quy định và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền.

19. Xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành Xây dựng; tổ chức và chỉ đạo thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức quản lý hệ thống tiêu chuẩn đo lường ngành Xây dựng.

20. Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và Chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng; phối hp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình đào tạo kiến trúc sư, kỹ sư và các cấp bậc nghề nghiệp khác thuộc các chuyên ngành Xây dựng; xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Xây dựng; xây dựng chương trình và t chức đào tạo, bi dưỡng kiến thức về quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp.

21. Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức đàm phán, ký kết điều ước quốc tế theo ủy quyền của Chính phủ; tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ; ký kết và tchức thực hiện các thỏa thuận quc tế nhân danh Bộ theo quy định của pháp luật.

22. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

23. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

24. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

25. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

26. Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Bộ; phối hp với Bộ Tài chính lập, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để Chính phủ trình Quốc hội; quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách nhà nước; quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản Nhà nước giao; thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân sách nhà nước, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.

27. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Cơ cấu t chức của Bộ

1. Vụ Quy hoạch - Kiến trúc.

2. Vụ Vật liệu xây dựng.

3. Vụ Kinh tế xây dựng.

4. Vụ Khoa học công nghệ và môi trường.

5. Vụ Kế hoạch - Tài chính.

6. Vụ Quản lý doanh nghiệp.

7. Vụ Pháp chế.

8. Vụ Hợp tác quốc tế.

9. Vụ Tổ chức cán bộ.

10. Văn phòng Bộ.

11. Thanh tra Bộ.

12. Cục Quản lý hoạt động xây dựng.

13. Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.

14. Cục Phát triển đô thị.

15. Cục Hạ tầng kỹ thuật.

16. Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản.

17. Cục Công tác phía Nam.

18. Viện Kinh tế xây dựng.

19. Viện Khoa học công nghệ xây dựng.

20. Viện Kiến trúc quốc gia.

21. Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.

22. Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị.

23. Báo Xây dựng.

24. Tạp chí Xây dựng.

25. Trung tâm Thông tin.

Các đơn vị từ Khoản 1 đến Khoản 17 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị từ Khoản 18 đến Khoản 25 là các đơn vị sự nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ.

Các Vụ: Vụ Kế hoạch - Tài chính và Vụ Tổ chức cán bộ được tổ chức 04 phòng trực thuộc.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định về danh sách các tổ chức sự nghiệp còn lại thuộc Bộ.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2013, thay thế Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.