• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 11/01/2008
UBND TỈNH HÀ GIANG
Số: 03/CT-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Giang, ngày 11 tháng 1 năm 2008

CHỈ THỊ

V/v triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008

__________________________

 Năm 2008 là năm quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV. Nhiệm vụ đặt ra đối với năm 2008 là hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có sự cố gắng nỗ lực rất cao của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh và Nghị quyết của HĐND Tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, cần tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp để nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao (trên 13%); giải quyết tốt các vấn đề về tiến bộ và công bằng xã hội; đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, trong đó trọng tâm là các giải pháp về nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo và quản lý, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính để thu hút nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu tăng tốc trong phát triển kinh tế - xã hội.

Căn cứ Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh và HĐND Tỉnh, UBND đã ban hành Quyết định số 3959/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2007 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008. UBND tỉnh yêu cầu các ngành, UBND các huyện, thị khi triển khai và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 được giao, cần quán triệt và thực hiện tốt các nội dung sau:

1) Sản xuất nông lâm nghiệp:

- Tập trung chỉ đạo sơ kết, tổng kết đánh giá việc xây dựng mô hình và nhân rộng các mô hình về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; nuôi, trồng các loại cây, con mới có giá trị kinh tế; các mô hình sản xuất tập trung vv... đã làm có hiệu quả trong năm 2007 và những năm trước để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho chế biến và tạo bước đột phá vể sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.

- Việc hoàn thành các chỉ tiêu về gieo trồng các loại cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, trồng mới chè, cam quýt, thảo quả, cỏ cho chăn nuôi vv... phải gắn với thâm canh để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế; không được coi trọng trồng mới mà xem nhẹ thâm canh hoặc ngược lại.

- Chủ động phát hiện, ngăn chặn, xứ lý sâu bệnh, dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi: chủ động trong phòng chống cháy rừng, phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở và khắc phục hậu quả thiên tai để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

- Đối với dự án bảo vệ và phát triển rừng ở 4 huyện vùng cao, năm 2008 TW giao 4 tỷ đồng, Tỉnh phân cấp toàn bộ cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ động cân đối, bố trí, đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ theo (dự án đã được phê duyệt và các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 2945/QĐ-NN&PTNT ngày 05/10/2007 của Bộ NN&PTNT.

- Về chỉ tiêu trồng mới 15.000 ha rừng, UBND tỉnh đã triển khai cụ thể như sau: Các Ban quản lý dự án 5 triệu ha rừng được giao nhiệm vụ trồng mới 2.000 ha rừng phòng hộ và 3.100 ha rừng sản xuất; các lâm trường TW trồng 1.000 ha rừng nguyên liệu; các dự án (135, DPPR, chia sé) hỗ trợ trổng 3.900 ha rừng kinh tổ; UBND các huyện kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp và tổ chức: cho nhân dân tự trồng 5.000 ha rừng kinh tế.

Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Tỉnh về hiệu quả trồng, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng từ nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước (các nhiệm vụ do các Ban quản lý dự án 5 triệu ha rừng thực hiện); có trách nhiệm chỉ đạo thiết kế trồng rừng theo đúng quy định; hướng dẫn các Ban quản lý dự án phối hợp với UBND các huyện, thị tổ chức cho các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị hoặc hộ dân trồng tập trung, để tiện cho việc nghiệm thu thanh quyết toán sau này; tổ chức nghiệm thu hoặc chỉ đạo việc nghiệm thu khối lượng trồng rừng đảm bảo theo đúng thiết kê được duyệt, không được nghiệm thu, thanh toán dựa trên định mức số lượng cây giống/ha; chủ trì cùng Sở Khoa học công nghệ nghiên cứu đưa cây cao su và một số loài cây có tốc độ sinh trưởng nhanh vào trồng ở các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp.

- Giao cho Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn chủ trì tổ chức các Hội nghị giao ban, Hội nghị chuyên đề về sản xuất Nông lâm ngư nghiệp với UBND các huyện, thị để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm những mặt công tác còn hạn chế, yếu kém và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.

2) Sản xuất Công nghiệp

2.1 ) Sở Công nghiệp có trách nhiệm: Phối hợp với các cấp, các ngành công bố công khai các quy hoạch công nghiệp được duyệt, đặc biệt là quy hoạch phát triển thuỷ điện, quy hoạch khai thác chế biến khoáng sản; tiếp tục triển khai xây dựng các quy hoạch bổ xung hệ thống lưới diện, chế biến khoáng sản, nông lâm sản, thủ công nghiệp trong toàn tỉnh. Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, rà soát các mỏ, điểm mỏ đã được cấp phép, đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp như thu hồi, đình chỉ, gia hạn. bổ xung giấy phép hoặc yêu cầu doanh nghiệp phải hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục vv... đối với từng trường hợp cụ thể nhằm tăng cường hơn nữa chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn. Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp đã được giao chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và tuân thủ đúng các quy định của Trung ương, của Tỉnh về trình tự, thủ tục đầu tư, thành lập lập doanh nghiệp có trụ sở hoat động chính trên địa bàn tỉnh Hà Giang, về đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng lao động tại chỗ vv... Phối hợp với các ngành tham mưu cho Tỉnh lựa chọn các nhà đầu tư có đủ năng lưc đầu tư vào lĩnh vực công nghịêp.

2.2) Sở Tài nguyên môi trường chủ trì cùng với Sở Công nghiệp. Sở Lao động thương binh xã hội, UBND các huyện thị tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện tốt Luật môi trường và an toàn lao động. Phối hợp với các huyện, thị và các ngành có liên quan thu hồi các quyết định giao đất, cho thuê đất đối với một số dự án nhưng không triển khai thực hiện đúng quy định; xử lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng chéo hoặc không đúng quy định.

2.3) UBND các huyện, thị phối hợp chặt chẽ với Sở Công nghiệp, các ngành chức năng của Tỉnh để thực hiện tốt công tác khuyến công, phát triển 1 làng nghề, phát triển các cơ sở sản xuất hàng mây tre đan, thủ công mỹ nghệ để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ, đồng thời có sản phẩm phục vụ du lịch và tham gia xuất khẩu.

2.4) Ban quản lý khu cụm công nghiệp chủ trì, phối hợp với Sở Công nghiệp triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp Tùng Bá, Thuận Hoà, Minh Sơn làm cơ sở cho việc đẩy mạnh kêu gọi, thu hút đầu tư; chủ trì, phối hợp tốt với Sở Tài nguyên môi trường, UBND huyện Vị Xuyên để thực hiện tốt việc đền bù giải phóng mặt bằng và tổ chức tái định cư cho các hộ dân tại khu công nghiệp Bình Vàng. Căn cứ nguồn vốn được giao, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp Bình Vàng và cụm công nghiệp Nam quang.

2.5) Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hiện có trên địa bàn toàn tỉnh cần chú trọng hơn nữa đến huy động vốn đầu tư đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá giới thiệu sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; giữ vững thị trường truyền thống, mở rộng và tìm kiếm thêm thị trường mới để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

3) Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các chương trình đề án

- Tiếp tục thực hiện việc chấn chỉnh, tăng cường quản lý trong đầu tư xây dựng cơ bản, trọng tâm là: Nâng cao nâng lực hoạt động của các Ban quản lý, nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu tư. Tăng cường công tác quy hoạch đô thị (các quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các khu vực nội thị xã Hà giang, trung tâm các huyện lỵ, các cụm xã vv...) và đảm bảo đầu tư theo quy hoạch. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư (từ khâu xây dựng, phê duyệt dự án để đề nghị TW đầu tư đến đền bù giải phóng mặt bằng trước khi thực hiện dự án vv...). Tiếp tục làm tốt công tác nghiệm thu, quyết toán các công trình hoàn thành; bàn giao và phận cấp qụản lý, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng công trình cụ thể cho thôn bản, xã phường vv...

- Về giao nhiệm vụ chủ đầu tư: Nhằm thực hiện tốt hơn nữa quy định của Luật Xây dựng về đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư, đồng thời giúp cho công tác đển bù giải phóng mặt bằng được thực hiện nhanh, có hiệu quả, từ năm 2008, những công trình đòi hòi yêu cầu kỹ thuật cao, những công trình có tính liên huyện sẽ giao cho các ngành làm chủ đầu tư, còn lại đều giao cho các huyện, thị làm chủ đầu tư. Các chú đầu tư có trách nhiệm lựa chọn phương án quản lý dự án (thành lập Ban quản lý hoặc thuê tư vấn) theo đúng các quy định hiện hành về quản lý dự án.

- Giao cho Sở Kế hoạch Đầu tư phối hợp với UBND các huyện, thị thống kê nhu cầu đầu tư mở mới các tuyến đường liên xã, cải tạo nâng cấp các tuyến đường đến trung tâm xã, các công trình thủy lợi, kè chống sạt lở trên địa bàn, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh cho chủ trương, bố trí vốn chuẩn bị đầu tư để khảo sát thiết kế, lập dự án và phê duyệt, làm cơ sở để nghị TW hỗ trợ đầu tư từ các nguồn vốn TPCP, JBIC, ADB ...

- Quán triệt chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, năm 2008 UBND Tỉnh tiếp tục thực hiện phân cấp mạnh các nguồn vốn đầu tư phát triển, các chương trình dự án cho Thủ trưởng các ngành và Chủ tịch UBND các huyện thị chủ động phân bổ và tự chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ và hiệu quả sử dụng vốn. Khi phân bổ các nguồn vốn được phân cấp, các ngành, UBND các huyện thị cần lưu ý quán triệt một số vấn đề sau:

3.1) Nguyên tắc chung:

- Trong tổng số vốn phân cấp cho từng ngành, từng huyện, thị, định hướng 30% để thanh toán cho các công trình hoàn thành và 70% cho các công trình chuyển tiếp theo thứ tự ưu tiên. Các ngành, các huyện, thị không tự ý bố trí vốn cho các công trình khởi công mới đối với các DA có mức đầu tư phải bố trí vốn 2- 3 năm (các công trình có chủ trương, đủ thủ tục trước 30/10/2007, tỉnh đã bố trí vốn). Đối với các công trình nhỏ, cấp thiết thì các huyện bố trí khởi công mới khi có đủ thủ tục và phải có chủ trương của UBND tỉnh, để bố trí bằng nguổn phân cấp.

- Những công trình đã quyết toán có số vốn còn thiếu so với quyết toán dưới 100 triệu đồng, được bố trí thanh toán gọn; các công trình hoàn thành nhưng chưa quyết toán và những công trình chuyển tiếp chỉ được bố trí (luỹ kế đến KH năm 2008) tối đa không quá 70% so với dự toán được duyệt.

- Giao cho Thủ trưởng các Sở ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị (được phân cấp quản lý các nguồn vốn) ra quyết định phân bổ cụ thể cho các đầu điểm công trình do mình làm chủ đầu tư; yêu cầu hoàn thành chậm nhất trong tháng 1 năm 2008, đồng thời gửi quyết định giao chỉ tiêu vốn về Sở Kê hoạch Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước Tỉnh để tổng hợp, theo dõi. Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc phân khai và tổ chức thực hiện các nguồn vốn đầu tư của các ngành, các huyện, thị. Giao cho Sở Tài chính chủ trì, cùng với Sở Kế hoạch Đầu tư, Kho bạc nhà nước Tỉnh, các chủ đầu tư thống nhất phương thức cấp phát, thanh toán vốn, đảm bảo thuận tiện nhưng vẫn kiểm soát được.

3.2) Đối với một số nguồn vốn cụ thể:

3.2.1) Vốn hỗ trợ thực hiện công tác định canh định cư: Nãm 2008, do TW không giao vốn, nên Tỉnh không có nguồn để bố .trí tiếp cho các dự án ĐCĐC. hạ sơn từ vùng cao cuống vùng thấp, ổn định dân cư và xây dựng vùng kinh tế mới. UBND Tỉnh giao cho Ban Dân tộc tôn giáo ĐCĐC tỉnh, chủ trì phối hợp với các huyện xây dựng dự án thực hiện Quyết định 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện trong thời gian tới (bao gồm cả việc tiếp tục đầu tư cho những nhiệm vụ dở dang của các dự án trên).

3.2.2) Nguồn cân đối ngân sách địa phương

- Số vốn phân cấp cho các huyện thị năm 2008, đã bao gcm cả vốn đầu lư từ nguồn thu tiền sử dụng đất, vì vậy khi phân bổ, các huyện, thị cần ỉưu ý, tránh tình trạng giao chỉ tiêu kế hoạch vốn nhung không có nguồn để cấp phát thanh toán (vốn đẩu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất chỉ được phân bổ theo số thu thực tế và phải trình HĐND huyện thị thông qua hoặc Thường trực HĐND huyên thi thông qua, nếu không tổ chức được kỳ họp).

- Các công trình năm 2008 được Tỉnh bố trì vốn để KCM và có tổng mức đẩu tư dưới 5 tỷ đồng sẽ được chuyển giao về cho các ngành hoặc các buyện (chủ đầu tư) để theo dõi và tiếp tục bố trí vốn.

3.2.3) Nguồn hồ trợ hạ tầng du lịch:

Vốn TW giao năm 2008 là 10 tỷ đồng, Tỉnh giao cho Sở Thưmg mại du lịch 7 tý đồng để chủ động bô trì cho dự án đường du lịch Việt Lâm - Qưảng Ngần, dự án đường quanh hố Quang Minh, các điểm dừng chân, đón khác h tại cổng trời Quàn bạ, Mã pì lèng; còn lại 3 tỷ đồng giao cho các huyện: Đồng văn, Qụản bạ, Bắc mê, mổi huyện 1 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch phát triển du lịch và đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch của huyện. Yêu cầu UBND các huyện nói trên quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích; tuân thủ đúng các quy định vé quản lý đầu tư xây dựng và đảm bảo quy mồ đầu tư phù hợp với số vốn được giao.

3.2.4) Nguồn vốn hỗ trợ theo QĐ 134:

- Tỉnh bố trí 4.629 triệu đồng cho các huyện để hỗ trợ tăng hêm cho 4.629 hộ được xoá nhà tạm (theo chí tiêu kế hoạch thực hiện chương trình 134 đã giao năm 2007), mỗi hộ 1 triệu đổng. Yêu cẩu các huyện chi đạo triển kháiiđảm bảo đúng đối tượng, đến tận hộ dân, tránh thất thoát và không để xảy ra khiếu kiện.

- Trừ các huyện Đồng văn, Yên minh và Bắc quang, đến hế kế hoạch nãm 2007 Tỉnh đã bố trí đủ vốn so với đề án đã được duyệt; các huyện còn lại, írong kế hoạch năm 2008 còn được giao tiếp sô vốn còn thiếu. Yêu cầu UBND cẩc huyện tập trung chi đạo để hoàn thành các nhiệm vụ còn lại theo đúng đề án đã dược duyệt.

- Số vốn 46.218,5 triệu đồng giao cho các huyện, thị theo tiêu chí (được kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh khoá XV Nghị quyết thông qua) và số bổ xung năm 2007 nếu chưa phân bổ hết, các huyện thị chủ động cân đối bô trí cho các nhiệm vụ xoá nhà tạm ngoài đề án được duyệt (theo Văn bản số 1326/TTg-ĐP ngày 17/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ); bố trí cho các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung theo nguyên tắc: Các công trình đã quyết toán, được thanh toán 103% theo giá trị quyết toán, các công trình hoàn thành chưa quyết toán hoặc chuyển tiếp được bố trí (luỹ kế đến KH năm 2008) không quá 70% dự toán được duyệt, khcng bô trí KCM vì hết năm 2008, sẽ kết thúc chương trình 134.

3.2.5) Đối với chương trình 135

Theo các Quyết định số 164, 113 của Thủ tướng Chính phủ và QĐ số 05 của UBDT, Hà Giang có 114 xã và 67 thôn được thụ hưởng chương trình 135 giai đoạn II. Tổng nhu cầu vốn tính theo định mức quy định tại Quyết định số 45/QĐ-TTg là 174.216 triệu đồng, Tuy nhiên hiện nay, TW mới giao 102.416 triệu đồng, bằng 58,8% nhu cầu. Căn cứ định mức hỗ trợ và số vốn TW giao, trước mất triển khai như sau:

- Tỉnh giao đủ vốn cho các dự án: Hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ đào lạo triển khai cV xã và triển khai ở các thôn bản vùng III thuộc xã vùng II và dự án h 3 trợ xây dựng CSHT ở thôn vùng III thuộc xã vùng II.

- Số vốn còn thiếu của dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã (hiện nay mới giao bằng mức 65% vốn theo tiêu chí đã được HDND Tỉnh kỳ họp thứ 8 thông qua) và vốn hỗ trợ các dịch vụ cải thiện đời sống, trợ giúp pháp lý theo Thông tư sốn 06/2007/TT-UBDT ngày 20/9/2007 của Uỷ ban dân tộc (chưa giao) sẽ phân bố tiếp khi TW giao bổ xung.

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình 135 ngay từ đầu năm theo đúng chỉ đạo của TW, UBND tính yêu cầu:

- Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, Tỉnh giao cho các huyện theo định mức bình quân TW quy định (200 triệu đồng/xã và 30 triệu (tổng thôn bản). Khi triển khai, các huyện, thị không phân bổ cho các xã theo định mức bình quân, mà phải xây dựng thành các dự án cụ thể, vừa đảm bảo có trọng tiìm, trọng điếm, vừa đám bảo các xã đểu được thụ -hưởng. Việc xây dựng và phê duyệt các dự án hỗ trợ sản xuất thực hiện theo đúng Thông tư 01 ngày 15/01/2007 và Thông tư 79 ngày 20/9/2007 của Bộ NN&PTNT.

- Đối với dự án hỗ trợ đào tạo, trên cơ sở khung lộ trình thực hiện dự án của TW, của Tỉnh và của huyện đã xây dựng, UBND các huyện liếp tục chỉ đạo các ngành chức nãng của mình giúp các xã xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nãm 2008 cho các đối tượng theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch sò 676, trong đó cần ưu tiên cho nội dung đào lạo nghề ngấn hạn cho lao động nông . thôn. Việc phân bổ kinh phí, không nhất thiết phải giao vé xã, có thể giao cho một hoặc một sô phòng ban chức năng ở huyện đảm nhiệm và chịu trách nhiệm trước UBND huyện về kết quả thực hiện nhiệm vụ và số kinh phí được giao. Việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn có thể tổ chức tại thôn bản, tại xã hoặc theo cụm xã tuỳ theo điều kiện cụ thể. Giảng viên có thể là cán bộ huyện, cán bộ xã hoặc chính các học viên đã qua tập huấn, nhưng phải có năng lực trình độ và đám báo truyền đạt hết nội dung. Việc quyết toán kinh phí thuộc dự án đào tạo thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Riêng Thị xã Hà giang, năm 2008 mới triển khai dự án này ở các thôn bản, vì vậy ngoài kế hoạch năm 2008, cần xây dựng thêm khung lộ trình đến năm 2010, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thực hiện của 2 năm còn lại.

- Đối với dự án hỗ trợ xâv dựng cơ sở hạ tầng thực hiện ở các xã, căn cứ số vốn được giao, các huyện cần tổ chức cho HĐND các xã thảo luận và ra Nghị quyết phân bổ vốn theo hướng ưu tiên bố trí cho các còng trình hoàn thành còn thiếu vốn và đang thi công dờ dang thuộc giai đoạn I nhưng trên địa bàn các xã được tiếp tục đầu tư giai đoạn II và những công trình đã thực hiện nãm 2007. Sô vốn còn lại (nếu có) và số vốn sau này được giao bổ sung sẽ bố trí cho các cổng trình dự kiến KCM năm 2008, trong đó cần ưu tiên cho kéo điện đến thôn bản, làm cầu treo vv... Việc phân cấp cho xã làm chủ đầu tư đối với các công trình KCM năm 2008 phải theo đúng Thông tư sô 01 ngày 04/6/2007 của UBDT về hướng dẫn xác định năng lực và quy trình phân cấp cho xã làm chủ đầu tư, tránh tinh trạng phan cấp nhưng nãng lực, trình độ đội ngũ cán bộ xã chưa đảm đương được nhiệm vụ, dẫn đến tiến độ chậm hoặc triển khai không đúng quy định của chương trình.

- Đối với dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở thôn bản. Tỉnh giao cho các huyện theo mức bình quân 150 triệu đồng/thôn. Các huyện, thị căn cứ mức độ khó khăn của từng thôn bản để xây dựng phương án phân bổ trình HĐND huyện, thị quyết định (mức vốn nàv sẽ được áp dụng đến 2010). Căn cứ số vốn phân bổ cho từng thôn bản được HĐND huvện thị thông qua,tổ chức cho thôn bản thảo luận, lựa chọn đầu điểm công trình (trong năm 2008 và đến năm 2010) và đảm bảo tổng mức đầu tư không quá mức vốn được giao trong 3 năm theo Nghị quyết của HĐND huyện, thị) để trình HĐND xã ra Nghị quyết.

Giao cho Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì cùng với các ngành Công nghiệp, Giao thông, Xây dựng, Nông nghiệp phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị vv... nghiên cứu, đề xuất UBND Tỉnh ban hành trong tháng 1/2008, Quy định về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức hỗ trợ của nhà nước đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình 135 (bổ xung hoặc thay thế Quy định 1881 của UBND tỉnh) để làm cơ sớ cho các huyện, thị tố chức và thực hiện trong thời gian 2008 - 2010.

Giao cho Sở Lao động Thương binh và xã hội chủ trì cùng với Sở Tài chính, các ngành chức nàng của Tính, UBND các huyện ihị dự thảo Nghị quyết hỗ trợ nhân dân khi được huy động tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn trình HĐND Tỉnh xem xét quyết định.

3.2.6) Dự án hỗ trợ phát triển dân tộc Pu Péo .

Vốn TW giao 3 tỷ đổng, Tính giao cho Ban Dân tộc tôn giáo - ĐCĐC tinh - chủ động cân đối bố trí để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo dự án được duyệt (tại Quyết định số 238/QĐ-UBDT ngày 16/5/2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT). Việc bố trí vốn cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí theo đúng nguyên tắc chung đã nêu ở mục 3.1.

3.2.7) Nguồn vốn hỗ trợ phát thanh miền núi phía Bắc 2 tỷ đồng, giao cho Đài PTTH tỉnh chủ động bố trí cho hệ thống chống sét Đài TT-TH Bắc Quang; Đài phát thanh FM cổng trời Quản Bạ; lắp đặt các trạm truyền thanh FM cơ sở xã.

3.2.8) Trong tổng số 60 tý đồng từ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư theo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh giao 40 tỷ đổng cho Sơ Nóng nghiệp phát triển nông thôn chủ động bố trí cho các hồ treo chứa nước ở 4 huyện vùng cao núi đá. Khi triến khai thực hiện, cần lưu ý đảm bảo nguyên tắc: Vừa phải đầu tư theo thứ tụ ưu tiên, vừa phải đảm bảo tính cân đối giữa các huyện, đổng thời trước mắt phải đảm báo phù hợp với khả năng nguồn vốn TW hỗ trợ (tống sỏ 90 tỷ đổng).

3.2.9) Giao cho Sở Y tế 20 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư y tế tỉnh, huyện và 11,662 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS đế chủ động bố trí cho bệnh viện Lao và bệnh phổi, bệnh viên Y học cổ truyển, bệnh viện đa khoa tỉnh, các bệnh viện huyện, PKĐKKV và thực hiện các nhiệm vụ: TCMR; phòng chống bướu cố, sổì rét, lao, bệnh phong; chăm sóc sức khoẻ tâm thần cộng đổng; phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống HIV/AIDS; kết hợp quân, dân y.

3.2.10) Chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục đào tạo: Tổng số vốn Trung ương giao (vốn sự nghiệp) là 46.920 triệu đồng. Căn cứ số vốn TW giao, trước mắt UBND tỉnh phán bổ như sau (Tuy nhiên, theo chỉ đạo của TW, chương trình mục tiêu quốc gia vể Giáo dục đào tạo chỉ được thực hiện khi có Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ):

- Giao cho Sở Giáo dục 36.920 triệu đồng, trong đó có 10.770 triệu đồng để chủ động cân đối bố trí tiếp tục đầu tư cho các công trình nhà lớp học, nhà ăn, nhà KTX ở các trường PTDTNT, TTGDTX ở tỉnh và các huvện, đã hoàn thành hoặc đang thi công và 26.200 triệu đồng để thực hiện các nhiệm vụ: Củng cố phát huy kết quả XMC, phổ cập giáo dục tiểu học, THCS, thực hiện phổ cập THPT; đổi mới chương trình, nội dung SGK; đưa tin học vào nhà trường; bồi dưỡng giáo viên; hỗ trợ giáo dục vùng dân tộc ít người, khó khăn.

- Giao cho Sở lao động Thương binh và xã hội 9.950 để chủ động bố trí thực hiện các nhiệm vụ; Hỗ trọ' xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho Trường trung cấp nghề của tỉnh và các trung tâm dạy nghề các hiyện; dạy nghề cho lao dộng nông thôn, người tàn tật, giám sát đánh giá dự án.

3.2.11) Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo 2.626 triệu đồng, Giao cho Sở Lao động Thương binh và xã hội (cơ quan Thường trực chương trình) chủ động cân đối bố trí để thực hiện các nhiệm vụ: Tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo; dạy nghề cho người nghèo; nhân rộng mô hình giảm nghèo; hoạt động truyền thông, trợ giúp pháp lý việc giảm nghèo; khuyến nông, lâm, ngư, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; giám sát đánh giá chương trình.

3.2.12) Nguổn vốn chương trình NSVSMTNT là 10.350 triệu đồng:

Tỉnh bố trí 5 tỷ đổng cho các công trình chuyển tiếp do các huyện làm chủ đầu tư và KCM 11 công trình đủ thủ tục đầu tư. Giao cho Trung tâm NSVSMT 5 tỷ đồng để chủ động cân đối, bố trí cho các công trình đã hoàn thành hoặc đang thi công do Trung tâm NSVSMT làm chủ đầu tư và 350 triệu đồng để thực hiện các nhiệm vụ: Hỗ trợ xây dựng mô hình NSVSMTNT tại các xã; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện chương trình và tổ quản lý công trình ở xã.

3.2.13) Chương trình MTQG về Văn hoá 2.780 triệu đồng giao cho Sở Văn hoá thông tin chủ động bố trí để thực hiện các nhiệm vụ: Bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá tiêu biểu; xây dựng và phát triển đời sống văn hoá cơ sở; hiện đại hoá công nghệ phổ biến phim.

3.2.14) Thực hiện nhiệm vụ kéo điện đến thôn bản

Trong tổng số 68.760 triệu đồng vốn hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 37 TW giao, Tỉnh dành ra 10 tỷ đồng để giao cho Điện lực Hà Giang chủ động cân đối bố trí cho các công trình đầu tư xây dựng trạm biến áp và đường dây 35 KV để kéo điện đến các thôn bản mà nhân dân đã đãng ký lự đầu tư đường dây 0,4 từ trạm biến áp về đến hộ trong năm 2007 và 2008. Ngoài 10 tỷ đổng nói trên, khi triển khai thực hiện, Điện lực Hà giang cần phối hợp với các huvện, các xã 135, dùng nguồn vốn 135 đê lổng ghép đầu tư.

3.2.15) Về xây dựng cầu treo đến thôn bản

Theo đề án được duyệt, số lượng cầu treo nông thôn cần đầu tư năm 2008 là 71 chiếc, trong đó có 27 chiếc thuộc địa bàn các xã 135. ƯBND tỉnh giao cho các huvện, thị lập, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và lồng ghép các nguồn vốn 135, vốn phân cấp cho huyện, thị và huy động các nguồn vốn khác (kể cá việc huy động sự tham gia của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn) để tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành Nghị quyết của Tỉnh uỷ và HĐND Tỉnh.

4) Thương mại dịch vụ và du lịch

4.1) Sở Thương mại Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngàr h chức năng của Tỉnh và UBND các huyện, thị nghiên cứu xảy dựng cơ chế. chính sách hỗ trợ dổi với các huyện, thị hoặc các DN, HTX khi sán xuất, kinh doanh hàng lư J niệm; thành lập các đội vãn nghệ biểu diễn phục vụ khách du lịch; hỗ trợ dầu tư xìy dựng các làng vàn hoá du lịch cộng đồng; nghiên cứu ban hành các quy định về tiêu chuẩn phục vụ đối với các khách sạn, nhà hàng; là đầu mối trong việc đào tạo, bồi (lưỡng nhân viên lẻ tân, phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn và các hướng dẫn vien du lịch. Tăng cường công tác tuyên truyền, quáng bá, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch và dịch vụ du lịch. Hướng dẫn, giúp đõ' các huyện thị tổ chức tốt các Hội chơ theo hướng tiết kiệm, thiết thực và gắn kết được các yếu tố; thương mại dịch vụ, du lịch, văn hoá, xúc tiến kêu gọi thu hút đầu tư trong một Hội chợ. Triển khai xây dựng quy hoạch điểm đón khách tại cầu trì một cách đồng bộ, quy hoạch du lịch 4 tuyên vùng cao núi đá, xây dựng chương trình hợp tác giữa 3 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn để khai thác tiềm năng vùng lòng hồ thuỷ điện Na Hang.

4.2) Sở Thương mại, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch Đẩu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động đề xuất các giải pháp sử lý và quản lý, thu hút đầu tư trong thời gian tới nhầm khai thác có hiệu quả đối với dự án du lịch Hang Tùng Bá và khu công viên nước Hà Phương.

4.3) UBND các huyện phối hợp chặt chẽ với Sở Thương mại Du lịch, Sở Văn hoá thông tin và các ngành chức nâng của Tính trong việc quản lý, tôn tạo và khai thác các di tích lịch sử, kiến trúc vãn hoá, các lễ hội truyền thống để phục vụ du lịch. Hoàn thiện và mở rộng các mô hình làng vãn hoá cộng đổng. Tổ chức cho các doanh nghiệp HTX, hộ gia đinh sản xuất kinh doanh hàng lưu niệm tại các điểm du lịch. Tuyên truyền, vận động và tổ chức cho các doanh nghiệp hoạt hộng trong lĩnh vực XDCB trên địa bàn huyện, thị mình, mỗi doanh nghiệp đầu tư một cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (hoặc tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng). Huy động và lồng ghép các nguồn lực để hoàn thành việc mở chợ tại trung tâm xã, đi đôi với duy trì tốt hoạt động của các chợ đã mở.

4.4) Vốn hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng du lịch, Tỉnh đã giao cho các chủ đầu tư (Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Thanh thuỷ, Sở Thương mại du lịch, UBND các huyện Đổng văn, Quán bạ, Bắc mê vv...) yêu cầu các chủ đầu tư ăng cường chí đạo, kiểm tra, giám sát đảm bảo thực hiện đúng trình tự thủ tục trong XDCB và đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa công trình vào sử dụng.

5) Thu, chi ngân sách: Thực hiện theo Văn bản số 3941/ƯBND-KTTH ngày 13/12/2007 của ƯBND Tính V/v hướng dẫn thực hiện dự toán NSĐP năm 2008

5) Phát triển các thành phần kinh tế

Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì cùng với các ngành, UBND các huyện, thị tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, trình HĐND tỉnh xem xét quyết định về việc bổ xung một số cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế xã hói, kêu gọi thu hút và hỗ trợ đầu tư đối với các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kinh tồ - xã hội trên địa bàn tỉnh. Chủ trì cùng với Cục thuế và Công an tỉnh xây dựng phưong án thực hiện Thông tư liên bộ số 02/20Ơ7/TTLT/BKH-BTC-BCA về cơ chế liên thông trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, íiàng ký mã số thuế và khắc dấu cho Doanh nghiệp đảm bảo thuận tiện. Niêm yết công khai và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các quy định về hổ sơ thủ tục, trình tự giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu theo đúng quy định. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với ƯBND Tỉnh trình HĐND Tính bổ xung các co' chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đẩu tư và hỗ trợ phát Iriến kinh tế - xã hội trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong các hoạt động quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của tỉnh, các hoạt động xúc tiến đầu tư, công bố danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Hội doanh nghiệp Tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền vân động và định hướng cho các doanh nghiệp thành viên hoạt động theo đúng các quy định của Pháp luật; hướng dẫn giúp đỡ các thành viên chuyển mạnh từ hoạt động xậy dựng cơ bản sang đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

Các huyện, thị và và một sở ngành của Tỉnh như Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp phát triển nông thôn, Thương mại du lịch, Giao thông. Xây dựng phải bố trí cán bộ (kiêm nhiệm hoặc chuyên trách) theo dõi về Doanh nghiệp và HTX.

UBND các huyện, thị tích cực, chủ động tổ chức các hoạt độne, xúc tiến đầu tư theo phân cấp; hướng dẫn, tạo điều kiện thành lập các HTX, liên hiệp các HTX hoạt động dịch vụ và kinh doanh dịch vụ thương mại; phôi hợp với các nhà đầu tư. làm tốt công tác đềri bù giải phóng mặt bằng đối với các dự án đẩu tư trên địa bàn.

6) Các lĩnh vực xã hội

6.1) Sở Giáo dục đào tạo

- Chủ trì cùng với Sở Nội vụ, UBND các huyện thị tiến hành kiểm tra, rà soát đội ngũ giáo viên, đưa ra khỏi ngành (hoặc không bô trí trực tiếp đứna lớp) những người không đủ trình độ nãng lực, những người không dủ bảng cấp, tiêu chuẩn theo quy định. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Hướng dẫn, giúp đỡ các huyện thị xáy dựng quy hoạch mạng lưới trường lớp học, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện chương trình kiên cô hoá trường lớp học giai đoạn 2007 - 2010 có hiệu quả.

- Chỉ đạo các phòng Giáo dục, các trường chủ động tham mưu cho cấp uý chính quyền địa phương trong việc xác định rõ trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyển, MTTQ, các đoàn thê ở địa phương, Hội phụ huynh học sinh, gia đình và nhà trường, nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục đào tạo từ duy trì sỹ số học sinh; giáo dục vãn hoá, tư cách đạo đức cho học sinh; vận động quyên góp úng hộ quỹ khuyến học khuyến tài, ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, cái thiện đời sống vật chất, tinh thần cho thầy cô giáo, các cháu học sinh nội trú dân nuôi vv...

6.2) Sở Y tế

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả nguổn vốn hỗ trợ hạ tầng y tế tỉnh huyện được giao và các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ bác sỹ, y sỹ, y tá, nữ hộ sinh; điều động luân chuyển bác sỹ về công tác tại xã; giáo dục y đức cho đội ngũ cán bộ y tế vv... Chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ các huyện thị xãy dựng để công nhận các xã đạt chuẩn y tố quốc gia. Chủ động phòng chông dịch bệnh, ngộ độc thực phám. Phối hợp tôì vói Uý ban dân số gia đình và trẻ em trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vể dân số kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ trẻ em.

6.3) Sở Lao động Thương binh và xã hội

- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục dào tạo, phân cấp cho Sở quản lý để hỗ trợ xây dựng co' sớ vật chất, mua sâm trang thiết bị cho Trường trung cấp nghể của tinh và các trung tâm dạy nghề các huyện; lổ chức tốt việc dạy nghể cho học sinh phổ thông và người lao động.

- Phối hợp với UBND các huyện đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, xúc tiến giới thiệu việc làm, tìm kiếm thêm các thị trường lao động mới (xế cả trong và ngoài nước); sử dụng có hiệu quả vốn vay giải quyết việc làm theo các chương trình dự án của tỉnh, của TW; phấn đấu năm 2008, tạo việc làm mới cho 13.500 lao động, trong đó có'Ì.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài và khoảng 500 người đi lao động tại các tỉnh bạn.

6.4) Sở Văn hoá thông tin: Quản lý, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá thông tin, các dự án về bảo tổn và phát huy giá irị vắn hoá tiêu biểu của đổng bào các dân tộc trong tinh. Chủ trì, phối hợp với Sở "'hương mại du lịch hướng dẩn, giúp đõ các;huyện thị quản lý, khai thác các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các điểm du lịch, các di tích đã được công nhận, thành lập các tố, đội văn nghệ, xây dựng và phát triển các làng văn hoá cộng đồng vv...

6.5) Báo Hà Giang, Đài phát thanh truyền hình, Hội Vãn học nghệ thuật, các cơ quan thông tấn báo chí ở địa phương cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng lâm như tiếp tục xây dựng và phát triển dội ngũ cộng tác viên, đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng tin bài vv... đảm bảo phản ánh trung thực đời sống xã hội, đồng thời động vicn khuyến khích được các tẩng lớp nhẩn dân học tập, làm theo các điển hình tiên tiến, các gương lao động sản xuất giỏi, gương,người tợt, việc tốt vv... Đài phát thanh truyền hình Tỉnh, triển khai thực hiện tốt dư án ODA của Tây Ban Nha vể mở rộng vùng phủ sóng truyền hình, nâng cao châ't lượng làm tin thời sự và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát nanh miền núi phía bắc hỗ trợ đầu tư cho các trạm FM, các trạm truyền thanh cơ sở để nâng diện phủ sóng phát thanh, phủ sóng truyền hình, đạt chỉ tiêu kê hoạch giao.

6.6) Uỷ ban nhân dân các huyện, thị

- Phối hợp tốt với các ngành chức năng của Tỉnh trong việc rà soát, kiện toàn, bô trí sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, cán bộ y tế, điều chuyển 13r nơi thừa đến nơi thiếu, tuyển dụng (vào biên chế hoặc hợp đổng) các cháu dã tốt nghiệp trường Cao đảng Sư phạm của Tỉnh, trở vể địa phương, nhưng hiện nay chưa có việc làm và tăng cường bác sỹ về xã.

- Huy động tối đa các nguồn lực như các nguón vốn hỗ trợ dầu tư của nhà nứớc thóng qua các chương trình dự án; quyôn góp ủng hộ của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, các ngành phụ trách xã; sự tham gia của người dân và cộng đổng vv... và lổng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã huy dộng được đế đầu tư cho các lĩnh vực xã hội, đặc biệt là xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, xây dựng nếp sống văn hoá ở cơ sở vv...

- Triển khai thực hiện tốt chỉ đạo của UBND Tỉnh và hướng dẫn của các ngành chức nâng thuộc lĩnh vực văn hoá xã hội, trọng tâm là:

* Phát triển giáo dục mầm non, thành lập các trường mầm non, tư thục ở những nơi có điều kiện; duy trì sỹ số học sinh đến lớp hàng ngày, XMC, phố cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; xây dựng, ơhát triến mô hình trung tâm học tập cộng đồng tại các xã; chỉ đạo các xã thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với học sinh nghèo, học sinh nội trú dân nuôi.

* Phòng, chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở; tuyên truyền vận động không tảo hôn, không sinh con thứ 3, tuyên truyền vận động thực hiện các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình vv...

* Duy trì tốt các phong trào vãn hoá vãn nghệ, thể dục thể thao, phong trào xây dựng làng vãn hoá, gia đình vãn hoá theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc tiêu biểu; gắn phát triển vãn hoá với tổ chức cho các thành phần kinh tế kinh doanh dịch vụ đảm bảo phục vụ tốt cho phát triển du lịch tại địa phương.

7) Quốc phòng an ninh

- Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế phôi kết hợp giữa 3 lực lượng Công an,

Quân đội, Biên phòng; chủ động bám nắm địa bàn, nhất là các địa bàn trọng điếm, kịp thời phát hiện và chủ động xây dựng phương án dấu tranh phòng chỏng nhăm giữ vững ổn định chính trị, chủ quyền lãnh thổ, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

- Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, giúp đỡ các cấp, các ngành hoàn chỉnh kế hoạch chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến và chủ động chuẩn bị đẩy đủ các điều kiện để tổ chức thành công cuộc diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh.

- Các ngành, theo chức năng nhiệm vụ được giao, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong tiếp dân, giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân, trong điểu tra, xét xử các vụ án

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật giao thòng đường bộ và các quy định về sử lý vi phạm khi tham gia giao thông; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, trường học trong toàn lính phối hợp tốt với chính quyền địa phương triển khai cho cán bộ, giáo viên, người dân và các cháu học sinh thực hiện nghiêm túc quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy. Cồng an Tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thị, Tỉnh đoàn Thanh niên thường xuyên duy trì lực lượng tuần tra trên các tuyến đường, tổ chức các đợt kiểm tra cao điểm, các tuần, tháng an toàn giao thông; tãng cường hệ thống biển báo, giải quyết các điểm đen, kiểm định các phương tiện tham gia giao thồng, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm vv... nhằm giám thiểu đến mức thấp nhất số vụ và thiệt hại và người và tài sán do tai nạn giao thông gây ra.

8) Nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý Nhà nước; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; đấu tranh phòng chống tham nhũng

- Thủ trưởng Các ngành, Chủ tịch ƯBND các huyện thị phải chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo:

* Định kỳ chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng (đối với báo cáo tháng) ngày 15 của tháng cuối quý gửi Báo cáo bằng vãn bản vể kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng quv và phương hướng nhiệm vụ của tháng qụý tiếp theo vể Văn phòng UBND tinh, Sở Kê hoạch Đầu tư để tổng hợp báo cáo ƯBND tinh. Ngành nào, huyện thị nào không thực hiện nghiêm túc, trong Báo cáo chung của Tỉnh không có sô liệu đánh giá phái chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh.

* Giao cho Sở Kế hoạch Đầu tư xây dựng hệ thống biểu mẫu báo cáo chung cho các ngành, các huyện, thị, tránh tình trạng báo cáo sơ sài hoặc có báo cáo nhưng không tổng hợp, đánh giá được.

* Quản lý, sử dụng tốt thông tin, dữ liệu. Các quyết định phê duyệl quy hoạch, phê duyệt dự án, dự toán, quyết toán, quyết định giao vốn vv... phải được sao gửi cho tất cả các cơ quan chức năng có liên quan.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính. Các cấp, các ngành chủ động rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét loại bỏ những quy định chông cần thiết hoặc ban hành các quy định mới, đơn giản thuận tiện hơn trong giai quyết các thủ tục hành chính.

- Để tiếp tục thực hiện việc phân cấp có hiệu quả, UBND Tỉnh yêu cầu:

* Các ngành chức năng của Tỉnh, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các huyện, thị thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch thuộc lĩnh vực mình được phân công phụ trách; kịp thời tháo gỡ hoác báo cáo ƯBND tính cho ý kiến chí đạo đế giải quyết nhữntì khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.

* UBND các huyện, thị phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện; quy định việc phân cấp cho UBND các xã và các phòng ban chức năng của huyện, thị và kiểm tra, hướng dẫn, đảm bảo cho phân cấp có hiệu quả.

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đi đỏi với chủ động phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng ở từrg cơ quan đơn vị. Các cấp, các ngành tổ chức phổ biến, quán triệt về triển khai thực hiện tốt Nghị định 37/2007/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập. Thủ trưởng các Sở ngành, Chủ tịch UBND các huyện thị, chịu trách nhiệm trước Tỉnh về những hành vi tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền mình quản lý.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở ban ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, có vướng mắc, yêu cẩu các ngành, UBND các huyện thị kịp thời phản ánh vể Sở Kế hoạch Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh cho hướng giải quyết.

TM. Ủy ban nhân dân

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Trường Tô

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.