• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 16/07/2007
UBND TỈNH HÀ GIANG
Số: 1912/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Giang, ngày 16 tháng 7 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Phân cấp quản lý nhà nước về Lao động – TBXH đối với cấp huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh

_______________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 09/6/2004 của Bộ Lao động thương binh và xã hội - Bộ Nội vụ, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND các cấp quản lý nhà nước về Lao động, thương binh và xã hội ở địa phương;

Căn cứ Nghị quyết số 07/NQ-TU, ngày 6/10/2004 của Ban chấp hành Tỉnh ủy Hà Giang về phân cấp quản lý nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội;

Căn cứ văn bản số 1215-CV/TU ngày 07/6/2007 của Tỉnh ủy trích kết luận số 85-CV/TU ngày 31/5/2007 Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nội dung phân cấp quản lý nhà nước của các ngành cho các huyện, thị;

Xét đề nghị của Giám đốc sở Lao động - TBXH,

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy đinh phân cấp quản lý nhà nước về Lao động-TBXH đối với cấp huyện, thị xã.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động-TBXH, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ quyết định thi hành ./.

 

 Nơi nhận:

- T.Tr tỉnh ủy;

- T.Tr HĐND tỉnh;

- CT, các PCT, UBND tỉnh;

- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh;

- Như điều 3;

- LĐVP và CV NCTH;

- Lưu VT, VX

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH


(Đã ký)

Nguyễn Trường Tô

 

 

 

 

QUY ĐỊNH

Phân cấp quản lý Nhà nước về Lao động – TBXH đối với cấp huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh

(kèm theo quyết định số 1912/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2007 của UBND tỉnh)

________________

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nguyên tắc phân cấp.

1. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy sức manh tập thể tham gia quản lý chuyên môn trong cả hệ thống, kết hợp giữa quản lý tập trung theo Ngành với quyền quản lý tổng thể của huyện, thị phát huy dân chủ cơ sở và sát thực tế.

2. Đảm bảo tính khả thi, thuận lọi trong tác nghiệp của cơ sở (các nội dung phân cấp rõ ràng, có quy trình cụ thể ...)

3. Đảm bảo nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân cấp, thực hiện công khai minh bạch và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân.

Tuân thủ pháp luật: Đảm bảo về thẩm quyền và phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.

Điều 2. Nội dung phân cấp.

1- Phân cấp về lĩnh vực Lao động việc làm và đào tạo nghề

2- Phân cấp về lĩnh vực thương binh liệt sỹ và người có công

3- Phân cấp về lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và hoạt động xã hội.

Điu 3. Mục tiêu phân cấp.

1. Tạo sự chủ động cho các huyện, thị xây dựng kế hoạch, chương trình công tác sát thực với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền huyện, thị tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Chủ động tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao trên cơ sở phân công nhiệm vụ rõ ràng, tạo sự chủ động cho các Phòng, đơn vị trực thuộc và các huyện, thị triển khai thực hiện, đáp ứng yệú cầu đòi hỏi ttong giai đoạn mới.

3. Thực hiện tốt quy chế công khai dân chủ, phát huy sức mạnh của tập thể, đoàn kết nhất trí trong nội bộ.

4. Phối hợp tốt với các ngành, các huyện, thị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở, thường xuyên kiểm tra kịp thời tháo gỡ những vướng mắc và đôn đốc thực hiện nhiệm vụ của Ngành.

5. Quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt và đảm bảo đời sống cho đội ngũ cán bộ CCVC, đồng thời bố trí, sử dụng hợp lý đúng năng lực sở trường của cán bộ, tạo tiền đề giúp cán bộ hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Điều 4. Căn cứ vào các nội dung được phân cấp, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã (gọi chung là cấp huyện) căn cứ thẩm quyền theo quy định, thực hiện chức năng quản lý nhà nước để tổ chức thực hiện theo đúng nội dung được phân cấp và các văn bản quản lý về Lao động-TBXH hiện hành.

Chương II

NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG – TBXH ĐỐI VỚI HUYỆN, THỊ XÃ

I- PHÂN CẤP TRÊN LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ.

Điều 5- Phân cấp về chính sách việc làm.

Là những quy đinh của Nhà nước nhằm tạo ra nhiều chỗ làm việc và đảm bảo chỗ làm việc của người lao động trên cơ sở của pháp luật lao động. UBND huyện, thị có quyền hạn sau:

1- Quản lý nguồn lao động và thực trạng việc làm của lao động trên địa bàn.

2- Xây dựng kế hoạch về giải quyết việc làm, tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

3- Tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước thuộc lĩnh vực lao động-việc làm, tiền lương, tiền công đối với người lao động.

4- Kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng lao động và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động của các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn huyện, thị theo quy đinh của Bộ luật lao động.

Điều 6- Phân cấp về vay vốn quỹ Quốc gia giải quyết việc làm.

1- Tổ chức điều tra, thống kê nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm.

2- Hàng năm xây dựng kế hoạch nhu cầu vay vốn và thu hồi vốn trên địa bàn.

3- Phân bổ kế hoạch hàng năm cho các xã, phường, thị trấn và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện, thị để triển khai thực hiện.

4- Tổ chức hướng dẫn xây dựng và thẩm đinh các dự án cho vay. Quyết định cho vay và thu hồi vốn vay đối với các dự án có mức vay đến 100 triệu đồng.

5- Phân loại, hoàn thiện hồ sơ xử lý đối với các dự án vay vốn bị rủi ro, bất khả kháng (đề nghị Tỉnh, Bộ Lao động - TBXH ra quyết định khoanh nợ, xóa nợ hoặc miễn lãi suất cho vay).

Điều 7- Phân cấp về Đào tạo nghề.

1- Tổ chức điều tra nắm chắc trình độ của lực lượng lao động trên địa bàn, nhu cầu học nghề của người lao động (kể cả lao động là người tàn tật).

2- Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn. Tổ chức phối hợp với các đơn vị chức năng đào tạo, bồi dưỡng dạy nghề ngắn hạn cho người lao động trên địa bàn huyện, thị

3- Tổ chức sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lao động đã được đào tạo.

4- Xây dựng đề án, quyết đinh thành lập các Trung tâm hoặc cơ sở dạy nghề của Huyện, sau khi đề án được tỉnh phê duyệt.

5- Quản lý các Trung tâm và cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện, thị theo quy định của pháp luật.

6- Quyết đinh hỗ trợ đối với người lao động tham gia học nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng để đi xuất khẩu lao động.

Điều 8- Phân cấp về An toàn lao động - Bảo hộ lao động.

1- UBND các huyện, thị là cơ quan quản lý nhà nước, có trách nhiệm giám sát việc thực thi pháp luật về bảo hộ lao động của các công dân cũng như của các đơn vị đóng trên địa bàn.

2- Tổ chức thông tin, truyên truyền, vận động người sử dụng lao động và người lao động chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về bảo hộ lao động (an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ).

3- Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trên địa bàn, xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động theo quy định của pháp luật và kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm vượt thẩm quyền của huyện, thị xã.

4- Có trách nhiệm báo cáo lên cấp quản lý cấp trên về tình hình an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vộ môi trường của các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn; có khuyến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết các trường hợp không thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

II- PHÂN CẤP TRÊN LĨNH VỰC THƯƠNG BINH UỆT SỸ VÀ NGƯỜI CÓ CÔNG

Điều 9- Phân cấp về quản lý đối tượng chính sách.

1- Quản lý đối tượng chính sách là cán bộ lão thành cách mạng, thương binh, bệnh binh các hạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, đối tượng nhiễm chất độc hoá học...trên địa bàn để làm cơ sở thực hiện chế độ chính sách.

2- Theo dõi, nắm chắc những thay đổi, ý kiến phản ánh của đối tượng liên quan đến việc thực hiện chính sách.

3- Quản lý, trùng tu, bảo dưỡng, gìn giữ chu đáo phần mộ liệt sỹ, các công trình tưởng niệm liệt sỹ trên địa bàn, trên cơ sở phần vốn hàng năm Sở Lao động - TBXH hỗ trợ các huyện, thị về xây đựng cơ bản và nguồn vốn của ngân sách huyện.

Điều 10- Phân cấp về Tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi của nhà nước.

1- Chi trả chế độ trợ cấp, phụ cấp, đảm bảo đời sống của đối tượng chính sách theo chế độ quy định của Nhà nước;

2- Thực hiện các ưu đãi về ruộng đất, thuế, vốn, học nghề và việc làm cho các đối tượng theo quy định của Nhà nước; tạo việc làm cho người hưởng chính sách và thành viên trong gia đình họ.

3- Chứng nhận các gia đình chính sách; xác nhận con thương binh, con liệt sỹ.

4- Công nhận các xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.

5- Thực hiện lễ tưởng niệm liệt sỹ nhân các ngày lễ lớn, truy điệu liệt sỹ khi báo tử; phối hợp tổ chức cất bốc, quy tập mộ liệt sỹ.

6- Tổ chức thăm hỏi các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng trên địa bàn.

7- Quyết định tăng, giảm đối tượng trên địa bàn;

8- Tiếp nhận, trả lời các đơn thư hỏi về chế độ chính sách thương binh, liệt sỹ và người có công trên địa bàn.

9- Tổ chức triển khai thực hiện các hình thức chăm sóc khác đối với các đối tượng chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương.

Điều 11- Phân cấp về tổ chức triển khai thực hiện 5 chương trình chăm sóc người có công.

1- Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa.

2- Chương trình ổn định đời sống thương, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên ở gia đình.

3- Chương trình xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa.

4- Chương trình tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa.

5- Chương trình chăm sóc bố, mẹ, vợ liệt sỹ già yếu cô đơn, phụng dưỡng Bà mẹ Việt nam anh hùng, đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi.

III- PHÂN CẤP TRÊN LĨNH VỰC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Điều 12- Phân cấp về Công tác xóa đói giảm nghèo.

1- Xây dựng chương trình, kế hoạch xóa đói giảm nghèo trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn huyện ,thị.

2- Quyết định việc quản lý, chi tiêu quỹ XĐGN mà huyện, thị huy động được theo quy chế do UBND tỉnh ban hành.

3- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm huyện, thị.

4- Tổ chức thực hiện việc khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo theo chế độ quy định. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và nhân dân xã 135 thuộc địa bàn quản lý.

5- Tổ chức tiếp nhận, quản lý các dự án về xóa đói giảm nghèo do các tổ chức tài trợ qua Bộ Lao động - TBXH, được giao cho UBND các huyện, thị triển khai thực hiện (nếu có).

6- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo.

7- Tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo đinh kỳ; đặc biệt là kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hộ nghèo, các chương trình, dự án đầu tư cho xóa đói giảm nghèo.

Điều 13- Phân cấp về công tác bảo trợ xã hội.

1-Cứu trợ đột xuất.

1.1- Chỉ đạo xây dựng phương án phòng ngừa thiên tai, hỏa hoạn và tổ chức thực hiên.

1.2.- Tổ chức theo dõi diễn biến khi thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn rủi ro bất khả kháng xảy ra trên địa bàn, kịp thời thống kê thiệt hại về người và của báo cáo các cấp có thẩm quyền.

1.3.- Lập phương án và tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác cứu trợ đột xuất, kịp thời ổn định đời sống cho các đối tượng mất nhà cửa, tài sản, bị chết, bị thương theo chế độ quy định của Tỉnh từ nguồn đảm bảo xã hội và dự phòng được bố trí trong ngân sách hàng năm của các huyện, thị. Trường hợp vượt quá khả năng ngân sách địa phương, UBND huyện, thị báo cáo về Tỉnh để hỗ trợ kịp thời.

2- Cứu trợ thường xuyên.

2.1- Quản lý, theo dõi, thống kê và phân loại các đối tượng bảo trợ xã hội: Già cả cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật, người cao tuổi... trên địa bàn.

2.2- Thành lập, quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn và quyết đinh tiếp nhận các đối tượng bảo trợ xã hội vào chăm sóc và nuôi dưỡng.

2.3- Xét duyệt, quyết định trợ cấp thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng xã hội không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập theo chính sách quy đinh hiện hành của Nhà nước.

2.4- Hoàn thiện thủ tục đề nghị Tỉnh đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở bảo trợ xã hội của Tỉnh đối với những đối tượng xã hội đặc biệt khó khăn, không có họ hàng thân thích nương tựa; tiếp nhận và tái hoà nhập cộng đồng đối với các đối tượng đã hết tuổi nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

2.5- Tổ chức phục hồi chức năng cho người tàn tật trên địa bàn quản lý.

Điều 14- Phân cấp về chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

1- Quản lý và theo dõi số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn để phối hợp tiếp nhận các chương trình hỗ trợ.

2- Bố trí kinh phí, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách: Hỗ trợ nuôi dưỡng, hỗ trợ giáo dục hướng nghiệp dạy nghề, hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ, chỉnh hình, phục hồi chức năng,.,, cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biêt khó khăn, đảm bảo các quyền của trẻ em.

Điều 15- Phân cấp về chính sách bảo hiểm xã hội: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối vói công tác bảo hiểm xã hội trên địa bàn quản lý.

Điều 16- Phân cấp về công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

1- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống ma túy, mại dâm của huyện, thị.

2- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về giáo dục công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

3- Tổ chức công tác phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo giải quyết các vấn đề TNXH tại chỗ; thực hiện phong trào toàn dân tham gia phòng chống tệ nạn xã hội; xây dựng xã, phường trong sạch lành mạnh không có tệ nạn xã hội.

4- Tổ chức giáo dục, chữa trị, cai nghiện, dạy nghề, hướng nghiệp tạo việc làm, tái hoà nhập cộng đồng và quản lý sau chữa trị, cai nghiện đối với các đối tượng gái mại dâm, người nghiện ma tuý.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Sở Lao động - TBXH Hà giang có trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác Lao động - TBXH trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác chuyên môn nghiệp vụ; công tác triển khai thực hiện chế độ chính sách đối với đối tượng tại các huyện, thị về lĩnh vực Lao động - TBXH trên địa bàn, cũng như các nội dung phân cấp, giao quyền cho huyện, thị.

- Tổng hợp tình hình công tác Lao động - TBXH trên địa bàn toàn tỉnh báo cáo và tham mưu đề xuất với UBND tỉnh có biện pháp chỉ đạo thực hiện, đảm bảo công tác Lao động - TBXH đạt hiệu quả.

Điều 18. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý về Lao động-TBXH theo nội dung phân cấp.

Điều 19. Sở Lao động - TBXH và UBND các huyện, thị tiếp tục phối hợp bổ sung và hoàn thiện những nội dung phân cấp theo quy định và giao quyền cho phù hợp với thực tế địa phương.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Lao động – TBXH để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết, điều chỉnh cho phù hợp./.

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.