QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế tuyển chọn, quản lý và sử dụng trí thức trẻ
về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang
________________________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chỉnh phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 163/2010/TTLT-BTC-BNV ngày 20/10/2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi tuyển và phí thi nâng ngạch công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị quyết số 95/2013/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc họp đồng trí thức trẻ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế tuyển chọn, quản lý và sử dụng trí thức trẻ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đác Sở Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện; Thủ trường các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Cục kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- TTr Tỉnh ủy;
- TTr HĐND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Công báo-Tin học tỉnh;
- Lưu VT, NC, SNV.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Đàm Văn Bông
|
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
_____________
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________
|
QUY CHẾ
Tuyển chọn, quản lý và sử dụng trí thức trẻ
Về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2362/2013/QĐ-UBND ngày 25/10/2013
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
____________________
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định công tác tuyển chọn, quản lý và sử dụng tri thức trẻ theo Nghị quyết số 95/2013/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành chính sách đối với trí thức trẻ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang (gọi chung là tri thức trẻ).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tri thức trẻ hợp đồng công tác tại xã đặc biệt khó khăn.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tuyển chọn, quản lý và sử dụng trí thức trẻ hợp đồng công tác tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
1/ Tổ chức tuyển chọn phải bảo đảm nguyên tác công khai dân chủ, công bằng, đúng quy định.
2/ Việc quản lý, sử dụng trí thức trẻ phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực.
Chương II
TUYỂN CHỌN
Điều 4. Tiêu chuẩn, điều kiện của người dự tuyển
1. Người dự tuyển phải có đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Độ tuổi: Không quá 30 tuổi;
b) Trình độ văn hoá: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Chuyên môn nghiệp vụ; có trình độ cao đẳng và đại học,
2. Điều kiện của người dự tuyển;
a) Có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hà Giang từ đủ 60 tháng trở lên;
b) Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất, đạo đức tốt;
c) Có đủ sửc khỏe theo qui định;
d) Có cam kết tình nguyện công tác tại các xã đặc biệt khó khăn;
đ) Có đủ các văn bằng, chứng nhận theo quy định;
e) Không tuyển những người đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản, án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giảo dục hoặc đang bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Điều 5. Hồ sơ dự tuyển
1. Đơn xin dự tuyển, bản cam kết tình nguyện công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang và sơ yếu lý lịch có dán ảnh đươc đóng dấu giáp lai, xác nhận của cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền địa phương có thẩm quyền.
2. Bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp (hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp), bảng kết quả học tập, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, chứng chỉ tin học,
3. Giấy chứng nhận sức khỏe còn thời hạn theo qui định.
4. Bản nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị, địa phương nơi hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc nơi trước đây đã tham gia tình nguyện.
5. 02 phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ nơi nhận, số điện thoại liên hệ và 02 ảnh 4x6cm.
Điều 6. Lệ phí dự tuyển
Vận dụng Thông tư số 163/2010/TTLT-BTC-BNV ngày 20/10/2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi tuyển và phí thi nâng ngạch công chức, viên chức.
Điều 7. Hình thức tuyển chọn
1. Tuyển chọn thông qua hình thức xét tuyển: Trường hợp số lượng người dự tuyển ít hơn hoặc bằng chỉ tiêu tuyển chọn thì Hội đồng tuyển chọn tổ chức xét tuyển;
2. Tuyển chọn thông qua hình thức xét tuyển, phỏng vấn: Trường hợp số lượng người dự tuyển nhiều hơn chi tiêu tuyển chọn thi tiến hành xét tuyển, phỏng vấn, để xác định người trúng tuyển theo Điều 8, Điều 9 quy chế này.
3. Hội đồng tuyển chọn căn cứ vào số lượng hồ sơ dự tuyển và nhu cầu sử dụng của cơ sở để tham mưu cho UBND tỉnh xác định chi tiêu tuyển chọn đối với từng chuyên ngành cụ thể.
Điều 8. Cách tính điểm
1. Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2.
2. Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các bài thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1 (Đối với hệ đào tạo theo tín chỉ thì điểm học tập đồng thời là điểm tốt nghiệp).
3. Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.
4. Tổng số điểm của người dự tuyển bao gồm điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn tính theo quy định tại khoản 1,2 và 3 Điều này và điểm ưu tiên theo quy định tại Điều 9 quy chế này.
Điều 9. Ưu tiên trong xét tuyển
1. Qui định các trường hợp ưu tiên: Vận dụng Điều 8, Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn. Ưu tiên tuyển chọn các chuyên ngành theo nhu cầu sử dụng của địa phương (nếu có) và các tiêu chí sau:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 Điều vào tổng số điểm xét tuyển;
b) Người dân tộc thiểu số, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chuẩn bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động; được cộng 20 điểm vào tổng số điểm xét tuyển;
c) Người có hộ khẩu thường trú tại khu vực đặc biệt khó khăn, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên; người có thời gian giữ chức danh hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố liên tục từ 02 năm trở lên: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm xét tuyển, vv.
2. Trường hợp người dự tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả xét tuyển.
3. Người được đào tạo trình độ chính quy được cộng thêm, 10 điểm ngoài số điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
4. Trường hợp đặc biệt trong xét tuyển: Các trường hợp thuộc đối tượng cử tuyển của tỉnh, nếu có nguyện vọng dự tuyển thì được xét tuyển thẳng không phải qua vòng phòng vấn.
Điều 10. Xác định người trúng tuyển.
1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển phải có đủ điều kiện sau: có điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn, mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên (điểm học tập chưa nhân hệ 2).
2. Kết quả xét tuyển lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp, đủ số lượng chỉ tiêu theo kế hoạch được giao.
3. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả xét tuyển bằng nhau thì xác định người trúng tuyển như sau: người có kết quả điểm học tập cao hơn là người trúng tuyển; nếu kết quả điểm học tập bằng nhau thì người có kết quả điểm tốt nghiệp cao hơn là người trúng tuyển; nếu kết quả điểm học tập và kết quả điểm tốt nghiệp bằng nhau thì ưu tiên người có hộ khẩu thường trú tại khu vực đặc biệt khó khăn là người trúng tuyển; nếu vẫn chưa xác định được người trúng tuyển thì Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn quyết định người trúng tuyển.
4. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
Điều 11. Tổ chức xét tuyển, phỏng vấn
1. Việc xét tuyển, phỏng vấn trí thức trẻ do Hội đồng tuyển chọn tỉnh thực hiện.
Hội đồng tuyển chọn do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập.
2. Hội đồng tuyển chọn quyết định thành lập và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với Ban ra đề phỏng vấn; Ban kiểm tra, sát hạch phỏng vấn; Tổ giúp việc Hội đồng tuyển chọn.
3. Hội đồng tuyển chọn làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây;
a) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ người dự tuyển;
b) Thông báo kế hoạch tổ chức phỏng vấn đến người dự tuyển;
c) Tổ chức xét tuyển, phỏng vấn, tổng hợp kết quả tuyển chọn, báo cáo UBND tỉnh quyết định công nhận;
d) Thông báo kết quả trúng tuyển;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự tuyển theo quy định (nếu có);
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qủi định của pháp luật.
Chương III
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TRÍ THỨC TRẺ
Điều 12. Phân công công tác
1. Hội đồng tuyển chọn tổng hợp danh sách những người trúng tuyển đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định công nhận kết quả tuyển chọn (sau khi đã thông báo kết quả trúng tuyển theo quy định).
2. UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Nội vụ ra quyết định xếp mức trợ cấp và phân công công tác cho trí thức trẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng của cơ sở (xem xét phân công trí thức trẻ được công tác tại xã, huyện nơi có hộ khẩu thường trú, nếu có chuyên môn phù hợp với nhu cầu sử dụng).
3. Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện ký kết hợp đồng với trí thức trẻ theo quyết định phân công của Sở Nội vụ,
Điều 13. Quản lý và sử dụng
1. Sở Nội vụ:
a) Hướng dẫn UBND cấp huyện ký hợp đồng, bố trí, quản lý và sử dụng trí thức trẻ;
b) Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện xem xét hợp đồng bổ sung trí thức trẻ (khi trí thức trẻ bỏ việc hoặc thôi việc,...), điều động, luân chuyển trí thức trẻ đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng của địa phương;
c) Bàn giao hồ sơ của trí thức trẻ cho cấp xã trực tiếp quản lý;
d) Tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ, đột xuất; 6 tháng, một năm tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
a) Chỉ đạo cấp xã bố trí tri thức trẻ đảm nhận công việc phù hợp; tổ chức giao ban với tri thức trẻ tại huyện (định kỳ 6 tháng 01 lần) để nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ của trí thức trẻ gắn với đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của cơ sở;
b) Thống nhất với Sở Nội vụ quyết định chấm dứt hợp đồng đối với các trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ (02 năm liên tục) hoặc các trường hợp xin chuyển công tác; xem xét bổ sung trí thức trẻ thay thế (nếu cần);
c) Tổng hợp, báo cảo UBNp tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp) cho ý kiến chi đạo đối với các trường hợp sau 03 năm hoàn thành nhiệm vụ ở cơ sở nhưng chưa được bố trí vào biên chế chính thức;
d) Thực hiện chính sách chấm dứt hợp đồng hoặc thanh lý hợp đồng đối với trí thức trẻ thực hiện theo qui định của Pháp luật hiện hành;
d) Hàng năm báo cảo UBND tỉnh tình hình thực hiện nhiệm vụ của tri thức trẻ (qua Sở Nội vụ tổng hợp); thực hiện ký hợp đồng năm tiếp theo đối với trí thức trẻ hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1, Điều 16 Quy chế này.
3. Ủy ban nhân cấp xã:
a) Tiếp nhận và bố trí công; việc cho trí thức trẻ theo hợp đồng của UBND huyện; báo cáo UBND huyện việc phân công cán bộ theo dõi, giúp đỡ trí thức trẻ; định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo tình hình triển khai các đề án, kế hoạch triển kinh tế-xã hội của trí thức trẻ tại địa bàn.
b) Hàng năm, UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến nhận xét về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và đánh giá, xếp loại qui trình thực hiện nhiệm vụ của trí thức trẻ tại cơ sở (như công chức cấp xã) báo cáo UBND huyện.
c) Thực hiện chi trả chế độ trợ cấp và đóng BHXH, BHYT; trực tiếp quản lý, sử dụng trí thức trẻ;
Điều 14. Trách nhiệm của trí thức trẻ
1. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định phân công công tác của tổ chức đối với cá nhân; thực hiện tốt chủ trương Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuân thủ nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Tham mưu tuyên truyền, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của cấp ủy, chính quyền các cấp. Nắm vững và nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội, hàng năm xây dựng kế hoạch, đề án tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cấp xã về lĩnh vực chuyên môn đưọc phân công; báo cáo, đề xuất với cấp ủy, chính quyền biện pháp, giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
3. Thực hiện tốt công tác quản lý tài sản, văn bản, hồ sơ, tài liệu đươc giao theo quy định; phối hợp với cán bộ, công chức và đoàn thể ở địa phương, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4. Nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, tự rèn luyện, học hỏi, để nâng cao nâng lực, kinh nghiệm công tác cho bản thân.
5. Định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với cấp ủy, chính quyền xã và UBND huyện (qua phòng Nội vụ) để làm cơ sở nhận xét, đánh giá mức độ rèn luyện, phấn đấu trong quá trình công tác (báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ gửi UBND huyện phải có xác nhận của cấp ủy, chính quyền xã),
6. Trong thời gian hợp đồng nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc tự ý bỏ việc thì chấm dứt hợp đồng.
Điều 15. Quyền lợi của trí thức trẻ
1. Được chính quyền địa phương (nơi công tác) bố trí nơi ở, làm việc phù hợp với điều kiện của cơ sở.
2. Được tham gia các tổ chức đoàn thể, các tổ chức hội, các hoạt động phong trào theo qui định của Pháp luật; được xem xét kết nạp vào Đảng cộng sản việt Nam; được tham gia nghiên cứu, góp ý kiến vào các chương trình, dự án; được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội,... như công chức cấp xã.
3. Được bố trí nghỉ phép và các ngày lễ, tết theo qui định.
4. Sau 01 năm công tác trở lên nếu trí thức trẻ hoàn thành nhiệm vụ, thì được cấp có thẩm quyền ưu tiên xem xét, tuyển chọn vào cán bộ, công chức cấp xã, cấp huyện.
Điều 16. Chế độ chính sách đối với trí thức trẻ
1. Trí thức trẻ hợp đồng công tác xã trong thời gian 03 năm (mỗi năm ký hợp đồng 01 lần).
2. Được trợ cấp hàng tháng hệ số 2,34 mức lương cơ sở đối với người có trình độ đại học và hệ số 2,1 mức lương cơ sở đối với người có trình độ cao đẳng.
3. Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.
4. Được trợ cấp công tác phí hàng tháng (ngoài tiền lương hiện hưởng) trong thời gian hợp đồng với mức khoán tính theo hệ số 0,13 mức lương cơ sở.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Nhiệm vụ của các cấp, các ngành
Sở Nội vụ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình tổ chức, thực hiện nếu xét thấy cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp vơi thực tiễn, các ngành, đơn vị, địa phương tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, quyết định./.
Kính gửi:
- Bộ Nội vụ;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Trung tâm công báo - tin học tỉnh;
Ngày 25 tháng 10 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định số 2362/2013/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế tuyển chọn, quản lý và sử dụng trí thức trẻ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang, do sơ xuất trong khâu đánh máy nên có sai sót tại phần căn cứ của Quyết định như sau:
Căn cứ Nghị quyết số 95/2013/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc hợp đồng trí thức trẻ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Nay đính chính lại là: "Căn cứ Nghị quyết số 95/2013/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành chính sách đối với trí thức trẻ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang"./.