QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số 66/2004/QĐ-BNN, ngày 22 tháng 11 năm 2004
Về việc ban hành Quy chế công nhận, quản lý và giám sát các phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu và người kiểm định giống cây trồng nông nghiệp
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hoá số 18/1999/PL-UBTVQH10, ngày 24 tháng 12 năm 1999 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH, ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI;
Căn cứ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP, ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ qui định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2001 Yêu cầu chung về năng lực của Phòng kiểm nghiệm và hiệu chuẩn; tiêu chuẩn 10 TCN 382-1999 Yêu cầu chung của phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp; tiêu chuẩn 10 TCN 322-2003 Phương pháp kiểm nghiệm hạt giống cây trồng nông nghiệp;
Xét đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Cục trưởng Cục Nông nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành Quy chế công nhận, quản lý và giám sát các phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu và người kiểm định giống cây trồng nông nghiệp.
Điều 2. Quy chế này thay thế cho việc công nhận phòng kiểm nghiệm giống cây trồng trong Quy chế công nhận phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp theo Quyết định số 139/1999/QĐ-BNN/KHCN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 11 tháng 10 năm 1999.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Điều 4. Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Cục trưởng Cục Nông nghiệp, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
QUY CHẾ
CÔNG NHẬN, QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT
PHÒNG KIỂM NGHIỆM, NGƯỜI LẤY MẪU VÀ
NGƯỜI KIỂM ĐỊNH GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2004/QĐ-BNN, ngày 22 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về việc công nhận, quản lý và giám sát phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu và người kiểm định giống cây trồng nông nghiệp.
2. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động công nhận, quản lý và giám sát các phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu và người kiểm định giống cây trồng nông nghiệp.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phòng kiểm nghiệm giống cây trồng (Laboratory of Seed Testing) (sau đây gọi là phòng kiểm nghiệm) là phòng kiểm nghiệm đáp ứng các yêu cầu trong Quy chế này và được công nhận để thực hiện các phép thử về chất lượng giống cây trồng.
2. Phòng kiểm nghiệm giống cây trồng loại I (Laboratory of Seed Testing level I) (sau đây gọi là phòng kiểm nghiệm loại I) là phòng kiểm nghiệm đáp ứng các yêu cầu phòng kiểm nghiệm loại I trong Quy chế này, được công nhận để làm dịch vụ kiểm nghiệm chất lượng các lô giống cây trồng.
3. Phòng kiểm nghiệm giống cây trồng loại II (Laboratory of Seed Testing level II)(sau đây gọi là phòng kiểm nghiệm loại II) là phòng kiểm nghiệm đáp ứng các yêu cầu phòng kiểm nghiệm loại II trong Quy chế này, được công nhận để làm dịch vụ kiểm nghiệm chất lượng các lô giống cây trồng.
4. Lấy mẫu giống cây trồng (Seed Sampling) là việc lấy ra một lượng giống theo quy định đại diện cho một lô giống để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của lô giống đó.
5. Người lấy mẫu giống cây trồng (Seed Sampler) (sau đây gọi là người lấy mẫu) là người được đào tạo, có kinh nghiệm và được công nhận để thực hiện việc lấy mẫu giống cây trồng.
6. Kiểm định giống cây trồng (Field Inspection) là quá trình kiểm tra chất lượng lô giống cây trồng sản xuất ngay tại ruộng, nương hoặc vườn nhằm xác định tính đúng giống, độ thuần di truyền và mức độ lẫn giống hoặc loài cây khác.
7. Người kiểm định giống cây trồng (Field Inspector) (sau đây gọi là người kiểm định) là người được đào tạo, có kinh nghiệm và được công nhận để thực hiện việc kiểm định giống cây trồng.
8. Thử nghiệm thành thạo (Proficiency testing) là đánh giá hoạt động thử nghiệm của phòng kiểm nghiệm bằng phương pháp so sánh liên phòng.
9. So sánh liên phòng (Interlaboratory comparisons) là tổ chức, tiến hành và đánh giá các phép thử với những nội dung thử nghiệm giống nhau hoặc tương tự ở 2 hay nhiều phòng kiểm nghiệm với các điều kiện đã định trước.
10. Giám sát (Supervision, Monitoring) là quá trình kiểm tra thường xuyên các hoạt động chuyên môn và kết quả kiểm định, lấy mẫu, kiểm nghiệm của người kiểm định, người lấy mẫu và phòng kiểm nghiệm giống cây trồng.
11. Thanh tra (Inspection) là đánh giá sự phù hợp thông qua việc quan sát và phán xét có kèm theo các phép đo, thử và so sánh thích hợp
12. Đánh giá (Audit) là quá trình độc lập, có hệ thống và đã được văn bản hoá nhằm xem xét các chứng cứ và đánh gía chúng một cách khách quan để xác định xem hiện trạng có đáp ứng được các chuẩn mực đã đề ra.
13. Chuyên gia đánh giá (Auditor) là người có đủ năng lực, được đào tạo về hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 17025 và được cấp chứng chỉ chuyên gia đánh giá.
14. Nhóm chuyên gia đánh giá (Auditing team) là hai hay nhiều chuyên gia đánh giá cùng tiến hành một cuộc đánh giá.
Điều 3. Điều kiện để công nhận phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định
1. Phòng kiểm nghiệm giống cây trồng chỉ được công nhận khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a. Có chức năng nhiệm vụ kiểm tra chất lượng giống cây trồng;
b. Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 17025;
c. Có cán bộ quản lý đủ năng lực, có nhân viên kỹ thuật được đào tạo và được cấp chứng chỉ về kiểm nghiệm giống cây trồng;
d. Có trang thiết bị phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng;
đ. Có trang thiết bị kiểm soát môi trường phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm giống cây trồng;
e. Đã tham gia vào chương trình thử nghiệm thành thạo và phải có ít nhất 3 lần kết quả đạt yêu cầu đối với các phép thử đề nghị công nhận;
g. Phòng kiểm nghiệm đã có ít nhất 2 năm hoạt động về kiểm nghiệm hạt giống của các loài cây trồng đề nghị công nhận và phải kiểm nghiệm được ít nhất 500 mẫu.
Các yêu cầu tối thiểu để công nhận phòng kiểm nghiệm được qui định tại Phụ lục 7 của Quy chế này.
2. Người lấy mẫu giống cây trồng chỉ được công nhận khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được đào tạo và cấp chứng chỉ về lấy mẫu giống cây trồng;
b) Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm về lấy mẫu giống cây trồng;
c) Không có sai sót và khiếu nại của khách hàng về quá trình lấy mẫu.
3. Người kiểm định giống cây trồng chỉ được công nhận khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được đào tạo và cấp chứng chỉ về kiểm định giống cây trồng;
b) Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm về kiểm định các loài cây trồng đề nghị công nhận;
c) Không có sai sót và khiếu nại của khách hàng về quá trình kiểm định.
Điều 4. Hồ sơ đề nghị công nhận phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu và người kiểm định
1. Hồ sơ đề nghị công nhận phòng kiểm nghiệm giống cây trồng nông nghiệp bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận (theo mẫu tại Phụ lục1a);
b) Sổ tay chất lượng của phòng kiểm nghiệm;
c) Kết quả thử nghiệm thành thạo;
d) Báo cáo năng lực và kết quả hoạt động của phòng kiểm nghiệm (theo mẫu tại Phụ lục 2).
2. Hồ sơ đề nghị công nhận người lấy mẫu bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận (theo mẫu tại Phụ lục 1b);
b) Chứng chỉ đào tạo về lấy mẫu;
c) Báo cáo kết quả về quá trình hoạt động lấy mẫu.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận người kiểm định bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận (theo mẫu tại Phụ lục 1c);
b) Chứng chỉ đào tạo về kiểm định giống cây trồng;
c) Báo cáo kết quả về quá trình hoạt động kiểm định.
Điều 5. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
1. Các phòng kiểm nghiệm có nhu cầu đề nghị công nhận nộp hồ sơ về Vụ Khoa học công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Vụ Khoa học công nghệ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị công nhận phòng kiểm nghiệm. Trường hợp hồ sơ không đủ thủ tục hoặc có sai sót, trong vòng mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Khoa học công nghệ thông báo các nội dung cần hoàn chỉnh cho phòng kiểm nghiệm đề nghị công nhận.
3. Người lấy mẫu, người kiểm định có nhu cầu đề nghị công nhận nộp hồ sơ về Cục Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Cục Nông nghiệp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị công nhận người lấy mẫu, người kiểm định. Trường hợp hồ sơ không đủ thủ tục hoặc có sai sót, trong vòng mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Nông nghiệp thông báo các nội dung cần hoàn chỉnh cho người lấy mẫu, người kiểm định đề nghị công nhận.
Điều 6. Đánh giá và công nhận phòng kiểm nghiệm mới, công nhận lại, mở rộng phạm vi công nhận
1. Đánh giá:
a) Vụ Khoa học công nghệ tổ chức thực hiện việc đánh giá, đề nghị công nhận phòng kiểm nghiệm mới, công nhận lại, mở rộng phạm vi công nhận khi hồ sơ hợp lệ.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng đánh giá phòng kiểm nghiệm đề nghị công nhận. V? tru?ng Vụ Khoa học công nghệ là Chủ tịch Hội đồng giúp Bộ trưởng xem xét, đánh giá phòng kiểm nghiệm mới. Hội đồng có từ 7-9 thành viên. Thành phần Hội đồng gồm các chuyên gia có chuyên môn, nghiệp vụ về đánh giá phòng kiểm nghiệm đã được đào tạo, đại diện của Vụ Khoa học công nghệ và Cục Nông nghiệp.
c) Nội dung đánh giá: Đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện của phòng kiểm nghiệm theo Khoản 1 Điều 3 của Quy chế này.
d) Trình tự, thủ tục và phương pháp đánh giá:
Chủ tịch Hội đồng cử nhóm chuyên gia đánh giá (gồm 2-3 chuyên gia đã được đào tạo và được cấp chứng chỉ chuyên gia đánh giá) trực tiếp đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và các hoạt động kỹ thuật tại phòng kiểm nghiệm, báo cáo kết quả đánh giá cho Hội đồng;
Hội đồng xem xét hồ sơ, báo cáo của nhóm chuyên gia đánh giá; thảo luận công khai, đánh giá theo nguyên tắc bỏ phiếu kín;
Hội đồng lập biên bản kết luận và gửi kết quả đánh giá (theo Phụ lục 3) về Vụ Khoa học công nghệ;
Với các phòng kiểm nghiệm đủ điều kiện, Vụ Khoa học công nghệ làm thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận. Trường hợp phòng kiểm nghiệm có những điểm không phù hợp nhưng có thể khắc phục được thì Hội đồng liệt kê các điểm không phù hợp và đề xuất thời hạn khắc phục, Vụ Khoa học công nghệ thông báo kết quả đánh giá của Hội đồng cho phòng kiểm nghiệm;
Phòng kiểm nghiệm khắc phục các điểm không phù hợp và gửi báo cáo về Vụ Khoa học công nghệ. Căn cứ báo cáo kết quả khắc phục (có ý kiến của chuyên gia đánh giá nếu thấy cần thiết), Vụ Khoa học công nghệ xem xét và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận khi đạt yêu cầu. Trong trường hợp cần thiết Vụ Khoa học công nghệ đề nghị tổ chức đánh giá lại.
đ. Các phòng kiểm nghiệm đề nghị công nhận lại: Căn cứ theo kết quả đánh giá toàn diện trong thời hạn công nhận của phòng kiểm nghiệm và kết quả giám sát hàng năm, Vụ Khoa học công nghệ phối hợp với Cục Nông nghiệp xem xét và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận khi đạt yêu cầu. Trong trường hợp cần thiết Vụ Khoa học công nghệ sẽ đề nghị tổ chức đánh giá lại theo trình tự như ở Mục d, Khoản 1, Điều 6.
e. Các phòng kiểm nghiệm đề nghị mở rộng phạm vi công nhận.
Trình tự và thủ tục đánh giá như Mục d Khoản 1 Điều 6, nhằm đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện mở rộng của phòng kiểm nghiệm. Căn cứ theo báo cáo và đề nghị của nhóm chuyên gia, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ sẽ xem xét và đề nghị Bộ trưởng công nhận hoặc đề nghị thành lập Hội đồng đánh giá khi thấy cần thiết.
2. Công nhận:
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét ra quyết định công nhận phòng kiểm nghiệm mới, công nhận lại, mở rộng phạm vi công nhận.
Điều 7. Đánh giá và công nhận người lấy mẫu, người kiểm định
1. Đánh giá: Cục Nông nghiệp đánh giá hồ sơ của người lấy mẫu, người kiểm định theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 4 của Quy chế này.
2. Công nhận: Cục trưởng Cục Nông nghiệp ra quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận cho người lấy mẫu, người kiểm định.
Điều 8. Thời hạn hiệu lực của quyết định công nhận
1. Thời hạn hiệu lực của Quyết định công nhận phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định là lăm năm.
2. Ba tháng trước khi hết thời hạn hiệu lực của Quyết định công nhận, phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định phải gửi bản đăng ký đề nghị công nhận lại.
Điều 9. Quản lý và giám sát phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định
1. Cục Nông nghiệp phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ tổ chức kiểm tra, giám sát đối với các phòng kiểm nghiệm được công nhận:
a) Kiểm tra định kỳ: Cục Nông nghiệp tổ chức kiểm tra toàn diện một lần trong thời hạn Quyết định công nhận có hiệu lực(5 năm).
b) Kiểm tra bất thường: Cục Nông nghiệp tổ chức kiểm tra bất thường trong những trường hợp cần thiết.
c) Giám sát thường xuyên: Hàng năm, Cục Nông nghiệp t? ch?c kiểm tra lại ngẫu nhiên số mẫu được kiểm nghiệm để đánh giá (với 1% số mẫu khi đơn vị có lượng mẫu kiểm nghiệm/ năm >1000, 2% số mẫu khi đơn vị có lượng mẫu >500-1000, 5% khi lượng mẫu là >200-500, 8-10% khi số mẫu< 200 ), kết quả giám sát được báo cáo về Cục Nông nghiệp.
2. Cục Nông nghiệp t? ch?c giám sát người lấy mẫu, người kiểm định.
3. Mỗi phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu và người kiểm định đồng ruộng được cấp một mã số riêng để phân biệt và quản lí. Mã số được ghi trong quyết định công nhận.
Điều 10. Đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định công nhận
1. Đình chỉ hiệu lực của Quyết định công nhận trong trường hợp có sai phạm về kỹ thuật nhưng có thể khắc phục được và chưa gây hậu quả nghiêm trọng:
a) Vụ Khoa học công nghệ chủ trì và phối hợp với Cục Nông nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ra quyết định định ch? từng phần hoặc toàn phần hiệu lực của Quyết định công nhận phòng kiểm nghiệm.
b) Cục trưởng Cục Nông nghiệp ra Quyết định đình chỉ hiệu lực công nhận người lấy mẫu, người kiểm định.
c) Hiệu lực của Quyết định công nhận được xem xét, phục hồi khi các sai phạm được khắc phục.
2. Huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định công nhận trong trường hợp sai phạm không thể khắc phục được hoặc gây hậu quả nghiêm trọng:
a) Vụ Khoa học công nghệ chủ trì phối hợp với Cục Nông nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định công nhận phòng kiểm nghiệm.
b) Cục trưởng Cục Nông nghiệp ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực công nhận người lấy mẫu hoặc người kiểm định.
c) Các tổ chức, cá nhân có sai phạm, gây ra hậu quả nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Những căn cứ để đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định công nhận:
a) Những sai phạm được nêu trong Báo cáo về kết quả thử nghiệm thành thạo, kết quả kiểm tra và giám sát;
b) ý kiến khiếu nại bằng văn bản của khách hàng;
c) Đề nghị của Hội đồng đánh giá do Vụ Khoa học công nghệ thành lập trong trường hợp cần thiết.
Điều 11. Những thay đổi cần phải báo cáo
1. Phòng kiểm nghiệm được công nhận phải báo cáo về Vụ Khoa học công nghệ và Cục Nông nghiệp những thay đổi liên quan đến nội dung được công nhận (địa chỉ, điện thoại, fax, e-mail, cán bộ chủ chốt, tổ chức, các thiết bị chính…) chậm nhất là ba mươi ngày kể từ ngày có thay đổi.
2. Người lấy mẫu và người kiểm định được công nhận phải báo cáo về Cục Nông nghiệp những thay đổi liên quan đến nội dung được công nhận (địa chỉ, điện thoại, fax, e-mail, bổ sung phạm vi hoạt động…) chậm nhất là ba mươi ngày kể từ ngày có thay đổi.
Điều 12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1. Khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đánh giá, công nhận phòng kiểm nghiệm giống cây trồng gửi đến Vụ Khoa học công nghệ xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
2. Khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đánh giá, công nhận và giám sát người lấy mẫu, người kiểm định giống cây trồng gửi đến Cục Nông nghiệp xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
3. Khiếu nại liên quan đến kết quả kiểm nghiệm, lấy mẫu, kiểm định gửi đến phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định đưa ra kết quả đó. Nếu không đồng ý với trả lời của phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định thì người khiếu nại có thể tiếp tục khiếu nại đến Cục Nông nghiệp xem xét giải quyết.
4. Nếu người khiếu nại không đồng ý với ý kiến giải quyết của Vụ Khoa học công nghệ, Cục Nông nghiệp thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 13. Chi phí
1. Chi phí cho việc công nhận do phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu và người kiểm định có nhu cầu công nhận chi trả.
2. Chi phí liên quan đến việc giải quyết khiếu nại do bên có sai phạm chi trả.
Điều 14. Phân công trách nhiệm
1. Vụ Khoa học công nghệ có trách nhiệm:
a) Tổ chức thẩm định, đánh giá và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, công nhận lại, mở rộng phạm vi công nhận phòng kiểm nghiệm;
b) Vụ Khoa học công nghệ chủ trì phối hợp với Cục Nông nghiệp xem xét và đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực quyết định công nhận phòng kiểm nghiệm.
2. Cục Nông nghiệp có trách nhiệm:
a) Quản lí và giám sát các phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định được công nhận;
b) Cùng phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ xem xét và đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực quyết định công nhận phòng kiểm nghiệm;
c) Xem xét và ra Quyết định công nhận người lấy mẫu, người kiểm định;
d) Đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực của Quyết định công nhận người lấy mẫu, người kiểm định.
d) Tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ cho nhân viên phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định;
e) Tổ chức thực hiện chương trình thử nghiệm thành thạo cho các phòng kiểm nghiệm đề nghị công nhận;
g) Tổ chức thực hiện giám sát kỹ thuật các phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định được công nhận;
3. Phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định có trách nhiệm:
a) Duy trì thường xuyên việc đào tạo nội bộ thuộc phòng kiểm nghiệm.
b) Nhân viên phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định phải thường xuyên tham gia đào tạo lại theo kế hoạch đào tạo của Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương.
c) Báo cáo kết quả hoạt động định kỳ 6 tháng một lần về Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương
d) Biên bản kiểm định đồng ruộng, biên bản lấy mẫu và phiếu kết quả kiểm nghiệm theo mẫu ở Phụ lục 6 của Quy chế này.
Phụ lục 1a
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng năm 200
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
PHÒNG KIỂM NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP
Kính gửi : Vụ Khoa học công nghệ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tên cơ quan
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax : E-mail:
2. Tên phòng kiểm nghiệm
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax : E-mail:
Họ tên, chức danh người phụ trách phòng kiểm nghiệm
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax : E-mail:
4. Hình thức đề nghị công nhận
1 Công nhận mới 1 Mở rộng phạm vi công nhận 1 Công nhận lại
5. Loại phòng kiểm nghiệm đề nghị công nhận
1 Phòng kiểm nghiệm loại I 1 Phòng kiểm nghiệm loại II
6. Lĩnh vực thử nghiệm đề nghị công nhận
TT
|
Tên phép thử hoặc loại phép thử
|
Loài cây trồng
|
Phương pháp thử
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
|
|
|
|
|
7. Chúng tôi đề nghị cam kết thực hiện mọi quy định trong Quy chế công nhận, quản lý và giám sát phòng kiểm nghiệm giống cây trồng nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trả đầy đủ các chi phí phục vụ cho việc công nhận không phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của việc công nhận.
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách phòng kiểm nghiệm
(ký tên và đóng dấu) (ký và ghi rõ họ tên)
Phụ lục 1b
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng năm 200
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN NGƯỜI LẤY MẪU
Kính gửi : Cục Nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Họ và tên:
Đơn vị công tác:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Hình thức đề nghị công nhận
1 Công nhận mới 1 Mở rộng phạm vi công nhận 1 Công nhận lại
3. Lĩnh vực đề nghị công nhận
Hạt giống 1
Củ giống 1
Hom giống 1
4. Chứng chỉ đào tạo:
Số chứng chỉ: , ngày tháng năm 200
Cơ quan cấp:
5. Tóm tắt quá trình công tác và kinh nghiệm lấy mẫu.
6. Tôi đề nghị cam kết thực hiện đúng mọi quy định trong Quy chế công nhận, quản lý và giám sát các phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu và người kiểm định đồng ruộng giống cây trồng nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trả đầy đủ các chi phí phục vụ cho việc công nhận không phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của việc công nhận.
Thủ trưởng cơ quan Người làm đơn (ký tên và đóng dấu) (ký tên )
Phụ lục 1c
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng năm 200
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
NGƯỜI KIỂM ĐỊNH ĐỒNG RUỘNG
Kính gửi: Cục Nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tên người đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Hình thức đề nghị công nhận
1 Công nhận mới 1 Mở rộng phạm vi hoạt động 1 Công nhận lại
3. Lĩnh vực kiểm định đề nghị công nhận:
- Ruộng giống 1
- Vườn giống 1
-
-
Tên loài cây trồng: 1 Lúa 1 Ngô 1 Lạc 1 Đậu tương 1 .
5. Chứng chỉ đào tạo:
Số chứng chỉ: , ngày tháng năm 200
Cơ quan cấp:
6. Tóm tắt quá trình công tác và kinh nghiệm kiểm định.
7. Tôi đề nghị cam kết thực hiện đúng mọi quy định trong Quy chế công nhận, quản lý và giám sát các phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu và người kiểm định đồng ruộng giống cây trồng nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trả đầy đủ các chi phí phục vụ cho việc công nhận không phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của việc công nhận.
Thủ trưởng cơ quan Người làm đơn
(ký tên và đóng dấu) (ký tên )
Phụ lục 2
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
, ngày tháng năm 200...
BÁO CÁO
NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KIỂM NGHIỆM
1. Tên cơ quan đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Tên phòng kiểm nghiệm:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
3. Họ, tên và chức danh người phụ trách phòng kiểm nghiệm
Điện thoại : Fax : E-mail:
4. Cán bộ, nhân viên của phòng kiểm nghiệm:
TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Trình độ chuyên môn được đào tạo
|
Công việc được giao hiện tại
|
Thâm niên trong lĩnh vực thử nghiệm
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Trang thiết bị:
5.1 Phương tiện đo lường:
TT
|
Tên phương tiện đo
|
Phạm vi đo,
cấp chính xác
|
Chu kỳ
kiểm định hiệu chuẩn
|
Ngày KĐ/HC lần cuối
|
Người kiểm định hiệu chuẩn
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
|
|
|
|
|
|
|
5.2 Trang thiết bị khác:
TT
|
Tên thiết bị
|
Đặc trưng kỹ thuật
|
Ngày đưa vào sử dụng
|
Tài liệu hướng dẫn của thiết bị
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
|
|
|
|
|
|
6. Diện tích và môi trường của phòng kiểm nghiệm:
6.1 Sơ đồ mặt bằng và diện tích của từng bộ phận của phòng kiểm nghiệm
6.2 Điều kiện môi trường các bộ phận của phòng kiểm nghiệm:
- Điều hoà nhiệt độ
- Khả năng thông khí và thoát hơi độc
- Các điều kiện bảo đảm khác (chống rung, bụi, ồn, ánh sáng, phóng xạ… )
6.3 Các điều kiện bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ và nhân viên của phòng kiểm nghiệm.
7. Danh mục các phép thử và các loài cây trồng phòng kiểm nghiệm có khả năng thực hiện
TT
|
Tên phép thử
|
Loài cây trồng
|
Cơ sở pháp lý làm căn cứ cho phép thử
|
Khả năng lượng mẫu kiểm nghiệm một năm
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
|
|
|
|
|
|
8. Kết quả hoạt động phòng kiểm nghiệm thực hiện ba năm gần nhất
TT
|
Tên phép thử
|
Loài cây trồng
|
Cơ sở pháp lý làm căn cứ cho phép thử
|
Số lượng mẫu
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
|
|
|
|
|
|
9. Cơ sở cam kết:
Thực hiện các quy định về công nhận phòng kiểm nghiệm;
Đáp ứng các yêu cầu của cơ quan đánh giá khi tiến hành đánh giá phòng kiểm nghiệm;
Phòng kiểm nghiệm sẵn sàng để được tiến hành đánh giá từ ngày tháng năm
Giám đốc
(ký tên và đóng dấu)
|
Phụ trách phòng kiểm nghiệm
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục 3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng năm 200
BÁO CÁO
CỦA NHÓM CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ PHÒNG KIỂM NGHIỆM
1. Tên phòng kiểm nghiệm được đánh giá
2. Nhóm chuyên gia đánh giá: (ghi rõ họ, tên)
3. Thời gian đánh giá
4. Các căn cứ để đánh giá:
- Hệ thống quản lý chất lượng
- Các quá trình kỹ thuật của phòng kiểm nghiệm
5. Nội dung đánh giá:
- Theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2001
- Các yêu cầu công nhận tối thiểu cho PKN loại I và PKN loại II
- Sổ tay chất lượng của phòng kiểm nghiệm
- Các điểm không phù hợp của phòng kiểm nghiệm …
6. Kết quả đánh giá
Kết luận về từng nội dung đánh giá(có biên bản đánh giá kèm theo)
7. Kết luận và kiến nghị của nhóm chuyên gia:
Trưởng nhóm Các thành viên
(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)
Phụ lục 4.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng năm 200...
BIÊN BẢN
KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
Hội đồng đánh giá phòng kiểm nghiệm giống cây trồng nông nghiệp được thành lập theo Quyết định số QĐ/BNN/KHCN, ngày tháng năm 200
(Ghi rõ họ, tên chủ tịch Hội đồng, thư ký, các thành viên và số quyết định)
1. Tên phòng kiểm nghiệm
Thuộc
2. Kết luận của Hội đồng và đề nghị công nhận
- Đề nghị công nhận (tên phòng kiểm nghiệm), thuộc sự quản lý của ............... là phòng kiểm nghiệm loại I hoặc loại II, được công nhận đối với các phép thử và loài cây trồng sau:
TT
|
Tên phép thử hoặc loại phép thử
|
Loài cây trồng
|
Phương pháp thử
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
|
4
|
|
|
|
|
|
3. Biên bản này được thông qua với sự đồng ý của ........... (kết quả bỏ phiếu) .........của thành viên Hội đồng.
4. ý kiến khác nếu có (nêu rõ nội dung và tên người có ý kiến khác)
Chủ tịch Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Thư ký Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục 5
MẪU DẤU VÀ SỬ DỤNG CON DẤU CỦA
PHÒNG KIỂM NGHIỆM ĐƯỢC CÔNG NHẬN
1. Mẫu dấu
Mẫu dấu của phòng kiểm nghiệm giống cây trồng nông nghiệp được công nhận do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp có hình thức quy định theo mẫu cụ thể dưới đây:
Dấu hình vuông và cạnh dài 4 cm.
Dấu chia làm 2 phần có vạch ngang ở 2/3 từ trên xuống.
Phía trên của dấu ghi ba dòng:
Dòng thứ nhất ghi: Phòng kiểm nghiệm
Dòng thứ hai ghi: Giống cây trồng
Dòng thứ ba ghi: Nông nghiệp
Mã số của phòng kiểm nghiệm được ghi ở phía dưới của dấu.
Mực dấu màu tím
2. Quy định sử dụng dấu
Phòng kiểm nghiệm được công nhận sẽ đóng dấu vào các phiếu kết quả kiểm nghiệm của mình.
Chỉ những kết quả kiểm nghiệm của các phòng kiểm nghiệm được công nhận mới được sử dụng dấu cho kết quả kiểm nghiệm.
Trưởng phòng kiểm nghiệm chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng con dấu của phòng kiểm nghiệm được công nhận. Trong trường hợp cần thiết có thể giao cho cán bộ khác thay thế quản lý, sử dụng dấu.
Trong trường hợp mất con dấu phải báo ngay với thủ trưởng cơ quan. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm báo cáo với Bộ
Mọi hành vi vô tình hay cố ý vi phạm quy định sử dụng dấu trên sẽ tuỳ theo mức độ và hậu quả mà bị xử lý từ phê bình, cảnh cáo, phạt tiền, … đến truy tố trước pháp luật theo điều 34 Pháp lệnh chất lượng hàng hoá và điều 38,39 Nghị định số 327/HĐBT ngày 19 tháng 10 năm 1991 về thi hành Pháp lệnh chất lượng hàng hoá
3. Mẫu dấu
Phòng Kiểm nghiệm
Giống cây trồng
nông nghiệp
|
(Mã số)
|
Phụ lục 6a
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Tên tổ chức có
Phòng kiểm nghiệm được công nhận)
... .. .. .. ..
|
PHIẾU KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM HẠT GIỐNG
Mã số của mẫu:
|
Số:
I - NƠI CẤP PHIẾU KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM : Phòng kiểm nghiệm giống cây trồng loại I (hoặc loại II)
Mã số công nhận:
Địa chỉ : ĐT: Fax: E-mail:
II - PHẦN KHAI CỦA KHÁCH HÀNG:
|
Chủ lô giống:
|
|
Tên và địa chỉ người lấy mẫu:
|
|
Loài cây trồng:
|
|
Kí hiệu lô hạt giống:
|
|
Tên giống:
|
|
Khối lượng lô hạt giống:
|
|
Cấp giống:
|
|
Nơi bảo quản:
|
|
Nơi sản xuất:
|
|
Phương thức bảo quản:
|
|
Người kiểm định ruộng giống:
|
Chất liệu bao bì:
|
|
|
Ngày lấy mẫu:
|
|
Ngày thu hoạch:
|
|
Ngày nhận mẫu:
|
|
Tờ khai Hải quan (bản sao, với giống nhập khẩu):
|
|
Khối lượng mẫu gửi:
|
|
III - PHƯƠNG PHÁP THỬ: 10 TCN 322 - 2003
IV - KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM :
Cơ quan chủ quản
Giám đốc
(ký tên, đóng dấu)
|
|
Ngày tháng năm 200
Trưởng phòng kiểm nghiệm
(ký, ghi rõ họ tên)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 6b
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN LẤY MẪU
Họ và tên người lấy mẫu:
Mã số được công nhận của người lấy mẫu:
Tên tổ chức, cá nhân chủ lô giống:
Ngày, tháng, năm lấy mẫu:
Địa điểm lấy mẫu:
Việc lấy mẫu được thực hiện theo tiêu chuẩn: ISTA TC trong nước
Chứng chỉ đào tạo của: Chứng chỉ ISTA Chứng chỉ trong nước
- Tên người kiểm định
- Mã số:
- Địa chỉ:
- Số điện thoại:
- Số Fax: E-mail:
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
–––––––––––––––––––––
, ngày tháng năm 200
|
Ghi chú:
Chúng tôi xác nhận các thông tin trên là đúng. Tôi cam đoan việc lấy mẫu đã được tiến hành theo đúng qui định.
Chủ lô giống Người lấy mẫu
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
Phụ lục 6c
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH RUỘNG GIỐNG
Số:
A. Phần chung
1. Tên cơ sở sản xuất:
2. Địa chỉ:
3. Loài cây trồng:
4. Tên giống:
5. Cấp giống:
6. Địa điểm kiểm định:
7. Diện tích (ha) hoặc số lượng cây giống của lô kiểm định:
8. Mã hiệu lô kiểm định:
9. Nguồn gốc giống:
Nơi sản xuất và cung ứng:
Mã số phiếu kiểm nghiệm chất lượng hoặc quyết định công nhận cây đầu dòng:
10. Cây trồng vụ trước:
11. Thời kỳ kiểm định: Lần kiểm định:
B. Kết quả kiểm định
12. Cách ly (nếu có qui định)
- Phương pháp cách ly:
Không gian ™ Thời gian ™ Không gian + thời gian ™
- Kết quả thực hiện:
Đạt ™ Đạt có điều kiện ™ Không đạt ™
13. Thực hiện qui trình sản xuất:
Đạt ™ Không đạt ™
14. Tình trạng sinh trưởng, phát triển chung của ruộng giống:
Tốt ™ Trung bình ™ Kém ™
15. Tổng số điểm kiểm định:
16. Tổng số cây được kiểm tra:
17. Tổng số cây khác dạng: . Tổng số cây khác loài:
18. Trường hợp giống lai:
- Tổng số cây mẹ đã và đang tung phấn:
- Tổng số cây bố khác dạng đã và đang tung phấn:
- Tổng số cây mẹ khác dạng:
19. Cỏ dại nguy hại (cây/100 m 2):
20. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính:
Nặng ™ Trung bình ™ Nhẹ ™ Không ™
21. Mức độ đổ ngã:
Nặng ™ Trung bình ™ Nhẹ ™ Không ™
22. Năng suất dự tính: tạ/ha. Sản lượng lô giống dự tính: tấn
23. Đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm đánh giá theo tiêu chuẩn giống.
C. Nhận xét và kết luận
|
CÁN BỘ KIỂM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
CHỦ LÔ GIỐNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
CƠ QUAN QUẢN LÝ NGƯỜI KIỂM ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu)
|
|
|
|
Phụ lục 7
CÁC YÊU CẦU TỐI THIỂU ĐỂ CÔNG NHẬN PKN LOẠI I VÀ PKN LOẠI II
PHÒNG KIỂM NGHIỆM LOẠI I
Các yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản lý chất lượng, năng lực cán bộ, thiết bị và môi trường
|
PHÒNG KIỂM NGHIỆM LOẠI II
Các yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản lý chất lượng, năng lực cán bộ, thiết bị và môi trường
|
Cả 2 loại phòng kiểm nghiệm phải đạt các yêu cầu nêu trong Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 382- 1999 về Yêu cầu chung của phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp.
|
Hệ thống quản lý chất lượng
- Sổ tay chất lượng theo tiêu chuẩn ISTA hay ISO 17025, bao gồm cả các tiêu chuẩn về thao tác kỹ thuật.
- Hệ thống quản lý chất lượng phải được thực thi, được thẩm định qua kiểm tra hàng năm.
- Phòng kiểm nghiệm phải tham gia vào hệ thống thử nghiệm thành thạo.
- Phòng kiểm nghiệm phải tham gia vào hệ thống quản lý và giám sát quốc gia.
|
Hệ thống quản lý chất lượng
- Sổ tay chất lượng phải cấu trúc theo sổ tay chất lượng của phòng kiểm nghiệm loại I, tuy nhiên, chỉ mô tả các yêu cầu tối thiểu nêu trong bảng này và các quá trình được thực hiện theo các yêu cầu tối thiểu này.
- Hệ thống quản lý chất lượng phải được thực thi, được thẩm định qua kiểm tra hàng năm.
- Phòng kiểm nghiệm phải tham gia vào hệ thống thử nghiệm thành thạo.
- Phòng kiểm nghiệm phải tham gia vào hệ thống quản lý và giám sát.
|
Quản lý và giám sát
- Đã thực hiện quản lý và giám sát nội bộ theo Tiêu chuẩn ISTA hay ISO17025.
|
Quản lý và giám sát
- Khả năng quản lý và giám sát nội bộ đáp ứng yêu cầu của phòng kiểm nghiệm loại II.
|
Thiết bị, dụng cụ và mẫu chuẩn
· Lấy mẫu và chia mẫu
- Dụng cụ niêm phong để dùng cho việc lấy mẫu.
- Các dụng cụ lấy mẫu như xiên lấy mẫu, túi vải và túi nilon (mẫu làm độ ẩm), dụng cụ chia mẫu (hoặc dao gạt để chia mẫu bằng tay), hộp đựng mẫu.
- Thiết bị chia mẫu.
- Mẫu chuẩn được trộn để hiệu chuẩn thiết bị chia mẫu.
· Phân tích độ sạch
- Bàn sạch có bề mặt lành lặn.
- Các cốc không nhiễm điện để dùng cho thử nghiệm độ sạch (phần hạt sạch, hạt khác loài/hạt cỏ, tạp chất).
- Kính lúp cầm tay.
- Panh gắp, dao gạt và các dụng cụ tương tự dùng cho thử nghiệm độ sạch.
- Thiết bị chiếu sáng.
- Găng tay và mặt nạ để bảo vệ cán bộ khi kiểm nghiệm các hạt giống đã được xử lý.
- Có tủ khử độc để hút không khí ra ngoài.
- Cân có độ chính xác cần thiết đối với các loài được kiểm nghiệm.
- Các quả cân được cấp giấy chứng nhận (hoặc các quả cân được kiểm soát hàng năm bằng các quả cân được chứng nhận), găng tay hoặc panh gắp để lấy các quả cân, hộp đựng quả cân.
- Bộ tiêu bản hạt giống (được kiểm tra và đủ lượng).
· Xác định độ ẩm
- Tủ sấy độ ẩm hoặc máy đo độ ẩm nhanh.
- Mẫu hạt giống để hiệu chuẩn máy đo độ ẩm nhanh.
- Cối xay mẫu để thử nghiệm độ ẩm.
- Rây sàng các loại để hiệu chuẩn máy xay mẫu.
- Cốc để sấy độ ẩm.
- Nhiệt kế chất lượng cao để kiểm tra nhiệt độ trong tủ sấy độ ẩm và tủ nẩy mầm.
- Nhiệt kế được cấp giấy chứng nhận để hiệu chuẩn các nhiệt kế chất lượng cao và nhiệt ẩm kế (hoặc các nhiệt kế được hiệu chuẩn hàng năm bằng nhiệt kế được chứng nhận).
· Phép thử nẩy mầm
- Tủ nẩy mầm hoặc phòng nẩy mầm được kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm.
- Nhiệt kế chất lượng cao để kiểm tra nhiệt độ trong tủ nẩy mầm.
- Nhiệt kế tối thiểu/tối đa để kiểm soát nhiệt độ ở trong tủ nẩy mầm.
- Các giá đỡ (hoặc dạng tương tự) để đặt các khay nẩy mầm trong các điều kiện môi trường.
- Nước có chất lượng tốt (pH= 6.0-7.5)
- Thiết bị đong để thêm nước cho giá thể nẩy mầm (giấy, cát) và/hoặc khay lớn để ngâm giấy.
- Khay nẩy mầm có nắp, không nhiễm điện tĩnh, đủ lớn và cao để cho phép các lá và rễ phát triển tốt, đối với phương pháp thử TP, BP và cát.
- Giấy và cát có chất lượng tốt, đủ số lượng (có khả năng giữ nước) và được kiểm tra độc tố.
- Panh gắp và các dụng cụ gắp hạt tương tự.
- Rây sàng để rửa sạch cát nhưng giữ được các hạt không nẩy mầm.
· Kiểm tra hạt khác giống
- Bàn soi hạt có đèn và kính lúp
- Cân có độ chính xác phù hợp với phép thử và loài cây trồng đề nghị công nhận
· Bảo quản mẫu
- Kho lưu mẫu bảo đảm các điều kiện bảo quản hạt giống 6-12 tháng
- Nhiệt ẩm kế để kiển soát các điều kiện ở trong kho bảo quản hạt giống
Tài liệu chuyên môn
- Tài liệu về phương pháp kiểm nghiệm hạt giống, kiểm định đồng ruộng và lấy mẫu, bao gồm tiêu chuẩn 10 TCN 322-2003, Điều lệ kiểm nghiệm của ISTA, Sổ tay đánh giá cây mầm, Sổ tay lấy mẫu, Bảng sai số, mô tả giống, Sổ tay kiểm định giống cây trồng, Tiêu chuẩn hạt giống và các Tiêu chuẩn Quốc gia khác
- Các văn bản tài liệu khác: báo cáo kiểm định đồng ruộng, báo cáo lấy mẫu, phiếu phân tích, phiếu chứng chỉ, sổ sách ghi chép về hiệu chuẩn và kiểm soát thiết bị.
|
Thiết bị, dụng cụ và mẫu chuẩn
· Lấy mẫu và chia mẫu
- Dụng cụ niêm phong để dùng cho việc lấy mẫu
- Các dụng cụ lấy mẫu như xiên lấy mẫu, túi vải và túi nilon (mẫu làm độ ẩm), dụng cụ chia mẫu (hoặc dao gạt để chia mẫu bằng tay), hộp đựng mẫu.
- Thiết bị chia mẫu.
- Mẫu chuẩn được trộn để hiệu chuẩn thiết bị chia mẫu.
· Phân tích độ sạch
- Bàn sạch có bề mặt lành lặn.
- Các cốc không nhiễm điện để dùng cho thử nghiệm độ sạch (phần hạt sạch, hạt khác loài/hạt cỏ, tạp chất).
- Kính lúp cầm tay.
- Panh gắp, dao gạt và các dụng cụ tương tự dùng cho thử nghiệm độ sạch.
- Thiết bị chiếu sáng.
- Găng tay và mặt nạ để bảo vệ cán bộ khi kiểm nghiệm các hạt giống đã được xử lý
- Cân có độ chính xác cần thiết đối với các loài được kiểm nghiệm.
- Các quả cân được hiệu chuẩn để kiểm tra các quả cân khác.
- Bộ tiêu bản hạt giống (được kiểm tra và đủ lượng).
· Xác định độ ẩm
- Máy đo độ ẩm nhanh đạt tiêu chuẩn.
- Mẫu hạt giống để hiệu chuẩn máy đo độ ẩm nhanh.
· Phép thử nẩy mầm
- Nhiệt kế chất lượng cao để kiểm tra nhiệt độ môi trường.
- Nhiệt kế tối thiểu/tối đa để kiểm soát nhiệt độ môi trường.
- Các giá đỡ (hoặc dạng tương tự) để đặt các khay nẩy mầm trong các điều kiện môi trường.
- Nước có chất lượng tốt (pH = 6.0-7.5)
- Cốc hoặc các dụng cụ tương tự để thêm nước cho giá thể nẩy mầm (giấy, cát) và/hoặc khay lớn để ngâm giấy.
- Khay nẩy mầm có nắp, không nhiễm điện tĩnh, đủ lớn và cao để cho phép các lá và rễ phát triển tốt, đối với phương pháp thử TP, BP và cát.
- Giấy và cát có chất lượng tốt, đủ số lượng (có khả năng giữ nước) và được kiểm tra độc tố.
- Panh gắp và các dụng cụ gắp hạt tương tự.
- Rây sàng để rửa sạch cát nhưng giữ được các hạt không nẩy mầm.
· Kiểm tra hạt khác giống
- Bàn soi hạt có đèn và kính lúp
- Cân có độ chính xác phù hợp với phép thử và loài cây trồng đề nghị công nhận
· Bảo quản mẫu
- Kho lưu mẫu hoặc giá bảo quản mẫu trong điều kiện PTN
Tài liệu chuyên môn
- Tài liệu về phương pháp kiểm nghiệm hạt giống, kiểm định đồng ruộng và lấy mẫu, bao gồm tiêu chuẩn 10 TCN 322-2003, Điều lệ kiểm nghiệm của ISTA, Sổ tay đánh giá cây mầm, Sổ tay lấy mẫu, Bảng sai số, mô tả giống, Sổ tay kiểm định giống cây trồng, Tiêu chuẩn hạt giống và các Tiêu chuẩn Quốc gia khác.
- Các văn bản tài liệu khác: báo cáo kiểm định đồng ruộng, báo cáo lấy mẫu, phiếu phân tích, phiếu chứng chỉ, sổ sách ghi chép về hiệu chuẩn và kiểm soát thiết bị.
|
Môi trường
- Phòng có cửa sổ và cửa ra vào riêng.
- Có đủ chỗ để đi lại thuận lợi.
- Bàn, ghế và các đồ đạc cần thiết khác phải sạch sẽ và nguyên vẹn.
- Có điều hoà nhiệt độ.
- Có đủ điện, nước.
- Buồng lưu mẫu với các điều kiện được kiểm soát (nhiệt độ, độ ẩm không khí), được bảo vệ chống sự xâm nhập của chuột, bọ.
Phòng hoặc tủ chứa tài liệu (có khoá)
|
Môi trường
- Phòng có mái, thông khí.
- Có đủ chỗ để đi lại thuận lợi.
- Bàn, ghế và các đồ đạc cần thiết khác phải sạch sẽ và nguyên vẹn
- Có điều hoà nhiệt độ hoặc quạt thông gió.
- Có đủ điện, nước.
- Buồng lưu mẫu với các điều kiện được kiểm soát (nhiệt độ, độ ẩm không khí), được bảo vệ chống sự xâm nhập của chuột, bọ.
Phòng hoặc tủ chứa tài liệu (có khoá)
|
Năng lực cán bộ
- Tất cả cán bộ, nhân viên phải được đào tạo về kiểm nghiệm.
- Tất cả cán bộ, nhân viên phải đọc và hiểu được các chỉ dẫn, các luật lệ liên quan đến công việc của mình.
- Tất cả cán bộ, nhân viên phải thực hiện được các thử nghiệm đối với các kết quả do mình thực hiện.
- Tất cả cán bộ, nhân viên phải biết điền vào phiếu thử nghiệm đối với các kết quả do mình thực hiện.
- Tất cả cán bộ, nhân viên phải biêt sử dụng bảng sai số cho phép.
|
Năng lực cán bộ
- Tất cả cán bộ, nhân viên phải được đào tạo về kiểm nghiệm.
- Các cán bộ chủ chốt phải đọc và hiểu được các chỉ dẫn, các luật lệ liên quan đến công việc của mình.
- Tất cả cán bộ, nhân viên phải thực hiện được các thử nghiệm đối với các kết quả do mình thực hiện.
- Tất cả cán bộ, nhân viên phải biết điền vào phiếu thử nghiệm đối với các kết quả do mình thực hiện.
- Tất cả cán bộ, nhân viên phải biêt sử dụng bảng sai số cho phép.
|
Phụ lục 8: HỆ THỐNG MÃ SỐ
Giải thích mã và số trong hệ thống
1) Tất cả các phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu và người kiểm định đồng ruộng được công nhận được cấp một mã số duy nhất, riêng biệt. Tất cả các phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu và người kiểm định đồng ruộng phải đăng ký tại Cục Nông nghiệp theo mã số riêng.
2) Mã số của phòng kiểm nghiệm:
Mã số gồm 3 phần
a) Loại phòng kiểm nghiệm: PKNI hoặc PKNII.
b) Năm được công nhận.
c) Số thứ tự của phòng được công nhận.
Ví dụ mã số của một Phòng kiểm nghiệm:
I-03-15
Loại PKN Năm được công nhận Số thứ tự của phòng kiểm nghiệm
3. Mã số của người lấy mẫu:
Mã số gồm 4 phần
a) Người lấy mẫu (NLM)
b) Năm công nhận.
c) Số thứ tự người lấy mẫu được công nhận.
d) Ký hiệu đơn vị quản lý người lấy mẫu do cơ quan công nhận đặt.
Ví dụ mã số của một người lấy mẫu:
NLM-02-03- 15 …
Người lấy mẫu/Năm công nhận/Số TT người lấy mẫu/Ký hiệu đơn vị quản lý người lấy mẫu
4. Mã số của người kiểm định:
Mã số gồm 4 phần
a) Người kiểm định (NKĐ).
b) Năm được công nhận.
c) Số thứ tự người kiểm định được công nhận
d) Ký hiệu đơn vị quản lý người kiểm định do cơ quan công nhận đặt. Ví dụ mã số của một người kiểm định:
NKĐ-02-03- 15 …
Người kiểm định/Năm công nhận/Số thứ tự người kiểm định/Ký hiệu đơn vị quản lý người kiểm định
Phụ lục 9.
HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT CÁC PHÒNG KIỂM NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG- LÂM NGHIỆP
các yếu tố của hệ thống quản lý và quản lý và giám sát
áp dụng PKN,NLM, PKN PKN,LM, PKN,LM, cho:200411/200411220008/epoz_blank_iframe.html?charset=utf-8&css=http://www.nld.gov.vn/law/vi/plone.css?skin%3D#_ftn3" name="_ftnref3" style="" title="">[3][3] NKĐ N KĐ NKĐ
TH/ GIAN
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Thời kỳ : Hàng năm Theo quy định Theo quy định Tuỳ trường hợp
Đối tượng kiểm tra: Hệ thống QLCL& Khả năng thử Năng lực thử Tuỳ trường hợp
các hoạt động nghiệm nghiệm hiện tại
Hướng kiểm tra: Trở về trước Hiện tại Trở về trước &hiện tại Trở về trước
Mức độ kiểm tra: Toàn hệ thống Phân tích giống Tuỳ slượng 1-2%của khi có khiếu nại
tại 1 thời điểm các phép phân tích
Dạng kiểm tra: Thanh tra Phân tích Phân tích Tuỳ trường hợp & so sánh LP & so sánh
200411/200411220008/epoz_blank_iframe.html?charset=utf-8&css=http://www.nld.gov.vn/law/vi/plone.css?skin%3D#_ftn4" name="_ftnref4" style="" title="">[4][1] SNC= Hạt giống siêu nguyên chủng; NC= Hạt giống nguyên chủng, XN = Hạt giống xác nhận
200411/200411220008/epoz_blank_iframe.html?charset=utf-8&css=http://www.nld.gov.vn/law/vi/plone.css?skin%3D#_ftn5" name="_ftnref5" style="" title="">[5][2] Ghi tên hóa chất đợc dùng để xử lý
200411/200411220008/epoz_blank_iframe.html?charset=utf-8&css=http://www.nld.gov.vn/law/vi/plone.css?skin%3D#_ftn6" name="_ftnref6" style="" title="">[6][3] Hoạt động để 1 hay 1 số yếu tố quản lý và giám sát tạo thành 1 công cụ kiểm soát thích hợp
Chữ viết tắt:
PKN = Phòng kiểm nghiệm hạt giống
LM = Lấy mẫu
KĐ ĐR = Kiểm định đồng ruộng
|