• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 13/07/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 28/05/2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 23/2001/QĐ-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Giang, ngày 28 tháng 6 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Về việc ban hành Quy chế Quản lý công dân Việt Nam đangđược đào tạo ở nước ngoài

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Chỉ thị số 270/CT ngày 23/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng(nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc gửi công dân Việt Nam đi đào tạo ở nướcngoài trong tình hình mới;

Theo sự thỏa thuận với Bộ Ngoại giao tại Công văn số 046-CV/NG-TCCBngày 05/01/2001 của Bộ Ngoại giao;

Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế Quản lý công dân ViệtNam đang được đào tạo ở nước ngoài".

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết địnhsố 1962/QĐ ngày 19/11/1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc banhành "Quy chế Công tác lưu học sinh". Những quy định trước đây tráivới Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3.Các ông (Bà) Chánh văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáodục và Đào tạo, Bộ phận phụ trách công tác lưu học sinh tại Cơ quan đại diện nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này.        

             

QUY CHẾ

QUẢN LÝ CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐANG ĐƯỢC ĐÀO TẠO Ở NƯỚCNGOÀI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2001/QĐ-BGDĐT

ngày 28/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Quychế này quy định việc tổ chức quản lý; nghĩa vụ và quyền; khen thưởng và xử lývi phạm trong thời gian đang học tập, nghiên cứu và thực tập; việc tiếp nhậnkhi về nước đối với những công dân Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài.

Điều 2. Công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài

Côngdân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài là học sinh, sinh viên, học viênsau đại học, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, tu nghiệp sinh và học viên dự cáckhoá học bồi dưỡng ngắn hạn, sau đây gọi chung là lưu học sinh (LHS). Lưu họcsinh gồm hai nhóm:

1.Lưu học sinh được cấp học bổng

Lưuhọc sinh được cấp học bổng là công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoàiđược cấp học bổng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước; học bổng từ Hiệp định hợptác, thoả thuận giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hoặc cơquan được Chính phủ Việt Nam uỷ nhiệm) với Chính phủ nước ngoài (hoặc cơ quan đượcChính phủ nước ngoài uỷ nhiệm) hoặc với các tổ chức quốc tế; học bổng do Chínhphủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ, hoặc cá nhân tàitrợ thông qua Chính phủ Việt Nam; học bổng từ nguồn vốn địa phương, doanhnghiệp Nhà nước.

2.Lưu học sinh tự túc

Lưuhọc sinh tự túc là công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài bằng kinhphí tự túc (toàn phần hoặc một phần); kinh phí của cá nhân, tổ chức nước ngoàihoặc doanh nghiệp ngoài quốc doanh tài trợ trực tiếp cho người học hoặc bằngnguồn kinh phí khác không qua Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namhoặc không thuộc kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Chương II

TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC LƯU HỌC SINH Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 3. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

VụCông tác chính trị, Vụ Quan hệ quốc tế và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ,trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm giúp Bộ Giáo dục vàĐào tạo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác lưu học sinh Việt Namở nước ngoài với những nội dung chủ yếu sau đây:

1.Tổ chức, chỉ đạo thống nhất công tác lưu học sinh ở nước ngoài; phối hợp vớicác Bộ, Ngành liên quan xây dựng và ban hành các chế độ, chính sách; xây dựngtrình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bảnquy phạm pháp luật về công tác lưu học sinh.

2.Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan hoàn thiện mô hình tổchức quản lý lưu học sinh Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài; cử cán bộphụ trách công tác lưu học sinh ở nước ngoài; chỉ đạo và kiểm tra việc thựchiện công tác lưu học sinh thuộc Cơ quan đại diện Việt Nam.

3.Giải quyết những vấn đề về chế độ chính sách và những việc liên quan đến côngtác lưu học sinh khi đang học tập ở nước ngoài và sau khi về nước.

Điều 4. Trách nhiệm của Bộ phận phụ trách công tác lưu học sinh tạiCơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Cơquan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọichung là Đại sứ quán Việt Nam) trực tiếp chỉ đạo Bộ phận phụ trách công tác lưuhọc sinh (Phòng công tác lưu học sinh hoặc cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm)thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác lưu học sinh. Bộ phận phụ trách côngtác lưu học sinh chịu sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên về công tác chính trịđối ngoại và quản lý nội bộ của Đại sứ quán, đồng thời chịu sự chỉ đạo vềnghiệp vụ và chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiệm vụ của bộ phận phụtrách công tác lưu học sinh bao gồm:

1.Nghiên cứu tình hình đào tạo tại nước sở tại để tư vấn cho Bộ Giáo dục và Đàotạo trong việc gửi lưu học sinh đào tạo ở những ngành nghề, lĩnh vực và bậc họcphù hợp với khả năng đào tạo của nước sở tại và đáp ứng yêu cầu của nước ta.

2.Quan hệ với các cơ quan có trách nhiệm và cơ sở đào tạo của nước sở tại trongviệc triển khai thực hiện hiệp định, thoả thuận đã được ký kết; phát triển vàmở rộng quan hệ hợp tác đào tạo; giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh vàbảo đảm quyền lợi chính đáng của lưu học sinh.

3.Tiếp nhận và quản lý (trực tiếp hoặc thông qua đơn vị lưu học sinh) lưu họcsinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu và thực tập tại nước sở tại.

4.Tiến hành công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác Đoàn Thanh niên cộngsản Hồ Chí Minh, Hội thanh niên-sinh viên trong lưu học sinh; phổ biến, hướngdẫn và kiểm tra lưu học sinh thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng vàNhà nước, quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại sứ quán ViệtNam đối với lưu học sinh.

5.Giúp đỡ, động viên lưu học sinh học tập, nghiên cứu, thực tập và rèn luyện đạođức, phẩm chất chính trị, gắn bó với quê hương đất nước, làm tốt công tác quanhệ hữu nghị ở nước sở tại.

6.Thường xuyên phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo giải quyết kịp thời những vấnđề về công tác lưu học sinh. Nhận xét, giới thiệu và giải quyết những việc liênquan khi lưu học sinh tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp về nước.

7.Căn cứ vào đặc điểm công tác của từng địa bàn và hướng dẫn cụ thể của các bộphận chuyên trách thuộc Đại sứ quán Việt Nam, hàng năm lập dự toán kinh phíhoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao và báo cáo Đại sứ xem xét đưa vào dự trùkinh phí chung của Đại sứ quán. Tiếp nhận kinh phí (nếu được giao) và cấp phátkịp thời, đúng chế độ quy định, đúng đối tượng lưu học sinh thuộc diện được Nhànước đài thọ từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.

8.Báo cáo định kỳ (6 tháng và hàng năm) về tình hình và kết quả thực hiện nhiệmvụ được giao với Đại sứ quán và Bộ Giáo dục và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạoxin ý kiến chỉ đạo để có sự thống nhất chung trong công tác quản lý trước khitrình Đại sứ quyết định.

Điều 5. Đơn vị lưu học sinh

1.Đơn vị lưu học sinh là tổ chức tự quản của lưu học sinh tại cơ sở đào tạo doĐại sứ quán Việt Nam thành lập, đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ý kiếnchỉ đạo để có sự thống nhất chung trong công tác quản lý trước khi trình Đại sứquyết định.

Điều 5. Đơn vị lưu học sinh

1.Đơn vị lưu học sinh là tổ chức tự quản của lưu học sinh tại cơ sở đào tạo doĐại sứ quán Việt Nam thành lập, chỉ đạo và quản lý.

2.Ban đại diện đơn vị lưu học sinh (đơn vị cơ sở, đơn vị thành phố hoặc đơn vịvùng) do tập thể đơn vị lưu học sinh bầu ra, Đại sứ quán Việt Nam xem xét và raquyết định công nhận với nhiệm kỳ hoạt động là một năm. Tuỳ theo số lượng lưuhọc sinh, Ban đại diện đơn vị có từ 1 đến 3 (hoặc 5) người gồm đơn vị trưởng, 1hoặc 2 đơn vị phó và các uỷ viên.

những đơn vị lưu học sinh mớiđược thành lập chưa có điều kiện tổ chức bầu cử thì Ban đại diện đơn vị do Đạisứ quán Việt Nam tạm thời chỉ định. Trong thời gian từ 3 đến 6 tháng kể từ khicó quyết định thành lập, đơn vị phải tổ chức bầu cử Ban đại diện đơn vị lưu họcsinh chính thức.

3.Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban đại diện đơn vị lưu học sinh:

a)Trực tiếp quản lý, vận động lưu học sinh trong đơn vị học tập, rèn luyện, thựchiện quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại sứ quán Việt Nam vàcơ sở đào tạo ở nước sở tại, tiến hành các hoạt động hữu nghị.

b)Thường xuyên liên lạc với bộ phận phụ trách công tác lưu học sinh thuộc Đại sứquán, cung cấp chính xác, khách quan những thông tin cần thiết về học tập, rènluyện của lưu học sinh và nhận sự chỉ đạo trực tiếp để giải quyết tốt những vấnđề liên quan đến lưu học sinh trong đơn vị và giúp Đại sứ quán nhận xét, giớithiệu lưu học sinh về nước.

c)Xem xét và đề nghị với Đại sứ quán Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo nước sở tại vềkhen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền lợichính đáng của lưu học sinh.

d)Quản lý quỹ của đơn vị do lưu học sinh đóng góp để phục vụ các hoạt động chung,mức đóng góp và chi tiêu do tập thể đơn vị dân chủ bàn bạc quyết định.

 

Chương III

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA LƯU HỌC SINH

Điều 6. Nghĩa vụcủa lưu học sinh

Lưuhọc sinh có nghĩa vụ sau đây:

1.Nghĩa vụ công dân

a)Bảo vệ danh dự và làm tốt nghĩa vụ công dân của lưu học sinh đối với Tổ quốcViệt Nam.

b)Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quychế quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài của Bộ Giáo dục vàĐào tạo, các quy định của Đại sứ quán Việt Nam đối với lưu học sinh ở nước sởtại.

c)Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng phong tục tập quán của nước sở tại;thực hiện đúng các quy định về học tập, sinh hoạt, đi lại của cơ sở đào tạo vàđịa phương nơi lưu trú; có ý thức giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị với cơsở đào tạo, nhân dân địa phương và sinh viên các nước khác.

d)Tham gia đơn vị lưu học sinh và thực hiện các thủ tục đăng ký cần thiết với Bộphận phụ trách công tác lưu học sinh thuộc Đại sứ quán Việt Nam. Không được tựý thành lập hoặc tham gia hoạt động các Hội, các tổ chức chính trị và các hoạtđộng mang tính chất chính trị khác khi chưa được phép của Đại sứ quán Việt Namở nước sở tại.

2.Nghĩa vụ học tập, nghiên cứu, thực tập

a)Lưu học sinh được cấp học bổng có nghĩa vụ học tập, nghiên cứu, thực tập đúngquy định về thời hạn, bậc học và ngành nghề đã được phân công hoặc đăng ký. Trườnghợp phải thay đổi, lưu học sinh phải có đơn gửi Đại sứ quán Việt Nam ở nước sởtại xem xét giải quyết sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơquan chủ quản (nếu là cán bộ, công chức).

b)Nghiêm chỉnh chấp hành sự bố trí người hướng dẫn khoa học, địa điểm học tập,nghiên cứu và thực tập của cơ sở đào tạo. Trường hợp cần có sự thay đổi, lưuhọc sinh đề đạt ý kiến với cơ sở đào tạo và cơ quan quản lý đào tạo có thẩmquyền của nước sở tại giải quyết và báo cáo với Đại sứ quán Việt Nam biết, giúpđỡ.

c)Hoàn thành đúng thời hạn chương trình, kế hoạch đào tạo theo quy định của cơ sởđào tạo ở nước sở tại.

d)Báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu sau mỗi học kỳ và năm học với Đại sứ quánViệt Nam thông qua đơn vị lưu học sinh (nếu có).

đ)Lưu học sinh được cấp học bổng không được lưu ban, không được kéo dài thời hạnnghiên cứu, thực tập. Trường hợp do ốm đau, tai nạn có xác nhận của bệnh việnvà những lý do đặc biệt khác lưu học sinh phải được Đại sứ quán Việt Nam chophép lưu ban hoặc kéo dài thời hạn sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạovà của cơ quan chủ quản (nếu là cán bộ, công chức). Nếu không được Đại sứ quánViệt Nam cho phép mà lưu học sinh vẫn tự ý kéo dài thời hạn học tập, nghiên cứuthì phải chịu hình thức xử lý vi phạm theo quy định hiện hành và tự giải quyếtcác khoản chi phí tài chính như đối với lưu học sinh tự túc.

3.Nghĩa vụ tham gia sinh hoạt tập thể

Lưuhọc sinh cần tham gia sinh hoạt tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Hội thanh niên-sinh viên Việt Nam do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức; có ý thứctrách nhiệm xây dựng, gắn bó với tập thể và chịu sự quản lý trực tiếp của đơnvị lưu học sinh.

4.Nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí đào tạo

Lưuhọc sinh được cấp học bổng phải bồi hoàn toàn bộ hoặc một phần kinh phí đào tạocho Nhà nước Việt Nam theo quy định hiện hành về bồi hoàn kinh phí đào tạo đốivới lưu học sinh. Nếu lưu học sinh là cán bộ, công chức được cơ quan cử đi đàotạo thì nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí đào tạo thực hiện theo quy định tại Nghịđịnh số 96/1998/NĐ-CP ngày 17-11-1998 của Chính phủ về "Chế độ thôi việcđối với cán bộ, công chức" và Thông tư số 28/1999/TT-BTCCBCP ngày31-7-1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Nghị địnhnói trên.

Điều 7. Quyền của lưu học sinh

Lưuhọc sinh có quyền sau đây:

1.Quyền bình đẳng trong lưu học sinh

Lưuhọc sinh được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; được Đại sứ quán Việt Nam bảo vệquyền lợi chính đáng trong thời gian lưu trú học tập ở nước ngoài; được Nhà nướcsử dụng tài năng và được hưởng chế độ đãi ngộ theo những quy định hiện hành saukhi tốt nghiệp về nước công tác.

2.Quyền học tập, hoạt động khoa học

Lưuhọc sinh được Nhà nước khuyến khích tham gia các hoạt động khoa học do cơ sởđào tạo tổ chức (tham gia nghiên cứu khoa học, thi học sinh giỏi, dự hội nghị,hội thảo và báo cáo khoa học ở nước sở tại, trong nước và các nước khác) đểphát huy năng lực học tập, nghiên cứu, hoàn thành khóa học với chất lượng cao.Những lưu học sinh thật sự có tài năng được cơ sở đào tạo nước ngoài xác nhậnsẽ được ưu tiên trong việc xét chọn và tạo điều kiện cho việc học tiếp ở bậccao hơn (nếu cá nhân có nguyện vọng).

3.Quyền được chuyển tiếp sinh

Lưuhọc sinh hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo, có đủ các điều kiện và tiêuchuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuyển tiếp sinh, được phía nhậnđào tạo đề nghị bằng văn bản và cơ quan chủ quản đồng ý (nếu là cán bộ, côngchức), được quyền gửi hồ sơ đến Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại xem xétquyết định sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hồsơ chuyển tiếp sinh được qui định tại Phụ lục 1 Quy chế này.

4.Quyền được bảo vệ luận án của thực tập sinh

Thựctập sinh khoa học hoàn thành tốt nhiệm vụ và có khả năng bảo vệ luận án để lấybằng (tiến sĩ hoặc tiến sĩ khoa học) theo quy định của nước sở tại, có đủ cácđiều kiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được phía nhận đào tạo đồng ýbằng văn bản, nộp hồ sơ cho Đại sứ quán Việt Nam xem xét quyết định sau khi cóý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan chủ quản (nếu là cán bộ, côngchức).

5.Quyền được chuyển tiếp sinh tự túc, làm cộng tác viên

Lưuhọc sinh được cấp học bổng đã tốt nghiệp, được cơ quan chủ quản đồng ý bằng vănbản (nếu là cán bộ, công chức), có thể ở lại nước ngoài để học tập, nghiên cứutheo chế độ tự túc, làm cộng tác viên khoa học hoặc hợp đồng sản xuất trongthời gian từ một đến ba năm. Lưu học sinh gửi hồ sơ báo cáo với Đại sứ quánViệt Nam xem xét quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lưuhọc sinh phải tự túc mọi khoản chi phí, tự mua vé về nước và mua các loại bảohiểm. Lưu học sinh làm cộng tác viên khoa học và hợp đồng sản xuất tại các cơsở nước ngoài phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định hiện hành của Nhànước Việt Nam.

6.Quyền được về nước thực tập, thu thập tài liệu

Cáchoạt động khoa học phục vụ chương trình đào tạo được thực hiện chủ yếu ở nướcsở tại. Trường hợp phải thực hiện ở trong nước như: khảo sát, thực tập, thuthập tài liệu, mẫu vật làm thí nghiệm, lưu học sinh báo cáo với Đại sứ quánViệt Nam ở nước sở tại xem xét giải quyết. Lưu học sinh phải chấp hành đúngnguyên tắc thủ tục về việc đem tài liệu, vật phẩm ra nước ngoài theo quy địnhchung của Nhà nước.

7.Quyền được nghỉ phép

Trongthời gian nghỉ phép lưu học sinh được về nước, đi thăm thân nhân ở nước khác (nướcthứ ba), mời thân nhân đến thăm nếu được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tạiđồng ý. Trước khi về nước nghỉ phép hoặc đi nước thứ ba, lưu học sinh phải báocáo với Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại biết.

8.Quyền được bảo hộ về lãnh sự

a)Sau khi đến cơ sở đào tạo ở nước ngoài, lưu học sinh có trách nhiệm liên hệ vàđăng ký với Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại để được quản lý và được bảo hộvề lãnh sự trong thời gian lưu trú học tập ở nước ngoài.

b)Lưu học sinh có nhu cầu giải quyết những vấn đề về lãnh sự (hộ chiếu, thị thực)và những vấn đề về tư pháp (đăng ký kết hôn, khai sinh) được Đại sứ quán ViệtNam giải quyết tại chỗ theo thẩm quyền và quy định của pháp luật Việt Nam và nướcsở tại.

9.Quyền được hưởng chế độ tài chính

a)Lưu học sinh được cấp học bổng được hưởng học bổng, các khoản tiền thưởng vềthành tích học tập, nghiên cứu khoa học, phụ cấp ngành nghề, các chế độ về bảohiểm do phía nhận đào tạo, các tổ chức quốc tế đài thọ theo quy định tại cácHiệp định hợp tác, thoả thuận đã được ký kết hoặc do Chính phủ Việt Nam đài thọtheo chế độ quy định.

Đốivới lưu học sinh được cấp học bổng từ nguồn vốn địa phương, doanh nghiệp Nhà nướcthì chế độ tài chính do cơ sở gửi đi đào tạo giải quyết.

b)Kinh phí chi cho các hoạt động quy định tại Khoản 2, 4, 6, 7 Điều này do lưuhọc sinh tự túc hoặc do phía nhận đào tạo, cơ sở gửi đào tạo từ nguồn vốn địaphương, doanh nghiệp Nhà nước đài thọ.

10.Quyền khiếu nại, tố cáo

Lưuhọc sinh có quyền khiếu nại, tố cáo những quyết định và hành vi sai trái của cơquan hoặc cá nhân có thẩm quyền trong công tác lưu học sinh. Việc khiếu nại, tốcáo phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 8. Quyền của lưu học sinh tự túc

Trongthời gian học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, lưu học sinh tự túc sau khi đã đăngký và được Đại sứ quán (Bộ phận phụ trách công tác lưu học sinh) quản lý trongcác tổ chức của lưu học sinh thì được hưởng quyền sau đây:

1.Được quản lý, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về các mặt như đối với lưu họcsinh được cấp học bổng, được hưởng quyền của lưu học sinh quy định tại Điều 7Quy chế này.

2.Khi tốt nghiệp, nếu lưu học sinh có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy địnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo về học chuyển tiếp lên trình độ cao hơn sẽ đượcquyền đề đạt nguyện vọng và gửi hồ sơ đến Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tạixem xét làm chuyển tiếp sinh diện được cấp học bổng theo quy định hiện hành củaBộ Giáo dục và Đào tạo.

3.Lưu học sinh tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, có đạo đức, phẩm chất chính trịtốt, khi về nước sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo ưu tiên giới thiệu với các cơquan sử dụng.

 

Chương IV

TIẾP NHẬN LƯU HỌC SINH SAU KHI VỀ NƯỚC

Điều 9. Kết thúc khóa đào tạo ở nước ngoài

1.Về nước đúng thời gian quy định

Lưuhọc sinh được cấp học bổng kết thúc khoá đào tạo (tốt nghiệp hoặc chưa tốtnghiệp) phải thực hiện đúng thời gian về nước theo quy định của Đại sứ quánViệt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền nước sở tại. Trường hợp không thực hiệnđúng, không được Đại sứ quán hoặc cơ quan có thẩm quyền nước sở tại chấp nhậnlý do thì lưu học sinh phải tự giải quyết mọi thủ tục liên quan bằng chi phí tựtúc (mua vé về, gia hạn thị thực, nơi ăn, ở).

2.Xuất trình hồ sơ sau khi về nước

Saukhi về nước trong thời hạn một tháng, lưu học sinh được cấp học bổng có tráchnhiệm đến Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hà Nội hoặc Văn phòng II Bộ Giáo dục vàĐào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh để xuất trình hồ sơ và giải quyết những việcliên quan đến lưu học sinh sau khi về nước.

Lưuhọc sinh được cấp học bổng từ nguồn vốn địa phương, doanh nghiệp Nhà nước saukhi về nước nộp hồ sơ tại cơ sở gửi đi đào tạo.

Hồsơ lưu học sinh (tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp) về nước được quy định tại Phụlục 2 Quy chế này.

Điều 10. Tiếp nhận, giải quyết lưu học sinh về nước

1.Lưu học sinh tốt nghiệp về nước

a)Lưu học sinh được cấp học bổng tốt nghiệp về nước có trách nhiệm làm việc theosự điều động của Nhà nước. Kể từ khi xuất trình hồ sơ về nước tại Bộ Giáo dụcvà Đào tạo, sau thời gian chờ phân công công tác theo quy định của Chính phủ,nếu không có quyết định điều động công tác theo yêu cầu Nhà nước, lưu học sinhđược tự tìm việc làm hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện liên hệ tìmnơi làm việc.

b)Lưu học sinh được cấp học bổng là cán bộ, công chức sau khi về nước (đã nộp đầyđủ hồ sơ và giải quyết xong các thủ tục liên quan), được Bộ Giáo dục và Đào tạocó văn bản gửi về cơ quan cử đi đào tạo nhận công tác. Việc chuyển cơ quan khácdo cơ quan cử đi đào tạo giải quyết.

2.Lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước

a)Lưu học sinh được cấp học bổng chưa tốt nghiệp về nước thuộc diện bồi hoàn kinhphí đào tạo quy định tại khoản 4 Điều 6 Quy chế này phải hoàn thành nghĩa vụbồi hoàn kinh phí đào tạo cho Nhà nước trước khi được giải quyết trả về cơ quancử đi đào tạo, trả về địa phương hoặc giới thiệu đi học tiếp ở trong nước.

Việcbồi hoàn kinh phí đào tạo đối với lưu học sinh được cấp học bổng từ nguồn vốnđịa phương, doanh nghiệp Nhà nước do cơ sở gửi đi đào tạo giải quyết theo quyđịnh hiện hành.

b)Lưu học sinh được cấp học bổng chưa tốt nghiệp về nước vì lý do sức khoẻ, họclực yếu và những lý do chính đáng khác, được Đại sứ quán Việt Nam nhận xét, đềnghị sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét giới thiệu đi học tiếp ở trong nướctheo ngành học tương ứng với ngành lưu học sinh đã học ở nước ngoài.

3.Lưu học sinh tự túc

Lưuhọc sinh tự túc tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp về nước nếu xuất trình đầy đủ hồsơ (quy định tại Phụ lục 2 Quy chế này) tại Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được BộGiáo dục và Đào tạo giúp đỡ tạo điều kiện liên hệ tìm nơi làm việc (nếu đã tốtnghiệp), giới thiệu về lại cơ sở đào tạo, cơ quan, đơn vị, địa phương trước khiđi học tự túc (nếu chưa tốt nghiệp).

Trườnghợp lưu học sinh đã dự kỳ thi tuyển sinh (có chứng nhận của cơ quan có thẩmquyền nước sở tại) trúng tuyển vào học bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng,đại học tại cơ sở đào tạo ở nước ngoài, được nước sở tại cấp học bổng, chưa tốtnghiệp về nước vì những lý do thông thường (sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình vànguyện vọng cá nhân) có nhận xét, đề nghị của Đại sứ quán Việt Nam, nếu có nơitiếp nhận sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét giới thiệu đi học tiếp ở trongnước theo ngành học tương ứng với ngành lưu học sinh đã học ở nước ngoài.

 

Chương V

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 11. Khen thưởng đối với tập thể và cá nhân lưu học sinh

Saumỗi năm học và toàn khóa học, tập thể, cá nhân lưu học sinh có thành tích xuấtsắc trong học tập, rèn luyện và hoạt động hữu nghị, thực hiện tốt quy chế, quyđịnh của Việt Nam và nước sở tại, được đơn vị lưu học sinh đề nghị, sẽ được Đạisứ quán Việt Nam xét khen thưởng theo các hình thức:

1.Biểu dương,

2.Tặng giấy khen,

3.Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ quan chức năng khen thưởngtheo quy định chung của Nhà nước.

Điều 12. Xử lý vi phạm đối với tập thể, cá nhân lưu học sinh

1.Tập thể, cá nhân lưu học sinh vi phạm pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam, pháp luật nước sở tại, Quy chế Quản lý công dân Việt Nam đang đượcđào tạo ở nước ngoài, các quy định của Đại sứ quán Việt Nam và cơ sở đào tạo nướcsở tại về học tập, sinh hoạt, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị Đại sứquán Việt Nam xử lý theo các hình thức:

a)Khiển trách,

b)Cảnh cáo,

c)Đình chỉ học tập cho về nước,

d)Đề nghị truy tố theo quy định của pháp luật.

2.Lưu học sinh là cán bộ, công chức vi phạm, ngoài các hình thức bị xử lý quyđịnh tại khoản 1 Điều này còn bị xử lý theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, côngchức.

Điều 13. Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với tập thể, cá nhân làmcông tác lưu học sinh

Tậpthể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác lưu học sinh hoặc vi phạmcác điều khoản của Quy chế Quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nướcngoài được xét khen thưởng hoặc bị xử lý vi phạm theo những quy định hiện hànhcủa Nhà nước Việt Nam.

                                                           

PHỤ LỤC

(Kèm theo Quy chế Quản lý công dân Việt Nam đang đượcđào tạo ở nước ngoài)

Phụ lục 1. Hồ sơ xin chuyển tiếp sinh gồm:

1)Đơn xin chuyển tiếp sinh gửi Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại.

2)Bản sao chụp văn bằng tốt nghiệp và kết quả học tập, các văn bằng chứng chỉkhác có liên quan đến thành tích học tập và hoạt động khoa học ở nước ngoài.

3)Văn bản nhận xét, đề nghị và đồng ý nhận đào tạo tiếp của cơ sở đào tạo nước sởtại, trong đó ghi rõ vấn đề kinh phí đào tạo tiếp.

4)Văn bản của cơ quan chủ quản đồng ý cho chuyển tiếp sinh.

5)Đề tài và đề cương nghiên cứu đối với chuyển tiếp sinh tiến sĩ.

Phụ lục 2. Hồ sơ lưu học sinh tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp về nước.

1. Hồ sơ của lưu học sinh tốt nghiệp về nước gồm:

a)Báo cáo kết quả học tập trong toàn khóa học.

b)Văn bằng, chứng chỉ và các tài liệu liên quan đến khóa học do cơ sở đào tạo củanước sở tại cấp.

c)Bản nhận xét, giấy giới thiệu về nước do Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tạicấp.

d)Các giấy tờ khác có liên quan.

2. Hồ sơ của lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước gồm:

a)Bản nhận xét, giới thiệu hoặc Quyết định về nước do Đại sứ quán Việt Nam ở nướcsở tại cấp.

b)Học bạ (bảng điểm) những năm học ở nước ngoài do cơ sở đào tạo của nước sở tạicấp.

c)Các văn bản có liên quan đến việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước do cơ sởđào tạo hoặc cơ quan quản lý của nước sở tại cấp.

d)Bản tường trình của lưu học sinh về lý do chưa tốt nghiệp về nước./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Minh Hiển

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.