Sign In
No tile

THÔNG TƯ

Hướng dẫn sửa đổi bổ sungThông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội về thực hiện một số điều của Nghị định số41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dưdo sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

Thực hiện Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lạidoanh nghiệp nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 41/2002/NĐ-CP), Nghịđịnh số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương,trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương (sau đây viết tắtlà Nghị định số 03/2003/NĐ-CP), Công văn số 328/CP-ĐMDN ngày 21/3/2003 củaChính phủ về việc áp dụng Nghị định số 41/2002/NĐ-CP đối với doanh nghiệp thựchiện giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động, sau khi có ý kiến của cácBộ, ngành có liên quan và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXHngày 12/6/2002 như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung điểm 2 Mục I nhưsau:

"2. Các doanh nghiệp thực hiện các biệnpháp cơ cấu lại theo quy định tại điểm 1 nêu trên (kể cả đơn vị phụthuộc doanh nghiệp hạch toán độc lập khi chuyển thành công ty cổ phần) được cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận phương án sắp xếp lại laođộng do cơ cấu lại trong giai đoạn từ ngày 26/4/2002 (thời điểm có hiệu lực thihành Nghị đinh số 41/2002/NĐ-CP) đến hết ngày 31/12/2005. Đối với các doanhnghiệp bị giải thể, phá sản thì lấy ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyếtđịnh phê duyệt phương án giải thể hoặc ngày tuyên bố phá sản doanh nghiệp cóhiệu lực thi hành nhưng phải trong thời gian từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 đếnhết ngày 31 tháng 12 năm 2005".

2. Sửa đổi, bổ sung điểm 3 Mục I nhưsau:

"3. Cơ quannhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp là cơ quancó thẩm quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, sáp nhập, hợp nhất; quyết địnhchuyển đổi và đa dạng hóa sở hữu, quản lý, được thực hiện theo quy định hiệnhành. Đối với doanh nghiệp bị giải thể, phá sản không duyệt phương án cơ cấulại mà căn cứ quyết định phê duyệt phương án giải thể hoặc tuyên bố phá sảndoanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.

Riêng đối với công ty cổ phần được chuyển đổi từdoanh nghiệp nhà nước có thời gian hoạt động không quá 12 tháng kể từ ngày đượccấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp (sau đây viết tắtlà công ty cổ phần hoạt động trong 12 tháng) do Hội đồng quản trị công ty quyếtđịnh phương án cơ cấu lại theo Điều lệ của công ty và có xác nhận của cơ quannhà nước có thẩm quyền ra quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công tycổ phần. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần theoquyết định của Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan xác nhận là Bộ, ngành đối vớidoanh nghiệp Bộ, ngành Trung ương quản lý; y bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với doanh nghiệp địa phươngquản lý; Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 đối với doanh nghiệp do Tổng công tyquản lý".

3. Bổ sung điểm 6 vào Mục I nhưsau:

"6. Thời điểm tuyển dụng đối với người laođộng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP được quy địnhcụ thể như sau:

Đối với người lao động làm việc liên tục trongcác cơ quan, doanh nghiệp nhà nước thì thời điểm tuyển dụng được tính từ ngàybắt đầu làm việc trong khu vực nhà nước.

Trường hợp người lao động có thời gian không làmviệc trong cơ quan, doanh nghiệp nhà nước thì thời điểm tuyển dụng được tính làthời điểm tuyển dụng lần cuối cùng làm việc liên tục trong cơ quan, doanhnghiệp nhà nước.

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A cóquá trình làm việc như sau:

Giai đoạn 1: Ngày 20/6/1976 được tuyển dụng vàolàm việc (lần đầu tiên) trong doanh nghiệp nhà nước và làm việc liên tục đếnngày 20/6/1992.

Giai đoạn 2: Ngày 01/7/1992 được tuyển dụng vàolàm việc trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và làm việc liên tục đến ngày15/9/1995.

Giai đoạn 3: Ngày 25/10/1995 được tuyển dụng vàolàm việc trong doanh nghiệp nhà nước và làm việc liên tục đến ngày doanh nghiệpnày thực hiện cơ cấu lại và có quyết định nghỉ việc.

Như vậy, thời điểm tuyển dụng vào khu vực nhà nướccủa Bà Nguyễn Thị A được tính thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng làngày 25/10/1995".

4. Sửa đổi, bổ sung tiết a điểm 1 Mục II nhưsau:

"a) Người lao động đủ 55 tuổi đến dưới 60tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảohiểm xã hội đủ 20 năm trở lên được nghỉ hưu, không phải trừ phần trăm lương hưudo nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội, ngoài ra cònđược hưởng thêm các khoản trợ cấp sau:

a1) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cấp bậc,chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưutrước tuổi. Trường hợp có tháng lẻ được tính trợ cấp như sau:

Nếu đủ 6 tháng trở xuống được trợ cấp 01 thángtiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có).

Nếu trên 6 tháng đến dưới 12 tháng được trợ cấp02 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có).

a2) Trợ cấp 05 tháng tiền lương cấp bậc, chứcvụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểmxã hội.

a3) Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác cóđóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụcấp lương (nếu có). Trường hợp có tháng lẻ được tính theo nguyên tắc trên 6tháng được tính là một năm, đủ 6 tháng trở xuống không được tính.

Thời gian để tính các khoản trợ cấp hưởng thêmtheo quy định tại a2, a3 tiết a điểm 1 Mục này được căn cứ vào thời gian đãđóng bảo hiểm xã hội (kể cả thời gian làm việc trong khu vực nhà nước được coilà đã đóng bảo hiểm xã hội) theo quy định của pháp luật và được tính đến ngàycó quyết định nghỉ việc.

Tiền lương và các khoản phụ cấp lương để thựchiện chính sách theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP là tiền lương cấpbậc, chức vụ và phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 26/P ngày 23/5/1993 củaChính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp, Nghịđịnh số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lươngmới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang. Trườnghợp người lao động chưa chuyển xếp lương thì thực hiện chuyển xếp lương theoquy định tại các Nghị định nêu trên.

Các khoản phụ cấp được tính (nếu có) bao gồm:Phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực.

Đối với công ty cổ phần hoạt động trong 12tháng, tiền lương và các khoản phụ cấp lương (nếu có) được tính tại thời điểmdoanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanhnghiệp.

Mức lương tối thiểu làm căn cứ để tính các khoảntrợ cấp cho đối tượng quy định tại tiết a điểm 1 Mục này là mức lương tối thiểudo Chính phủ quy định (hiện nay là 290.000 đồng/tháng).

Ví dụ 1: ông Nguyễn Văn A côngnhân sửa chữa ô tô, tại thời điểm có quyết định nghỉ việc đã đủ 56tuổi 4 tháng; có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 25 năm 8 tháng; hệ số lươngcấp bậc đang hưởng 2,84 (bậc 6, nhóm mức lương II, thuộc thang lương A.1 cơkhí, điện, điện tử - tin học); phụ cấp khu vực O,5; tiền lương tối thiểu290.000 đồng/tháng. Ông A được hưởng chế độ như sau:

Tỷ lệ lương hưu được tính:

15 năm đầu tính bầng 45%;

Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm (25 năm 8tháng được tính là 26 năm theo quy định tại Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày09/01/2003.

(11 năm x 2% - 22%);

Tỷ lệ % lương hưu là: 45% + 22% = 67%.

Tiền trợ cấp do về hưu trước tuổi:

Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương 1 tháng:290.000 đồng x (2,84 + 0,5) - 968.600 đồng.

Số thánglương được hưởng chế độ trợ cấp:

Nghỉ hưu trước tuổi 3 năm 8 tháng: (3 năm x 3 thánglnăm + 2 tháng)

= 11 tháng

20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội

= 5 tháng

Từ năm thứ 21 trở đi có đóng bảo hiểm xã hội

(5 năm 8 tháng tính thành 6 năm x 1/2)

= 3 tháng

Cộng

= 19 tháng

Số tiền đượcnhận trợ cấp: 18.403.400 đồng (968.600 đồngltháng x 19 tháng)".

5. Sửa đổi, bổ sung tiết c điểm 1 Mục II nhưsau:

"c) Người lao động dôi dư không thuộc đối tượngquy định tại tiết a và tiết b điểm 1 nêu trên, thực hiện chấm dứt hợp đồng laođộng và hưởng chế độ như sau:

c1) Trợ cấp mất việc làm được tính theo thờigian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) được trợcấp 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng nhưngthấp nhất cũng bằng 2 tháng tiền lương, phụ cấp lương đang hưởng.

c2) Được trợ cấp thêm 01 tháng tiền lương cấpbậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng cho mỗi năm (đủ 12 tháng) thựctế làm việc trong khu vực nhà nước và được trợ cấp một lần với mức 5 (năm)triệu đồng.

Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước,bao gồm:

Thời gian người lao động thực tế làm việc tạidoanh nghiệp nhà nước; cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước,đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước (sauđây gọi chung là trong khu vực nhà nước);

Mọi thời gian có hưởng lương từ nguồn doanhnghiệp nhà nước, ngân sách nhà nước, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (thời gianđào tạo, công tác, nghỉ ốm đau, thai sản....);

Thời gian làm việc theo hình thức nhận khoán sảnphẩm, khối lượng công việc trong thời gian này mà doanh nghiệp có trả lươngvà có đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật;

Đối với công ty cổ phần hoạt động trong 12 thángthì thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước tính đến ngày được cấpGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp;

Thời gian được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làmlà tổng thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được (cộng dồn) vàtính từ thời điểm bắt đầu làm việc lần đầu tiên đến thời điểm có quyết địnhnghỉ việc. Trong tổng thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước phảitrừ thời gian người lao động đã nhận trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc,chế độ xuất ngũ hoặc phục viên.

Nếu thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhànước có tháng lẻ được quy định như sau:

Dưới 1 tháng không được tính;

Từ đủ 1 tháng đến dưới 7 tháng được tính bằng 6tháng thực tế làm việc

Từ đủ 7 tháng đến dưới 12 tháng được tính bằng 1năm thực tế làm việc.

c3) Trợ cấp một lần đi tìm việc làm là 6 (sáu)tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng. Nếu cónhu cầu học nghề thì được học nghề miễn phí tối đa là 6 tháng. Cơ sởhọc nghề do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định.

Ngoài các chế độ quy định tại c1, c2, c3 tiết cđiểm 1 Mục này, người lao động còn được hưởng chế độ chờ nghỉ hưu; bảo lưu thờigian đã đóng bảo hiểm xã hội; hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quyđịnh hiện hành.

Tiền lương và các khoản phụ cấp lương để thực hiệnchính sách đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 3, Điều 4 Nghịđịnh số 41/2002/NĐ-CP được áp dụng theo quy định tại tiết a điểm 1 Mục II củaThông tư số 11/2002/ TT-BLĐTBXH.

Đối với công ty cổ phần hoạt động trong 12 thángthì tiền lương và các khoản phụ cấp lương (nếu có) được tính tại thời điểmdoanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanhnghiệp.

Mức lương tối thiểu làm căn cứ tính chế độ đốivới các đối tượng nêu tại tiết c điểm 1 và điểm 2 Mục II Thôngtư số 11/2002/TT-BLĐTBXH, được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghịđịnh số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương,trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương, quy định cụ thểnhư sau:

Trợ cấp mất việc làm cho số thời gian làm việctrước ngày 01/01/2003, được tính theo mức lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng.

Trợ cấp mất việc làm cho số thời gian làm việctừ ngày 01/01/2003 trở đi được tính mức lương tối thiểu là 290.000 đồng/tháng;trợ cấp đi tìm việc làm, 70% tiền lương cho những tháng còn lại chưa thực hiệnhết hợp đồng lao động đã giao kết, được tính mức lương tối thiểu là 290.000đồng/tháng.

Trường hợp có tháng lẻ được tính theo quy địnhtại tiết c điểm 1 Mục II Thông tư số11/2002/TT-BLĐTBXH đã được sửa đổi, bổ sung cho từng giai đoạn.

Ví dụ 4: ông Nguyễn Văn D côngnhân sửa chữa đầu tầu hỏa và toa xe, tại thời điểm có quyết định nghỉ việc đãđủ 54 tuổi; có thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước là 30 năm 7tháng (trong đó tính từ ngày 01/01/2003 có 1 năm 2 tháng); có hệ số lương 3,05(bậc 6 nhóm mức lương III, thang lương A.1 cơ khí, điện, điện tử, tin học). Ông D đượchưởng chế độ như sau:

Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương một tháng trướcngày 01/01/2003.

210.000 đồng x 3,05 = 640.500 đồng

Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương một tháng từngày 01/01/2003

290.000 đồng x 3,05 = 884.500 đồng

Tiền trợ cấp mất việc làm tính theo thời gianthực tế làm việc trước ngày 01/01/2003 là 29 năm 5 tháng, tính quy đổi tháng lẻlà 29 năm 6 tháng thực tế làm việc.

640.500 đ/tháng x 29,5 tháng = 18.894.750 đồng

Tiền trợ cấp mất việc làm tính theo thời gianthực tế làm việc từ ngày 01/01/2003 là 1 năm 2 tháng, tính quy đổi tháng lẻ là1 năm 6 tháng thực tế làm việc.

884.500 đồng/tháng x 1,5 tháng = 1.326.750 đồng

Tổng số tiền trợ cấp mất việc làm: 20.221.500đồng

(18.894.750 đồng + 1.326.750 đồng)

Tiền trợ cấp thêm tính theo thời gian thực tếlàm việc trước ngày 01/01/2003.

640.500đ/tháng x 29,5 tháng = 18.894.750 đồng

Tiền trợ cấp thêm tính theo thời gian thực tếlàm việc từ ngày 01/01/2003

884.500 đồng/tháng x 1,5 tháng = 1.326.750 đồng

Tổng số tiền trợ cấp thêm tính theo thời gianthực tế làm việc: 20.221.500 đồng (18.894.750 đồng + 1.326.750 đồng)

Tiền trợ cấp một lần: 5.000.000 đồng

Tiền trợ cấp đi tìm việc làm:

884.500 đ/tháng x 6 tháng = 5.307.000 đồng

Tổng số tiền được nhận: 50.750.000 đồng(20.221.500 đ + 20.221.500 đ + 5.000.000 đ + 5.307.000 đ).

Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy địnhhiện hành.

Ví dụ 5: Ông Nguyễn Văn E công nhân xây dựng đườnggiao thông tại thời điểm có quyết định nghỉ việc đã đủ 54 tuổi; có thời gianthực tế làm việc trong khu vực nhà nước là 27 năm 7 tháng (trong đó tính từngày 01/01/2003 có 2 năm 3 tháng); có hệ số lương 3,45 (bậc 7, nhóm mức lươngII, thang lương A.6 xây dựng cơ bản). Ông E đã hưởngchế độ trợ cấp mất việc làm là 15 năm. Ông E đượchưởng chế độ như sau:

Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương một tháng trướcngày 01/01/2003

210.000 đồng x 3,45 = 724.500 đồng

Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương một tháng từngày 01/01/2003

290.000 đồng x 3,45 = 1.000.500 đồng

Thời gian thực tế làm việc được hưởng chế độ trợcấp:

27 năm 7 tháng - 15 năm = 12 năm 7 tháng

Tiền trợ cấp mất việc làm tính theo thời gianthực tế làm việc trước ngày 01/01/2003.

724.500 đồng/tháng x 10,5 tháng : 7.607.250 đồng

Tiền trợ cấp mất việc làm tính theo thời gianthực tế làm việc từ ngày 01/01/2003.

1.000.500đồng x 2,5 tháng = 2.501.250 đồng

Tổng số tiền trợ cấp mất việc làm: 10.108.500đồng (7.607.250 đồng + 2.501.250 đồng)

Tiền trợ cấp thêm tính theo thời gian thực tếlàm việc trước ngày 01/01/2003

724.500 đồng/tháng x 10,5 tháng = 7.607.250 đồng

Tiền trợ cấp thêm tính theo thời gian thực tếlàm việc từ ngày 01/01/2003

1.000.500 đồng x 2,5 tháng = 2.501.250 đồng

Tổng số tiền trợ cấp thêm theo thời gian thực tếlàm việc: 10.108.500 đồng (7.607.250 đồng + 2.501.250 đồng).

Tiền trợ cấp một lần là: 5.000.000 đồng

Tiền trợ cấp đi tìm việc làm là:

1.000.500 đồng x 6 tháng = 6.003.000 đồng

Tổng số tiền được nhận: 31.220.000 đồng(10.108.500 đ + 10.108.500 đ + 5.000.000 đ + 6.003.000 đ).

Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy địnhhiện hành.

c4) Người lao động còn thiếu tối đa 05 năm tuổinghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động (nam đủ 55 tuổiđến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi) và đã đủ 15 năm đóng bảo hiểmxã hội trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, theo quy định tạiđiểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP, nay quy định cụ thể như sau:

Được hưởng chính sách theo quy định tại c1, c2tiết c điểm 1 Mục II của Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH đã được sửa đổi, bổsung.

Được đóng tiếp bảo hiểm xã hội hàng tháng vớimức 15% tiền lương cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (60 tuổi đối vớinam, 55 tuổi đối với nữ) thì hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định hiệnhành.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội làtiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước thời điểm nghỉ việc, bao gồm:Tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, hệ số chênh lệchbảo lưu lương được tính theo mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thờiđiểm nộp bảo hiểm xã hội.

Thời gian đóng tiếp bảo hiểm xã hội kể từ ngàycó quyết định nghỉ việc.

Hồ sơ,thủ tục đóng tiếp bảo hiểm xã hội thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam.

Trong thời gian tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội,nếu người lao động bị chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất theo quyđịnh hiện hành.

Ví dụ 6: ông Nguyễn Văn F công nhân xây lắp cầutại thời điểm có quyết định nghỉ việc đã đủ 57 tuổi; có thời gian thực tế làmviệc trong khu vực nhà nước 17 năm 6 tháng (trong đó tính từ ngày 01/01/2003 có6 tháng); có hệ số lương 3,05 (bậc 6, nhóm mức lương III A.6 xây dựng cơ bản);phụ cấp khu vực 0,4. ông F thuộc đối tượng đóng tiếp bảo hiểm xã hội cho đếnkhi đủ tuổi nghỉ hưu (đủ 60 tuổi) được giải quyết chế độ như sau:

Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương một tháng trướcngày 01/01/2003

210.000 đồng x (3,05 + 0,4) = 724.500đồng

Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương một tháng từngày 01/01/2003

290.000 đồng x (3,05 + 0,4) = 1.000.500đồng

Tiền trợ cấp mất việc làm theo thời gian thực tếlàm việc trước ngày 01/01/2003

724.500 đồng/tháng x 17 tháng = 12.316.500 đồng

Tiền trợ cấp mất việc làm theo thời gian thực tếlàm việc từ ngày 01/01/2003

1.000.500 đồng x 0,5 tháng = 500.250 đồng

Tổng số tiền trợ cấp mất việc làm: 12.816.750đồng (12.316.500 đồng + 500.250 đồng)

Tiền trợ cấp thêm tính theo thời gian thực tếlàm việc trước ngày 01/01/2003

724.500 đồng/tháng x 17 tháng = 12.316.500 đồng

Tiền trợ cấp thêm tính theo thời gian thực tếlàm việc từ ngày 01/01/2003

1.000.500 đồng x 0,5 tháng = 500.250 đồng

Tổng số tiền trợ cấp thêm tính theo thời gianthực tế.

12.816.750 đồng (12.316.500 đồng + 500.250đồng)

Tiền trợ cấp một lần là: 5.000.000 đồng

Tổng số tiền được nhận là: 30.633.500 đồng(12.816.750 đồng + 12.816.750 đồng + 5.000.000 đồng)

Ông F phảiđóng tiếp bảo hiểm xã hội 3 năm (36 tháng); mức đóng bảo hiểm xã hội hàngtháng:

1.000.500 đồng x 15% = 150.075 đồng".

6. Sửa đổi, bổ sung bước 2 tiết b điểm 1 Mục IV nhưsau:

"Bước 2. Xác định số lao động cần sửdụng và lao động dôi dư như sau:

Đối với doanh nghiệp giữ 100% vốn nhà nước vàdoanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:xác định số lao động cần sử dụng trên cơ sở phương án sản xuất - kinh doanh,công nghệ sản xuất sản phẩm, máy móc thiết bị, định mức lao động theo hướngdoanh nghiệp phát triển và có lãi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt; số lao động còn lại là số lao động không có nhu cầu sử dụng;

Đối với doanh nghiệp thực hiện bán, khoán kinhdoanh và cho thuê doanh nghiệp thì số lao động cần sử dụng là số lao động theothỏa thuận giữa hai bên (bán và mua, khoán và nhận khoán, cho thuê và thuê) đượcghi trong hợp đồng bán, khoán hoặc cho thuê doanh nghiệp; số lao động còn lạilà số lao động không có nhu cầu sử dụng;

Đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa tronggiai đoạn từ ngày 26/4/2002 đến hết ngày 31/12/2005 thì số lao động cần sử dụngcăn cứ vào phương án cổ phần hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt, số lao động còn lại là số lao động không có nhu cầu sử dụng;

Đối với công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanhnghiệp nhà nước có thời gian hoạt động không quá 12 tháng kể từ ngày được cấpGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, khi thực hiện cơ cấulại nếu có người lao động từ doanh nghiệp nhà nước chuyển sang không bố trí đượcviệc làm thì được xác định là lao động không có nhu cầu sử dụng;

Đối với doanh nghiệp thực hiện sáp nhập, hợpnhất thì số lao động cần sử dụng căn cứ vào phương án sáp nhập, hợp nhất đã đượccơ quan có thẩm quyền phê duyệt, số lao động còn lại là số lao động không cónhu cầu sử dụng;

Đối với doanh nghiệp thực hiện hình thức giaodoanh nghiệp cho tập thể người lao động thì số lao động cần sử dụng là số laođộng hiện có của doanh nghiệp, trừ những người tự nguyện chấm dứt hợp đồng laođộng và được Ban chấp hành công đoàn doanh nghiệp hoặc Ban chấp hành công đoànlâm thời hoặc nếu không có Ban chấp hành công đoàn lâm thời thì người được Đạihội công nhân viên chức bầu làm đại diện xác định số lao động không có nhu cầusử dụng.

Số laođộng không có nhu cầu sử dụng đã xác định tại bước 2 nêu trên được phân làm 2loại: Số lao động được tuyển dụng trước ngày 21/4/1998 là lao động dôi dư đượcthực hiện chế độ theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP; số lao độngtuyển dụng từ ngày 21/4/1998, được thực hiện chế độ theo quy định của Bộ LuậtLao động;

Đối với các doanh nghiệp thực hiện giải thể, phásản thì toàn bộ số lao động trong danh sách của doanh nghiệp được tuyển dụng trướcngày 26/4/2002 được thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị định số41/2002/NĐ-CP. Số lao động tuyển dụng từ ngày 26/4/2002 được giải quyết chế độtheo quy định của Bộ Luật Lao động.

7. Sửa đổi, bổ sung c1 tiết c điểm 1 Mục IV nhưsau:

"c1) Ký quyết cho từng người lao động dôi dưnghỉ việc theo các nhóm chính sách đã được quy định tại Nghị định số41/2002/NĐ-CP và được thống nhất một thời điểm theo mẫu số 6 kèm theo Thông tư này;Quyết định ít nhất là 3 bản: 1 bản gửi cho người lao động, 1 bản lưu tại doanhnghiệp, 1 bản gửi cơ quan bảo hiểm xã hội'.

8. Sửa đổi, bổ sung tiết d điểm 1 Mục IV nhưsau:

"d) Giải quyết chế độ đôi với ngườilao động.

Trách nhiệm của doanh nghiệp.

Căn cứ quyết định nghỉ việc, giải quyết đầy đủvà đúng thời hạn quy định các khoản trợ cấp đối với người lao động dôi dư;

Cấp phiếu học nghề miễn phí một lần cho ngườilao động có nhu cầu học nghề (mẫu số 12 kèm theo Thông tư này).

Làm đầy đủ hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ bảohiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

Ghi rõ lý do nghỉ việc và các quyền lợi đã giảiquyết vào sổ lao động và trả lại đầy đủ hồ sơ cho người lao động theo quy địnhcủa pháp luật;

Trong thời hạn 7 ngày (ngày làm việc) kể từ ngàynhận được kinh phí từ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư, doanh nghiệp có trách nhiệmtrả trực tiếp, một lần tại doanh nghiệp cho người lao động các khoản trợ cấptheo phương án đã được phê duyệt.

Trường hợp người lao động không thể trực tiếpđến nhận các khoản trợ cấp thì được ủy quyền cho người khác nhận khoản trợ cấpnày theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

Trường hợp người lao động bị chết sau thời điểmký quyết định nghỉ việc (thời điểm có hiệu lực thi hành) mà chưa ký nhận sốtiền được hưởng thì doanh nghiệp chuyển số tiền này cho người quản lý di sảncủa người Chết theo quy định của Bộ LuậtDân sự".

9. Sửa đổi, bổ sung tiết a điểm 2 Mục IV nhưsau:

"a) Người lao động dôi dư có nhu cầu họcnghề đã được cấp phiếu học nghề miễn phí thì phải nộp hồ sơ học nghề tại cơ sởdạy nghề đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định. Thời hạn nộp hồsơ học nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định nghỉ việc".

10. Sửa đổi, bổ sung mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,8, 9, 10 như sau:

Mẫu số 1 bổ sung một cột: "ngày, tháng, nămbắt đầu làm việc trong khu vực nhà nước) trước cột số 6; bổ sung nội dung cột2: Được tuyển dụng trước ngày 21/4/1998 hoặc 26/4/2002 đối với doanh nghiệpgiải thể, phá sản; hướng dẫn ghi mẫu bổ sung nội dung: Thời điểm sắp xếp cácmẫu được ghi ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . .doanh nghiệp tiến hành xây dựng phương án sắp xếp tại lao động do cơ cấulại".

Mẫu số 2 phần hướng dẫn ghi biểu bỏ nội dung:"Tại thời điểm sắp xếp được ghi ngày trình hồ sơ phê duyệt phương án cơcấu lại'.

Mẫu số 3 bổ sung hai cột sau cột 5: "Mộtcột ghi tổng thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày01/01/2003; Một cột ghi tổng thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nướctừ ngày 01/01/2003".

Mẫu số 4 bổ sung nội dung: "hoặc xác nhậnđối với công ty cổ phần hoạt động trong 12 tháng".

Mẫu số 5 bổ sung: "ngày, tháng, năm phêduyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền".

Mẫu số 6 sửa đổi, bổ sung Điều 1: "- Thờiđiểm tính chế độ tính đến ngày. . . . . tháng. . . . . năm . .. . (lấy theo ngày ký quyết định nghỉ việc; bổ sung vào Điều 4: Quyếtđịnh này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Các ông (Bà) trưởng.... Tổ chức,kế toán tài vụ và ông (Bà)......chịu trách nhiệm thi hành quyết địnhnày./.".

Mẫu 7,8,9,10 tên biểu được sửa đổi, bổ sung cụmtừ "tại thời điểm có quyết định nghỉ việc ngày..... tháng..... năm......200.....".

Mẫu số 9: Sửa đổi, bổ sung cột 6: "Cột 6 đượcghi số năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước sau khi đã quy đổi tháng lẻvà được chia làm hai cột. Một cột tính trước ngày 01/01/2003; một cột tính từngày 01/01/2003 trở đi .

Mẫu số 10: Sửa đổi, bổ sung cột 6 như cột số 6của mẫu 9.

11. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15ngày, kể từ ngày đăng Công báo, các chế độ quy định tại Thông tư này được ápdụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc,đề nghị các Bộ, ngành và địa phương phản ánh về Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.

Mẫu số 1: Ban hành kèmtheo Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2002 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã được sửa đổi, bổ sung.

 

Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tên doanh nghiệp

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TÊN TRONG DOANH NGHIỆP TẠI THỜI ĐIỂM SẮP XẾP LẠI NGÀY....... THÁNG ...... NĂM 200.....

Số

thứ

tự

Họ và tên

Chức danh

công việc

đang làm

Trình độ

chuyên môn

nghiệp vụ

Hiện đang thực

hiện loại hợp

đồng lao động

Thời điểm tuyển dụng

vào khu vực nhà nước

(ngày, tháng, năm)

Thời điểm nghỉ

việc (ngày,

tháng, năm)

Hệ số

lương đang

hưởng

Nơi ở

hiện

nay

1

2

3

4

5

6

7

8

9

I

Được tuyển dụng trước ngày 21/4/1998 hoặc ngày 26/4/2002

 

 

 

 

 

 

 

1

Vũ Thị A

C.N tiện bậc thợ 6/7

T.C kỹ thuật, ngành tiện

A

20/03/1973

2/5/1995

2,84

 

II

Được tuyển dụng từ ngày 21/4/1998 hoặc ngày 26/4/2002

 

 

 

 

 

 

 

2

Đinh Thị A

Kế toán viên bậc, 2/8

ĐH kinh tế, ngành kế toán

B

01/02/1975

03/08/1998

2,02

 

 

 

Người lập biểu

(Ký tên)

 

Ngày......tháng......năm 200....

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu )

 

Hướng dẫn: ghi mẫu số l:

Thời điểm sắp xếp ở các mẫu được ghi ngày.......tháng.........năm.........doanh nghiệptiến hành xã phương án sắp xếp lao động do cơ cấu lại.

Cột 2: Đối với doanh nghiệp sắp xếp lại thì ghi ngày 21/4/1998;đối với doanh nghiệp giải thể, phá sản ghi 26/4/2002.

Cột 4: Nếu là viên chức thì ghi trình độ đào tạo và ngành chuyênmôn, nếu là công nhân thì ghi nghề và bậc thợ.

Cột5: Nếu thuộc loại hợp đồng lao động (viết tắt là HĐLĐ) không xác định thời hạnđược ghi ký hiệu (A); xác đinh thời hạn từ 1 đến 3 năm được ghi ký hiệu (B); dưới1 năm hoặc bằng miệng được ghi ký hiệu (C); tuyển dụng theo chế độ biên chế Nhànước, nhưng chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động được ghi ký hiệu (D).

Cột 6: Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu tham gia vào khu vực nhà nước.

Cột 7: Ghi ngày......tháng......năm......nghỉ việc cho các đối tượngđang nghỉ việc nhưng chưa chấm dứt quan hệ lao động theo quy định của phápluật.

Cột 8: Ghi tổng hệ số lương bao gồm cả phụ cấp chức vụ và phụ cấpkhu vực (nếu có).

Cột 9: Ghi cụ thể địa chỉ từ số nhà trở lên, điện thoại (nêu có).

Mẫu số 2: Ban hành kèm theo Thông tư số11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2002 của B Lao động - Thươngbinh và Xã hội đã được sửa đổi, bổ sung.

 

Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tên doanh nghiệp

DANH SáCH NGƯờI LAO ĐộNG cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh tại thời điểm sắp xếp lại NGÀY....... THÁNG ...... NĂM 200.....

Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tên doanh nghiệp

DANH SÁCH NGƯƠI LAO ĐỘNG CẦN SỬ DỤNG THEO YÊU CẦU SẢN XUẤT

 KINH DOANH TạI THờI ĐIểM SắP XếP LạI NGàY...... THáNG .... NĂM 200.....

 

 

 

Số

t ư

tự

Họ và tên

Số thứ tự ở biểu số 1

Tháng năm sinh

Dự kiến bố trí chỗ làm việc sau khi sắp xếp lại lao động

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

 (Năm, tháng)

 

 

Nam

Nữ

 

 

1

2

3

4

5

6

7

 

 

01

 

 

 

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

 

 

 

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

(Ký tên)

 

Ngày......tháng......năm 200....

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu )

 

Hướng dẫn ghi mẫu số 2:

Cột 3: Được lấy số thứ tự ở mẫu số 1,

Cột 7: Được ghi năm, tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (ví dụ: đã đóng22 năm 4 tháng, được ghi 22,4).

 

Mẫu số 3: Ban hành kèm theo Thông tư số1l/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội đã được sửa đổi, bổ sung.

 

Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tên doanh nghiệp ......

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG TẠI THỜI ĐIỂM SẮP XẾP LẠI NGÀY ..... THÁNG ..... NĂM 200...

 

Số thứ tự

Họ và tên

Số thứ tự ở biểu 1

Ngày, tháng, năm sinh

Tổng thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01/01/2003 (năm)

Tổng thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước từ ngày 01/01/2003

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (năm)

Ghi chú

Nam

Nữ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

I

Đối tượng thực hiện theo nghị định số 41/2002/NĐ-CP

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đối tượng thực hiện theo Bộ Luật lao động

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

(Ký tên)

 

Ngày......tháng......năm 200....

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu )

Hướng dẫn ghimẫu số 3

Cột 6và 7: Đối với công ty cổ phần hoạt động trong 12 tháng chỉ tính đến thời điểm đượccấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp.

 

Mẫu số 4: Ban hành kèm theo Thông tư số1l/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2002 của B Lao động - Thươngbinh và Xã hội đã được sửa đổi, bổ sung.

 

Tên doanh nghiệp:

Số         /

V/v đề nghị phê duyệt phương

án sắp xếp lao động do cơ cấu

lại doanh nghiệp

CộNG HòA Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 ............, ngày........tháng....... năm 200.....

 

Kính gửi:......................................................................

               ...................................................................

 

Thực hiện Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanhnghiệp nhà nước và Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2002 của B Lao động - Thương binh và Xã hội, đã được sửa đổi, bổ sung về hướngdẫn thực hiện một số điều của Nghị định nêu trên, (tên doanh nghiệp) đề nghị(tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền) xem xét phê duyệt hoặc xác nhận (đối vớicông ty cổ phần hoạt động trong 12 tháng) phương án sắp xếp lao động do cơ cấulại doanh nghiệp nhà nước.

(có hồ sơ kèm theo mẫu số 1, 2, 3, 5)./.

 

Nơi nhận:

- Như trên,

- Lưu phòng tổ chức

THỦ TRƯNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 5: Ban hành kèm theo Thông tư số11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2002 của B Lao động - Thươngbinh và Xã hội đã được sửa đổi, bổ sung.

 

Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tên doanh nghiệp

PHƯƠNG áN SắP XếP LAO ĐộNG

DO CƠ CẤU LẠI DOANH NGHIỆP

 

1. Những đặc điểm chủ yếu:

- Tên doanh nghiệp:..................................................................................................................

- Thành lập ngày........tháng ........... năm ...................

- Địa chỉ:..................................................................................................................................

- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanhchính: ...................................................................................

- Thuận lợi: .............................................................................................................................

- Khó khăn: ............................................................................................................................

- Hình thức sắp xếp lại: (ví dụ: chuyển thành công ty cổ phần).

2. Phương án sắp xếp lao động:

a) Phân loại lao động trước khi sắp xếp.

Tổng số lao động (sau đây viết tắt LĐ) có tên trong doanhnghiệp:.........người, trong đó nữ .......người.

Chia ra:

+ Số LĐ ký hợp đồng LĐ (sau đây viếttắt HĐLĐ) không xác định thời hạn ...................người.

+ Số LĐ ký HĐLĐ có thời hạn từ 1 đến 3năm ......................... người.

+ Số LĐ ký HĐLĐ mùa vụ, theo công việc< 1 năm ................. người.

+ Số LĐ chưa thực hiện ký kết HĐLĐ .......................................người.

b) Phân loại lao động tại thời điểm sắp xếp lại:

- Số LĐ cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất - kinh doanh.........người,trong đó nữ ............. người.

- Số LĐ nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật tao động ........người.

- Số LĐ hết thời hạn ký kết HĐLĐ ......................................người.

- Số LĐ dôi dư .............người, trong đó nữ......................... người.

Chia ra:

+ Số LĐ thực hiện theo Nghị định số41/2002/NĐ-CP ..................... người.

+ Số LĐ thực hiện theo Bộ Luật Laođộng ........................................người.

Ngày...... tháng......năm 200.....

Ngày ...... tháng ..... năm 200....

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

Người lập biểu

(Ký tên)

Phê duyệt nhà nước của cơ quan có thẩm quyền

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 6: Ban hành kèm theo Thông tư số11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2002 của B Lao động - Thươngbinh và Xã hội đã được sửa đổi, bổ sung.

TÊN DOANH NGHIỆP

Số        QĐ-.........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........., ngày........tháng ....... năm 200.....

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐC.......................................

V/v giải quyết nghỉ việc hưởng chính sách đối với laođộng

dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

GIÁM ĐỐC ............................................................................

Căn cứ B Luật Lao động ngày 23 tháng 5 năm 1994;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của B Luật Lao độngngày 02 tháng 4 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002;

Căn cứ Quyết định số...........của cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh về chức năng, quyền hạn, bộ máy tổ chức của doanh nghiệp;

Theo đề nghị của trưởng..............tổ chức lao động,

 

QUYẾT ĐNH:

Điều 1: Ông (bà) .............................................................Sinhngày....... tháng ...... năm ................

- Quê quán: .............................

- Nơi ở hiện nay: .............................................................................................................

- Nơi ở khi vềnghỉ: .........................................................................................................

- Nghề, chuyên môn đào tạo: ...........................................................................................

- Chức đanh công việc đang làm: .....................................................................................

- Nghỉ việc được hưởng chế độ (ví dụ: nghỉ hưu trước tuổi) theochính sách giải quyết lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

- Thời điểm tính chế độ tính đến ngày ...... tháng ......năm ...... (lấy theo ngày ký quyết định nghỉ việc).

- Thời gian làm việc trong khu vực nhà nước .......... năm......... tháng.

- Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội ............. năm ...........tháng.

- Hệ số tiền lương đang hưởng ........ hệ số, phụ cấp lương....... tổng cộng hệ số lương được hưởng ........

- Mức lương tối thiểu ................ đồng.

Điều 2: Các chế độ được hưởng khi nghỉ việc(ghi cụ thể từng loại chế độ):

1.     (Ví dụ: Trợ cấp 3 tháng lương cấp bậc, phụcấp lương đang hưởng cho 1 năm nghỉ hưu trước tuổi);

2.     ....................

- Ông (Bà) thuộc số thứ tự ở biểu số ........ kèm theo Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm2002.

- Quyền lợi bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định hiệnhành: (ghi cụ thể hưởng từng loại chế độ (ví dụ: nghỉ việc chờ hưu, bảo lưuthời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.......).

Điều 3: Người lao động trực tiếp lĩnh tạiphòng kế toán tài vụ của doanh nghiệp.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày ký.

Điều 5: Các ông (bà) Trưởng...............Tổ chức, Kế toán tài vụ và ông (bà)...............chịu tráchnhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 5,

- Lưu VP, hồ sơ đương sự.

GIÁM ĐC...................

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 7: Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6năm 2002 của B Lao động - Thương binh và Xã hội đã đượcsửa đổi, bổ sung.

Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tên doanh nghiệp

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ HƯU TRƯC TUỔI VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ  CHI TRẢ TẠI THI ĐIỂM CÓ QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC

NGÀY....... THÁNG ...... NĂM 200.....

 

Số thứ tự

Họ và tên

Số thứ tự ở biểu số 1

Tháng năm sinh

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Thời điểm tuyển dụng vào KVNN (Ngày tháng năm)

Hệ số lương cấp bậc hiện hưởng

Hệ số các khoản phụ cấp lương

Tổng cộng hệ số lương và phụ cấp được hưởng 1 tháng

Số năm về hưu trước tuổi

Chế độ được hưởng

Tổng cộng tiền được hưởng (đồng)

Nơi ở khi về nghỉ

Nam

Nữ

Chức vụ

Khu vực

Trợ cấp tính theo thời gian nghỉ hưu trước tuổi

(đồng)

Trợ cấp do có 20 năm đầu đóng BHXH (đồng)

Trợ cấp từ năm thứ 21 trở đi có đóng BHXH (đồng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

(Ký tên)

Ngày......tháng......năm 200....

Thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

(Ký tên)

Ngày......tháng......năm 200....

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu )

 

Hướng dẫn ghi mẫu số 7:

Cột 6 = Ghi cả số tháng lẻ; ví dụ: 21 năm 3 tháng  (21,3)

Cột 11 = Cột 8 + cột 9 + cột 10

Cột 12 = Tuổi nghỉ hưu theo quy định (nam 60; nữ 55) - sốtuổi tại thời điểm nghỉ việc

Cột 13 = {{(Cột 12 tính tròn năm x 3) + (số tháng chế độ đã quy đổicho số tháng lẻ ở cột 12)} x (cột 11x mức lương tối thiểu)}

Cột 14 = (Cột 11 x mức lương tối thiểu) x 5

Cột 15 = {(cột 6 - 20 năm) x 1/2} x (cột 11 x mức lương tối thiểu)}

Cột 16 = Cộng các cột 13 + 14 + 15.

Mẫu số 8: Ban hành kêu theo Thông tư số11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2002 của B Lao động - Thươngbinh và Xã hội đã được sửa đổi, bổ sung.

Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tên doanh nghiệp

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỦ TUỔI NGHỈ HƯU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH NHƯNG CÒN THIẾU THỜI GIAN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỐI ĐA LÀ 1 NĂM TẠI THI ĐIỂM CÓ QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC NGÀY....... THÁNG ...... NĂM 200.....

 

Số

thứ

tự

Họ và tên

Số thứ

tự ở biểu

số 1

Tháng năm sinh

Tháng năm

tham gia

công tác

Thời gian

đã đóng

BHXH

Số tháng còn

thiếu chưa

đóng BHXH

Hệ số lương

để đóng

BHXH

Tổng số

tiền đóng

BHXH

Xếp loại lao

động theo

nghề, công việc

Nơi ở khi

về nghỉ

hưu

Nam

Nữ

1

2

3

5

 

6

 

8

9

10

11

12

I

01

...

Đối tượng 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng 1:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

01

...

Đối tượng 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng 2:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

01

...

Đối tượng 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng 3:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

01

...

Đối tượng 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng 4:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

(Ký tên)

Ngày.....tháng.....năm200....

Xác nhận của cơ quan BHXH

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày.....tháng.....năm200....

Thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày.....tháng.....năm200....

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi mẫu số 8:

* Cột 2:

- Đối tượng 1: được lập danh sách người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi có thời gian đóng BHXH đủ 14 năm đến dưới 15 năm.

 

- Đối tượng 2: được lập danh sách người lao động nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi có đủ 15 năm làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực 0,7 trở lên, hoặc đủ 10 năm công tác thực tế ở chiến trường B, C trước ngày 30/4/1975, chiến trường K trước ngày 31/8/1981 có thời gian đóng BHXH đủ 19 năm đến dưới 20 năm.

 

 

- Đối tượng 3: được lập danh sách người lao động đủ 50 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đối với nữ có thời gian đóng BHXH đủ 19 năm đến dưới 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

 

- Đối tượng 4: được lập danh sách người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại đã đóng BHXH đủ 19 năm đến dưới 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không phụ thuộc vào tuổi đời.

* Cột 9:

Hệ số lương đang hưởng tại thời điểm nghỉ việc (kể cả phụ cấp chức vụ, khu vực, hệ số bảo lưu lương nếu có).

* Cột 10:

{Lấy 15% x [cột 8 x (cột 9 x mức lương tối thiểu hiện hành)]}.

 

Mẫu số 9: Ban hành kèm theo Thông tư số11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2002 của B Lao động - Thươngbinh và Xã hội đã được sửa đổi, bổ sung.

Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền

 

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG KHÔNG XÁC ĐỊNH THỜI HẠN HƯỞNG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ CHI TRẢ TẠI THỜI ĐIỂM CÓ QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC NGÀY....... THÁNG ...... NĂM 200.....

Số thứ tự

Họ và tên

Số thứ tự ở biểu số 1

Tháng năm sinh

Thời gian thực tế làm việc trong KVNN sau khi đã quy đổi tháng lẻ (năm)

Hệ số lương cấp bậc hiện hưởng

Hệ số các khoản phụ cấp nếu có

Tổng cộng hệ số lương và phụ cấp được

Chế độ được hưởng

Tổng kinh phí được hưởng (đồng)

Có nguyện vọng đi đào tạo (X)

Nơi ở khi về nghỉ hưu

Nam

Nữ

Trước ngày 1/1/2003

Từ ngày 1/1/2003

Chức vụ

Khu vực

Theo thâm niên làm việc

Trợ cấp 5 triệu đồng

Trợ cấp đi tìm việc làm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phântích nguồn:

Tổng kinh phí chi trả: ...................đồng; chia ra:

- Trách nhiệm của Quỹ lao động dôi dư cấp:...........đồng.

- Trách nhiệm của doanh nghiệp nhưng đề nghị Quỹ lao động dôi dưhỗ trợ............đồng.

- Nguồn của doanh nghiệp chi (nếu có).............đồng

.

 

Người lập biểu

(Ký tên)

Ngày......tháng......năm 200....

Thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

(Ký tên)

Ngày......tháng......năm 200....

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu )

 

Hướng dẫn ghi mẫu số 9:

Cột 11 = Cộng các cột 8 + 9 + 10 .

Cột 12 = {(Cột 11 x mức lương tối thiểu 210.000 đ x cột 6 đã quy đổi x 2) +(cột 11 x mức lương tối thiểu 290.000 đ x cột 7 đã quy đổi x 2)}

Cột 13 = Được ghi 5.000.000 đ

Cột 14 = {cột 11 x mức lương tối thiểu 290.000) x 6}; nếuthuộc đối tượng đóng tiếp BHXH tại nơi cư trú được ghi ký hiệu (K)

Cột 15 = Cộng các cột 12 + 13 + 14

Cột 16 : Có nguyện vọng đi đào tạo thì ghi ký hiệu (X).

Mẫu số 10: Ban hành kèm theo Thông tư số11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2002 của B Lao động - Thươngbinh và Xã hội đã được sửa đổi, bổ sung.

Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tên doanh nghiệp

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THỰC HIỆN LOẠI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG XÁC ĐỊNH THỜI HẠN TỪ 1 ĐẾN 3 NĂM HƯỞNG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ CHI TRẢ TẠI THỜI ĐIỂM CÓ QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC NGÀY...... THÁNG .... NĂM 200.....

 

Số thứ tự

Họ và tên

Số thứ tự ở biểu số 1

Tháng năm sinh

Thời gian thực tế làm việc trong KVNN sau khi đã quy đổi tháng lẻ (năm)

Thời gian hợp đồng lao động còn lại chưa thực hiện (tháng)

Hệ số lương cấp bậc hiện hưởng

Hệ số các khoản phụ cấp lương (nếu có)

Tổng cộng hệ số lương và phụ cấp được hưởng 1 tháng

Chế độ được hưởng

Tổng cộng kinh phí được hưởng (đồng)

Nơi ở khi về nghỉ

Nam

Nữ

Trước ngày 1/1/2003 (năm)

Từ ngày 1/1/2003 (năm)

Chức vụ

Khu vực

Trợ cấp theo thâm niên làm việc (đồng)

70% tiền lương (đồng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phântích nguồn:

Tổng kinh phí chi trả: ...................đồng.

Trong đó: - Trách nhiệm của Quỹ lao động dôi dư ............đồng.

   - Trách nhiệm của doanhnghiệp nhưng đề nghị Quỹ lao động dôi dư hỗ trợ. . . . . . . . . . .. đồng.

   - Nguồn của doanh nghiệpchi (nếu có) . . . . . . . . . . . . . đồng.

 

Người lập biểu

(Ký tên)

Ngày......tháng......năm 200....

Thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

(Ký tên)

Ngày......tháng......năm 200....

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu )

 

Hướng dẫn ghi mẫu số 10:

Cột 12 = Cộng các cột 9 + 10 + 11

Cột 13 = (Cột 12 x mức lương tối thiểu 210.000 đ x cột 6 đã quyđổi) + (cột 12 x mức lương tối thiểu 290.000 đ x cột 7 đã quy đổi)

Cột 14 = (Cột 12 x mức lương tối thiểu 290.000 đ x 70% x cột 8 tốiđa 12 tháng)

Cột 15 = Cộng các cột 13 + 14.

 

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Hằng