Sign In
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Namngày 09 tháng 6 năm 2000;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Nghịđịnh này quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12tháng 11 năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoàitại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000 (sau đây gọi chung là Luật Đầu tư nướcngoài).

Đầutư nước ngoài vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao; đầu tư nướcngoài theo Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh làBOT), Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh (viết tắt theo tiếng Anh làBTO), Hợp đồng xây dựng chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BT); đầu tư nướcngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa họcthực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luậtkhác có liên quan.

Cáchoạt động tín dụng quốc tế, hoạt động thương mại và các hình thức đầu tư giántiếp khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng tham gia hợp tác đầu tư

Đốitượng tham gia hợp tác đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài gồm:

1.Doanh nghiệp Việt Nam:

a)Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;

b)Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã;

c)Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội;

d)Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tưnhân được thành lập theo Luật Doanh nghiệp.

2.Cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng các điềukiện do Chính phủ quy định.

3.Nhà đầu tư nước ngoài.

4.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

5.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

6.Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng BOT, BTO và BT.

Điều 3. Danh mục và lựa chọn dự án đầu tư

1.Ban hành kèm theo Nghị định này:

a)Danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư;

b)Danh mục dự án khuyến khích đầu tư;

c)Danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư;

d)Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện;

đ)Danh mục lĩnh vực không cấp phép đầu tư.

Căncứ vào quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, BộKế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) trình Thủ tướngChính phủ xem xét, điều chỉnh danh mục nói trên.

2.Nhà đầu tư được chủ động lựa chọn dự án đầu tư, đối tác đầu tư, hình thức đầu tư,địa bàn, thời hạn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ góp vốn pháp địnhphù hợp với quy định của Luật Đầu tư nước ngoài và Nghị định này.

Điều 4. Luật điều chỉnh

1.Các đối tượng tham gia hợp tác đầu tư quy định tại Điều 2 Nghị định này phảituân thủ quy định của Luật Đầu tư nước ngoài, quy định của Nghị định này và cácquy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.

2.Trong trường hợp cụ thể nào đó về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam màpháp luật Việt Nam chưa có quy định thì các bên có thể thoả thuận trong hợpđồng việc áp dụng luật của nước ngoài nếu việc áp dụng luật của nước ngoàikhông trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Điều 5. Ngôn ngữ sử dụng

Hồsơ dự án đầu tư và các văn bản chính thức gửi các Cơ quan Nhà nước Việt Nam đượclàm bằng tiếng Việt Nam hoặc bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài thôngdụng.

 

Chương II

HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Điều 6. Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợpđồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiếnhành đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phân chiakết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.

Hợpđồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khívà một số tài nguyên khác theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thựchiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Luật Đầu tư nước ngoài.

Điều 7. Nội dung Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợpđồng hợp tác kinh doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

1.Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia Hợp đồng hợptác kinh doanh (sau đây gọi là các Bên hợp doanh); địa chỉ giao dịch hoặc địachỉ nơi thực hiện dự án;

2.Mục tiêu và phạm vi kinh doanh;

3.Đóng góp của các Bên hợp doanh, việc phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ thựchiện hợp đồng;

4.Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước;

5.Thời hạn hợp đồng;

6.Quyền, nghĩa vụ của các Bên hợp doanh;

7.Các nguyên tắc tài chính;

8.Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng;

9.Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoàicác nội dung trên, các Bên hợp doanh có thể thỏa thuận những nội dung kháctrong Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hợpđồng hợp tác kinh doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các Bên hợp doanh kývào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh cóhiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

Điều 8. Ban điều phối

Trongquá trình kinh doanh, nếu xét thấy cần thiết, các Bên hợp doanh có thể thoảthuận thành lập Ban điều phối để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Banđiều phối không phải là cơ quan lãnh đạo của các Bên hợp doanh. Chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều phối do các Bên hợp doanh thỏa thuận.

Điều 9. Văn phòng điều hành

Bênhợp doanh nước ngoài được thành lập Văn phòng điều hành tại Việt Nam đểlàm đại diện cho mình trong việc thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh và chịutrách nhiệm về hoạt động của Văn phòng điều hành.

Vănphòng điều hành của Bên hợp doanh nước ngoài có con dấu, được mở tài khoản, đượctuyển dụng lao động, được ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanhtrong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy phép đầu tư và Hợp đồnghợp tác kinh doanh.

Vănphòng điều hành của Bên hợp doanh nước ngoài phải đăng ký tại Cơ quan cấp Giấyphép đầu tư.

Điều 10. Nghĩa vụ nộp thuế của các Bên hợp doanh

1.Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính kháctheo Luật Đầu tư nước ngoài; Bên hợp doanh Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế vàcác nghĩa vụ tài chính khác theo các quy định của pháp luật áp dụng đối vớidoanh nghiệp trong nước.

2.Thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ tài chính khác của các Bên hợp doanh(gồm cả tiền thuê đất, thuế tài nguyên...) có thể được tính gộp vào phần sảnphẩm được chia cho Bên hợp doanh Việt Nam và Bên hợp doanh Việt Nam có tráchnhiệm nộp cho Nhà nước.

Điều 11. Hình thức Doanh nghiệp liên doanh

1.Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sởHợp đồng liên doanh ký giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinhdoanh tại Việt Nam.

Trongtrường hợp đặc biệt, Doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sởHiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước khác.

2.Doanh nghiệp liên doanh mới là doanh nghiệp được thành lập giữa Doanh nghiệpliên doanh đã được thành lập tại Việt Nam với:

a)Nhà đầu tư nước ngoài;

b)Doanh nghiệp Việt Nam;

c)Cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng các điềukiện do Chính phủ quy định;

d)Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

đ)Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được thành lập tạiViệt Nam.

3.Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữuhạn. Mỗi Bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vàovốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhântheo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấyphép đầu tư.

Điều 12. Nội dung Hợp đồng liên doanh

Hợpđồng liên doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

1.Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các Bên liên doanh; tên, địa chỉcủa Doanh nghiệp liên doanh;

2.Mục tiêu và phạm vi kinh doanh;

3.Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức, tiến độ gópvốn và tiến độ xây dựng;

4.Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước;

5.Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp;

6.Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

7.Quyền và nghĩa vụ của các Bên liên doanh;

8.Các nguyên tắc tài chính;

9.Thể thức sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện chấmdứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp;

10.Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoàicác nội dung trên, các Bên liên doanh có thể thỏa thuận những nội dung kháctrong Hợp đồng liên doanh.

Hợpđồng liên doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các Bên liên doanh ký vàotừng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng liên doanh có hiệu lực kểtừ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

Điều 13. Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh

Điềulệ của Doanh nghiệp liên doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

1.Tên, địa chỉ của doanh nghiệp; tên, quốc tịch, địa chỉ của người đại diện cóthẩm quyền của các Bên liên doanh;

2.Mục tiêu và phạm vi kinh doanh;

3.Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức và tiến độ gópvốn pháp định;

4.Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp;

5.Thể thức thông qua quyết định của doanh nghiệp; nguyên tắc giải quyết tranhchấp;

6.Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

7.Các nguyên tắc tài chính;

8.Tỷ lệ phân chia lãi và lỗ cho các Bên liên doanh;

9.Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, các vấn đề về sử dụng và đào tạo lao động;

10.Thời hạn hoạt động, điều kiện chấm dứt hoạt động và giải thể doanh nghiệp;

11.Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp.

Ngoàicác nội dung trên, các Bên liên doanh có thể thỏa thuận những nội dung kháctrong Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh.

Điềulệ Doanh nghiệp liên doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các Bên liêndoanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối Điều lệ. Điều lệ Doanh nghiệpliên doanh được đăng ký tại Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.

Điều 14. Vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh

1.Vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đốivới các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyếnkhích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn,nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấpthuận.

2.Tỷ lệ góp vốn của Bên hoặc các Bên liên doanh nước ngoài do các Bên liên doanhthoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của Doanh nghiệp liêndoanh. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinhdoanh và các lợi ích kinh tế xã hội khác của dự án, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tưcó thể xem xét cho phép Bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưngkhông dưới 20% vốn pháp định.

Trườnghợp thành lập Doanh nghiệp liên doanh mới, tỷ lệ góp vốn pháp định của các Nhàđầu tư nước ngoài phải bảo đảm điều kiện nêu trên.

3.Đối với những dự án quan trọng theo quy định của Chính phủ, khi ký kết Hợp đồngliên doanh, các Bên liên doanh thoả thuận việc tăng tỷ lệ góp vốn của Bên ViệtNam trong vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh.

Điều 15. Tiến độ góp vốn pháp định

1.Vốn pháp định có thể được góp một lần khi thành lập Doanh nghiệp liên doanhhoặc góp từng phần theo phương thức và tiến độ góp vốn pháp định quy định tạiHợp đồng liên doanh.

2.Trường hợp các Bên liên doanh không thực hiện việc góp vốn theo tiến độ đã camkết mà không có lý do chính đáng, thì Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có quyền thuhồi Giấy phép đầu tư.

Điều 16. Góp vốn pháp định bằng giá trị quyền sử dụng đất

Việcgóp vốn pháp định bằng giá trị quyền sử dụng đất của Bên Việt Nam do các Bênliên doanh thỏa thuận trên cơ sở mức giá tiền thuê đất được Uỷ ban nhân dân cấptỉnh quyết định trong khung giá do Bộ Tài chính ban hành.

Điều 17. Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh

1.Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo của Doanh nghiệp liên doanh. Hội đồngquản trị gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác.

Việcquyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị, số lượng thành viên củamỗi Bên liên doanh, việc cử Chủ tịch Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám đốcvà Phó Tổng Giám đốc thứ nhất thực hiện theo quy định của LuậtĐầu tư nước ngoài.

Chủtịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị có thể kiêmnhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và các chức vụ khác của Doanh nghiệpliên doanh.

2.Nhiệm kỳ Hội đồng quản trị do các Bên liên doanh thoả thuận, nhưng không quá 5năm.

3.Trong trường hợp thành lập Doanh nghiệp liên doanh mới, Bên Doanh nghiệp liêndoanh đang hoạt động có ít nhất 2 thành viên trong Hội đồng quản trị và trongđó có ít nhất 1 thành viên là công dân Việt Nam đại diện cho Bên liên doanhViệt Nam.

4.Các thành viên Hội đồng quản trị không hưởng lương, nhưng có thể được hưởng phụcấp liên quan tới hoạt động của Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị quyếtđịnh. Các khoản chi phí này được hạch toán vào chi phí quản lý của Doanh nghiệpliên doanh.

Điều 18. Phương thức họp của Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liêndoanh

1.Hội đồng quản trị họp định kỳ mỗi năm ít nhất một lần. Hội đồng quản trị có thểhọp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc của ít nhất2/3 số thành viên Hội đồng quản trị hoặc của Tổng Giám đốc hoặc của PhóTổng Giám đốc thứ nhất. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồngquản trị triệu tập và chủ trì. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể Uỷ quyền choPhó Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quảntrị.

2.Cuộc họp của Hội đồng quản trị phải có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng quản trịđại diện của các Bên liên doanh tham gia. Các thành viên của Hội đồng quản trịcó thể Uỷ quyền bằng văn bản cho người đại diện tham gia cuộc họp và biểu quyếtthay về các vấn đề được Uỷ quyền.

3.Hội đồng quản trị thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền theo hình thức biểuquyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

Điều 19. Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị

Chủtịch Hội đồng quản trị có quyền hạn và trách nhiệm:

1.Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị;

2.Giữ vai trò chủ chốt trong việc giám sát, đôn đốc thực hiện các quyết định củaHội đồng quản trị.

Điều 20. Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giámđốc

1.Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc Doanh nghiệp liên doanh quản lý và điềuhành công việc hàng ngày của Doanh nghiệp liên doanh. Tổng Giám đốc là ngườiđại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ Doanh nghiệpcó quy định khác. Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc thứ nhất do Bên liêndoanh Việt Nam đề cử và là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam. Trong trườnghợp Doanh nghiệp liên doanh chỉ có một Phó Tổng Giám đốc thì người đó là PhóTổng Giám đốc thứ nhất.

2.Hội đồng quản trị phân định quyền hạn và nhiệm vụ giữa Tổng Giám đốc và PhóTổng Giám đốc thứ nhất. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trịvề hoạt động của Doanh nghiệp liên doanh. Tổng Giám đốc cần trao đổi với PhóTổng Giám đốc thứ nhất về việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị vềmột số vấn đề quan trọng như: bộ máy tổ chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự chủchốt; quyết toán tài chính hàng năm, quyết toán công trình; ký kết các hợp đồngkinh tế.

Trongtrường hợp có ý kiến khác nhau giữa Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhấttrong điều hành hoạt động của doanh nghiệp thì ý kiến của Tổng Giám đốc làquyết định, nhưng Phó Tổng Giám đốc thứ nhất có quyền bảo lưu ý kiến của mìnhđể đưa ra Hội đồng quản trị xem xét, quyết định tại phiên họp gần nhất.

3.Trường hợp Tổng Giám đốc vắng mặt, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất được Uỷ quyềnthay mặt Tổng Giám đốc điều hành doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước Hộiđồng quản trị và Tổng Giám đốc về công việc của mình.

Điều 21. Hình thức Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Doanhnghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà đầu tư nướcngoài, do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịutrách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Doanhnghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty tráchnhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập vàhoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

Điều 22. Điều lệ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Điềulệ của Doanh nghịêp 100% vốn đầu tư nước ngoài phải có những nội dung chủ yếusau đây:

1.Tên, địa chỉ của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền củaNhà đầu tư nước ngoài;

2.Mục tiêu và phạm vi kinh doanh;

3.Vốn đầu tư, vốn pháp định; phương thức, tiến độ thực hiện vốn và tiến độ xâydựng;

4.Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

5.Các nguyên tắc tài chính;

6.Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, các vấn đề về sử dụng và đào tạo lao động;

7.Thời hạn hoạt động, điều kiện chấm dứt hoạt động và giải thể doanh nghiệp;

8.Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp.

Ngoàicác nội dung trên, Điều lệ doanh nghiệp có thể bao gồm những nội dung khác.

Điềulệ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài phải do đại diện có thẩm quyền củaNhà đầu tư ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối Điều lệ. Điều lệ Doanhnghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được đăng ký tại Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.

Điều 23. Vốn pháp định của Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

1.Vốn pháp định của Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốnđầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vàođịa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ nàycó thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được Cơ quan cấp Giấyphép đầu tư chấp thuận.

2.Phương thức và tiến độ thực hiện vốn pháp định được quy định tại Điều lệdoanh nghiệp. Trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài không thực hiện vốn pháp địnhtheo tiến độ đã quy định mà không có lý do chính đáng, thì Cơ quan cấp Giấyphép đầu tư có quyền thu hồi Giấy phép đầu tư.

3.Việc điều chỉnh vốn đầu tư, vốn pháp định do Nhà đầu tư nước ngoài quyết địnhvà được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.

Điều 24. Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 100% vốnđầu tư nước ngoài

Ngườiđại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là TổngGiám đốc, trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác.

 

Chương III

TRIỂN KHAI DỰ ÁN VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH

Điều 25. Nhân sự và phiên họp đầu tiên của Hội đồng quản trị Doanhnghiệp liên doanh

Saukhi được cấp Giấy phép đầu tư, Doanh nghiệp liên doanh phải triển khai nhữngcông việc sau:

1.Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, các Bên liên doanhthông báo cho nhau danh sách thành viên Hội đồng quản trị, cử Chủ tịch và PhóChủ tịch Hội đồng quản trị.

2.Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, Hội đồng quản trịtổ chức phiên họp đầu tiên để thực hiện các công việc chủ yếu sau:

a)Thông qua Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị;

b)Bổ nhiệm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng (hoặc Giám đốctài chính);

c)Xác định cụ thể tiến độ góp vốn pháp định của các Bên liên doanh, kế hoạch vàtiến độ xây dựng.

3.Biên bản phiên họp đầu tiên của Hội đồng quản trị được gửi tới Sở Kế hoạch vàĐầu tư nơi Doanh nghiệp liên doanh đặt trụ sở chính. Đối với doanh nghiệp trongKhu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, biên bản được gửi đến Banquản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao (sau đây gọi chung làBan quản lý Khu công nghiệp) nơi thực hiện dự án.

4.Danh sách Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc Doanh nghiệpliên doanh được đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; đối với doanh nghiệp trongKhu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, danh sách trên được đăng kýtại Ban quản lý Khu công nghiệp.

Điều 26. Thành lập và đăng ký bộ máy quản lý của Doanh nghiệp 100%vốn đầu tư nước ngoài và Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Việcthành lập bộ máy quản lý và cử nhân sự của Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nướcngoài do Nhà đầu tư nước ngoài quyết định.

Việcđăng ký danh sách nhân sự của Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đại diện cácBên hợp doanh và Văn phòng điều hành của Bên hợp doanh nước ngoài (đối với Hợpđồng hợp tác kinh doanh) được thực hiện như đối với Doanh nghiệp liên doanh đượcquy định tại Điều 25 của Nghị định này.

Điều 27. Bố cáo về việc thành lập

Saukhi được bổ nhiệm, Tổng Giám đốc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đạidiện các Bên hợp doanh thực hiện đăng bố cáo trên báo Trung ương hoặc báo hàngngày của địa phương trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu như sau:

1.Tên, địa chỉ của doanh nghiệp hoặc địa điểm thực hiện Hợp đồng hợp tác kinhdoanh; tên, địa chỉ của Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Văn phòng điều hành (nếucó);

2.Tên, địa chỉ của các Bên liên doanh, các Bên hợp doanh hoặc Nhà đầu tư nướcngoài;

3.Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của các Bên hợp doanh;

4.Số và ngày cấp Giấy phép đầu tư, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư, thời hạn hoạtđộng của doanh nghiệp hoặc thời hạn thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh;       

5.Vốn đầu tư, vốn pháp định của doanh nghiệp; tỷ lệ góp vốn của mỗi Bên liêndoanh và vốn do các Bên hợp doanh cam kết thực hiện;

6.Mục tiêu và phạm vi hoạt động.

Điều 28. Đăng ký kinh doanh, Chứng chỉ hành nghề

1.Giấy phép đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2.Đối với những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật phảicó Giấy phép kinh doanh, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợpdoanh chỉ cần đăng ký với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai hoạtđộng kinh doanh theo quy định tại Giấy phép đầu tư mà không phải xin Giấy phépkinh doanh.

3.Đối với những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định phải có chứng chỉhành nghề, thì trước khi đi vào hoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, các Bên hợp doanh phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của phápluật.

Điều 29. Chi nhánh, Văn phòng đại diện

1.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh được mở Chi nhánh,Văn phòng đại diện ngoài tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặcđịa điểm hoạt động chính của Hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện các hoạtđộng kinh doanh theo quy định tại Giấy phép đầu tư.

Trườnghợp cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cóthể mở Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện của mình ở nước ngoài để thực hiện cáchoạt động giao dịch, tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm. Việc mở Chi nhánh hoặc Vănphòng đại diện ở nước ngoài phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, chuẩn y.

2.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động của Chinhánh, Văn phòng đại diện của mình ở nước ngoài. Thu nhập của Chi nhánh đượctính vào thu nhập của doanh nghiệp, hàng năm phải được chuyển về công ty mẹ tạiViệt Nam và chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức quy định tại Giấy phép đầutư. Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở Chi nhánh tại nước đãký kết Hiệp định tránh đánh thuế trùng với Việt Nam, thì thực hiện theo quyđịnh của Hiệp định.

3.Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục mở Chi nhánh, Văn phòng đạidiện của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh.

Điều 30. Thuê tổ chức quản lý

1.Đối với các lĩnh vực khách sạn, văn phòng cho thuê, căn hộ cho thuê, sân golf,thể thao, vui chơi giải trí, khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo và một số lĩnhvực khác cần có kỹ năng quản lý chuyên sâu, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, các Bên hợp doanh được thuê tổ chức quản lý để quản lý hoạt động kinhdoanh.

2.Việc thuê quản lý không được làm thay đổi hoặc tác động tiêu cực đến mục tiêuhoạt động của dự án và lợi ích của Nhà nước Việt Nam đã được quy định tại Giấyphép đầu tư.

3.Việc thuê quản lý được thực hiện thông qua hợp đồng quản lý ký giữa Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh với tổ chức quản lý. Phíquản lý do các Bên thỏa thuận trong hợp đồng quản lý, được tính vào chi phíquản lý của doanh nghiệp hoặc của các Bên hợp doanh.

Hợpđồng quản lý chỉ có hiệu lực sau khi được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấpthuận.

4.Tổ chức quản lý hoạt động dưới danh nghĩa và sử dụng con dấu, tài khoản củaDoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của một hoặc các Bên hợp doanh. Tổ chứcquản lý chịu trách nhiệm trước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bênhợp doanh và tuân thủ pháp luật Việt Nam trong quá trình thực hiện quyền vànghĩa vụ của mình quy định tại hợp đồng quản lý.

Tổchức quản lý phải nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quyđịnh của pháp luật. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các Bên hợpdoanh có trách nhiệm nộp thay tổ chức quản lý các khoản này cho Nhà nước ViệtNam.

Trongmọi trường hợp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh là ngườichịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức quản lý trước pháp luật ViệtNam đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý nêu tại hợp đồng quảnlý. Tổ chức quản lý phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam vềnhững hoạt động của mình nằm ngoài phạm vi hợp đồng quản lý.

Điều 31. Tổ chức lại doanh nghiệp

1.Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức đầu tư(sau đây gọi chung là tổ chức lại doanh nghiệp) phải được Cơ quan cấp Giấy phépđầu tư chuẩn y.

Hồsơ đề nghị tổ chức lại doanh nghiệp gồm:

a)Đơn xin tổ chức lại doanh nghiệp;

b)Hồ sơ chuyển nhượng vốn (đối với trường hợp chuyển nhượng vốn);

c)Nghị quyết của Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc thỏa thuận củacác Bên hợp doanh;

d)Điều lệ doanh nghiệp mới (trừ trường hợp chuyển thành doanh nghiệp Việt Nam);

đ)Báo cáo tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp trước khi được tổchức lại;

e)Giải trình về việc tổ chức lại doanh nghiệp;

g)Các tài liệu liên quan đến quyền sử dụng đất;

h)Các tài liệu khác khi Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư yêu cầu.

2.Giải trình về việc tổ chức lại doanh nghiệp có các nội dung chủ yếu như sau:

a)Tên, địa chỉ người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ các doanh nghiệp trướcvà sau khi tổ chức lại doanh nghiệp;

b)Mục tiêu sản xuất, kinh doanh;

c)Phương án sử dụng lao động;

d)Phương án giải quyết các quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp liên quan đếnviệc tổ chức lại doanh nghiệp;

đ)Thời hạn thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp.

3.Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấyphép đầu tư ra quyết định chấp thuận việc tổ chức lại doanh nghiệp dưới hìnhthức cấp Giấy phép đầu tư. Trường hợp không chấp thuận, Cơ quan cấp Giấy phépđầu tư phải có văn bản giải thích rõ lý do.

Điều 32. Kế thừa quyền và nghĩa vụ sau khi tổ chức lại doanh nghiệp

Saukhi được cấp Giấy phép đầu tư cho việc tổ chức lại doanh nghiệp, doanh nghiệpmới kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cũ theo như phương án giảiquyết các quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp nêu trong giải trình về việctổ chức lại doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này.

Điều 33. Chuyển nhượng vốn

1.Khi chuyển nhượng vốn, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanhđăng ký chuyển nhượng vốn với Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.

2.Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng vốn gồm:

a)Đơn đăng ký chuyển nhượng vốn;

b)Hợp đồng chuyển nhượng vốn;

c)Nghị quyết của Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc thỏa thuận củacác Bên hợp doanh;

d)Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Điều lệdoanh nghiệp;

đ)Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp;

e)Tư cách pháp lý, tình hình tài chính của Bên nhận chuyển nhượng trong trườnghợp chuyển nhượng cho bên ngoài doanh nghiệp.

3.Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chuyển nhượngvốn, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư quyết định điều chỉnh Giấy phép đầu tư.

Điều 34. Cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định

1.Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể cơ cấulại vốn đầu tư, vốn pháp định khi có những thay đổi về mục tiêu, quy mô dự án,đối tác, phương thức góp vốn và các trường hợp khác.

2.Việc cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định nêu tại khoản 1 Điều này không đượclàm giảm tỷ lệ vốn pháp định xuống dưới mức quy định tại Điều 14 và Điều 23Nghị định này.

3.Việc cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định, thay đổi tỷ lệ góp vốn của các Bênliên doanh do Hội đồng quản trị doanh nghiệp quyết định và được Cơ quan cấpGiấy phép đầu tư chuẩn y.

Điều 35. Chuyển giao không bồi hoàn

Trườnghợp Nhà đầu tư nước ngoài cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản thuộc sởhữu của mình cho Nhà nước Việt Nam hoặc cho Bên Việt Nam khi hết thời hạn hoạtđộng theo quy định tại Giấy phép đầu tư, thì tài sản chuyển giao phải bảo đảmtrong tình trạng hoạt động bình thường.

Trườnghợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp đồng hợp tác kinh doanh chấm dứthoạt động trước thời hạn do các nguyên nhân không phải là bất khả kháng và nếuviệc chấm dứt này làm thay đổi cam kết chuyển giao không bồi hoàn, thì Nhà đầutư nước ngoài có trách nhiệm hoàn lại những ưu đãi đã được hưởng do cam kếtchuyển giao không bồi hoàn mà có.

Điều 36. Tạm ngừng hoạt động hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án

Khicó lý do xác đáng cần phải tạm ngừng hoạt động hoặc giãn tiến độ thực hiện dựán, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải báo cáo Cơquan cấp Giấy phép đầu tư. Trừ trường hợp bất khả kháng, việc tạm ngừng hoạtđộng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án chỉ được thực hiện sau khi được Cơ quancấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.

Khitạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án, tùy từng trường hợp cụ thể, Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh có thể được miễn, giảm cácnghĩa vụ tài chính.

Điều 37.Chấm dứt hoạt động, thanh lý, giải thể doanh nghiệp

Việcchấm dứt hoạt động, thanh lý, giải thể Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,Hợp đồng hợp tác kinh doanh được thực hiện theo trình tự sau:

1.Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư ra quyết định chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài, Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong những trường hợpquy định tại Điều 52 Luật Đầu tư nước ngoài.

2.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh có trách nhiệm thànhlập Ban thanh lý để thanh lý tài sản doanh nghiệp, thanh lý Hợp đồng hợp táckinh doanh.

3.Sau khi kết thúc thanh lý, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợpdoanh lập báo cáo và gửi hồ sơ thanh lý trình Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xemxét, ra quyết định giải thể doanh nghiệp hoặc chấm dứt hiệu lực Hợp đồng hợptác kinh doanh.

Điều 38. Bố cáo về việc chấm dứt hoạt động

Trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư ra quyết định chấm dứthoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải đăngtrên báo Trung ương hoặc báo hàng ngày của địa phương trong ba số liên tiếp vềviệc chấm dứt hoạt động và thanh lý tài sản của doanh nghiệp, thanh lý Hợp đồnghợp tác kinh doanh.

Điều 39. Thành lập Ban thanh lý

1.Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn hoạt động hoặc kể từ ngàyquyết định chấm dứt hoạt động trước thời hạn có hiệu lực, Hội đồng quản trịDoanh nghiệp liên doanh hoặc Nhà đầu tư nước ngoài (đối với Doanh nghiệp 100% nướcngoài) hoặc các Bên hợp doanh có trách nhiệm thành lập Ban thanh lý để tiến hànhthanh lý tài sản của doanh nghiệp hoặc thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh.Thành phần Ban thanh lý do Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, Nhà đầu tưnước ngoài, các Bên hợp doanh quyết định.

2.Quá thời hạn nêu tại khoản 1 Điều này, nếu Ban thanh lý không được thành lập,Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư ra quyết định thành lập Ban thanh lý để thực hiệnviệc thanh lý doanh nghiệp, thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Cơ quan cấpGiấy phép đầu tư có thể mời đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan hoặcchuyên gia, đại diện người lao động, đại diện chủ nợ tham gia Ban thanh lý.

3.Quyết định thành lập Ban thanh lý nêu tại các khoản 1 và 2 Điều này phải quyđịnh rõ thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, kinh phí hoạt động của Banthanh lý và được gửi cho các Bên liên doanh, các thành viên Hội đồng quản trịDoanh nghiệp liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh.

Điều 40. Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban thanh lý

1.Ban thanh lý là tổ chức giúp Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, Nhà đầutư nước ngoài, các Bên hợp doanh trong việc thanh lý doanh nghiệp, thanh lý Hợpđồng hợp tác kinh doanh. Ban thanh lý được sử dụng con dấu của doanh nghiệphoặc của Bên Việt Nam tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh để phục vụ việcthanh lý;

2.Trong quá trình thanh lý, Ban thanh lý có quyền:

a)Yêu cầu Tổng Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp,đại diện các Bên hợp doanh, và đề nghị tổ chức, cá nhân khác cung cấp hồ sơ,tài liệu, chứng từ... liên quan đến hoạt động thanh lý;

b)Trong trường hợp cần thiết, mời các tổ chức, chuyên gia Việt Nam hoặc nướcngoài tiến hành kiểm toán, giám định máy móc, thiết bị, nhà xưởng, xác định giátrị còn lại của doanh nghiệp hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

3.Ban thanh lý có nhiệm vụ:

a)Thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức có liên quan về việc thanhlý doanh nghiệp, thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

b)Xác định giá trị tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp hoặc của Hợpđồng hợp tác kinh doanh;

c)Xác định các nghĩa vụ tài chính đã thực hiện đối với Nhà nước;

d)Xác định các khoản còn phải thu, phải trả;

đ)Lập phương án thanh lý để Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, Nhà đầu tưnước ngoài, các Bên hợp doanh chuẩn y;

e)Thực hiện phương án thanh lý đã được chuẩn y;

g)Lập báo cáo kết quả thanh lý trình Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh,Nhà đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh.

Điều 41. Thứ tự ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ

Trongquá trình thanh lý, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các Bên hợpdoanh thanh toán các nghĩa vụ theo thứ tự ưu tiên như sau:

1.Chi phí liên quan đến hoạt động thanh lý;

2.Lương, chi phí bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp hoặc các Bên hợp doanh còn nợ;

3.Các khoản thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, của các Bên hợpdoanh đối với Nhà nước Việt Nam;

4.Các khoản nợ;

5.Các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp, của các Bên hợp doanh.

Điều 42. Thời hạn hoạt động của Ban thanh lý

1.Thời hạn hoạt động của Ban thanh lý không quá 12 tháng kể từ ngày thành lập.

2.Khi hết thời hạn, nếu việc thanh lý chưa kết thúc, Ban thanh lý vẫn chấm dứthoạt động; trong trường hợp đó, các Bên liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài, cácBên hợp doanh tự giải quyết các vấn đề chưa được xử lý. Trường hợp có tranhchấp thì việc xử lý tranh chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 122 củaNghị định này.

Điều 43. Phương thức thanh lý tài sản

Tàisản của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tài sản để thực hiện Hợp đồnghợp tác kinh doanh khi thanh lý được thực hiện theo phương thức do các bên thoảthuận.

Trongtrường hợp Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, khi chấm dứthoạt động, giá trị quyền sử dụng đất của thời gian còn lại thuộc tài sản thanhlý của doanh nghiệp.

Điều 44. Thủ tục giải quyết khi lâm vào tình trạng phá sản

Trongquá trình thanh lý, nếu có đủ yếu tố để xác định doanh nghiệp lâm vào tìnhtrạng phá sản, thì Ban thanh lý phải báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư đểchấm dứt việc thanh lý và chuyển sang giải quyết theo thủ tục phá sản quy địnhtrong pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

 

Chương IV

CÁC VẤN ĐỀ VỀ THUẾ TÀI CHÍNH

Điều 45. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên hợp doanh nước ngoài nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp với thuế suất là 25% lợi nhuận thu được, trừ những trường hợp quyđịnh tại Điều 46 của Nghị định này.

Đốivới lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên quý hiếmkhác thì mức thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Dầukhí và pháp luật có liên quan.

Điều 46. Thuế thu nhập doanh nghiệp trong các trường hợp khuyếnkhích đầu tư

Thuếsuất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi được áp dụng như sau:

1.20% đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn sau:

a)Doanh nghiệp khu công nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ;

b)Dự án sản xuất không thuộc loại các dự án nêu tại Điều 45 và các khoản 2 và 3Điều này.

2.15% đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn sau:

a)Thuộc danh mục dự án khuyến khích đầu tư;

b)Đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn;

c)Doanh nghiệp dịch vụ trong Khu chế xuất;

d)Doanh nghiệp khu công nghiệp xuất khẩu trên 50% sản phẩm;

đ)Chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thờihạn hoạt động.

3.10% đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn sau:

a)Có 2 trong các tiêu chuẩn nêu tại khoản 2 Điều này;

b)Thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư;

c)Đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mụcđịa bàn khuyến khích đầu tư;

d)Doanh nghiệp phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệcao; Doanh nghiệp chế xuất;

đ)Thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học;

4.Thời hạn áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi được quy định nhưsau:         

a)Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi nêu tại Điều này được áp dụng trongsuốt thời hạn thực hiện dự án đầu tư đối với dự án đáp ứng một trong các tiêuchuẩn sau:

Thuộcdanh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư;

Thuộcđịa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trong danh mục địa bànkhuyến khích đầu tư;

Pháttriển hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;

Đầutư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;

Thuộclĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

b)Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% được áp dụng trong 15 năm kể từkhi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, trừ các dự án được quy địnhtại điểm a khoản 4 Điều này.

c)Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15% được áp dụng trong 12 năm, kể từkhi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, trừ các dự án được quy địnhtại điểm a khoản 4 Điều này.

d)Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% được áp dụng trong 10 năm, kể từkhi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, trừ các dự án được quy địnhtại điểm a khoản 4 Điều này.

5.Sau thời gian được hưởng mức thuế suất ưu đãi nêu tại các điểm b, c, d khoản 4Điều này, các dự án phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là25%.

6.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo Luật đầu tư nước ngoàiđược giảm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp so với các dự án cùng loại, trừ trườnghợp được hưởng mức thuế là 10%.

Điều 47. Các dự án không được hưởng thuế suất ưu đãi thuế thu nhậpdoanh nghiệp

Cácmức thuế suất nêu tại Điều 46 Nghị định này không áp dụng với các dự án kháchsạn, văn phòng, căn hộ cho thuê (trừ trường hợp đầu tư vào địa bàn khuyến khíchđầu tư hoặc chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khikết thúc thời hạn hoạt động), các dự án tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thươngmại, cung cấp dịch vụ (trừ dự án trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu côngnghệ cao).

Điều 48. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Việcmiễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng như sau:

1.Các dự án nêu tại khoản 1 Điều 46 Nghị định này được miễn thuế thu nhập doanhnghiệp trong 1 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 02 năm tiếptheo.

2.Các dự án nêu tại khoản 2 Điều 46 Nghị định này được miễn thuế thu nhập doanhnghiệp trong 02 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 3 năm tiếptheo.

3.Các dự án nêu tại khoản 3 Điều 46 Nghị định này và các dự án đầu tư vào địa bànkhuyến khích đầu tư được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 ăm kể từ khikinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo, trừ những dự án được miễnthuế thu nhập doanh nghiệp 8 năm.

4.Các Doanh nghiệp BOT, BTO, BT đầu tư vào địa bàn thuộc danh mục địa bàn khuyếnkhích đầu tư; Doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao; doanh nghiệp dịch vụ côngnghệ cao trong Khu công nghệ cao; các dự án trồng rừng và các dựán xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng tại điạ bàn có điều kiện kinhtế xã hội đặc biệt khó khăn; các dự án có quy mô lớn và có tác động lớn đối vớikinh tế xã hội thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn thuếthu nhập doanh nghiệp trong 8 năm kể từ khi kinh doanh có lãi.

5.Thời hạn miễn, giảm thuế được tính liên tục kể từ năm đầu tiên kinh doanh cólãi.

6.Việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trên đây không áp dụng đối với cácdự án khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê (trừ trường hợp đầu tư vào địa bànkhuyến khích đầu tư hoặc chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước ViệtNam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động), các dự án đầu tư vào lĩnh vực tàichính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, cung cấp dịch vụ (trừ dự án trong Khucông nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao).

Điều 49. Điều chỉnh thuế suất ưu đãi và thời hạn miễn, giảm thuếthu nhập doanh nghiệp

1.Trong quá trình kinh doanh, nếu Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bênhợp doanh nước ngoài không đạt các tiêu chuẩn để được hưởng thuế suất thuế thunhập doanh nghiệp ưu đãi và thời hạn miễn, giảm thuế quy định tại các Điều 46và 48 Nghị định này, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư sẽ điều chỉnh mức thuế suất,thời hạn miễn, giảm thuế đã được quy định trong Giấy phép đầu tư.

2.Bộ Tài chính quyết định việc miễn, giảm thuế theo quy định hiện hành đối vớicác trường hợp gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh do thiên tai, hoả hoạnvà các điều kiện bất khả kháng khác.

Điều 50. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

1.Lợi nhuận mà Nhà đầu tư nước ngoài thu được do đầu tư tại Việt Nam (kể cả thuếthu nhập doanh nghiệp được hoàn lại do tái đầu tư và lợi nhuận thu được dochuyển nhượng vốn), nếu chuyển ra nước ngoài hoặc được giữ lại ngoài Việt Namđều phải chịu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

2.Thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài áp dụng như sau:

a)3% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với:

NgườiViệt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo quy định của Luật Đầu tư nướcngoài;

Nhàđầu tư nước ngoài đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;

Nhàđầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinhdoanh từ 10 triệu USD trở lên;

Nhàđầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khókhăn thuộc danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư.

b)5% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn phápđịnh hoặc vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh từ 5 triệu USD đến dưới10 triệu USD và đối với Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án thuộc lĩnhvực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

c)7% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn phápđịnh hoặc vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh không thuộc các trườnghợp quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này.

3.Thuế chuyển lợi nhuận được thu theo từng lần chuyển lợi nhuận.

4.Trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài đã nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nhưngsau đó không chuyển ra nước ngoài, thì số thuế đã nộp sẽ được hoàn lại.

Điều 51. Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp tái đầu tư

1.Nhà đầu tư nước ngoài dùng lợi nhuận và các khoản thu hợp pháp khác từ hoạtđộng đầu tư ở Việt Nam để tái đầu tư vào dự án đang thực hiện hoặc đầu tư vàodự án mới theo Luật Đầu tư nước ngoài được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ sốthuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của số lợi nhuận tái đầu tư (trừ những trườnghợp được quy định tại Luật Dầu khí) nếu đáp ứng các điều kiện sau:

a)Tái đầu tư vào những dự án được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệpnêu tại Điều 46 của Nghị định này;

b)Vốn tái đầu tư được sử dụng từ 3 năm trở lên;

c)Đã góp đủ vốn pháp định, vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh ghi trongGiấy phép đầu tư.

2.Mức hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số lợi nhuận tái đầu tư tại ViệtNam được quy định như sau:

a)100% nếu tái đầu tư vào các dự án thuộc diện được hưởng mức thuế suất thuế thunhập doanh nghiệp 10%;

b)75% nếu tái đầu tư vào các dự án thuộc diện được hưởng mức thuế suất thuế thunhập doanh nghiệp 15%;

c)50% nếu tái đầu tư vào các dự án thuộc diện được hưởng mức thuế suất thuế thunhập doanh nghiệp 20%.

3.Khi có yêu cầu sử dụng lợi nhuận tái đầu tư, Nhà đầu tư nước ngoài lập hồ sơ gửiBộ Tài chính để được xem xét hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp, gồm:

a)Đơn xin hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp do tái đầu tư;

b)Cam kết về việc sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư từ 3 năm trở lên;

c)Cam kết của Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài,các Bên hợp doanh về việc Nhà đầu tư nước ngoài đã góp đủ vốn pháp định hoặcvốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

d)Bản sao Giấy phép đầu tư;

đ)Giấy chứng nhận của Cơ quan thuế về số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp.

4.Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính thôngbáo quyết định của mình cho Nhà đầu tư nước ngoài; trong trường hợp được chấpthuận, Nhà đầu tư nước ngoài được làm thủ tục hoàn thuế thu nhập doanh nghiệpcho phần lợi nhuận của mình dùng để tái đầu tư. Quá thời hạn nêu trên, nếu chưahoặc không chấp thuận, Bộ Tài chính thông báo cho Nhà đầu tư nước ngoài bằngvăn bản và nêu rõ lý do.

Trườnghợp số lợi nhuận đã đăng ký tái đầu tư không được sử dụng để tái đầu tư, thìNhà đầu tư nước ngoài phải nộp lại phần thuế thu nhập doanh nghiệp đã đượchoàn, cộng thêm một khoản tiền lãi được tính bằng lợi tức tiền vay đối với sốthuế phải nộp lại.

Điều 52. Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với chuyển nhượng vốn

Việcchuyển nhượng vốn thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật Đầu tư nướcngoài và là đối tượng chịu thuế theo quy định như sau:

1.Trong trường hợp chuyển nhượng vốn có phát sinh lợi nhuận, Bên chuyển nhượngnộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25% lợi nhuận thu được.

2.Lợi nhuận chịu thuế bằng giá trị chuyển nhượng trừ đi giá trị ban đầu của phầnvốn chuyển nhượng, trừ đi chi phí chuyển nhượng (nếu có).

Trườnghợp các Nhà đầu tư nước ngoài sau đó lại tiếp tục chuyển nhượng phần vốn củamình, thì giá trị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng từng lần sau được xác địnhbằng giá trị chuyển nhượng của hợp đồng chuyển nhượng ngay trước đó cộng vớigiá trị phần vốn góp bổ sung (nếu có).

3.Sau khi Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xác nhận việc đăng ký Hợp đồng chuyển nhượngvốn thông qua việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư, bên chuyển nhượng vốn hoặc ngườiđược uỷ quyền phải nộp cho Cơ quan Thuế địa phương tờ khai thuế đối với hoạtđộng chuyển nhượng vốn kèm theo hồ sơ có liên quan theo quy định của Cơ quanThuế.

Điều 53. Năm tính thuế

Nămtính thuế đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanhbắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh có thể đề nghị Bộ Tàichính cho áp dụng năm tài chính 12 tháng của mình để tính và nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp.

Điều 54. Lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợinhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là số chênh lệch giữa tổng các khoản thuvới tổng các khoản chi cộng với các khoản lợi nhuận phụ khác trong năm tínhthuế trừ đi số lỗ được chuyển theo quy định tại Điều 40 của Luật Đầu tư nướcngoài. Lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp gồm lợi nhuận chịu thuế của cơsở chính cộng với lợi nhuận chịu thuế của cơ sở phụ (nếu có) của doanh nghiệp.

Việcxác định lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tạiĐiều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,các Bên hợp doanh được tính vào chi phí các khoản chi được cơ quan thuế xácđịnh là khoản chi hợp lý tài trợ cho các hoạt động vì mục đích từ thiện, nhânđạo cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Điều 55. Chuyển lỗ

Trongquá trình hoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên hợp doanh nướcngoài sau khi quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển khoảnlỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗkhông quá 5 năm.

Điều 56.Trích lập quỹ doanh nghiệp

Saukhi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác,Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trích lợi nhuận còn lại để lập cácquỹ dự phòng, quỹ phúc lợi, quỹ mở rộng sản xuất và các quỹ khác theo quyếtđịnh của doanh nghiệp.

Điều 57. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu

1.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được miễn thuế nhậpkhẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, bao gồm:

a)Thiết bị, máy móc;

b)Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và phương tiệnvận chuyển dùng để đưa đón công nhân (ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên, phương tiệnthuỷ);

c)Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèmvới thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển và vận tải chuyên dùng quy địnhtại điểm b khoản này;

d)Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để chế tạo thiết bị, máy móc trong dây chuyềncông nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp,khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc;

đ)Vật tư xây dựng mà trong nước chưa sản xuất được.

2.Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án BOT, BTO, BT; giống cây trồng,vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập khẩu để thực hiện dự án nôngnghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp được miễn thuế nhập khẩu.

3.Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu nêu tại khoản 1 và 2 Điềunày được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới côngnghệ.

4.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh trong lĩnh vực kháchsạn, văn phòng căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật,siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sởkhám chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán,dịch vụ tư vấn cũng được áp dụng việc miễn thuế như quy định tại khoản 1 và 3Điều này, trừ các trang thiết bị chỉ được nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu một lầntheo quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

5.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh đầu tư vào dự án thuộcdanh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc đầu tư vào địa bàn có điềukiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị địnhnày được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khibắt đầu sản xuất.

6.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh đầu tư sản xuất linhkiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyênliệu sản xuất trong 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.

7.Nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuấtkhẩu được miễn thuế nhập khẩu.

8.Hàng hoá, vật tư khác dùng cho các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theoquyết định của Thủ tướng Chính phủ được miễn thuế nhập khẩu.

9.Căn cứ vào Giấy phép đầu tư, giải trình kinh tế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật củadự án, Bộ Thương mại hoặc Cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền quyết định danhmục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế. Hàng hóa nhập khẩu nêu trên không được nhượngbán tại thị trường Việt Nam. Trong trường hợp cần thiết, nếu nhượng bán tại thịtrường Việt Nam thì phải được Bộ Thương mại chấp thuận và phải nộp các khoảnthuế liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 58. Thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đểsản xuất hàng xuất khẩu và đối với nguyên liệu để sản xuất sản phẩm bán chodoanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu

1.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh sản xuất hàng xuấtkhẩu được tạm chưa nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đểsản xuất hàng xuất khẩu trong thời hạn được quy định tại Luật Thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu. Đối với một số sản phẩm xuất khẩu do yêu cầu sản xuất hoặc chukỳ sản xuất, thì thời gian tạm chưa nộp thuế do Bộ Tài chính quyết định.

Quáthời hạn nêu trên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanhphải nộp thuế nhập khẩu và khi xuất khẩu thành phẩm được hoàn thuế nhập khẩu sốnguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ thành phẩm xuấtkhẩu.

2.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh bán sản phẩm của mìnhsản xuất cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩuđược miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu tương ứng với số sản phẩm này.

Điều 59. Giá tính thuế nhập khẩu

Giátính thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải chịu thuế nhậpkhẩu được xác định theo giá ghi trong hoá đơn hàng hoá nhập khẩu. Trường hợpkhông có hoá đơn thì giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo quy định của BộTài chính.

Điều 60. Thuế giá trị gia tăng

1.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được tạm chưa phải nộpthuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàngxuất khẩu trong thời hạn tạm chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định củaLuật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh không phải nộp thuế giátrị gia tăng đối với:

a)Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền côngnghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để tạo tài sản cố địnhcủa Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc để thực hiện Hợp đồng hợp táckinh doanh;

Trườnghợp dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ nhập khẩu thuộc diện không chịu thuếgiá trị gia tăng, nhưng trong dây chuyền đồng bộ đó có cả loại thiết bị, máymóc trong nước đã sản xuất được thì cũng không tính thuế giá trị gia tăng chocả dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ;

b)Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định của Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

c)Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp trựctiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu.

Điều 61. Khấu hao tài sản cố định

Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thực hiện việc khấu hao tàisản cố định theo quy định của Bộ Tài chính.

 

Chương V

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ VÀ BẢO HIỂM

Điều 62. Công tác kế toán, kiểm toán, thống kê

1.Công tác kế toán, kiểm toán, thống kê trong Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về kếtoán, kiểm toán, thống kê của Việt Nam.

2.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện kếtoán theo chế độ kế toán Việt Nam.

Trườnghợp có lý do chính đáng cần áp dụng chế độ kế toán nước ngoài thông dụng khácthì phải được Bộ Tài chính chấp thuận.

3.Bên hợp doanh nước ngoài ghi chép kế toán theo nội dung phù hợp với từng loạihình hợp tác kinh doanh.

Điều 63. Đơn vị đo lường, tiền tệ, ghi chép kế toán, thống kê

1.Đơn vị đo lường dùng trong kế toán và thống kê là đơn vị đo lường chính thứccủa Việt Nam. Các đơn vị đo lường khác phải được quy đổi ra đơn vị đo lườngchính thức của Việt Nam.

2.Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán và thống kê là đồng ViệtNam. Trong trường hợp cần thiết, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bênhợp doanh nước ngoài có thể đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận việc sử dụng đơn vịtiền tệ nước ngoài.

           

3.Việc ghi chép kế toán và thống kê được thực hiện bằng tiếng Việt Nam hoặc đồngthời bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài thông dụng.

Điều 64. Báo cáo tài chính

Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài phải gửi báo cáo tàichính hàng năm đến Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tàichính và Tổng cục Thống kê trong vòng 03 tháng kể từ ngày kết thúc năm tàichính của doanh nghiệp.

Báocáo tài chính hàng năm của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanhnước ngoài được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập được phép hoạt độngtại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kiểm toán trước khi gửi tới các cơquan trên.

Côngty kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính độc lập, khách quan,trung thực của kết quả kiểm toán.

Báocáo tài chính của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nướcngoài đã được kiểm toán có thể được sử dụng làm cơ sở để xác định và quyết toáncác nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước Việt Nam.

Điều 65. Quy định về bảo hiểm

1.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện việcbảo hiểm trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm ký với công ty bảo hiểm được phép hoạtđộng hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện việcbảo hiểm tự nguyện và bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Đốitượng bảo hiểm gồm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng kháctheo quy định của pháp luật.

 

Chương VI

QUẢN LÝ NGOẠI HỐI

Điều 66. Mở tài khoản

Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài được mở tài khoảnngoại tệ và tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại ViệtNam.

Trongtrường hợp đặc biệt, đối với một số dự án có nhu cầu cần thiết, Doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài được mở tài khoản tại ngân hàng ở nước ngoài sau khi đượcNgân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo choNgân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình sử dụng tài khoản mở ở nước ngoài.Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản của doanh nghiệp thực hiện theo quy định củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 67. Quy định về bảo đảm ngoại tệ

1.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài được mua ngoạitệ tại Ngân hàng Thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng cho cácgiao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo quy định của pháp luậtvề quản lý ngoại hối.

2.Đối với những dự án đặc biệt quan trọng đầu tư theo chương trình của Chính phủtrong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo đảm cân đối ngoạitệ cho Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh và được quyđịnh tại Giấy phép đầu tư.

3.Chính phủ Việt Nam bảo đảm hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho Doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài, các Bên hợp doanh đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng vàmột số dự án quan trọng khác trong trường hợp các Ngân hàng Thương mại khôngđáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ nêu tại khoản 1 Điều này.

Điều 68. Chuyển các khoản thu ra nước ngoài của Nhà đầu tư nướcngoài

1.Sau khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế, Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nướcngoài:

a)Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, khoản thu được chia;

b)Tiền thu nhập do cung ứng dịch vụ và chuyển giao công nghệ;

c)Tiền gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài;

d)Vốn đầu tư;

đ)Các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.

2.Khi chấm dứt hoạt động và giải thể doanh nghiệp, Nhà đầu tư nước ngoài đượcchuyển ra nước ngoài tài sản thuộc sở hữu hợp pháp.

3.Trong trường hợp số tiền chuyển ra nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều này caohơn vốn ban đầu và vốn tái đầu tư, thì số tiền chênh lệch đó chỉ được chuyển ranước ngoài sau khi được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y.

Điều 69. Chuyển các khoản thu nhập của người nước ngoài ra nướcngoài

Ngườinước ngoài làm việc trong Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp đồng hợptác kinh doanh, được chuyển ra nước ngoài tiền lương và các khoản thu nhập hợppháp khác bằng tiền nước ngoài, sau khi đã nộp thuế thu nhập và chi phí khác.

Điều 70. Tỷ giá chuyển đổi

Tỷgiá chuyển đổi tiền nước ngoài sang tiền Việt Nam và ngược lại áp dụng trongquá trình đầu tư và sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài và các Bên hợp doanh được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam tại thời điểm chuyển đổi.

 

Chương VII

XUẤT NHẬP KHẨU, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ,

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 71. Đăng ký kế hoạch nhập khẩu

1.Trongthời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, Doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài, các Bên hợp doanh đăng ký kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị,phụ tùng, vật tư, nguyên liệu... cho toàn bộ thời gian xây dựng cơ bản của dựán, hoặc chia thành từng năm phù hợp với tiến độ xây lắp. Kế hoạch nhập khẩu cóthể được bổ sung, điều chỉnh vào tháng đầu của mỗi quý và hàng năm phù hợp vớitiến độ góp vốn, tiến độ thi công, chương trình sản xuất kinh doanh.

2.Trên cơ sở Giấy phép đầu tư, căn cứ vào giải trình kinh tế kỹ thuật, thiết kếkỹ thuật công trình, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Cơquan được Bộ Thương mại uỷ quyền duyệt kế hoạch nhập khẩu chotừng dự án. Quá thời hạn trên, nếu chưa phê duyệt, Cơ quan được Bộ Thương mạiUỷ quyền phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, các Bênhợp doanh và nêu rõ lý do.

3.Trong điều kiện thương mại như nhau, khuyến khích Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, các Bên hợp doanh mua hàng hoá tại Việt Nam thay vì nhập khẩu.

Điều 72. Yêu cầu đối với thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu

Thiếtbị, máy móc, vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư phải bảođảm tiêu chuẩn, chất lượng, phù hợp với yêu cầu sản xuất, yêu cầu về bảo vệ môitrường, an toàn lao động nêu trong giải trình kinh tế kỹ thuật, thiết kế kỹthuật và các quy định về nhập khẩu thiết bị, máy móc.

Trừthiết bị, máy móc đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu, Doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được quyền quyết định và chịu tráchnhiệm về hiệu quả kinh tế kỹ thuật của việc nhập khẩu thiết bị, máy móc đã quasử dụng và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy địnhcủa Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Điều 73. Giám định thiết bị, máy móc nhập khẩu

1.Thiết bị, máy móc nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư phải được giám định giátrị, chất lượng trước khi nhập khẩu hoặc trước khi lắp đặt, trừ thiết bị, máymóc đã được mua sắm thông qua đấu thầu.

2.Hải quan cửa khẩu căn cứ vào kế hoạch nhập khẩu đã được phê duyệt để cho phépnhập khẩu thiết bị, máy móc mà không yêu cầu việc xuất trình chứng chỉ giámđịnh.

3.Tổ chức thực hiện giám định giá trị thiết bị, máy móc nhập khẩu là Công ty giámđịnh được phép hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức Nhà nước Việt Nam có chứcnăng giám định, hoặc Công ty giám định ở nước ngoài đối với việc giám địnhthiết bị, máy móc trước khi nhập khẩu. Nhà đầu tư phải cung cấp thông tin choCơ quan cấp Giấy phép đầu tư về Công ty giám định mà mình lựa chọn.

Tổchức giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý và vật chất về kết quả giám định.Trong trường hợp giá trị thiết bị, máy móc được giám định thấp hơn giá trị doNhà đầu tư báo cáo, thì Nhà đầu tư phải điều chỉnh lại giá trị thực hiện theokết quả đó. Nếu phát hiện có gian lận, thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lýtheo quy định của pháp luật.

4.Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể yêu cầu giámđịnh lại giá trị các thiết bị, máy móc nhập khẩu.

Điều 74. Thuê mua tài chính và thuê thiết bị, máy móc

1.Đối với một số dự án có yêu cầu đặc biệt, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, các Bên hợp doanh được thuê thiết bị, máy móc ở trong nước và ở nướcngoài để thực hiện dự án.

2.Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thuê muatài chính thiết bị, máy móc tạo tài sản cố định, thì được miễn thuế nhập khẩu.

3.Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thuê thiếtbị, máy móc để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện theo quyđịnh sau:

a)Chỉ được thuê thiết bị, máy móc chưa có trong dây chuyền công nghệ đăng ký tạigiải trình kinh tế kỹ thuật, cũng như khuôn mẫu và phụ tùng đi kèm để sản xuấttrong một thời gian nhất định;

b)Thiết bị, máy móc thuê từ nước ngoài phải tái xuất khẩu khi hết thời hạn thuê.

Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thực hiện các nghĩa vụ tàichính thay cho Bên cho thuê theo quy định của pháp luật.

Doanhnghiệp được hạch toán chi phí thuê thiết bị, máy móc vào chi phí kinh doanh,không thực hiện việc khấu hao tài sản đối với thiết bị, máy móc thuê, không đượctính giá trị tài sản thuê vào giá trị tài sản của doanh nghiệp.

Thiếtbị, máy móc thuê trong thời hạn thuê không được coi là tài sản của Bên thuê khitiến hành các thủ tục giải thể hay phá sản doanh nghiệp.

Điều 75. Gia công và gia công lại

Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được thực hiện hoạt động giacông hoặc gia công lại sản phẩm theo mục tiêu được quy định tại Giấy phép đầu tư,cụ thể là:

1.Nhận gia công nước ngoài;

2.Nhận gia công trong nước;

3.Đặt gia công trong nước một phần sản phẩm hoặc một số công đoạn mà công suấtmáy móc, thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ chưa bảo đảm sản xuất được.

Điều 76. Xuất khẩu hàng hoá

Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được trực tiếp xuất khẩuhoặc Uỷ thác xuất khẩu sản phẩm của mình, được nhận Uỷ thác xuất khẩu theo quyđịnh của pháp luật.

Doanhnghiệp làm thủ tục xuất khẩu tại Cơ quan Hải quan mà không phải đăng ký kếhoạch xuất khẩu.

Trừcác mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, danh mục hàng hoá xuất khẩucó điều kiện, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh đượctrực tiếp mua hàng hoá, sản phẩm tại thị trường Việt Nam để chế biến xuất khẩuhoặc để xuất khẩu theo quy định của Bộ Thương mại.

Điều 77. Tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam

Đốivới sản phẩm tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài được trực tiếp hoặc thông qua đại lý tiêu thụ để thực hiện, mà không bịgiới hạn về địa bàn tiêu thụ. Doanh nghiệp được làm đại lý tiêu thụ sản phẩmcho các doanh nghiệp khác có cùng loại sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.

Giábán sản phẩm do doanh nghiệp quyết định. Đối với những hàng hoá, dịch vụ Nhà nướcthống nhất quản lý giá, giá bán thực hiện theo khung giá do Cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền công bố.

Điều 78. Bán sản phẩm của Doanh nghiệp chế xuất vào thị trường ViệtNam

Doanhnghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa các sản phẩm sản xuất tại doanhnghiệp, bao gồm:

1.Nguyên liệu, bán thành phẩm cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hàng xuấtkhẩu;

2.Hàng hoá mà trong nước có nhu cầu nhập khẩu;

3.Phế liệu, phế phẩm còn giá trị thương mại.

Thủtục và việc nộp thuế đối với các hàng hoá nói trên thực hiện theo quy định củapháp luật về xuất nhập khẩu.

Điều 79. Kho bảo thuế

Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu được lập Kho bảo thuếtại doanh nghiệp. Hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế chưa thuộc diện phải nộp thuếnhập khẩu.

Doanhnghiệp có nhu cầu thành lập Kho bảo thuế phải bảo đảm các điều kiện và thủ tụcsau đây:

1.Xuất khẩu ít nhất 50% sản phẩm;

2.Hàng hoá đưa từ Kho bảo thuế vào cơ sở sản xuất phải được đăng ký, và chịu sựgiám sát của hải quan;

3.Hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế không được bán tại thị trường Việt Nam. Trườnghợp được Bộ Thương mại cho phép bán tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp phảinộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật;

4.Hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế nếu bị hư hỏng, giảm phẩm chất không đáp ứng yêucầu sản xuất thì phải tái xuất khẩu hoặc tiêu huỷ. Việc tiêu huỷ phải theo đúngquy định và chịu sự giám sát của Cơ quan Hải quan, Cơ quan Thuế và Cơ quan Môitrường.

Tổngcục Hải quan căn cứ vào quy định trên đây để hướng dẫn việc cấp Giấy phép thànhlập Kho bảo thuế tại Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện việcquản lý, giám sát hoạt động của Kho bảo thuế.

Điều 80. Bảo hộ và khuyến khích chuyển giao công nghệ

1.Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi và bảo hộ các quyền và lợi ích hợppháp của bên chuyển giao công nghệ để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theoquy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích chuyển giao nhanhcông nghệ, đặc biệt là công nghệ tiên tiến và công nghệ đáp ứng một trong cácyêu cầu sau:

a)Công nghệ tạo ra sản phẩm mới và cần thiết tại Việt Nam hoặc sản xuất hàng xuấtkhẩu;

b)Nâng cao tính năng kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất;

c)Tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyênthiên nhiên.

2.Nghiêm cấm việc chuyển giao công nghệ có ảnh hưởng xấu đến môi trường sinhthái, trật tự công cộng và an toàn lao động.

Điều 81. Chuyển giao công nghệ và góp vốn bằng công nghệ

1.Việc chuyển giao công nghệ của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cácBên hợp doanh được thực hiện trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quyđịnh của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

2.Giá trị công nghệ chuyển giao dùng để góp vốn do các bên thoả thuận và trongmọi trường hợp không vượt quá 20% vốn pháp định.

Bằngsáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật,... dùng đểgóp vốn được miễn các loại thuế có liên quan đến chuyển giao công nghệ.

3.Khi góp vốn bằng công nghệ, Nhà đầu tư phải lập hồ sơ chuyển giao công nghệ. Hồsơ chuyển giao công nghệ được gửi kèm theo hồ sơ dự án xin cấp Giấy phép đầu tưvà phải có các tài liệu liên quan đến sở hữu công nghiệp, văn bằng bảo hộ quyềnsở hữu công nghiệp và các văn bản xác nhận về tính năng kỹ thuật, nguyên tắcthoả thuận giá trị công nghệ của các bên liên doanh.

Việcgóp vốn bằng công nghệ phải được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chấpthuận. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thực hiện việc điều chỉnh Giấy phép đầu tưsau khi việc góp vốn bằng công nghệ được chuẩn y.

Điều 82. Bảo vệ môi trường

1.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh có trách nhiệm tuânthủ các quy định, đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và thi hành phápluật về bảo vệ môi trường của Việt Nam.

2.Căn cứ vào tính chất hoạt động, trình độ công nghệ và mức độ tác động môi trường,Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bố danh mục các dự án phải lập báocáo đánh giá tác động môi trường.

Việclập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của phápluật về bảo vệ môi trường.

3.Đối với các dự án ngoài danh mục nói trên, trong hồ sơ xin phép đầu tư, Nhà đầutư chỉ cần giải trình các yếu tố có thể ảnh hưởng đến môi trường, nêu các giảipháp xử lý và cam kết bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt độngkinh doanh.

4.Trường hợp Nhà đầu tư áp dụng tiêu chuẩn môi trường tiên tiến của quốc tế trongquá trình xây dựng và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì chỉ cần đăng ký vớiBộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Chương VIII

QUAN HỆ LAO ĐỘNG

Điều 83. Tuyển dụng lao động

1.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh tuyển dụng lao độngViệt Nam thông qua các tổ chức cung ứng lao động Việt Nam. Sau thời hạn tối đa15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu cung ứng lao động của Doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh mà tổ chức cung ứng lao động Việt Namkhông đáp ứng được thì Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanhđược trực tiếp tuyển dụng lao động Việt Nam.

2.Khi có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, các Bên hợp doanh làm thủ tục tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặcBan quản lý Khu công nghiệp để được xem xét cấp Giấy phép lao động theo quyđịnh của pháp luật về lao động.

Điều 84. Lương trả cho lao động Việt Nam

1.Mức lương tối thiểu và lương của lao động Việt Nam làm việc trong Doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được quy định và trả bằng tiền đồngViệt Nam. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố mức lương tối thiểu theotừng thời kỳ.

2.Mức lương tối thiểu và lương của lao động Việt Nam có thể được điều chỉnh khichỉ số giá tiêu dùng tăng từ 10% trở lên so với lần điều chỉnh gần nhất.

 

Chương IX

ĐẤT ĐAI, XÂY DỰNG, ĐẤU THẦU, NGHIỆM THU,

QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH

Điều 85. Thuê đất và trả tiền thuê đất

Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được Nhà nước Việt Nam chothuê đất để thực hiện dự án đầu tư và phải trả tiền thuê theo quy định của BộTài chính.

Điều 86. Mức tiền thuê đất và miễn, giảm tiền thuê đất

Trêncơ sở khung giá tiền thuê đất và điều kiện miễn, giảm do Bộ Tài chính quy định,Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức tiền thuê và việc miễn giảm cho từng dựán. Giá tiền thuê đất được giữ không tăng trong thời hạn tối thiểu là 5 năm;khi điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15% so với lần điều chỉnh trướcđó.

Trườnghợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thuê đất của Nhà nướcđã trả trước tiền thuê cho suốt thời hạn dự án hoặc cho một số năm, nếu trongthời hạn đó mà có quyết định tăng giá tiền thuê thì tiền thuê đã trả không điềuchỉnh lại.

Điều 87. Quy định về thuê đất trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất,Khu công nghệ cao

1.Đối với dự án đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao dodoanh nghiệp phát triển hạ tầng đầu tư xây dựng hạ tầng, thì việc trả tiền thuêđất, tiền thuê lại đất đã phát triển hạ tầng và phí sử dụng các công trình hạtầng thực hiện theo hợp đồng ký kết với doanh nghiệp phát triển hạ tầng.

2.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thuê đất, thuê lại đấttrong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chính.

Điều 88. Thẩm quyền quyết định cho thuê đất

Thủtướng Chính phủ quyết định cho thuê đất đối với dự án sử dụng đất đô thị từ 5ha trở lên, các loại đất khác từ 50 ha trở lên. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyếtđịnh cho thuê đất đối với các dự án còn lại.

Điều 89. Đền bù, giải phóng mặt bằng, hồ sơ thuê đất

1.Trường hợp được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi códự án đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, hoànthành các thủ tục cho thuê đất. Chi phí đền bù, giải toả được tính vào vốn đầutư của dự án. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thỏa thuận với doanh nghiệp được thuêđất về nguồn tài chính để thực hiện việc đền bù, giải tỏa.

2.Trường hợp Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, Bên Việt Nam cótrách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng và hoàn thành các thủ tục để được quyềnsử dụng đất. Chi phí thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng được tính trongphần góp vốn của Bên Việt Nam hoặc do các Bên thoả thuận.

3.Đơn giá đền bù thực hiện theo quy định chung của Nhà nước.

4.Đối với dự án do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép đầu tư, việc xem xétcho thuê đất được tiến hành đồng thời với việc xem xét cấp Giấy phép đầu tư.

5.Đối với các dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư, hồ sơ xin thuêđất kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư bao gồm các nội dung sau:

a)Vị trí, diện tích đất sử dụng;

b)Giá tiền thuê đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị trên cơ sở khung giá tiềnthuê đất do Bộ Tài chính quy định;

c)Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.

6.Thủ tục, hồ sơ thuê đất, thuê lại đất thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Địachính.

Điều 90. Thời hạn tính tiền thuê đất, góp vốn bằng giá trị quyền sửdụng đất

Trườnghợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thuê đất để thựchiện dự án đầu tư hoặc Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất,thời hạn tính tiền thuê đất hoặc tính giá trị góp vốn của Bên Việt Nam đượctính kể từ khi bàn giao đất trên thực địa.

Điều 91. ưu đãi về tiền thuê đất

Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được thuê đất với mức giáthấp nhất và được miễn, giảm tối đa các loại thuế trong trường hợp đầu tư xâydựng nhà ở cho công nhân và các công trình hạ tầng ngoài hàng rào. Mức giá thuêđất thấp nhất cũng được áp dụng đối với các lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dụcđào tạo, nghiên cứu khoa học.

Điều 92. Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền vớiđất

1.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thế chấp giá trị quyền sử dụng đấtvà tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất tại tổ chứctín dụng Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam vàngân hàng liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài theo quy định của Luật Các tổchức tín dụng, để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật trong các trườnghợp sau:

a)Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trả tiền thuê đất nhiều năm, nếu thờihạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất 5 năm;

b)Doanh nghiệp liên doanh mà Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất,nếu thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn lại ít nhất 5 năm.

2.Giá trị quyền sử dụng đất thế chấp bao gồm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằngvà tiền thuê đất đã trả trừ đi tiền thuê đất cho thời gian đã sử dụng.

3.Hồ sơ và thủ tục thế chấp giá trị quyền sử dụng đất thực hiện theo hướng dẫncủa Tổng cục Địa chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 93. Giải chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liềnvới đất

1.Khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ có thế chấp bằng giá trịquyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài thực hiện việc giải chấp theo quy định của pháp luật.

2.Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thực hiện nghĩa vụ trảnợ theo hợp đồng vay nợ, thì tài sản thế chấp được xử lý theo quy định của phápluật.

3.Tổ chức hoặc cá nhân nhận quyền sử dụng đất hợp pháp phát sinh từ việc thế chấptheo quy định của pháp luật được tiếp tục sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tưtheo quy định của Giấy phép đầu tư; trường hợp thay đổi, bổ sung mục tiêu hoạtđộng phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.

Điều 94. Quản lý xây dựng công trình có vốn đầu tư nước ngoài

Việcquản lý xây dựng công trình có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo cácnội dung sau:

1.Thẩm định về quy hoạch, kiến trúc công trình xây dựng.

2.Thẩm định thiết kế kỹ thuật.

3.Kiểm tra việc thực hiện đấu thầu trong xây dựng, cấp Giấy phép thầu tư vấn vàxây dựng cho nhà thầu trúng thầu.

4.Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Điều 95. Thẩm định quy hoạch và phương án kiến trúc

Tronghồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư phải kèm theo thiết kế sơ bộ thể hiện phương ánkiến trúc.

Việcthẩm định quy hoạch và phương án kiến trúc công trình được thực hiện trong quátrình thẩm định dự án đầu tư.

Điều 96. Nội dung thẩm định thiết kế kỹ thuật

Thiếtkế công trình xây dựng được thẩm định với các nội dung sau:

1.Tư cách pháp lý của tổ chức thiết kế.

2.Sự phù hợp của bản thiết kế so với quy hoạch và kiến trúc đã được thẩm địnhtrong dự án và quy hoạch được duyệt.

3.Sự tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật, xây dựng của Việt Nam hoặctiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài được Bộ Xây dựng chấp thuận.

Điều 97. Thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật và quyết định xâydựng

Thẩmquyền thẩm định thiết kế kỹ thuật được quy định như sau:

1.Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế kỹ thuật thuộc dự án nhóm A quy định tại Điều114 của Nghị định này, trừ dự án có công trình xây dựng quy mô nhỏ, tính chấtđơn giản. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với các dựán còn lại.

BộXây dựng hướng dẫn việc thẩm định thiết kế kỹ thuật.

2.Việc thẩm định thiết kế kỹ thuật và thông báo quyết định cho Nhà đầu tư đượcthực hiện trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Sau khithiết kế kỹ thuật được chấp thuận, Nhà đầu tư được thi công công trình.

Quáthời hạn 20 ngày làm việc nêu trên, nếu cơ quan thẩm định thiết kế không thôngbáo quyết định của mình cho Nhà đầu tư, thì Nhà đầu tư được thi công công trìnhtheo hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã nộp.

3.Chậm nhất 10 ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình, Nhà đầu tưphải thông báo về ngày khởi công công trình cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơixây dựng công trình.

Điều 98. Trách nhiệm đối với công trình

1.Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về chất lượng côngtrình, an toàn công trình; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường trong thờikỳ xây dựng công trình cũng như trong suốt thời gian sử dụng công trình.

2.Tổ chức khảo sát, thiết kế, nhà thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm trước chủđầu tư và pháp luật Việt Nam về phần việc của mình liên quan đến chất lượngcông trình.

Điều 99. Đưa công trình vào sử dụng

Khikết thúc xây dựng công trình, Nhà đầu tư báo cáo cơ quan thẩm định thiết kếcông trình về việc hoàn thành xây dựng công trình và được phép đưa công trìnhvào sử dụng. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan này tiến hành kiểm tra côngtrình; nếu phát hiện vi phạm thiết kế đã được duyệt, quy định về xây dựng sẽ bịxử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 100. Quy định về đấu thầu đối với dự án có vốn đầu tư nướcngoài

1.Doanh nghiệp liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh có sự tham gia của cácdoanh nghiệp Nhà nước Việt Nam từ 30% vốn pháp định, vốn kinh doanh trở lênphải tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp theo quy định của pháp luậtvề đấu thầu. Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, đại diện có thẩm quyềncủa các Bên hợp doanh có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả đấuthầu trên cơ sở ý kiến thoả thuận của Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.

2.Ngoài các dự án quy định tại khoản 1 Điều này, khuyến khích Nhà đầu tư các dựán khác tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Điều 101. Quyết toán công trình

1.Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hoàn thành xây dựng công trình hoặc hạng mụccông trình đưa vào khai thác sử dụng, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,các Bên hợp doanh gửi báo cáo quyết toán công trình tới Cơ quan cấp Giấy phépđầu tư. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, tính chính xác củabáo cáo quyết toán.

2.Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được báo cáo quyết toán công trình, Cơquan cấp Giấy phép đầu tư có trách nhiệm xem xét và cấp giấy xác nhận đăng kýbáo cáo quyết toán công trình.

Trườnghợp cần thiết, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể thẩm định báo cáo quyết toánvốn đầu tư và yêu cầu điều chỉnh vốn đầu tư theo đúng chi phí hợp lý.

3.Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hoàn thành xây dựng đưa toàn bộ công trìnhvào sử dụng, chủ đầu tư phải nộp hồ sơ hoàn công để lưu trữ theo quy định củapháp luật.

4.Việc xác nhận quyền sở hữu công trình được thực hiện theo quy định của phápluật.

Điều 102. Thanh khoản

1.Nhà đầu tư nộp báo cáo quyết toán công trình đã được xác nhận đăng ký tới cơquan Hải quan để tiến hành thủ tục thanh khoản đối với máy móc thiết bị, nguyênvật liệu đã nhập khẩu để lắp đặt và xây dựng công trình.

2.Trường hợp hàng hoá đã nhập khẩu không sử dụng hết cho việc lắp đặt, xây dựngcông trình của dự án, Nhà đầu tư báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư và cơquan Hải quan để xử lý. Hàng hoá nêu trên chỉ được nhượng bán tại thị trườngtrong nước khi có chấp thuận của Bộ Thương mại và phải thực hiện các nghĩa vụtài chính liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 103. Hỗ trợ đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàngrào

Chínhphủ bảo đảm hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào củaDoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khucông nghệ cao. Trong trường hợp cần thiết, các doanh nghiệp xây dựng và kinhdoanh công trình hạ tầng kỹ thuật có thể thoả thuận với doanh nghiệp phát triểnhạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao hoặc Doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài về việc ứng trước vốn hoặc phương thức khác để xây dựngcông trình hạ tầng kỹ thuật.

 

Chương X

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

Điều 104. Quy trình cấp Giấy phép đầu tư

1.Các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được chấp thuận dưới hình thức Giấyphép đầu tư. Giấy phép đầu tư được ban hành theo mẫu thống nhất của Bộ Kế hoạchvà Đầu tư.

2.Việc cấp Giấy phép đầu tư thực hiện theo một trong hai quy trình sau:

a)Đăng ký cấp Giấy phép đầu tư;

b)Thẩm định cấp Giấy phép đầu tư.

Điều 105. Điều kiện đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phépđầu tư

1.Các dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư phải đồng thời đáp ứngcác điều kiện sau đây:

a)Không thuộc nhóm A theo quy định tại Điều 114 của Nghị định này;

b)Phù hợp với quy hoạch đã được duyệt;

c)Không thuộc danh mục dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2.Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, dự án thuộc diện đăng ký cấpGiấy phép đầu tư phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a)Xuất khẩu toàn bộ sản phẩm;

b)Đầu tư vào Khu công nghiệp đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm theoquy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

c)Thuộc lĩnh vực sản xuất có quy mô vốn đầu tư đến 5 triệu USD và có tỷ lệ xuấtkhẩu sản phẩm từ 80% trở lên.

3.Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư không được phép từ chối việc cấp Giấy phép đầu tưcho các dự án đáp ứng đủ điều kiện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư.

4.Các dự án còn lại thuộc diện thẩm định cấp Giấy phép đầu tư.

Điều 106. Đăng ký cấp Giấy phép đầu tư

1.Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép đầu tư gồm:

a)Đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tư;

b)Hợp đồng liên doanh và Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh hoặc Điều lệ Doanhnghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

c)Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên.

2.Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép đầu tư được lập thành 05 bộ, trong đó ít nhất có 01bộ gốc và tất cả được nộp cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.

3.Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấpGiấy phép đầu tư thông báo quyết định chấp thuận dưới hình thức Giấy phép đầu tư.

BộKế hoạch và Đầu tư ban hành văn bản hướng dẫn lập hồ sơ dự án đăng ký cấp Giấyphép đầu tư.

Điều 107. Hồ sơ thẩm định cấp Giấy phép đầu tư

1.Hồ sơ thẩm định cấp Giấy phép đầu tư gồm:

a)Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư;

b)Hợp đồng liên doanh và Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh hoặc Điều lệ Doanhnghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

c)Giải trình kinh tế kỹ thuật;

d)Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các Bên liên doanh,các Bên hợp doanh, Nhà đầu tư nước ngoài;

đ)Các tài liệu liên quan đến chuyển giao công nghệ (nếu có).

2.Hồ sơ được lập thành 12 bộ đối với dự án nhóm A và 08 bộ đối với dự án nhóm B,trong đó ít nhất có 01 bộ gốc và tất cả được nộp cho Cơ quan cấp Giấy phép đầutư.

BộKế hoạch và Đầu tư ban hành văn bản hướng dẫn lập hồ sơ dự án đầu tư nướcngoài.

Điều 108. Nội dung thẩm định dự án đầu tư

Nộidung thẩm định dự án đầu tư gồm:

1.Tư cách pháp lý, năng lực tài chính của Nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam.

2.Mức độ phù hợp của dự án với quy hoạch.

3.Lợi ích kinh tế xã hội (khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới vàsản phẩm mới; mở rộng thị trường; khả năng tạo việc làm cho người lao động; lợiích kinh tế của dự án và các khoản nộp cho ngân sách,...).

4.Trình độ kỹ thuật và công nghệ áp dụng, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên,bảo vệ môi trường sinh thái.

5.Tính hợp lý của việc sử dụng đất, định giá tài sản góp vốn của Bên Việt Nam(nếu có).

Điều 109. Quy trình thẩm định dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấpGiấy phép đầu tư

1.Đối với dự án nhóm A, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và Uỷban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh. Trường hợp có ý kiến khác nhau về những vấn đề quan trọng của dự án, BộKế hoạch và Đầu tư tổ chức họp tư vấn với đại diện có thẩm quyền của các cơquan có liên quan để xem xét dự án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Tùytừng trường hợp cụ thể, Thủ tướng Chính phủ có thể yêu cầu Hội đồng thẩm địnhNhà nước về các dự án đầu tư nghiên cứu và tư vấn để Thủ tướng Chính phủ xemxét, quyết định;

2.Đối với dự án nhóm B thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộKế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cóliên quan trước khi xem xét, quyết định.

3.Thời hạn thẩm định dự án:

a)Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạchvà Đầu tư gửi hồ sơ tới các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan lấyý kiến;

b)Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các Bộ,ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầutư về nội dung dự án thuộc phạm vi quản lý của mình; quá thời hạn trên mà khôngcó ý kiến bằng văn bản thì coi như chấp thuận dự án;

c)Đối với dự án nhóm A, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồsơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình ý kiến thẩm định lên Thủ tướng Chínhphủ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được Tờ trình của Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đối với dự án. Trong thờihạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Thủ tướng Chính phủ,Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo quyết định về việc cấp Giấy phép đầu tư đối vớidự án;

d)Đối với dự án nhóm B, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồsơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp Giấyphép đầu tư.

Thờihạn trên đây không kể thời gian Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấyphép đầu tư.

Mọiyêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với Nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sunghồ sơ dự án được thực hiện bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngàynhận hồ sơ hợp lệ .

Saukhi hết thời hạn quy định nêu trên mà không cấp Giấy phép đầu tư, Bộ Kế hoạchvà Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng sao gửi chocác cơ quan có liên quan.

4.Việc cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án trong các Khu công nghiệp, Khu chếxuất và Khu công nghệ cao thực hiện theo cơ chế Uỷ quyền của Bộ Kế hoạch và Đầutư.

Điều 110. Quy trình thẩm định đối với các dự án do Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh cấp Giấy phép đầu tư

1.Nội dung thẩm định dự án theo quy định tại Điều 108 của Nghị định này.

2.Thời hạn thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư:

a)Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhândân cấp tỉnh gửi hồ sơ dự án tới Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật và các Bộ,ngành liên quan lấy ý kiến đối với dự án;

b)Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các Bộ,ngành có ý kiến bằng văn bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh về nội dung dự án thuộcphạm vi quản lý của mình; quá thời hạn trên mà không có ý kiến bằng văn bản thìcoi như chấp thuận dự án;

c)Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhândân cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư.

Thờihạn trên đây không kể thời gian Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấyphép đầu tư.

Mọiyêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với Nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổsung hồ sơ dự án được thực hiện bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc ngàykể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ .

Saukhi hết thời hạn quy định nêu trên mà không cấp Giấy phép đầu tư, Uỷ ban nhândân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng thời saogửi cho các cơ quan có liên quan.

3.Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tư, Giấy phép điềuchỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi bản gốc Giấy phép đầu tư, Giấy phép điềuchỉnh đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bản sao đến Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộquản lý ngành kinh tế kỹ thuật và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.

Điều 111. Điều chỉnh Giấy phép đầu tư

1.Việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép đầu tư được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tưchấp thuận dưới hình thức Giấy phép điều chỉnh.

2.Thẩm quyền cấp Giấy phép điều chỉnh được quy định như sau:

a)Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định cấp Giấy phép điều chỉnh đối với các dự án quyđịnh tại Điều 114 và khoản 2 Điều 115 Nghị định này và Uỷ quyền cho Ban Quản lýKhu công nghiệp quyết định cấp Giấy phép điều chỉnh đối với các dự án được Uỷquyền;

b)Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp Giấy phép điều chỉnh đối với các dự ántrong diện được phân cấp cấp Giấy phép đầu tư.

3.Khi có nhu cầu sửa đổi, bổ sung Giấy phép đầu tư, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, các Bên hợp doanh nộp hồ sơ xin điều chỉnh Giấy phép đầu tư cho Cơ quancấp Giấy phép đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này. Hồ sơ gồm:

a)Đơn xin điều chỉnh Giấy phép đầu tư;

b)Nghị quyết của Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc thỏa thuận củacác Bên hợp doanh hoặc đề nghị của Nhà đầu tư nước ngoài về các nội dung xinsửa đổi, bổ sung Giấy phép đầu tư;

c)Báo cáo tình hình thực hiện dự án.

4.Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thông báo quyết định cho Doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh về việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư trongthời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Thờihạn trên đây không kể thời gian Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bênhợp doanh giải trình bổ sung.

 

Chương XI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Điều 112. Hướng dẫn hoạt động đầu tư

1.Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn hoạt động đầutư nước ngoài trong lĩnh vực và địa bàn quản lý; cung cấp các thông tin cầnthiết và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Nhà đầu tư lựa chọn cơ hội đầu tư tạiViệt Nam; cải tiến việc điều hành, rà soát thủ tục đầu tư nhằm bảo đảm thủ tụcđầu tư đơn giản, nhanh chóng.

2.Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trướckhi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền liên quan tới hoạtđộng đầu tư trực tiếp nước ngoài; trường hợp có ý kiến khác nhau phải báo cáoThủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 113. Phối hợp hoạt động quản lý nhà nước

1.Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về đầu tưnước ngoài theo quy định của pháp luật, thực hiện chế độ phối hợp trong côngtác quản lý doanh nghiệp.

2.Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý kịp thời các vấn đề thuộc thẩmquyền và hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định tại Giấy phépđầu tư và quy định của pháp luật.

3.Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, cung cấp thông tin về tình hình đầu tư nướcngoài cho các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, định kỳ làm việc với cácBộ Tài chính, Thương mại, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục địa chính, Tổng cục Hảiquan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để xử lý kịp thời các vấn đề phátsinh, giải quyết các kiến nghị của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cácBên hợp doanh, đề xuất những chính sách, biện pháp cải thiện môi trường đầu tư.

Điều 114. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư

1.Thủ tướng Chính phủ quyết định các dự án nhóm A gồm:

a)Các dự án không phân biệt quy mô vốn đầu tư thuộc các lĩnh vực:

Xâydựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu đôthị; dự án BOT, BTO, BT;

Xâydựng và kinh doanh cảng biển, sân bay; kinh doanh vận tải đường biển, hàngkhông;

Hoạtđộng dầu khí;

Dịchvụ bưu chính, viễn thông

Vănhoá; xuất bản, báo chí; truyền thanh, truyền hình; cơ sở khám, chữa bệnh; giáodục, đào tạo; nghiên cứu khoa học; sản xuất thuốc chữa bệnh cho người;

Bảohiểm, tài chính, kiểm toán, giám định;

Thămdò, khai thác tài nguyên quý hiếm;

Xâydựng nhà ở để bán;

Dựán thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

b)Các dự án có vốn đầu tư từ 40 triệu USD trở lên thuộc các ngành điện, khaikhoáng, luyện kim, xi măng, cơ khí chế tạo, hoá chất, khách sạn, căn hộ Vănphòng cho thuê, khu vui chơi giải trí du lịch;

c)Các dự án sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên và các loại đất khác từ 50 ha trởlên.

2.Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định dự án nhóm B (là các dự án không quy định tạikhoản 1 Điều này), trừ những dự án quy định tại khoản 3 Điều này.

3.Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với những dự án quy định tại khoản 1Điều 115 Nghị định này.

Điều 115. Phân cấp cấp Giấy phép đầu tư

1.Dự án đầu tư phân cấp cấp Giấy phép đầu tư cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhphải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a)Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được duyệt;

b)Không thuộc dự án nhóm A quy định tại khoản 1 Điều 114 Nghị định này có quy môvốn đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

2.Không phân cấp việc cấp Giấy phép đầu tư cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối vớidự án đầu tư thuộc các lĩnh vực sau đây (không phân biệt quy mô vốn đầu tư):

a)Xây dựng đường quốc lộ, đường sắt;

b)Sản xuất xi măng, luyện kim, điện, đường ăn, rượu, bia, thuốc lá; sản xuất, lắpráp ôtô, xe máy;

c)Du lịch lữ hành.

Điều 116. Chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài của Uỷban nhân dân cấptỉnh

Uỷban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

1.Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được duyệt, phối hợp với cácBộ, ngành liên quan lập và công bố danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngoài tạiđịa phương; tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư.

2.Chủ trì thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư và điều chỉnh Giấy phép đầu tư, quyếtđịnh giải thể Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chấm dứt Hợp đồng hợptác kinh doanh trước thời hạn đối với các dự án thuộc thẩm quyền.

3.Tham gia thẩm định đối với các dự án trên địa bàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấpGiấy phép đầu tư.

4.Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoàitrên địa bàn lãnh thổ theo các nội dung chủ yếu sau đây:

a)Giám sát việc thực hiện góp vốn, thực hiện các quy định của Giấy phép đầu tư vàcác văn bản pháp luật khác có liên quan;

b)Giám sát việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ tài chính, quan hệ lao độngtiền lương, trật tự an toàn xã hội, và bảo vệ môi trường sinh thái, phòng,chống cháy nổ;

c)Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tổ chức thực hiện việc giải phóng mặtbằng; cho phép đặt trụ sở, Chi nhánh; đăng ký cư trú cho người nước ngoài; giớithiệu lao động Việt Nam cho các doanh nghiệp và cấp các chứng chỉ theo quy địnhhiện hành;

d)Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của Nhà đầu tư theo thẩm quyền và kiến nghịcác Bộ, ngành giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;

đ)Chủ trì hoặc tham gia cùng các Bộ, ngành kiểm tra, thanh tra hoạt động của cácDoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

e)Đánh giá hiệu qủa kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trênđịa bàn.

5.Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáovề hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 117. Chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài của Bộ Kếhoạch và Đầu tư

1.Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối giải quyết các vấn đề trong quá trình hìnhthành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư gồm:

a)Hướng dẫn, phối hợp các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc lậpquy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án kêu gọi đầu tư và tiến hành các hoạt độngxúc tiến kêu gọi đầu tư;

b)Chủ trì thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư và Giấy phép điều chỉnh đối với dự ánđầu tư thuộc thẩm quyền;

c)Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ quyền cho Ban Quản lý Khu côngnghiệp cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư cho dự án đầu tư nước ngoàiđầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao trên cơ sở đề nghịcủa Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (đối vớiKhu công nghệ cao);

d)Hoà giải tranh chấp khi có yêu cầu;

đ)Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hoạt động đầu tư nước ngoài;

e)Đánh giá tổng thể hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam;

g)Quyết định giải thể Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt Hợp đồnghợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với dự án thuộc thẩm quyền.

2.Hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp tình hình cấp Giấy phép đầu tư và hoạtđộng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báocho các Bộ, ngành liên quan.

Điều 118. Chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài của cácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

1.Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng pháp luật, chính sách,quy hoạch liên quan đến đầu tư nước ngoài.

2.Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài củangành; tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư.

3.Tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc thẩm quyền trong việc thẩm định dự án, cấpvà điều chỉnh Giấy phép đầu tư.

4.Ban hành và hướng dẫn việc thực hiện chính sách, giải quyết các thủ tục liênquan đến triển khai, thực hiện dự án đầu tư.

5.Kiểm tra chuyên ngành; đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án đầu tưthuộc lĩnh vực quản lý ngành.

6.Ban hành quy phạm, quy trình kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực, ngành kinh tế kỹthuật.

7.Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 119. Quy định về thanh tra, kiểm tra

1.Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vàcác Bên hợp doanh phải bảo đảm thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền vàtuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài và pháp luật về thanh tra,kiểm tra.

2.Các cơ quan có chức năng về thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm lập kế hoạchthanh tra, kiểm tra định kỳ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân cấptỉnh, Ban Quản lý Khu công nghiệp có liên quan để phối hợp thực hiện việc thanhtra, kiểm tra. Việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên ngành được thực hiệnkhông quá một lần trong một năm đối với một doanh nghiệp.

3.Người ra quyết định kiểm tra, thanh tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng kiểmtra, thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, tùy theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu tráchnhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của phápluật.

4.Nhà đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợpdoanh, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định vàhành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà của viên chức, cơ quan Nhà nước.Việc khiếu nại, khởi kiện và việc giải quyết khiếu nại, khởi kiện được thựchiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 

Chương XII

BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ VÀ XỬ LÝ TRANH CHẤP

Điều 120. Bảo đảm đầu tư

1.Chính phủ Việt Nam bảo đảm đối đãi công bằng và thỏa đáng đối với Nhà đầu tư nướcngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài. Trong trườnghợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham giacó quy định khác với quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm phápluật khác thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.

2.Việc ký các thoả thuận hoặc áp dụng các biện pháp bảo đảm, bảo lãnh về đầu tưchỉ được áp dụng đối với các dự án đặc biệt quan trọng đầu tư theo chương trìnhcủa Chính phủ thuộc lĩnh lực cơ sở hạ tầng, dự án đầu tư theo hợp đồng BOT,BTO, BT và một số dự án đặc biệt quan trọng khác.

Điều 121. Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật

1.Trong trường hợp do những thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệthại đến lợi ích của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham giahợp đồng hợp tác kinh doanh, thì Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bênhợp doanh tiếp tục được hưởng các ưu đãi đã được quy định trong Giấy phép đầu tưhoặc được Nhà nước giải quyết thoả đáng theo các biện pháp sau:

a)Thay đổi mục tiêu hoạt động của dự án;

b)Giảm, miễn thuế trong khuôn khổ của pháp luật;

c)Thiệt hại của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh đượckhấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp;

d)Được xem xét bồi thường thỏa đáng trong một số trường hợp cần thiết.

Đốivới dự án do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý Khu công nghiệp cấp Giấyphép đầu tư thì trước khi quyết định áp dụng các biện pháp trên, Uỷ ban nhândân cấp tỉnh, Ban Quản lý Khu công nghiệp phải thống nhất ý kiến với Bộ Kếhoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

3.Các quy định mới ưu đãi hơn được ban hành sau khi cấp Giấy phép đầu tư sẽ đươngnhiên được áp dụng thay thế các quy định tương ứng trước đó. Nếu việc áp dụngcác quy định mới của pháp luật dẫn tới việc phải điều chỉnh Giấy phép đầu tưthì Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư điều chỉnh Giấy phép đầu tư.

Điều 122. Xử lý tranh chấp

1.Tranh chấp giữa các Bên liên doanh, các Bên hợp doanh với nhau; hoặc tranh chấpgiữa Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổ chức, cá nhân nước ngoài;hoặc tranh chấp giữa các Bên liên doanh nước ngoài, các Bên hợp doanh nướcngoài với các tổ chức kinh tế Việt Nam trước hết phải được giải quyết thông quathương lượng và hoà giải giữa các bên tranh chấp.

Trongtrường hợp hòa giải không thành, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận một trongcác phương thức giải quyết sau đây:

a)Tòa án Việt Nam;

b)Trọng tài Việt Nam hoặc Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế;

c)Trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập.

2.Tranh chấp giữa Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhau hoặc giữa Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các tổ chức kinh tế Việt Nam được giảiquyết tại tổ chức trọng tài hoặc tòa án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.

3.Tranh chấp giữa Nhà đầu tư nước ngoài với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phátsinh từ hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT; tranh chấp giữa Doanh nghiệpBOT với các tổ chức kinh tế Việt Nam được giải quyết theo phương thức do cácbên thoả thuận ghi trong hợp đồng phù hợp với Quy chế của Chính phủ về đầu tưtheo hợp đồng BOT, BTO, BT áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

 

Chương XIII

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 123. Khen thưởng

1.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh và các cá nhân cóthành tích xuất sắc trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được khen thưởngtheo quy định của pháp luật.

2.Căn cứ thành tích của doanh nghiệp hoặc cá nhân trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, đóng góp cho xã hội và chấp hành tốt các quy định của pháp luật ViệtNam, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định các hình thức khen thưởng, gồm:

a)Huân chương, Huy chương của Nhà nước;

b)Huân chương, Huy chương của Chủ tịch nước;

c)Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;

d)Bằng khen của Bộ trưởng các Bộ và của Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

đ)Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

3.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh và cá nhân tự thấy đạtđược các thành tích nêu tại khoản 2 Điều này, gửi văn bản đề nghị để được xemxét khen thưởng theo quy định sau:

a)Văn bản đề nghị Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch vàĐầu tư khen thưởng được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch vàĐầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét và ra quyết định khen thưởngdoanh nghiệp, cá nhân theo thẩm quyền hoặc đề nghị Chủ tịch nước, Thủ tướngChính phủ xem xét khen thưởng;

b)Văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành và Thủ trưởng cơ quan ngangBộ khen thưởng được gửi đến Bộ quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan ngang Bộ xemxét;

c)Văn bản đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng được gửi đến Uỷban nhân dân cấp tỉnh xem xét.

Điều 124. Xử lý vi phạm

1.Cán bộ viên chức, cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam lợi dụng quyền hạn của mìnhgây khó khăn, phiền hà, cản trở hoạt động đầu tư nước ngoài, tùy theo mức độ viphạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Trườnghợp do hành vi vi phạm gây ra thiệt hại, thì cán bộ, viên chức, cơ quan quản lýNhà nước có liên quan phải bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại.

2.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh, Nhà đầu tư nước ngoàivà người lao động vi phạm các quy định của Giấy phép đầu tư và pháp luật ViệtNam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Chương XIV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 125. Điều khoản thi hành

1.Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2000 và thay thế Nghị địnhsố 12/CP ngày 18 tháng 02 năm 1997 và Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng01 năm 1998 của Chính phủ. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đềubãi bỏ.

2.Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chínhphủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịutrách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này./.

                       

PHỤ LỤC I

I. DANH MỤC DỰ ÁNĐẶC BIỆT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ

Sảnxuất, chế biến xuất khẩu từ 80% sản phẩm trở lên;

Chếbiến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu trong nước xuấtkhẩu 50% sản phẩm trở lên;

Sảnxuất các loại giống mới có chất lượng và có hiệu quả kinh tế cao;

Nuôitrồng nông, lâm, thUỷ sản;

Sảnxuất vật liệu mới, vật liệu quý hiếm; ứng dụng công nghệ mới về sinh học; côngnghệ mới để sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông;

Côngnghiệp kỹ thuật cao;

Đầutư vào nghiên cứu phát triển;

Sảnxuất thiết bị xử lý chất thải;

Sảnxuất nguyên liệu thuốc kháng sinh ;

Xửlý ô nhiễm và bảo vệ môi trường, xử lý chất thải;

Đầutư theo hợp đồng BOT, BTO, BT.

II. DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ

Sảnxuất, chế biến xuất khẩu từ 50% sản phẩm trở lên;

Sảnxuất, chế biến xuất khẩu từ 30% sản phẩm trở lên và sử dụng nhiều nguyên liệu,vật tư trong nước (có giá trị từ 30% chi phí sản xuất trở lên);

Sửdụng nhiều lao động và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở ViệtNam;

Chếbiến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thUỷ sản;

-Bảoquản thực phẩm; bảo quản nông sản sau thu hoạch;

-Thămdò; khai thác và chế biến sâu khoáng sản;

Pháttriển công nghiệp hoá dầu; xây dựng, vận hành đường ống dẫn dầu, dẫn khí, kho,cảng dầu;

Sảnxuất thiết bị, cụm chi tiết trong khai thác dầu khí, mỏ, năng lượng; sản xuấtthiết bị nâng hạ cỡ lớn;

Sảnxuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại mầu, kim loại đặc biệt, phôi thép, sắt xốpdùng trong công nghiệp;

Sảnxuất các máy công cụ gia công kim loại, thiết bị luyện kim;

-Chếtạo thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị kiểm tra, kiểm soát an toàn, sản xuấtkhuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại;

Sảnxuất khí cụ điện trung, cao thế;

Sảnxuất các loại động cơ diezen có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến; sản xuất máy,phụ tùng ngành động lực, thUỷ lực, máy áp lực;

Sảnxuất phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy; sản xuất, lắp ráp thiết bị, xe máy thicông xây dựng; sản xuất thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải;

Đóngtàu thUỷ; sản xuất thiết bị phụ tùng cho các tàu vận tải, tàu đánh cá;

Sảnxuất thiết bị thông tin, viễn thông;

Sảnxuất linh kiện, thiết bị điện tử, công nghệ tin học;

Sảnxuất thiết bị, phụ tùng, máy nông nghiệp, thiết bị tưới tiêu;

Sảnxuất các loại nguyên liệu thuốc trừ sâu bệnh;

Sảnxuất các loại hoá chất cơ bản, hoá chất tinh khiết, thuốc nhuộm, các loại hoáchất chuyên dùng;

Sảnxuất nguyên liệu chất tẩy rửa, phụ gia cho ngành hóa chất;

Sảnxuất xi măng đặc chủng, vật liệu composit, vật liệu cách âm, cách điện, cáchnhiệt cao, vật liệu tổng hợp thay gỗ, vật liệu chịu lửa, chất dẻo xây dựng, sợithUỷ tinh;

Sảnxuất các loại vật liệu xây dựng nhẹ;

Sảnxuất bột giấy;

Sảnxuất tơ, sợi các loại, vải đặc biệt dùng trong ngành công nghiệp;

Sảnxuất nguyên liệu cao cấp để sản xuất giầy, dép, quần áo xuất khẩu;

Sảnxuất bao bì cao cấp phục vụ hàng xuất khẩu;

Sảnxuất thiết bị y tế trong công nghệ phân tích và công nghệ chiết xuất

trongy học;

Sảnxuất nguyên liệu thuốc, sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế;

Cảitạo, phát triển nguồn năng lượng;

Vậntải khách công cộng;

Xâydựng, cải tạo cầu, đường bộ, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, đường sắt;

Xâydựng nhà máy sản xuất nước, hệ thống cấp thoát nước;

Xâydựng kinh doanh kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp, khu chế xuất,khu công nghệ cao.

III. DANH MỤC ĐỊA BÀN KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ

Số TT

Tỉnh/thành phố

Mục A:

Địa bàn có điều kiện kinh tế -

xã hội đặc biệt khó khăn

Mục B:

Địa bàn có điều kiện kinh tếxã hội khó khăn

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Hà Giang

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

2

Cao Bằng

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

3

Lai Châu

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

4

Lào Cai

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

5

Sơn La

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

6

Bắc Kạn

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

7

Tuyên Quang

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

8

Lạng Sơn

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

9

Yên Bái

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

10

Thái Nguyên

Toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Thái Nguyên

 

11

Bắc Giang

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

12

Vĩnh Phúc

Các huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên

Các huyện không thuộc mục A

13

Phú thọ

Toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Việt Trì

 

14

Hoà Bình

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

15

Bắc Ninh

 

Các huyện: Quế Võ, Yên Phong, Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành

16

Hà Nội

 

Huyện Sóc Sơn

17

Hà Tây

 

Các huyện: Ba Vì, Mỹ Đức,

Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất,

ứng Hoà

18

Quảng Ninh

Các huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Quảng Hà, Hoành Bồ, Tiên Yên, Đông Triều và thị xã Móng Cái

Huyện Yên Hưng và các thị xã: Cẩm Phả,

Uông Bí

19

Hải Phòng

 

Các huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng

20

Hải Dương

Huyện Chí Linh

Toàn bộ các huyện không thuộc mục A

21

Hưng Yên

 

Toàn bộ các huyện và thị xã

22

Thái Bình

 

Toàn bộ các huyện và thị xã

23

Hà Nam

 

Toàn bộ các huyện và thị xã

24

Nam Định

 

Toàn bộ các huyện và thành phố Nam Định

25

Ninh Bình

Các huyện: Nho Quan, Yên Mô, Gia Viễn

Thị xã Tam Điệp và các huyện không thuộc mục A

26

Thanh Hoá

Các huyện: Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Hoá, Bá Thước, Ngọc Lặc, Như Xuân, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Quan Sơn, Mường Lát

Các huyện không thuộc mục A

27

Nghệ An

Các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương, Đô Lương.

Thị xã Cửa Lò và các huyện không thuộc mục A

28

Hà Tĩnh

Toàn bộ các huyện

Thị xã Hà Tĩnh

29

Quảng Bình

Toàn bộ các huyện

Thị xã Đồng Hới

30

Quảng Trị

Thị xã Quảng Trị và các huyện

Thị xã Đông Hà

31

Thừa Thiên Huế

Toàn bộ các huyện

Thành phố Huế

32

Đà Nẵng

 

Huyện Hòa Vang và các quận: Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn,

Liên Chiểu

33

Quảng Nam

Toàn bộ các huyện và thị xã Hội An

Thị xã Tam Kỳ

34

Quảng Ngãi

Toàn bộ các huyện

Thị xã Quảng Ngãi

35

Bình Định

Toàn bộ các huyện

Thành phố Quy Nhơn

36

Phú Yên

Toàn bộ các huyện

Thị xã Tuy Hoà

37

Khánh Hoà

Các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh

Các huyện không thuộc mục A

38

Bình Thuận

Toàn bộ các huyện

Thị xã Phan Thiết

39

Ninh Thuận

Toàn bộ các huyện

Thị xã Phan Rang

40

Kon Tum

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

41

Gia Lai

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

42

Đắk Lắk

Toàn bộ các huyện và thành phố

Buôn Ma Thuột

 

43

Lâm Đồng

Toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Đà Lạt

 

44

Đồng Nai

Các huyện: Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc

 

45

Bình Phước

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

46

Bình Dương

 

Các huyện: Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên, Dầu Tiến

47

Tây Ninh

 

Toàn bộ các huyện

48

Thành phố Hồ Chí Minh

 

Các huyện Cần Giờ, Củ Chi.

49

Bà Rịa Vũng Tàu

 

Các huyện: Long Đất,

Xuyên Mộc

50

Long An

Toàn bộ các huyện

Thị xã Tân An

51

Đồng Tháp

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

52

Tiền Giang

Toàn bộ các huyện và thị xã

Thành phố Mỹ Tho

53

Bến Tre

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

54

Vĩnh Long

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

55

Trà Vinh

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

56

An Giang

Toàn bộ các huyện và Thành phố Long Xuyên

 

57

Cần Thơ

Toàn bộ các huyện và thị xã

Thành phố Cần Thơ

58

Sóc Trăng

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

59

Bạc Liêu

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

60

Cà Mau

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

61

Kiên Giang

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

 

 IV. DANH MỤC LĨNH VỰC ĐẦU TƯCÓ ĐIỀU KIỆN

1. Chỉ đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc hợp đồnghợp tác kinh doanh

Xâydựng, kinh doanh mạng viễn thông quốc tế, viễn thông nội hạt (chỉ thực hiệntheo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh);

Khaithác, chế biến dầu khí, khoáng sản quý hiếm;

Dịchvụ tư vấn (trừ tư vấn kỹ thuật);

Vậntải hàng không, đường sắt, đường biển; vận tải hành khách công cộng; xây dựngcảng, ga hàng không (trừ các dự án BOT, BTO, BT);

Sảnxuất thuốc nổ công nghiệp;

Trồngrừng;

Dulịch lữ hành;

Vănhoá.

2. Các sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu

Tỷlệ xuất khẩu bắt buộc đối với các sản phẩm mà sản xuất trong nước đã đáp ứng đủyêu cầu về số lượng, chất lượng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố trong từngthời kỳ.

3. Dự án chế biến phải gắn với đầu tư tạo nguồn nguyên liệu

Sảnxuất, chế biến sữa;

Sảnxuất dầu thực vật, đường mía;

Chếbiến gỗ.

4. Dự án đầu tư vào dịch vụ nhập khẩu, dịch vụ phân phối trong nướcthực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

V. DANH MỤC LĨNH VỰC KHÔNG CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

1.Dựán gây nguy hại đến an ninh quốc gia, quốc phòng và lợi ích công cộng.

2.Dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của ViệtNam.

3.Dự án gây tổn hại đến môi trường sinh thái; dự án xử lý phế thải độc hại đưa từbên ngoài vào Việt Nam.

4.Dự án sản xuất các loại hóa chất độc hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theođiều ước quốc tế.

 

PHỤ LỤC II

I. QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ, PHƯƠNGTIỆN VẬN TẢI ĐƯỢC MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU ĐỂ TẠO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆPCÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC BÊN HỢP DOANH

1. Máy móc thiết bị chính thuộc dây chuyền công nghệ bao gồm:

Máymóc, thiết bị sản xuất; vật tư, linh kiện, bộ phận rời đi kèm để lắp đặt hệthống thiết bị; khuôn mẫu đi kèm với thiết bị máy móc, dụng cụ sản xuất... đểhoàn chỉnh hoạt động sản xuất ra sản phẩm quy định tại Giấy phép đầu tư.

2. Máy móc thiết bị phụ trợ thuộc dây chuyền công nghệ bao gồm:

1.Hệ thống điện: toàn bộ thiết bị máy móc vật tư để lắp đặt hoàn chỉnh hệ thốngcấp điện.

2.Hệ thống cấp thoát nước: toàn bộ thiết bị máy móc vật tư đường ống... lắp đặtđể hoàn chỉnh hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải.

3.Hệ thống chiếu sáng: toàn bộ thiết bị máy móc vật tư để lắp đặt hoàn chỉnh hệthống chiếu sáng.

4.Hệ thống điều hoà, thông gió của khu vực sản xuất.

5.Trang thiết bị phòng thí nghiệm.

6.Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, trang thiết bị chống sét, trang thiết bịan toàn lao động...

7.Hệ thống thông tin liên lạc.

8.Máy móc thiết bị cần thiết cho thiết kế sản phẩm hoặc trang thiết bị văn phòngphục vụ cho quản lý sản xuất.

3. Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệbao gồm:

1.Các phương tiện vận tải chuyên dùng cho hoạt động kinh doanh quy định tại Giấyphép đầu tư.

2.Phương tiện vận tải để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm trong dây chuyền côngnghệ.

 

II. QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ DANH MỤC CÁC NHÓM TRANG THIẾTBỊ

MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU CỦA CÁCDOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN,

VĂN PHÒNG CĂN HỘ CHO THUÊ, NHÀỞ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ KỸ THUẬT, SIÊU THỊ, SÂN GOLF, KHU DU LỊCH, KHUTHỂ THAO, KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ, CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH, ĐÀO TẠO, VĂN HÓA, TÀICHÍNH, NGÂN HÀNG, BẢO HIỂM,

KIỂM TOÁN, DỊCH VỤ TƯ VẤN

A. Danh mục các nhóm trang thiết bị miễn thuế nhập khẩu theo quyđịnh chung

1.Hệ thống cung cấp nước các loại (máy bơm, máy lọc, đồng hồ nước, nồi hơi ...).

2.Hệ thống điều hòa và thông gió (điều hoà trung tâm hoặc cục bộ và vật tư phụtùng đồng bộ...).

3.Hệ thống phòng cháy và chống cháy.

4.Hệ thống điện và chiếu sáng (đèn các loại, đèn chiếu...).

5.Hệ thống xử lý rác và nước thải.

6.Hệ thống thông tin liên lạc.

7.Hệ thống vận chuyển (thang máy, xe điện, các loại xe đẩy).

8.Hệ thống giặt là.

9.Hệ thống bảo vệ.

10.Trang thiết bị thể dục thể thao, bể bơi, sân tennis, cắt tóc, vũ trường,karaoke, vui chơi giải trí, vật lý trị liệu (trừ các trang thiết bị nêu tại mụcB Phụ lục này, nếu có).

11.Máy móc thiết bị liên quan đến việc chăm sóc cỏ (cắt cỏ, phun thuốc trừsâu...).

12.Hệ thống phun nước, tưới tiêu và thoát nước.

13.Máy móc, trang thiết bị, dụng cụ y tế, dụng cụ thí nghiệm.

14.Trang thiết bị giảng dạy và học tập (bao gồm cả bàn ghế, bảng, đồ dùng dạy học,thí nghiệm v.v...).

15.Các loại phụ tùng kèm theo các loại máy móc, trang thiết bị nêu trên.

16.Máy móc, trang bị các loại chuyên áp dụng cho doanh nghiệp ngân hàng, tài chính(két bảo vệ, máy vi tính các loại, máy đếm tiền, máy kiểm tra tiền giả, hệthống thông tin, máy móc bảo vệ, xe chở tiền).

17.Trang thiết bị văn phòng phục vụ quản lý kinh doanh (máy tính, máy in, fax,telex, photocopy, bàn, ghế, tủ đựng tài liệu...).

B. Danh mục các nhóm trang thiết bị chỉ được miễn thuế nhập khẩu

một lần, không áp dụng cho trường hợp thay thế

1.Trang thiết bị phòng khách sạn và trang trí nội thất (giường, tủ, bàn, ghế,điện thoại).

2.Thiết bị vệ sinh (bồn tắm, bệ xí, lavabo, các vật tư lắp đặt hệ thống vệ sinh,gương...).

3Trang bị nội thất phòng khách (bàn, ghế).

4.Trang thiết bị bếp, phòng ăn, nhà hàng, quầy bar (các loại bếp và dụng cụ làmbếp).

5.Tranh, tượng, thảm và các vật trang trí khác.

6.Tủ lạnh, ti vi, lò vi sóng, máy hút khói, hút bụi, khử mùi, ly, tách, đĩa,chén, bát.

7.Thiết bị nghe nhìn.

8.Dụng cụ đánh golf.

 

 

 

Chính phủ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải