• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2017
CHÍNH PHỦ
Số: 47/2017/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Giang, ngày 24 tháng 4 năm 2017

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người hưởng lương, phụ cấp quy định tại Điều 1 Nghị định này bao gồm:

1. Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010.

4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm:

a) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

b) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Điều 3. Mức lương cơ s

1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng.

3. Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Điều 4. Kinh phí thực hiện

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được giao, phấn đấu tăng nguồn thu sự nghiệp và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết năm 2016 chuyển sang (nếu có) để cân đối nguồn thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2017.

2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao năm 2017 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;

b) Sử dụng một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;

c) Sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương thực hiện so với dự toán năm 2016 do Thủ tướng Chính phủ giao (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết);

d) Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2016 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có);

đ) Đối với một số địa phương ngân sách khó khăn, sau khi thực hiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này mà vẫn thiếu nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 thì ngân sách trung ương bổ sung số thiếu để địa phương thực hiện.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

2. Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

Điều 6. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định này đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định này đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính:

a) Hướng dẫn việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở quy định tại Nghị định này;

b) Thẩm định nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở theo Nghị định này đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và bổ sung nguồn kinh phí còn thiếu đối với những địa phương nghèo, ngân sách khó khăn sau khi đã thực, hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng Chính phủ

(Đã ký)

 

Nguyễn Xuân Phúc

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.