QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế vận động thu, quản lý và sử dụng quỹ quốc phòng – an ninh
_________________________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2008/NQ-QH12 ngày 14/11/2008 của QUốc hội về việc kéo dài nhiệm kỳ hoạt động 2004 – 2009 của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2010/NQ-HĐND, ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa IX, kỳ họp thứ 21 về việc thông qua mức đóng góp Quỹ quốc phòng – an ninh, mức phụ cấp hàng tháng đối với thông đội trưởng, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian giữ chức vụ Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã và các chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ;
Xét đề nghị của Liên ngành: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh – Sở Tài chính tại Tờ trình số 1024/TTr-LN ngày 21/10/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế vận động thu, quản lý và sử dụng quỹ quốc phòng – an ninh áp dụng trên toàn địa bàn tỉnh Gia Lai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các ông Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(đã ký)
Phạm Thế Dũng
QUY CHẾ
Thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng – an ninh
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
_____________________________
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quỹ quốc phòng – an ninh được lập ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) do cơ quan, tổ chức, hộ gia định hoạt động, cư trú trên địa bàn tự nguyện đóng góp; ngoài ra Quỹ quốc phòng – an ninh còn tiếp nhận mọi khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong va ngoài nước để hỗ trợ cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ và các hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cấp xã. Việc đóng góp, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng – an ninh thực hiện theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, công khai, đúng pháp luật.
Điều 2. Quỹ quốc phòng – an ninh cũng với nguồn ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã) và các nguồn thu hợp pháp khác được chi sử dụng:
1.Đăng ký, quản lý, xây dựng và phát triển lực lượng Dân quân tự vệ.
2.Tuyên truyền vận động và tổ chức phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội trên địa cấp xã.
3.Tuần tra, canh gác, kiểm tra, kiểm soát địa bàn và phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.
4.Xây dnwgj phương án Dân quân tự vệ tham gia hoạt động khu vực phòng thủ cấp huyện, cấp tỉnh. Hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự ở cấp xã.
5.Tập huấn, huấn luyện, diễn tập và hội thao quốc phòng.
6.Mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng – an ninh của địa phương.
7.Tiền ăn, tiền ngày công lao động trong thời gian được huy động làm nhiệm vụ theo quy định tại Điều 8 của Luật Dân quân tự vệ; phục vụ phòng chống gây rối, bạo loạn và các khoản chi phí cần thiết khác cho các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh.
8.Sở kết, tổng kết, thi đua khen thưởng.
Điều 3. Việc thu Quỹ quốc phòng – an ninh phải thực hiện đúng theo quy định; việc sử dụng Quỹ quốc phòng – an ninh phải thực hiện đúng nội dung, mục đích, đúng chế độ chính sách của Nhà nước.
Quỹ quốc phòng – an ninh được thu nỗi năm không quá 2 lần và phải thu dứt điểm trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trần (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) chịu trách nhiệm tổ chức quản lý thống nhất Quỹ quốc phòng – an ninh. Quỹ quốc phòng – an ninh được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ công khai, hiệu quản và tiết kiệm.
Quỹ quốc phòng – an ninh là quỹ công chuyên dùng của cấp xã (không đưa vào thu – chi ngân sách xã). Quỹ được mở tài khoản riêng ở Kho bạc Nhà nước (cùng với nơi mở tài khoản thu, chi ngân sách cấp xã) để theo dõi quản lý.
Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp xã) chịu trách nhiệm quản lý, giám sát Quỹ quốc phòng – an ninh tại địa phương; phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện) có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ quốc phòng – an ninh của cấp xã.
Chương II
ĐỐI TƯỢNG VẬN ĐỘNG VÀ MỨC ĐÓNG GÓP QUỸ QUỐC PHÒNG – AN NINH
Điều 4. Các đối tượng được vận động đóng góp Quỹ quốc phòng – an ninh gồm:
- Hộ gia đình hoạt động, cư trú tại tỉnh Gia Lai.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh, các cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc đứng chân trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp nhận mọi khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nộp vào Quỹ quốc phòng – an ninh.
Điều 5. Mức đóng góp Quỹ quốc phòng – an ninh:
Chính quyền cấp xã vận động các đối tượng theo quy định tự nguyện đóng góp vào Quỹ quốc phòng – an ninh theo mức cụ thể như sau:
- Đối với hộ gia đình:
+ Hộ gia đình không sản xuất kinh doanh, họ gia đình cán bộ, công chức, viên chức: 5.000 đồng/hộ/tháng;
+ Hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh:
Hộ gia đình sản xuất kinh doanh có môn bài bậc 3, bậc 4, bậc 5 và bậc 6: 10.000 đồng/hộ/tháng;
Hộ gia đình sản xuất kinh doanh có môn bài bậc 1và bậc 2: 20.000 đồng/hộ/ tháng;
- Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp: 50.000 đồng/đơn vị/tháng.
- Đối với các tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh: 100.000 đồng/đơn vị/tháng. Các cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc: 60.000 đồng/đơn vị/tháng.
Chương III
VẬN ĐỘNG THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ
QUỐC PHÒNG – AN NINH
Điều 6. Hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các đoàn thể của cấp xã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn: Quân sự; Công an; Tài chính – Kế toán; Văn hóa – Xã hội; Trưởng: thôn, buôn, làng, tổ dân phố và các thành phần liên quan khác vận động các đối tượng tự nguyện đóng góp Quỹ quốc phòng – an ninh
Điều 7. Việc thu tiền đóng góp Quỹ quốc phòng – an ninh phải sử dụng biên lai thu theo mẫu thống nhất do Sở Tài chính phát hành. Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết toán biên lai thu đối với Phòng Tài chính-Kế hoạch cấp huyện theo đúng quy định về sử dụng biên lai, ấn chỉ. Khi thu tiền Quỹ quốc phòng - an ninh phải giao biên lai cho người nộp tiến.
Điều 8. Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập kế hoạch thu, chi Quỹ quốc phòng - an ninh báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thẩm tra, gửi Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện. Thời gian gửi báo cáo kế hoạch thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Quỹ quốc phòng - an ninh được tổ chức quản lý theo như quy định tại Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
Bộ phận Tài chính - Kế toán cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân xấp xã quản lý Quỹ quốc phòng - an ninh và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Các khoản thu, chị Quỹ quốc phòng - an ninh phải được kế toán ngân sách xã mở sổ theo dõi theo đúng chế độ kế toán quy định tại Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài chính.
Kho bạc Nhà nước (nơi mở tài khoản tiền gửi Quỹ quốc phòng - an ninh) quản lý theo chế độ tiền gửi.
Kết thúc năm, Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ quốc phòng - an ninh gửi Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ quốc phòng - an ninh và gửi kết quả báo cáo thẩm tra đến đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã theo quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo thu, chi Quỹ quốc phòng - an ninh của cấp xã. Trường hợp có sai sót phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và yêu cầu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã điều chỉnh.
Số kế hoạch và số quyết toán thu, chi Quỹ quốc phòng - an ninh phải thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất trong thời gian 90 ngày (kể từ ngày niêm yết). Thời hạn công khai: chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành Nghị quyết về quyết định kế hoạch thu, chi và phê chuẩn số quyết toán thu, chi Quỹ quốc phòng - an ninh.
Chương IV
KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT
Điều 9. Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng, quản lý và đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh thì được xem xét khen thưởng theo chế độ của nhà nước.
Điều 10. Người được giao nhiệm vụ vận động thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh của địa phương vi phạm pháp luật của Nhà nước và của Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại về vật chất phải bồi thường.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện và các đoàn thể cấp huyện chỉ đọa Phòng Tài chính – Kế hoạch, các phòng ban liên quan của cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện theo đúng quy chế này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy chế này./.