CHỈ THỊ CỦA UBND TỈNH HÀ GIANG
Về cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước xả nước thải vào nguồn nước
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước cũng gây ra tai họa cho con người và môi trường;
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ các Bộ, Ngành Trung ương và các tổ chức Quốc tế giúp cho tỉnh Hà Giang, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, trong nhiều lĩnh VựC phát triển kinh tế xã hội như: Cấp nước sinh hoạt, Nước cho nông nghiệp - thuỷ sản, Nước cho phát điện, Nước cho các cơ sở sản xuất, chế biến, khai khoáng... vv.
Mấy năm gần đây tình hình thời tiết, khí hậu cả nước diễn biến phức tạp; Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Hà Giang, về mùa mưa đã xẩy ra lũ ống, lũ quét, mưa đá và nhiều trận mua to đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản, hoa màu của nhân dân và của Nhà nước (Năm 2002 ở xã Tân Nam huyện Xín Nầm; Năm 2004 ở xã Du Tiến huyện Yên Minh); Về mùa khô hạn hán kéo dài thiếu nước sinh hoạt và nước cho sản xuất; Theo tài liệu khí tượng khu vực cho thấy. Lượng mưa trung bình năm giảm, các nguồn nước ở các Sông, Suối, Hồ chứa giảm, cộng với cao công trình thuỷ lợi xây dựng lâu năm, bị hư hỏng do hiên tai, đầu tư không hoàn chỉnh nên không phát huy hết hiệu quả và công trình xuống cấp gây lãng phí tài nguyên nước.
Chính phủ đã xây dựng được những văn bản quy phạm pháp Luật quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ về tài nguyên nước; Luật tài nguyên nước ngày 20/5/1998; Nghị định 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 Quy định việc thi hành luật tài nguyên nước, Quyết định 05/2003/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2003 Quy định cấp phép hãnh nghề khoan nước dưới đất; Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 “Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước xả nước thải vào nguồn nước”, được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhằm chấn chỉnh tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước chửa được cấp giấy phép.
Để khắc phục tình trạng trên, bảo đảm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chúc, cá nhân thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững, tiết kiệm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Các công trình xây dựng liên quan đến (Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước) đã xây dựng trước ngày 31/12/2004 phải tiến hành làm thủ tục cấp giấy phép mới theo nghị định 149/2004/NĐ-CP.
2. Các công trình xây dựng liên quan đến (Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước) kể từ ngày 01/01/2005 phải được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi phê duyệt TKKT-TDT thi công.
3. Sở tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận hồ sơ và hướng dân các tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc xây dựng mới các công trình liên quan đến; (Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước- thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất) làm thủ tục để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép.
b) Thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép, làm thủ tục trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép.
c) Lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc cấp giấy phép; Thăm dò, khai thác, sử dụng Tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
- Chủ trì phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại các dự án có liên quan đến (Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước) phù hợp- với quy hoạch lưu vực sông, nếu chưa có quy hoạch thì căn cư vào khả năng nguồn nước của lưu vực và phải đảm bảo không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.
5. Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm:
- Khi thẩm định TKKT-TDT các công trình có liên quan đến (Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, san lấp đất vào Hồ chứa, lòng Sông, Suối gây cản trở đến dòng chảy) phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp.
6. Sở xây dựng có trách nhiệm:
- Khi thẩm định TKKT-TDT các công trình xây dựng có liên quan đến (Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, san lấp đất, đá vào Hồ chứa, lòng Sông, Suối gay cản trở đến dòng chảy) phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị có trách nhiệm:
a) Tổ chức giám sát giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, về hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia trong lĩnh vực có liên quan đến (Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, san lấp đất, đá vào Hồ chứa, lòng Sông, Suối gây cản trở đến dòng chảy) thuộc địa bàn huyện quản lý, phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp.
b) Tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân và cộng đồng, phát hiện, báo cáo kịp thời các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng Tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, san lấp đất, đá vào hồ Hồ chứa, lòng Sông, Suối gây cản trở đến dòng chảy.
8. Các Sở, Ban. Ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp thực hiện.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở xây dựng, Ủy ban nhan dân các huyện, thị có trách nhiệm theo dõi và định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc triển khai chỉ thị này./.