• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 15/07/1997
  • Ngày hết hiệu lực: 15/07/1997
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 06/NH7-CT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Điện Biên, ngày 6 tháng 6 năm 1996

 

 

 

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

__________

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Số: 06/NH7-CT

Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 1996

CHỈ THỊ

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Về việc tăng cường công tác quản lý vay trả nợ nước ngoài

_____________________

Thực hiện quy chế vay trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 58/CP ngày 30/8/1993 của Chính phủ, công tác quản lý vay trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp đã đạt được một số kết quả nhất định: Đã xử lý các khoản nợ cũ trước đây và từng bước khôi phục uy tín của Việt nam trên thị trường tài chính tín dụng quốc tế; các ngân hàng thương mại đã huy động được một số lớn vốn trung, dài hạn của nước ngoài để đầu tư cho các dự án trung dài hạn trong nước, đồng thời bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài, từ đó đã giúp các doanh nghiệp huy động và sử dụng được nguồn vốn đáng kể của nước ngoài với các điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất và góp phần vào nhiệm vụ ổn định chính sách tiền tệ trong nước.

Tuy nhiên, việc vay, trả nợ của các doanh nghiệp bao gồm các ngân hàng thương mại còn những tồn tại nhất định: Nhiều doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc các quy chế của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về vay, trả nợ nước ngoài; còn có nhiều trường hợp các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài khi chưa được ngân hàng Nhà nước chấp thuận các điều kiện vay trả; các ngân hàng thương mại bảo lãnh, đặc biệt bảo lãnh L/C trả chậm thiếu chặt chẽ, sai nguyên tắc, gây thiệt hại cho ngân hàng mình và làm giảm uy tín đối với nước ngoài.

Để từng bước khắc phục và chấn chỉnh tình trạng trên, đưa công tác vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp trong thời gian tới đi vào nề nếp, Thống đốc Ngân hàng nhà nước chỉ thị:

1. Cần có giải pháp kiên quyết, tích cực để yêu cầu các doanh nghiệp có nợ ngân hàng Đầu tư quốc tế (MIB) phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của mình theo đúng cam kết đã ký với nước ngoài;

2. Căn cứ tổng hạn mức vay trả nợ nước ngoài được Chính phủ duyệt cho thời kỳ 5 năm và hàng năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét chấp thuận các điều kiện vay trả cho các doanh nghiệp (kể cả các ngân hàng thương mại). Quá trình xem xét, chấp thuận phải được thực hiện chặt chẽ nghiêm túc theo các quy định tại Nghị định 58/CP của Chính phủ và Thông tư 07/TT-NH7 và các văn bản liên quan của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.

3. Các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại có nhu cầu vay vốn nước ngoài, kể cả trường hợp ký các hiệp định khung dưới dạng một thảo thuận vay vốn nước ngoài đều phải xin phép và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Trường hợp vi phạm sẽ bị đình chỉ không được rút vốn, và Ngân hàng nhà nước không cho phép doanh nghiệp mua hoặc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trả nợ.

4. Chỉ các ngân hàng thương mại được phép hoạt động đối ngoại mới được tham gia bảo lãnh và tái bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài. Việc bảo lãnh vay vốn nước ngoài phải thực hiện nghiêm túc theo Quyết định 23/NH14 về bảo lãnh, tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài và các quy định khác của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Các ngân hàng thương mại phải lập quỹ bảo lãnh, tái bảo lãnh và thực hiện mức bảo lãnh cho 1 doanh nghiệp hoặc 10 doanh nghiệp theo phạm vi quy định tại Quyết định 263/QĐ-NH14 ngày 19/09/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quỹ bảo lãnh phải hạch toán vào 1 tài khoản riêng, và chỉ được sử dụng để trả cho bên cho vay khi bên cho vay không trả được nợ đúng hạn.

5. Trong quá trình xem xét để quyết định bảo lãnh tái bảo lãnh, các ngân hàng thương mại có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ nội dung vay vốn, luận chứng kinh tế hoặc phương án sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trả nợ thay doanh nghiệp nếu doanh nghiệp do mình bảo lãnh không trả được nợ. Ngân hàng thương mại báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước về kết quả kiểm tra để bảo lãnh cho doanh nghiệp làm cơ sở trình Thống đốc xem xét chấp thuận các điều kiện vay trả.

6. Các ngân hàng thương mại được mở L/C thanh toán ngay theo yêu cầu của khách hàng.

Đối với các trường hợp mở L/C trả chậm phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ theo đúng thông lệ quốc tế (UCP 500) và các quy dịnh của Ngân hàng Nhà nước. Hạn chế việc mở L/C trả chậm để nhập hàng tiêu dùng không cần thiết cho kinh tế đời sống xã hội.

7. Các ngân hàng thương mại phải ban hành các văn bản quy định cụ thể các điều kiện và cách thức mở L/C trả chậm của ngân hàng mình.

Số dư L/C nói trên phải nằm trong hạn mức vay vốn nước ngoài được Thống đốc ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

8. Đối với các L/C trả chậm dưới 1 năm và các trường hợp mở L/C trả chậm để nhập hàng tiêu dùng phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm 7, ngoài ra phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Phải nằm trong hạn mức vay vốn nước ngoài của tổ chức tín dụng mở L/C.

- Đảm bảo mức ký quỹ bắt buộc tối thiểu là 80% giá trị L/C sẽ mở. 9. Vụ Quan hệ quốc tế ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp cùng các Vụ, Cục liên quan để thống nhất với Bộ Tài chính để bổ sung chỉnh sửa Thông tư liên bộ Tài chính - Ngân hàng số 09/TC-NH cho phù hợp điều kiện thực tế.

10. Để phối hợp tốt trong công tác quản lý vay và trả nợ nước ngoài, các Vụ, Cục Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện đúng các nhiệm vụ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

11. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp phải báo cáo ngân hàng Nhà nước về việc vay và trả nợ nước ngoài, bảo lãnh, mở L/C trả chậm cho các doanh nghiệp.

Báo cáo của các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp phải được xây dựng theo các mẫu biểu quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Tín dụng có trách nhiệm xây dựng và hướng dẫn nội dung các mẫu biểu.

12. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra, thanh tra hoạt động vay, sử dụng và trả nợ vay nước ngoài của các tổ chức tín dụng, tổng hợp báo cáo Thống đốc và kiến nghị biện pháp giải quyết.

13. Các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp có vốn vay nước ngoài cần căn cứ các văn bản, Nghị định 58/CP ngày 30/8/1993 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các quy định trong Chỉ thị này để thực hiện tốt công tác quản lý vay trả nợ nước ngoài, đồng thời thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra đối với các doanh nghiệp có vay vốn nước ngoài để hướng dẫn họ thực hiện đúng các quy định của Nhà nước.

14. Vụ Quản lý ngoại hối có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình vay trả nợ nước ngoài của các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp; đề xuất chủ trương, chính sách và các biện pháp nhằm chấn chỉnh và tăng cường các quản lý vay, trả nợ nước ngoài.

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

(Đã ký)

 

Cao Sĩ Kiêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

(Đã ký)

 

Cao Sĩ Kiêm

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.