• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 19/08/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 14/01/2009
BỘ THUỶ SẢN
Số: 650/2000/QĐ-BTS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Tháp, ngày 4 tháng 8 năm 2000
Bộ Thuỷ sn cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

Ban hành Quy chế Kiểm tra và chứng nhận Nhà nước về

chất lượng hàng hoá thuỷ sản, thay thế Quyết định số08/2000/QĐ-BTS ngày 07/01/2000

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

Căn cứ Nghị định 50/CP ngày 21/6/1994 của Chính phủ qui định nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thủy sản;

Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ phân công tráchnhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;

Căn cứ Thông tư 02 TT/LB ngày 24/5/1996 của Liên Bộ Khoa học Côngnghệ Môi trường - Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Nghị định 86/CP;

Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kiểm tra và chứng nhận Nhà nước vềchất lượng hàng hoá thuỷ sản, thay thế Quy chế được ban hành theoQuyết định số 08/2000/QĐ-BTS ngày 7/1/2000.

Điều 2. Quyếtđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Vụtrưởng Vụ Khoa học Công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thựchiện Quyết định này.

Điều 4.Các Ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Bảovệ Nguồn lợi Thuỷ sản, Giám đốc Trung tâm Kiểm tra Chất lượng và Vệ sinh Thuỷsản, Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quảnlý thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

BỘ THUỶ SẢN                                     cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

       ----------                                                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ

Kiểm tra và chứng nhận Nhà nước về chất lượng hàng hoáthuỷ sản

(Ban hành kèm theo Quyết định số 650/2000/QĐ-BTS ngày04/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)

---------------------------------

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.Quy chế này quy định phương thức, nội dung, trình tự kiểm tra, chứng nhận Nhà nướcvề chất lượng hàng hoá thuỷ sản và quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quantrong kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá thuỷ sản.

2.Quy chế này áp dụng đối với các loại hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu, nhập khẩu vàtiêu thụ nội địa thuộc danh mục bắt buộc phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng(sau đây gọi tắt là Danh mục). Sản phẩm thuỷ sản sử dụng cho cá nhân,hàng mẫu triển lãm, hội chợ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.

3.Tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá thuỷ sản thuộc Danhmục nói trên (sau đây gọi tắt là Chủ hàng) phải đăng ký kiểm tra và chịusự kiểm tra của cơ quan kiểm tra, chứng nhận Nhà nước về chất lượng hàng hoáthuỷ sản (sau đây gọi tắt là Cơ quan Kiểm tra) theo quy định của Quy chếnày.

4.Việc kiểm tra chất lượng các lô hàng xuất khẩu ngoài Danh mục, việc kiểm tratheo yêu cầu riêng của nước/khu vực thị trường nhập khẩu, hoặc kiểm tra theoyêu cầu của chủ hàng, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.

Điều 2.Cơ quan Kiểm tra

1.Cơ quan Kiểm tra nói trong Quy chế này là các đơn vị được Liên Bộ Khoa học Côngnghệ Môi trường và Thuỷ sản thống nhất chỉ định tại Thông tư số 02 TT/LB ngày24/5/1996.

2.Phạm vi trách nhiệm kiểm tra Nhà nước về chất lượng của các Cơ quan Kiểm trathuộc Bộ Thuỷ sản được quy định tại Thông tư số 03 TT/TCCB-LĐ ngày 19/8/1996 vàcác văn bản bổ sung, sửa đổi của Bộ Thuỷ sản.

Điều 3. Căn cứ để kiểm tra và chứng nhận Nhà nước về chất lượnghàng hoá

1.Căn cứ để kiểm tra và chứng nhận Nhà nước về chất lượng hàng hoá thuỷ sản làcác Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản, thuộc diện bắt buộc ápdụng; các quy định khác về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Thuỷ sảnhoặc Bộ Y tế ban hành.

2.Đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu, Cơ quan Kiểm tra được phép kiểm tra và chứngnhận chất lượng theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu hoặc khu vực thị trường nhậpkhẩu, nếu mức chỉ tiêu chất lượng nêu trong tiêu chuẩn đó thoả mãn yêu cầu quyđịnh tại các văn bản nói ở Khoản 1 Điều này.

Điều 4.Các phương thức kiểm tra

1.Miễn kiểm tra: áp dụng cho các lô hàng thuỷ sản do cơ sở chế biến được Bộ Thuỷsản công nhận đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (loại A và loạiB) sản xuất, được chính các cơ sở này đăng ký kiểm tra để xuất khẩu hoặc tiêuthụ nội địa.

2.Kiểm tra giảm: áp dụng cho các lô hàng của những cơ sở sản xuất thuỷ sản cóchất lượng ổn định, liên tục trong 6 tháng không có lô hàng nào bị cơ quan thẩmquyền trong và ngoài nước yêu cầu tái chế, trả về hoặc huỷ bỏ.

3.Kiểm tra thông thường: áp dụng cho lô hàng của các cơ sở không thuộc diện quyđịnh tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

4.Hàng hoá của các cơ sở nói tại Khoản 1 sẽ bị kiểm tra theo chế độ thông thườngnếu cơ sở có lô hàng bị cơ quan kiểm tra nước ngoài yêu cầu trả về hoặc huỷ bỏ;cơ sở chỉ được áp dụng chế độ miễn kiểm tra trở lại sau khi đã thực hiện đầy đủcác biện pháp đảm bảo kiểm soát an toàn thực phẩm và được Cơ quan Kiểm tra xácnhận.

Điều 5.Điều kiện để hàng hoá được nhập khẩu, xuất khẩu, tiêu thụ nội địa

Hànghoá thuộc Danh mục chỉ được phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tiêu thụ nội địa khiđược cấp một trong các văn bản sau đây:

1. Giấy chứng nhận Chất lượng, theo Mẫu 01 TS/KHCN, quy định tại Phụ lục 1Quy chế này.

2. Thông báo Miễn kiểm tra Chất lượng, theo Mẫu 02 TS/KHCN, quy địnhtại Phụ lục 2 Quy chế này.

Chương II

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

Điều 6. Trách nhiệm của Chủ hàng

1.Tạo điều kiện cho Cơ quan Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ và cung cấp đầy đủ hồ sơtài liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy chế này;

2.Nộp phí kiểm tra cho Cơ quan Kiểm tra theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.

Điều 7. Trách nhiệm của Cơ quan Kiểm tra

1.Thực hiện việc kiểm tra và chứng nhận Nhà nước về chất lượng hàng hoá thuỷ sảntheo đúng quy định trong phạm vi được phân công; đảm bảo tính chính xác, trungthực và khách quan khi kiểm tra và chứng nhận;

2.Đăng ký với Bộ Thuỷ sản, Tổng cục Hải quan và các cơ quan hữu quan danh sách,chức danh và mẫu chữ ký của những người có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận Chấtlượng hoặc Thông báo Miễn kiểm tra Chất lượng;

3.Lưu giữ hồ sơ kiểm tra và chứng nhận chất lượng hàng hoá thuỷ sản trong thờihạn 2 năm và xuất trình khi các cơ quan có trách nhiệm yêu cầu;

4.Lưu giữ và bảo quản đúng qui định các mẫu kiểm tra vi sinh và hoá học trongkhoảng thời gian ít nhất 30 ngày kể từ ngày lấy mẫu;

5.Tiếp nhận và giải quyết kịp thời khiếu nại của chủ hàng đối với việc kiểm trachất lượng do cơ quan mình tiến hành;

6.Bồi thường vật chất cho chủ hàng về hậu quả do những sai sót trong việc kiểmtra và chứng nhận Nhà nước về chất lượng. Mức bồi thường có thể được thoả thuậntừ một phần đến tối đa 10 lần phí kiểm tra đã thu đối với lô hàng;

7.Định kỳ hàng quý và hàng năm gửi báo cáo về công tác kiểm tra và chứng nhậnchất lượng hàng hoá thuỷ sản cho Bộ Thuỷ sản theo quy định.

Điều 8. Quyền hạn của Cơ quan Kiểm tra

1.Yêu cầu chủ hàng cung cấp các hồ sơ có liên quan đến xuất xứ và chất lượng lôhàng đăng ký kiểm tra;

2.Ra vào nơi sản xuất, lưu giữ, bảo quản và vận chuyển hàng hoá thuỷ sản để lấymẫu và kiểm tra;

3.Lấy mẫu và kiểm tra chất lượng lô hàng theo quy định tại Chương III của Quy chếnày;

4.Lấy mẫu trên dây chuyền hoặc mẫu sản phẩm của cơ sở có nghi vấn nhằm mục đíchgiám sát vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở đó;

5.Cấp Giấy chứng nhận Chất lượng, Thông báo Miễn kiểm tra Chất lượng hoặc Thôngbáo lô hàng không đạt tiêu chuẩn cho chủ hàng;

6.Yêu cầu chủ hàng tiến hành các biện pháp xử lý lô hàng không đạt tiêu chuẩnchất lượng, theo dõi việc xử lý lô hàng theo đúng quy định. Kiến nghị cơ quancấp trên xử lý đối với các trường hợp vượt quá thẩm quyền;

7.Thu phí kiểm tra theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.

Chương III

THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG KIỂM TRA

Điều 9. Đăng ký và xác nhận đăng ký kiểm tra

1.Đối với mỗi lô hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tiêu thụ nội địathuộc Danh mục, chủ hàng phải gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoácho Cơ quan Kiểm tra.

2.Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:

a. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá thuỷ sản (2 bản), theo Mẫu 03 TS/KHCNquy định tại Phụ lục 3 Quy chế này;

b.Bản kê chi tiết lô hàng;

c.Các yêu cầu riêng của nước nhập khẩu như đã nêu tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế này.

3.Chủ hàng phải đăng ký với Cơ quan Kiểm tra đề nghị kiểm tra lại chất lượng lôhàng trong các trường hợp sau đây:

a.Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hết thời hạn;

b.Lô hàng bị hư hại;

c.Hàng hoá hoặc bao bì bị thay đổi so với lần kiểm tra trước;

d.Lô hàng đã được tái chế, hoàn thiện hoặc bổ sung theo yêu cầu của Cơ quan kiểmtra.

4.Khi nhận đủ hồ sơ, Cơ quan Kiểm tra có trách nhiệm xem xét, hướng dẫn chủ hàngbổ sung những phần còn thiếu, xác nhận đăng ký kiểm tra và thông báo ngay chochủ hàng về thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra.

Điều 10. Nội dung kiểm tra hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu

1.Đối với các lô hàng thuộc diện kiểm tra thông thường:

a.Kiểm tra xuất xứ và tính đồng nhất của lô hàng;

b.Kiểm tra các chỉ tiêu ngoại quan, quy cách bao gói, ghi nhãn và điều kiện vậnchuyển, bảo quản của lô hàng.

c.Lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu khác theo tiêu chuẩn được quy định cụ thể đốivới từng loại hàng hoá thuộc Danh mục.

2.Đối với các lô hàng thuộc diện kiểm tra giảm: Phương thức và mức độ giảm kiểmtra do Cơ quan Kiểm tra chịu trách nhiệm theo dõi điều kiện đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm của cơ sở quyết định; việc kiểm tra giảm do chính cơ quan đóthực hiện.

Điều 11. Nội dung kiểm tra hàng hoá thuỷ sản nhập khẩu

1.Nếu lô hàng được nhập khẩu có chi tiết sai khác so với nội dung giấy đăng kýkiểm tra nói tại Điều 8, chủ hàng phải bổ sung hồ sơ cho Cơ quan Kiểm tra.

2.Các lô hàng thuỷ sản nhập khẩu được miễn lấy mẫu kiểm tra nếu đã được cấp giấychứng nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng của nướcxuất khẩu có thoả thuận công nhận lẫn nhau với Việt Nam, hoặc của tổ chức giámđịnh nước ngoài thuộc danh mục đã được Bộ Thuỷ sản chấp thuận.

3.Đối với lô hàng thuộc diện miễn lấy mẫu kiểm tra theo quy định tại Khoản 2 Điềunày, Cơ quan Kiểm tra tiến hành kiểm tra sự phù hợp về xuất xứ, tính đồng nhất,bao gói, ghi nhãn và ngoại quan của hàng hoá được nhập về so với hồ sơ:

a.Nếu phù hợp, trong phạm vi 2 ngày, lô hàng sẽ được cấp Thông báo Miễn kiểmtra.

b.Trường hợp không phù hợp, lô hàng sẽ được kiểm tra như hàng hoá thông thườngtheo các nội dung quy định tại Khoản 4 Điều này.

4.Đối với các hàng hoá khác thuộc diện kiểm tra thông thường, nội dung kiểm tratiến hành theo Khoản 1 Điều 10 Quy chế này.

Điều 12. Thông báo kết quả kiểm tra

1.Đối với các lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 4,không quá 2 ngày kể từ khi xác nhận đăng ký kiểm tra, Cơ quan Kiểm tra cấp Thôngbáo Miễn Kiểm tra Chất lượng cho chủ hàng.

2.Đối với các lô hàng khác, không quá 10 ngày kể từ ngày xác nhận đăng ký kiểmtra lô hàng, Cơ quan Kiểm tra phải:

a.Gửi phiếu báo kết quả kiểm nghiệm cho chủ hàng;

b.Cấp Giấy chứng nhận Chất lượng nếu lô hàng đạt tiêu chuẩn quy định;

c.Gửi Thông báo không đạt tiêu chuẩn nếu lô hàng không đạt tiêu chuẩn quyđịnh, nêu rõ biện pháp xử lý cần thiết và yêu cầu chủ hàng thực hiện.

3.Đối với các lô hàng đạt tiêu chuẩn, Cơ quan Kiểm tra có thể cấp thêm giấy chứngnhận chất lượng theo mẫu khác, căn cứ yêu cầu của chủ hàng hoặc quy định củacác nước nhập khẩu/khu vực thị trường nhập khẩu, với nội dung không trái vớinội dung ghi trong Giấy chứng nhận Chất lượng cấp cho lô hàng.

Điều 13. Giấy chứng nhận chất lượng, Thông báo miễn kiểm tra, Thôngbáo lô hàng không đạt tiêu chuẩn

1.Giấy chứng nhận chất lượng, Thông báo miễn kiểm tra, Thông báo lô hàng khôngđạt tiêu chuẩn do Cơ quan kiểm tra cấp phải được đánh số thứ tự riêng cho từngnăm và riêng cho từng loại giấy.

2.Cách đánh số được quy định thống nhất như sau: Mỗi số thứ tự sẽ bao gồm 3 nhómchữ và số (Thí dụ: XA 0001/2000).

a.Nhóm đầu gồm các chữ cái là mã số của Cơ quan Kiểm tra, theo quy định tại Phụlục 4 Quy chế này;

b.Nhóm thứ hai gồm bốn chữ số, là số thứ tự của giấy do Cơ quan Kiểm tra đó cấptrong năm;

c.Nhóm thứ 3 gồm 4 chữ số sau dấu gạch chéo là năm cấp giấy.

3.Mỗi Giấy chứng nhận Chất lượng, Thông báo Miễn kiểm tra Chất lượng, Thông báolô hàng không đạt tiêu chuẩn được lập thành 02 liên: 1 liên giao cho chủ hàng,1 liên lưu tại Cơ quan Kiểm tra.

4.Giấy chứng nhận chất lượng, Thông báo Miễn kiểm tra Chất lượng cấp cho lô hàngnào chỉ có giá trị đối với lô hàng đó trong điều kiện vận chuyển, bảo quản lôhàng không làm thay đổi chất lượng hàng hoá đã kiểm tra.

Chương IV

PHÍ VÀ LỆ PHÍ KIỂM TRA VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG

Điều 14.Phí và lệ phí

1.Cơ quan Kiểm tra được thu phí, lệ phí kiểm tra và chứng nhận chất lượng chohàng hoá thuỷ sản; trừ phí phân tích các mẫu theo yêu cầu giám sát của Cơ quanKiểm tra, quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế này.

2.Mức phí, lệ phí, việc quản lý và sử dụng phí, lệ phí thực hiện theo qui định vàhướng dẫn của Bộ Tài chính. Nghiêm cấm Cơ quan Kiểm tra và cán bộ cơ quan kiểmtra thu các khoản phí và lệ phí khác trái với quy định.

Chương V

KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 15.Khiếu nại

1.Trong thời hạn 03 ngày sau khi nhận được Phiếu báo kết quả kiểm nghiệm, chủhàng có quyền yêu cầu Cơ quan Kiểm tra tiến hành kiểm nghiệm lại.

2.Chủ hàng có quyền khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo được hướngdẫn tại Nghị định 67/1999/NĐ-CP ngày 07/8/1999 của Chính phủ về các hoạt độngkiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng.

Điều 16.Giải quyết khiếu nại

1.Trong phạm vi 10 ngày sau khi nhận được đơn khiếu nại của chủ hàng, thủ trưởngCơ quan Kiểm tra phải xem xét giải quyết, không trái với quy định của của LuậtKhiếu nại, Tố cáo và phải có văn bản trả lời cho chủ hàng.

2.Chủ hàng phải chịu toàn bộ phí kiểm tra lại trong trường hợp kết qủa của lần kiểmnghiệm lại không trái với kết quả kiểm nghiệm lần đầu.

3.Trong trường hợp kết quả kiểm nghiệm của Cơ quan Kiểm tra không chính xác, gâythiệt hại cho chủ hàng, chủ hàng có quyền khiếu nại yêu cầu bồi thường theo mứcđã quy định tại Khoản 6 Điều 6 Quy chế này.

Điều 17.Xử lý vi phạm

1.Mọi vi phạm các quy định của Quy chế này đều bị xử phạt theo luật định, tuỳthuộc mức độ vi phạm.

2.Các vi phạm hành chính xử phạt theo Nghị định 57/CP ngày 31/5/1997 của Chínhphủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá.

3.Những vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm bị truy cứutrách nhiệm hình sự theo luật định.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 18. Sửa đổi Quy chế

1.Quy chế này thay thế Quy chế Kiểm tra và Chứng nhận Nhà nước về chất lượng hànghoá thuỷ sản, ban hành theo Quyết định số 08/2000/QĐ-BTS ngày 07/01/2000 của Bộtrưởng Bộ Thuỷ sản.

2.Mọi sửa đổi, bổ sung nội dung Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản xem xét vàquyết định bằng văn bản.

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Tạ Quang Ngọc

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.