• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 02/02/2015
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Số: 42/2014/TT-NHNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Giang, ngày 19 tháng 12 năm 2014

THÔNG TƯ

Quy định Chế độ kế toán đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

____________________

 

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Kế toán năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định Chế độ kế toán đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chế độ kế toán đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Chế độ kế toán đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm 3 chương:

1. Chương I - Hệ thống tài khoản kế toán và nội dung hạch toán các tài khoản.

2. Chương II - Hệ thống báo cáo tài chính.

3. Chương III - Chế độ chứng từ và Chế độ sổ kế toán.

Điều 2. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2015.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Vụ Tài chính - Kế toán chịu trách nhiệm hướng dẫn, triển khai các nội dung quy định tại Thông tư này.

2. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

 

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN

ĐỐI VỚI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2014/TT-NHNN ngày 19/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước)

Chương I

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ NỘI DUNG HẠCH TOÁN CÁC TÀI KHOẢN

Mục 1

 QUY ĐỊNH CHUNG

1. Hệ thống tài khoản kế toán này áp dụng đối với Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

2. VAMC chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được phép hoạt động.

3. Hệ thống tài khoản kế toán của VAMC gồm các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán, được bố trí thành 10 loại:

a) Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán gồm 9 loại (từ loại 1 đến loại 9);

b) Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán có 1 loại (loại 0);

c) Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán (gọi tắt là tài khoản nội bảng) và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (gọi tắt là tài khoản ngoại bảng) được bố trí từ tài khoản cấp I đến tài khoản cấp III, ký hiệu từ 3 đến 5 chữ số;

d) Tài khoản cấp I ký hiệu bằng 3 chữ số từ 111 đến 999;

đ) Tài khoản cấp II ký hiệu bằng 4 chữ số, 3 số đầu (từ trái sang phải) là số ký hiệu tài khoản cấp I, số thứ 4 là số thứ tự tài khoản cấp II trong tài khoản cấp I, ký hiệu từ 1 đến 9;

e) Tài khoản cấp III ký hiệu bằng 5 chữ số, 4 số đầu (từ trái sang phải) là số ký hiệu tài khoản cấp II, số thứ 5 là số thứ tự tài khoản cấp III trong tài khoản cấp II, ký hiệu từ 1 đến 9.

4. Các tài khoản cấp I, II, III là những tài khoản tổng hợp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Các tài khoản cấp IV, V ... là những tài khoản tổng hợp do Tổng giám đốc của VAMC quy định để đáp ứng yêu cầu cụ thể về hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị nhưng phải phù hợp với tính chất, nội dung của các tài khoản cấp I, II, III do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

5. Tài khoản chi tiết (tiểu khoản):

Tài khoản chi tiết (tiểu khoản) là tài khoản dùng để phản ánh chi tiết các đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp. Việc mở tài khoản chi tiết được thực hiện theo quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản, số thứ tự tiểu khoản được ghi vào bên phải của số hiệu tài khoản tổng hợp và được ngăn cách với số hiệu tài khoản tổng hợp bằng dấu chấm (.).

Ngoài ra, VAMC được mở thêm tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ khi cần thiết.

6. Việc hạch toán trên các tài khoản ngoại tệ, vàng quy định trong hệ thống tài khoản kế toán này, VAMC phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Quy đổi ngoại tệ, vàng ra đồng Việt nam và thực hiện theo dõi tình hình thu vào, chi ra và số ngoại tệ, vàng còn lại theo nguyên tệ của từng loại ngoại tệ, vàng tại VAMC;

b) Ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

Mục 2

 HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÔNG TY

QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Số TT

S HIỆU TK

TÊN TÀI KHOẢN

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

LOẠI TK1: TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN, HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN VÀ XỬ LÝ NỢ

01

111

 

 

Tiền mặt

 

 

1111

 

Tiền Việt Nam

 

 

1112

 

Ngoại tệ

 

 

1113

 

Vàng

02

112

 

 

Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng

 

 

1121

 

Tiền gửi bằng đồng Việt Nam

 

 

 

11211

Tiền gửi không kỳ hạn

 

 

 

11212

Tiền gửi có kỳ hạn

 

 

 

11213

Tiền gửi chuyên dùng

 

 

1122

 

Tiền gửi bằng ngoại tệ

 

 

 

11221

Tiền gửi không kỳ hạn

 

 

 

11222

Tiền gửi có kỳ hạn

 

 

 

11223

Tiền gửi chuyên dùng

 

 

1123

 

Vàng

 

 

 

11231

Vàng gửi chuyên dùng

03

113

 

 

Tiền, vàng đang chuyển

 

 

1131

 

Tiền Việt Nam

 

 

1132

 

Ngoại tệ

 

 

1133

 

Vàng

04

122

 

 

Cung cấp tài chính

 

 

1221

 

Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam

 

 

 

12211

Nợ trong hạn

 

 

 

12212

Nợ quá hạn

 

 

1222

 

Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ

 

 

 

12221

Nợ trong hạn

 

 

 

12222

Nợ quá hạn

 

 

1223

 

Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam

 

 

 

12231

Nợ trong hạn

 

 

 

12232

Nợ quá hạn

 

 

1224

 

Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ

 

 

 

12241

Nợ trong hạn

 

 

 

12242

Nợ quá hạn

 

 

1225

 

Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam

 

 

 

12251

Nợ trong hạn

 

 

 

12252

Nợ quá hạn

 

 

1226

 

Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ

 

 

 

12261

Nợ trong hạn

 

 

 

12262

Nợ quá hạn

 

 

1227

 

Cung cấp tài chính khác bằng đồng Việt Nam

 

 

1228

 

Cung cấp tài chính khác bằng ngoại tệ

 

 

1229

 

Dự phòng rủi ro cung cấp tài chính

 

 

 

12291

Dự phòng cụ thể

 

 

 

12292

Dự phòng chung

 

 

 

12299

Dự phòng giảm giá

05

123

 

 

Trả thay bảo lãnh

 

 

1231

 

Các khoản trả thay khách hàng bằng đồng Việt Nam

 

 

1232

 

Các khoản trả thay khách hàng bằng ngoại tệ

 

 

1239

 

Dự phòng rủi ro

 

 

 

12391

Dự phòng cụ thể

 

 

 

12392

Dự phòng chung

06

124

 

 

Cho thuê tài sản bảo đảm

 

 

1241

 

Cho thuê tài sản bảo đảm bằng đồng Việt Nam

 

 

 

12411

Nợ trong hạn

 

 

 

12412

Nợ quá hạn

 

 

1242

 

Cho thuê tài sản bảo đảm bằng ngoại tệ

 

 

 

12421

Nợ trong hạn

 

 

 

12422

Nợ quá hạn

 

 

1249

 

Dự phòng rủi ro

 

 

 

12491

Dự phòng cụ thể

 

 

 

12492

Dự phòng chung

07

125

 

 

Đầu tư tài chính

 

 

1251

 

Mua trái phiếu doanh nghiệp

 

 

1258

 

Đầu tư tài chính khác

 

 

1259

 

Dự phòng rủi ro

 

 

 

12591

Dự phòng cụ thể

 

 

 

12592

Dự phòng chung

 

 

 

12599

Dự phòng giảm giá

08

132

 

 

Nợ mua

 

 

1321

 

Nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt

 

 

 

13211

Nợ mua bằng đồng Việt Nam

 

 

 

13212

Nợ mua bằng ngoại tệ

 

 

 

13213

Nợ mua bằng vàng

 

 

1322

 

Nợ mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt

 

 

 

13221

Nợ mua bằng đồng Việt Nam

 

 

 

13222

Nợ mua bằng ngoại tệ

 

 

 

13223

Nợ mua bằng vàng

 

 

1323

 

Nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt đã thu hồi được

 

 

 

13231

Nợ mua bằng đồng Việt Nam

 

 

 

13232

Nợ mua bằng ngoại tệ

 

 

 

13233

Nợ mua bng vàng

 

 

1329

 

Dự phòng rủi ro

 

 

 

13291

Dự phòng cụ thể

 

 

 

13292

Dự phòng chung

LOẠI TK2: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀ TÀI SẢN CÓ KHÁC

09

211

 

 

Tài sản cố định hữu hình

 

 

2111

 

Nhà cửa, vật kiến trúc

 

 

2112

 

Máy móc, thiết bị

 

 

2113

 

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

 

 

2114

 

Thiết bị, dụng cụ quản lý

 

 

2118

 

TSCĐ khác

10

212

 

 

Tài sản cố định thuê tài chính

11

213

 

 

Tài sản cố định vô hình

 

 

2131

 

Quyền sử dụng đất

 

 

2135

 

Phần mềm máy vi tính

 

 

2138

 

TSCĐ vô hình khác

12

214

 

 

Hao mòn tài sản cố định

 

 

2141

 

Hao mòn TSCĐ hữu hình

 

 

2142

 

Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

 

 

2143

 

Hao mòn TSCĐ vô hình

13

221

 

 

Đầu tư vào công ty con

14

222

 

 

Vốn góp liên doanh

15

223

 

 

Đầu tư vào công ty liên kết

16

228

 

 

Đầu tư dài hạn khác

 

 

2281

 

Cổ phiếu

 

 

2282

 

Giấy tờ có giá khác

 

 

2288

 

Đầu tư dài hạn khác

17

229

 

 

Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

18

231

 

 

Cầm cố, ký quỹ, ký cược

19

232

 

 

Phải thu của khách hàng

 

 

2321

 

Phải thu về hoạt động mua bán nợ

 

 

2322

 

Thuế GTGT đầu vào

 

 

2328

 

Phải thu khác

 

 

2329

 

Dự phòng phải thu khó đòi

20

233

 

 

Tạm ứng và phải thu nội bộ

 

 

2331

 

Tạm ứng

 

 

2332

 

Phải thu nội bộ

 

 

2333

 

Tài sản thiếu chờ xử lý

 

 

2338

 

Phải thu khác

21

237

 

 

Lãi phải thu

 

 

2371

 

Lãi phải thu từ hoạt động cung cấp tài chính

 

 

2372

 

Lãi phải thu từ hoạt động trả thay bảo lãnh

 

 

2373

 

Lãi phải thu từ hoạt động cho thuê tài sản bảo đảm

 

 

2374

 

Lãi phải thu tự hoạt động đầu tư tài chính

22

238

 

 

Chi phí chờ phân bổ

23

241

 

 

Xây dựng cơ bản dở dang

 

 

2411

 

Mua sắm TSCĐ

 

 

2412

2413

 

Xây dựng cơ bản

Sửa chữa lớn TSCĐ

24

242

 

 

Tài sản khác

 

 

2421

 

Công cụ dụng cụ

 

 

2422

 

Vật liệu

25

251

 

 

Sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua

 

 

2511

 

Sửa chữa nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt

 

 

2512

 

Sửa chữa nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt

26

261

 

 

Tài sản đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý

 

 

2611

 

Tài sản bảo đảm của khoản nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý

 

 

2612

 

Tài sản bảo đảm của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý

27

271

 

 

Chi dự án

 

 

2711

 

Chi quản lý dự án

 

 

2712

 

Chi thực hiện dự án

LOẠI TK 3: NỢ PHẢI TRẢ

28

311

 

 

Vay ngắn hạn

29

331

 

 

Phải trả cho khách hàng

 

 

3311

 

Phải trả từ hoạt động mua bán nợ

 

 

3318

 

Phải trả khác

 

332

 

 

Lãi phải trả

30

333

 

 

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

 

 

3331

 

Thuế giá trị gia tăng

 

 

3333

 

Thuế xuất, nhập khẩu

 

 

3335

 

Thuế thu nhập cá nhân

 

 

3336

 

Thuế tài nguyên

 

 

3337

 

Thuế nhà đất, tiền thuê đất

 

 

3338

 

Các loại thuế khác

 

 

3339

 

Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

31

334

 

 

Phải trả người lao động

 

 

3341

 

Phải trả công nhân viên

 

 

3348

 

Phải trả người lao động khác

32

336

 

 

Phải trả nội bộ

33

338

 

 

Phải trả, phải nộp khác

 

 

3381

 

Tài sản thừa chờ giải quyết

 

 

3382

 

Kinh phí công đoàn

 

 

3383

 

Bảo hiểm xã hội

 

 

3384

 

Bảo hiểm y tế

 

 

3386

 

Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn

 

 

3387

 

Doanh thu chưa thực hiện

 

 

3388

 

Phải trả, phải nộp khác

 

 

3389

 

Bảo hiểm thất nghiệp

34

341

 

 

Vay dài hạn

35

342

 

 

Nợ dài hạn

36

343

 

 

Trái phiếu phát hành

 

 

3431

 

Trái phiếu đặc biệt

 

 

3432

 

Trái phiếu

 

 

 

34321

Mệnh giá trái phiếu

 

 

 

34322

Chiết khấu trái phiếu

 

 

 

34323

Phụ trội trái phiếu

37

344

 

 

Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

38

352

 

 

Dự phòng phải trả

39

353

 

 

Quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

 

3531

 

Quỹ khen thưởng

 

 

3532

 

Quỹ phúc lợi

 

 

3533

 

Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định

 

 

3534

 

Quỹ thưởng ban quản lý điều hành VAMC

40

356

 

 

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

 

 

3561

 

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

 

 

3562

 

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ

41

371

 

 

Nguồn kinh phí dự án

LOẠI TK 4: VỐN CHỦ SỞ HỮU

42

411

 

 

Vốn chủ sở hữu

 

 

4111

 

Vốn điều lệ

 

 

4118

 

Vốn khác

43

412

 

 

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

44

413

 

 

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

 

 

4131

 

Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại

 

 

4132

 

Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB

45

414

 

 

Quỹ đầu tư phát triển

46

418

 

 

Các quỹ khác

47

421

 

 

Lợi nhuận chưa phân phối

 

 

4211

 

Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

 

 

4212

 

Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

48

441

 

 

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

LOẠI TK 5: DOANH THU

49

511

 

 

Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB

 

 

5111

 

Doanh thu từ đòi nợ, khách hàng trả

 

 

5112

 

Doanh thu từ bán nợ, tài sản bảo đảm

 

 

5113

 

Doanh thu từ chuyển khoản nợ thành cổ phần, vốn góp

 

 

5114

 

Doanh thu từ hoạt động cho thuê, khai thác tài sản

 

 

5118

 

Doanh thu khác

50

514

 

 

Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ mua bằng TPĐB

51

515

 

 

Doanh thu từ hoạt động tài chính

 

 

5151

 

Doanh thu từ cung cấp tài chính

 

 

5152

 

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh

 

 

5153

 

Doanh thu từ góp vốn, mua cổ phần

 

 

5154

 

Doanh thu từ đầu tư tài chính

 

 

5158

 

Doanh thu từ hoạt động tài chính khác

52

518

 

 

Doanh thu khác

 

 

5181

 

Doanh thu từ hoạt động môi giới, tư vấn

 

 

5182

 

Doanh thu từ đấu giá tài sản

 

 

5188

 

Doanh thu khác

LOẠI TK 6: CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH

53

631

 

 

Chi phí hoạt động mua bán nợ theo giá thị trường bằng nguồn vốn không phải TPĐB

 

 

6311

 

Chi phí đòi nợ

 

 

6312

 

Chi phí bán nợ

 

 

6318

 

Chi phí khác

54

632

 

 

Giá vốn của khoản nợ đã được thu hồi

55

634

 

 

Chi phí hoạt động thu hồi nợ mua bằng TPĐB

56

635

 

 

Chi phí tài chính

 

 

6351

 

Chi phí hoạt động cung cấp tài chính

 

 

6352

 

Chi phí hoạt động bảo lãnh

 

 

6353

 

Chi phí đầu tư tài chính

 

 

6358

 

Chi phí tài chính khác

57

638

 

 

Chi phí khác

 

 

6381

 

Chi phí tư vấn, môi giới mua bán xử lý nợ và tài sản

 

 

6382

 

Chi phí cho hoạt động đấu giá tài sản

 

 

6388

 

Chi phí khác

58

642

 

 

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 

 

6421

 

Chi phí cho nhân viên

 

 

 

64211

Lương và phụ cấp lương

 

 

 

64212

Các khoản chi để đóng góp theo lương

 

 

 

64213

Chi công tác xã hội

 

 

 

64214

Chi ăn ca

 

 

6422

 

Chi về tài sản

 

 

 

64221

Khấu hao cơ bản TSCĐ

 

 

 

64222

Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản

 

 

 

64223

Mua sắm công cụ lao động

 

 

 

64224

Chi bảo hiểm tài sản

 

 

 

64225

Chi thuê tài sản

 

 

6423

 

Chi phí dịch vụ mua ngoài

 

 

6424

 

Thuế, phí và lệ phí

 

 

6425

 

Công tác phí

 

 

6426

 

Chi về vật liệu, giấy tờ in

 

 

6427

 

Chi phí dự phòng

 

 

6428

 

Chi phí bằng tiền khác

LOẠI TK 7: THU NHẬP KHÁC

59

711

 

 

Thu nhập khác

LOẠI TK 8: CHI PHÍ KHÁC

60

811

 

 

Chi phí khác

LOẠI TK 9: XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

61

911

 

 

Xác định kết quả kinh doanh

LOẠI TK 0: TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

62

001

 

 

Tài sản thuê ngoài

63

002

 

 

Tài sản nhận giữ hộ

64

003

 

 

Cam kết bảo lãnh

65

004

 

 

Nợ khó đòi đã xử lý

66

005

 

 

Nợ mua bằng TPĐB

 

 

0051

 

Nợ gốc

 

 

 

00511

Nợ gốc bằng đồng Việt Nam

 

 

 

00512

Nợ gốc bằng ngoại tệ

 

 

 

00513

Nợ gốc bằng vàng

 

 

0052

 

Nợ lãi

 

 

 

00521

Nợ lãi bằng đồng Việt Nam

 

 

 

00522

Nợ lãi bằng ngoại tệ

 

 

 

00523

Nợ lãi bằng vàng

67

006

 

 

Nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB

 

 

0061

 

Nợ gốc

 

 

 

00611

Nợ gốc bằng đồng Việt Nam

 

 

 

00612

Nợ gốc bằng ngoại tệ

 

 

 

00613

Nợ gốc bằng vàng

 

 

0062

 

Nợ lãi

 

 

 

00621

Nợ lãi bằng đồng Việt Nam

 

 

 

00622

Nợ lãi bằng ngoại tệ

 

 

 

00623

Nợ lãi bằng vàng

68

007

 

 

Vàng, ngoại tệ các loại

69

008

 

 

Tài sản bảo đảm của khoản nợ mua

 

 

0081

 

Tài sản bảo đảm VAMC đang quản lý

 

 

0082

 

Tài sản bảo đảm VAMC đã ủy quyền cho TCTD

 

 

0083

 

Tài sản bảo đảm đang cho thuê

           

 

Mục 3

 NỘI DUNG HẠCH TOÁN CÁC TÀI KHOẢN

LOẠI 1- TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN, HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN VÀ XỬ LÝ NỢ

Loại tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có cũng như tình hình biến động của các khoản tiền và tương đương tiền, các hoạt động mua, bán và xử lý nợ. Bao gồm: tiền mặt bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (TCTD) và các nghiệp vụ của hoạt động mua, bán và xử lý nợ: cung cấp tài chính, bảo lãnh, đầu tư, nâng cấp và cho thuê tài sản bảo đảm,... .

Tài khoản 111- Tiền mặt

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

1111- Tiền Việt Nam

1112- Ngoại tệ

1113- Vàng

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của tiền mặt tồn quỹ tại quỹ VAMC.

Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có chứng từ thu, chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ kế toán nghiệp vụ thu chi tiền mặt. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.

2. Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.

3. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.

4. Trường hợp có vàng, ngoại tệ nhập quỹ kế toán phải quy đổi ngoại tệ, vàng ra Đồng Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp để ghi sổ kế toán.

Trường hợp xuất quỹ ngoại tệ, vàng thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán tài khoản 111 theo phương pháp bình quân gia quyền.

Tiền mặt bằng ngoại tệ, vàng được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên Tài khoản 007 - Ngoại tệ, vàng các loại.

Bên Nợ ghi:

- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng nhập quỹ.

- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ, vàng cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ, vàng).

Bên Có ghi:

- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng xuất quỹ.

- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ, vàng cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ, vàng).

Số dư Nợ:

- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng còn tồn quỹ tiền mặt.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết.

 

Tài khoản 112- Tiền gửi tại TCTD

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại TCTD của VAMC.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

1121- Tiền gửi bằng đồng Việt Nam

1122- Tiền gửi bằng Ngoại tệ

1123- Vàng

Tài khoản 1121 có các tài khoản cấp III sau:

11211- Tiền gửi không kỳ hạn

11212- Tiền gửi có kỳ hạn

11213- Tiền gửi chuyên dùng

Tài khoản 1122 có các tài khoản cấp III sau:

11221- Tiền gửi không kỳ hạn

11222- Tiền gửi có kỳ hạn

11223- Tiền gửi chuyên dùng

Tài khoản 1123 có tài khoản cấp III sau:

11231- Vàng gửi chuyên dùng

Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 - Tiền gửi tại TCTD là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của TCTD kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,...).

2. Khi nhận được chứng từ của TCTD gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của VAMC, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của TCTD thì VAMC phải thông báo cho TCTD để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của TCTD trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê.

3. Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng TCTD để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. Ngoài ra, đối với tiền gửi có kỳ hạn, VAMC phải hạch theo dõi theo từng nhóm kỳ hạn.

4. Kế toán phải quy đổi ngoại tệ, vàng ra Đồng Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp để ghi sổ kế toán.

5. Tài khoản Tiền/vàng gửi chuyên dùng: dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng VAMC gửi vào TCTD và không được rút trước thời điểm thanh toán trái phiếu đặc biệt.

Bên Nợ ghi:

- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng gửi vào TCTD.

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ, vàng cuối kỳ.

Bên Có ghi:

- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng rút ra từ TCTD.

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ, vàng cuối kỳ.

Số dư Nợ:

- Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng hiện còn gửi tại TCTD.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD.

 

Tài khoản 113- Tiền, vàng đang chuyển

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

1131- Tiền Việt Nam

1132- Ngoại tệ

1133- Vàng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của VAMC đã nộp vào TCTD, Kho bạc Nhà nước, trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo Có.

Bên Nợ ghi:

- Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào TCTD nhưng chưa nhận giấy báo Có.

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ.

Bên Có ghi:

- Số kết chuyển vào Tài khoản 112 - Tiền gửi tại TCTD, hoặc tài khoản có liên quan.

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ.

Số dư Nợ:

- Các khoản tiền còn đang chuyển cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản tiền đang chuyển.

Tài khoản 122- Cung cấp tài chính

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản cung cấp tài chính cho khách hàng bao gồm cho vay bằng tiền mặt, ngoại tệ và các hoạt động cung cấp tài chính khác.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

1221- Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam

1222- Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ

1223- Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam

1224- Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ

1225- Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam

1226- Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ

1227- Cung cấp tài chính khác bằng đồng Việt Nam.

1228- Cung cấp tài chính khác bằng ngoại tệ.

1229- Dự phòng rủi ro cung cấp tài chính

Tài khoản 1221- Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam VAMC cho khách hàng vay ngắn hạn.

Tài khoản 1221 có các tài khoản cấp III sau:

12211- Nợ trong hạn

12212- Nợ quá hạn

Tài khoản 12211- Nợ trong hạn

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền đồng Việt Nam mà VAMC cho khách hàng vay còn trong hạn theo hợp đồng hoặc còn trong thời gian gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ đối với các khoản vay được VAMC gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Bên Nợ ghi:

- Số tiền cho khách hàng vay.

- Chuyển từ tài khoản thích hợp sang.

Bên Có ghi:

- Số tiền khách hàng trả nợ.

- Chuyển sang tài khoản thích hợp.

Số dư Nợ:

- Phản ánh số tiền khách hàng đang nợ trong hạn, được gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng vay tiền.

 

Tài khoản 12212- Nợ quá hạn

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền VAMC cho khách hàng vay đã quá hạn và không được gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Bên Nợ ghi:

- Số tiền cho vay phát sinh nợ quá hạn.

Bên Có ghi:

- Số tiền khách hàng trả nợ.

- Chuyển sang tài khoản thích hợp.

Số dư Nợ:

- Phản ánh số tiền cho khách hàng vay đã quá hạn.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có nợ quá hạn.

 

Tài khoản 1222- Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền bằng ngoại tệ VAMC cho khách hàng vay ngắn hạn.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

12221- Nợ trong hạn

12222- Nợ quá hạn

Tài khoản 12221- Nợ trong hạn

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền ngoại tệ VAMC cho khách hàng vay còn trong hạn theo hợp đồng hoặc còn trong thời gian gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ đối với các khoản vay được VAMC gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Bên Nợ ghi:

- Số tiền cho khách hàng vay.

- Chuyển từ tài khoản thích hợp sang.

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ.

Bên Có ghi:

- Số tiền khách hàng trả nợ.

- Chuyển sang tài khoản thích hợp.

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cho vay bằng ngoại tệ.

Số dư Nợ:

- Phản ánh số tiền khách hàng đang nợ trong hạn, được gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng vay tiền.

 

Tài khoản 12222- Nợ quá hạn

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền ngoại tệ VAMC cho khách hàng vay đã quá hạn và không được gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Bên Nợ ghi:

- Số tiền cho vay phát sinh nợ quá hạn.

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ.

Bên Có ghi:

- Số tiền khách hàng trả nợ.

- Chuyển sang tài khoản thích hợp.

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ.

Số dư Nợ:

- Phản ánh số tiền cho khách hàng vay đã quá hạn.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có nợ quá hạn.

Tài khoản 1223- Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam VAMC cho khách hàng vay trung hạn.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

12231- Nợ trong hạn

12232- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán các tài khoản 12231, 12232 giống nội dung hạch toán tài khoản 12211, 12212.

Tài khoản 1224- Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền ngoại tệ VAMC cho khách hàng vay trung hạn.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

12241- Nợ trong hạn

12242- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán các tài khoản 12241, 12242 giống nội dung hạch toán tài khoản 12221, 12222.

Tài khoản 1225- Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam VAMC cho khách hàng vay trung hạn.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

12251- Nợ trong hạn

12252- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán các tài khoản 12251, 12252 giống nội dung hạch toán tài khoản 12211, 12212.

Tài khoản 1226- Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền ngoại tệ VAMC cho khách hàng vay dài hạn.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

12261- Nợ trong hạn

12262- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán các tài khoản 12261, 12262 giống nội dung hạch toán tài khoản 12221, 12222.

Tài khoản 1227- Cung cấp tài chính khác bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động nghiệp vụ cung cấp tài chính khác bằng đồng Việt Nam VAMC cung cấp cho khách hàng.

Bên Nợ ghi: - Số tiền cung cấp tài chính tăng.

Bên Có ghi: - Số tiền cung cấp tài chính giảm.

Số dư Nợ:    - Số tiền cung cấp tài chính khác hiện còn.

Hch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng được VAMC cung cấp tài chính.

Tài khoản 1228- Cung cấp tài chính khác bằng ngoại tệ

Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động nghiệp vụ cung cấp tài chính khác bằng ngoại tệ VAMC cung cấp cho khách hàng.

Bên Nợ ghi:

- Số tiền cung cấp tài chính tăng.

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cung cấp tài chính bằng ngoại tệ.

Bên Có ghi:

- Số tiền cung cấp tài chính giảm.

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cung cấp tài chính bằng ngoại tệ.

Số dư Nợ:

- Số tiền cung cấp tài chính khác hiện còn.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng được VAMC cung cấp tài chính.

Tài khoản 1229- Dự phòng rủi ro cung cấp tài chính

Tài khoản này phản ánh tình hình lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro của các khoản cho vay, cung cấp tài chính khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

Dự phòng rủi ro được lập nhằm ghi nhận trước các khoản tổn thất có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan.

Định kỳ, theo quy định VAMC thực hiện trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng rủi ro liên quan đến cung cấp tài chính.

Tài khoản 1229 có các tài khoản cấp III sau:

12291- Dự phòng cụ thể

12292- Dự phòng chung

12299- Dự phòng giảm giá

Bên Nợ ghi:

- Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

- Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.

Bên Có ghi:

- Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí.

Số dư :

- Số dự phòng hiện có cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 123- Trả thay bảo lãnh

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

1231- Các khoản trả thay khách hàng bằng đồng Việt Nam

1232- Các khoản trả thay khách hàng bằng ngoại tệ

1239- Dự phòng rủi ro

Tài khoản 1231- Các khoản trả thay khách hàng bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam VAMC bảo lãnh trả thay khách hàng trong trường hợp khách hàng được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

Đối với khoản trả thay này, VAMC phải đôn đốc thu hồi nợ nếu khách hàng không có khả năng trả, VAMC phải tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

Bên Nợ ghi:

- Số tiền VAMC đã trả thay.

Bên Có ghi:

- Số tiền thu hồi được từ khách hàng được bảo lãnh.

Số dư Nợ:

- Phản ánh số tiền VAMC bảo lãnh đã trả thay khách hàng nhưng chưa thu hồi được.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng được VAMC trả thay.

Tài khoản 1232- Các khoản trả thay khách hàng bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền ngoại tệ mà VAMC bảo lãnh trả thay khách hàng trong trường hợp khách hàng được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán.

Bên Nợ ghi:

- Số tiền VAMC đã trả thay.

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư các khoản trả thay khách hàng bằng ngoại tệ.

Bên Có ghi:

- Số tiền thu hồi được từ khách hàng được bảo lãnh.

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư các khoản trả thay khách hàng bằng ngoại tệ.

Số dư Nợ:

- Phản ánh số tiền VAMC bảo lãnh đã trả thay khách hàng nhưng chưa thu hồi được.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng được VAMC trả thay.

Tài khoản 1239- Dự phòng rủi ro

Tài khoản này dùng để phản ánh việc VAMC lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng theo chế độ quy định đối với các khoản trả thay khách hàng trong nghiệp vụ bảo lãnh. Việc trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

12391- Dự phòng cụ thể

12392- Dự phòng chung

Bên Nợ ghi:

- Sử dụng dự phòng để xử lý.

- Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.

Bên Có ghi:

- Số dự phòng được lập tính vào chi phí.

Số dư :

- Số dự phòng cho nghiệp vụ trả thay bảo lãnh.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 124- Cho thuê tài sản bảo đảm

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị tài sản bảo đảm cho thuê trong trường hợp hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu tài sản theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 06.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

1241- Cho thuê tài sản bảo đảm bằng đồng Việt Nam

1242- Cho thuê tài sản bảo đảm bằng ngoại tệ

1249- Dự phòng rủi ro

Tài khoản 1241- Cho thuê tài sản bảo đảm bằng đồng Việt Nam

Tài khoản 1241 có các tài khoản cấp III sau:

12411- Nợ trong hạn

12412- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán các tài khoản 12411, 12412 giống nội dung hạch toán giống các tài khoản 12211, 12212.

Tài khoản 1242- Cho thuê tài sản bảo đảm bằng ngoại tệ

Tài khoản 1242 có các tài khoản cấp III sau:

12421- Nợ trong hạn

12422- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán các tài khoản 12421, 12422 giống nội dung hạch toán giống các tài khoản 12221,12222.

Tài khoản 1249- Dự phòng rủi ro

Tài khoản 1249 có các tài khoản cấp III sau:

12491- Dự phòng cụ thể

12492- Dự phòng chung

Nội dung hạch toán các tài khoản 12491, 12492 giống nội dung hạch toán các tài khoản 12291, 12292.

Tài khoản 125- Đầu tư tài chính

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư tài chính do VAMC hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

1251- Mua trái phiếu doanh nghiệp

1258- Đầu tư tài chính khác

1259- Dự phòng rủi ro

Tài khoản 1251- Mua trái phiếu doanh nghiệp

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình mua, bán và thanh toán trái phiếu doanh nghiệp.

Bên Nợ ghi:

- Trị giá thực tế trái phiếu doanh nghiệp mua vào.

Bên Có ghi:

- Trị giá thực tế trái phiếu doanh nghiệp bán ra, đáo hạn hoặc được thanh toán.

Số dư Nợ:

- Trị giá thực tế trái phiếu doanh nghiệp do VAMC đang nắm giữ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng.

Tài khoản 1258- Đầu tư tài chính khác

Nội dung hạch toán tài khoản này giống nội dung hạch toán tài khoản 1251.

Tài khoản 1259- Dự phòng rủi ro

Tài khoản này dùng để phản ánh việc VAMC lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng theo chế độ quy định đối với các khoản đầu tư tài chính. Việc trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

12591- Dự phòng cụ thể

12592- Dự phòng chung

12593- Dự phòng giảm giá

Nội dung hạch toán các tài khoản 12591, 12592, 12599 giống nội dung hạch toán các tài khoản 12291, 12292, 12299.

Tài khoản 132- Nợ mua

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản mua nợ giữa VAMC và TCTD.

Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Việc mua bán nợ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết phù hợp với các quy định của pháp luật về mua bán nợ.

2. Giá của khoản nợ đã mua được phản ánh vào tài khoản này là giá vốn của khoản nợ mua, bao gồm: giá mua khoản nợ và chi phí giao dịch ban đầu liên quan trực tiếp đến khoản nợ mua.

3. Định kỳ, VAMC phải tiến hành phân loại nợ để trích lập dự phòng đối với các khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

4. VAMC phải theo dõi số tiền gốc và lãi của khoản nợ được mua trên tài khoản ngoại bảng và mở sổ (hoặc có hệ thống thông tin quản lý) để theo dõi chi tiết khoản nợ mua theo từng hợp đồng tín dụng, theo từng khách hàng vay, từng TCTD bán nợ.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

1321- Nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt

1322- Nợ mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt

1323- Nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt đã thu hồi

1329- Dự phòng rủi ro

Tài khoản 1321- Nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB)

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản mua nợ giữa VAMC và TCTD bằng TPĐB.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

13211- Nợ mua bằng đồng Việt Nam

13212- Nợ mua bằng ngoại tệ

13213- Nợ mua bằng vàng

Tài khoản 13211- Nợ mua bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản mua nợ giữa VAMC và TCTD bằng TPĐB bằng đồng Việt Nam.

Bên Nợ ghi:

- Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB bằng đồng Việt Nam tăng.

Bên Có ghi:

- Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB bằng đồng Việt Nam giảm.

Số dư Nợ:

- Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB bằng đồng Việt Nam hiện có cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD.

Tài khoản 13212- Nợ mua bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản mua nợ giữa VAMC và TCTD bằng TPĐB bằng ngoại tệ. Tỷ giá hạch toán khi mua nợ được quy đổi theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC và TCTD.

Bên Nợ ghi:

- Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB bằng ngoại tệ tăng.

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư nợ mua bằng ngoại tệ.

Bên Có ghi:

- Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB bằng đồng ngoại tệ giảm.

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư nợ mua bằng ngoại tệ.

Số dư Nợ:

- Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB bằng ngoại tệ hiện có cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD.

Tài khoản 13213- Nợ mua bằng vàng

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản mua nợ giữa VAMC và TCTD bằng TPĐB bằng vàng. Tỷ giá hạch toán khi mua nợ được quy đổi theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC và TCTD .

Nội dung hạch toán tài khoản 13213 giống nội dung hạch toán tài khoản 13212.

Tài khoản 1322- Nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản mua nợ giữa VAMC và TCTD bằng nguồn vốn không phải TPĐB.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

13221- Nợ mua bằng đồng Việt Nam

13222- Nợ mua bằng ngoại tệ

13223- Nợ mua bằng vàng

Nội dung hạch toán các tài khoản 13221, 13222, 13223 giống nội dung hạch toán các tài khoản 13211, 13212, 13213.

Tài khoản 1323- Nợ mua bằng TPĐB đã thu hồi được

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình xử lý của các khoản mua nợ giữa VAMC và TCTD bằng TPĐB đã thu hồi được.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

13231- Nợ mua bằng đồng Việt Nam

13232- Nợ mua bằng ngoại tệ

13233- Nợ mua bằng vàng

Bên Nợ ghi:

- Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB đã thu hồi tăng.

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư nợ mua đã thu hồi bằng ngoại tệ.

Bên Có ghi:

- Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB đã thu hồi giảm.

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư nợ mua đã thu hồi bằng ngoại tệ.

Số dư Nợ:

- Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB đã thu hồi hiện có cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD.

Tài khoản 1329- Dự phòng rủi ro

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình biến động tăng/giảm khoản dự phòng các khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB).

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

13291- Dự phòng cụ thể

13292- Dự phòng chung

Nội dung hạch toán các tài khoản 13291, 13292 giống nội dung hạch toán các tài khoản 12291, 12292.

 

LOẠI 2- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀ TÀI SẢN CÓ KHÁC

Loại tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có cũng như tình hình biến động về tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, TSCĐ vô hình theo 3 chỉ tiêu giá trị của TSCĐ: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ; tài sản cố định thuê tài chính, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác, tình hình thanh toán các khoản tạm ứng và phải thu nội bộ diễn ra tại VAMC.

Tài khoản 211- Tài sản cố định hữu hình

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của VAMC theo nguyên giá.

Hạch toán tài khoản này, VAMC phải thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03- Tài sản cố định hữu hình và các quy định của pháp luật liên quan.

Ngoài sổ tài khoản chi tiết theo dõi giá trị của tài sản, VAMC phải lập thẻ tài sản cố định cho từng tài sản và các sổ theo dõi khác về tài sản cố định theo quy định về chế độ hạch toán tài sản cố định của Bộ Tài chính.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

2111- Nhà cửa, vật kiến trúc

2112- Máy móc, thiết bị

2113- Phương tiện vận tải, truyền dẫn

2114- Thiết bị, dụng cụ quản lý

2118- TSCĐ khác

Bên Nợ ghi:

- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, hoặc nơi khác điều chuyển đến,...

- Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ hữu hình do cải tạo nâng cấp hoặc do đánh giá lại.

Bên Có ghi:

- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do nhượng bán, thanh lý hoặc điều chuyển đi nơi khác hoặc đem đi góp vốn liên doanh,...

- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình do đánh giá lại.

Số dư Nợ:

- Phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có của VAMC.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại TSCĐ hữu hình.

Tài khoản 212- Tài sản cố định thuê tài chính

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của VAMC.

Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06- Thuê tài sản và các quy định của pháp luật liên quan.

Bên Nợ ghi:

- Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.

Bên Có ghi:

- Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do điều chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của VAMC.

Số dư Nợ:

- Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có ở VAMC.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại TSCĐ đi thuê tài chính.

Tài khoản 213- Tài sản cố định vô hình

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ vô hình của VAMC.

Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04- Tài sản cố định vô hình và các quy định của pháp luật liên quan.

Tài khoản này có 3 tài khoản cấp II sau:

2131- Quyền sử dụng đất

2135- Phần mềm máy vi tính

2138- TSCĐ vô hình khác

Bên Nợ ghi: - Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.

Bên Có ghi: - Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.

Số dư Nợ:    - Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở VAMC.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại TSCĐ vô hình.

Tài khoản 214- Hao mòn tài sản cố định

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ.

Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Về nguyên tắc, mọi TSCĐ hiện có của VAMC có liên quan đến hoạt động kinh doanh (bao gồm tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định của pháp luật.

Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, VAMC phải thanh lý và xử lý theo các quy định của pháp luật.

2. Đối với TSCĐ vô hình, phải tùy thời gian phát huy hiệu quả để trích khấu hao tính từ khi TSCĐ được đưa vào sử dụng (theo hợp đồng, cam kết hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền). Việc trích khấu hao TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Đối với TSCĐ thuê tài chính, trong quá trình sử dụng bên đi thuê phải trích khấu hao trong thời gian thuê theo hợp đồng tính vào chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo thu hồi đủ vốn.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

2141- Hao mòn TSCĐ hữu hình

2142- Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

2143- Hao mòn TSCĐ vô hình

Bên Nợ ghi:

- Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán, điều chuyển cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh,...

Bên Có ghi:

- Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ.

- Tăng giá trị hao mòn do tăng nguyên giá (nhận điều chuyển,...).

Số dư :

- Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ hiện có ở VAMC.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 221- Đầu tư vào công ty con

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm khoản đầu tư vốn trực tiếp của VAMC vào công ty con.

1. Hạch toán tài khoản này cần tuân theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con và Thông tư hướng dẫn chuẩn mực này.

2. Vốn đầu tư vào công ty con phải được phản ánh theo giá gốc, bao gồm Giá mua cộng (+) Các chi phí mua (nếu có), như: Chi phí môi giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí ngân hàng...

3. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi khoản đầu tư vào từng công ty con theo mệnh giá, giá thực tế mua cổ phiếu, chi phí thực tế đầu tư vào các công ty con.

4. Phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ công ty con (Lãi cổ phiếu, lãi kinh doanh) của năm tài chính vào báo cáo tài chính riêng của VAMC. Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hàng năm của VAMC.

Bên Nợ ghi: - Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con tăng.

Bên Có ghi: - Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con giảm.

Số dư Nợ:    - Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con hiện có của VAMC.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết cho từng công ty con.

Tài khoản 222- Vốn góp liên doanh

Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ vốn góp liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và tình hình thu hồi lại vốn góp liên doanh khi kết thúc hợp đồng liên doanh.

1. Hạch toán các tài khoản này cần thực hiện theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 08- Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh và các quy định tại thông tư hướng dẫn chuẩn mực này.

2. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo từng đối tác, từng lần góp và từng khoản đã thu hồi, chuyển nhượng.

Bên Nợ ghi:

- Số vốn góp liên doanh đã góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tăng.

Bên Có ghi:

- Số vốn góp liên doanh đã góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát giảm do đã thu hồi, chuyển nhượng, do không còn quyền đồng kiểm soát.

Số dư bên Nợ:

- Số vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hiện còn cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết cho từng cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.

Tài khoản 223- Đầu tư vào công ty liên kết

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị khoản đầu tư trực tiếp của VAMC vào công ty liên kết và tình hình biến động tăng, giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết.

1. Hạch toán vào tài khoản này cần tuân theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 07 - Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết và các quy định tại thông tư hướng dẫn chuẩn mực này.

2. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi giá trị khoản đầu tư vào từng công ty liên kết.

3. VAMC chỉ được ghi nhận khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty liên kết khi có nghị quyết hoặc quyết định chia của công ty liên kết.

Bên Nợ ghi:

- Giá gốc các khoản đầu tư vào công ty liên kết tăng.

Bên Có ghi:

- Giá gốc khoản đầu tư giảm do nhận được các khoản lợi ích ngoài lợi nhuận được chia.

- Giá gốc khoản đầu tư giảm do bán, thanh lý toàn bộ hoặc một phần khoản đầu tư.

Số dư Nợ:

- Giá gốc khoản đầu tư vào công ty liên kết đang nắm giữ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết cho từng công ty liên kết.

Tài khoản 228- Đầu tư dài hạn khác

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại đầu tư dài hạn khác (ngoài các khoản đầu tư vào công ty con, vốn góp vào các cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư vào công ty liên kết), như: Đầu tư trái phiếu, đầu tư cổ phiếu, hoặc đầu tư vào đơn vị khác mà chỉ nắm giữ dưới 20% vốn chủ sở hữu (dưới 20% quyền biểu quyết)... và thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm.

Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Khi VAMC đầu tư bằng hình thức mua giấy tờ có giá thì kế toán phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng phát hành giấy tờ có giá, thời hạn và lãi suất trái phiếu.

2. Trường hợp VAMC mua cổ phiếu của một doanh nghiệp mà VAMC chỉ nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết thì kế toán phải phản ánh khoản đầu tư vào tài khoản này và mở sổ chi tiết theo dõi từng loại mệnh giá cổ phiếu, từng đối tượng phát hành cổ phiếu.

3. Trường hợp VAMC góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát nhưng không có quyền đồng kiểm soát mà nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết trong liên doanh thì hạch toán phần vốn góp vào tài khoản 228- Đầu tư dài hạn khác theo giá gốc.

4. Trường hợp đầu tư dài hạn bằng ngoại tệ, VAMC phải quy đổi ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán theo tỷ giá hối đoái thực tế tại thời điểm đầu tư. VAMC không được đánh giá lại vốn góp kể cả trường hợp chênh lệch tỷ giá để ghi tăng (giảm) vốn góp.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

2281- Cổ phiếu

2282- Giấy tờ có giá khác

2288- Đầu tư dài hạn khác

Nội dung hạch toán các tài khoản:

2281- Cổ phiếu

2282- Giấy tờ có giá khác

2288- Đầu tư dài hạn khác

Bên Nợ ghi: - Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác tăng.

Bên Có ghi: - Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác giảm.

Số dư Nợ:    - Giá trị khoản đầu tư dài hạn khác hiện có.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại hình đầu tư (cổ phiếu, trái phiếu....)

Tài khoản 229- Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.

Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Việc trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn được thực hiện theo định kỳ vào thời điểm cuối kỳ kế toán (sau đây gọi tắt là cuối kỳ).

2. Định kỳ, VAMC thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn theo quy định hiện hành về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với doanh nghiệp.

Bên Nợ ghi:

- Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn kỳ này phải lập nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết.

- Bù đắp giá trị khoản đầu tư dài hạn bị tổn thất khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra.

Bên Có ghi:

- Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn (tính lần đầu và tính số chênh lệch dự phòng tăng).

Số dư Nợ:

- Số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn hiện có cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết

Tài khoản 231- Cầm cố, ký quỹ, ký cược

Tài khoản này phản ánh tài sản, tiền vốn của VAMC mang đi cầm cố, ký quỹ, ký cược tại các tổ chức trong quan hệ kinh tế theo quy định của pháp luật.

Bên Nợ ghi:

- Giá trị tài sản mang đi cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền đã ký quỹ, ký cược.

Bên Có ghi:

- Giá trị tài sản cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền đã ký quỹ, ký cược đã nhận lại hoặc đã thanh toán.

Số dư Nợ:

- Giá trị tài sản còn đang cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền còn đang ký quỹ, ký cược.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng nhận.

Tài khoản 232- Phải thu khách hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của VAMC với khách hàng (TCTD, khách hàng vay,...) về việc bán nợ, TSCĐ, cung cấp dịch vụ,...

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

2321- Phải thu về hoạt động mua bán nợ

2322- Thuế GTGT đầu vào

2328- Phải thu khác

2329- Dự phòng phải thu khó đòi

Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, kỳ hạn thu và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các TCTD bán nợ cho VAMC, là các khách hàng có quan hệ kinh tế với VAMC về việc bán nợ, TSCĐ, cung cấp dịch vụ,...

2. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán nợ, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hoặc đã thu qua TCTD).

3. Kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, có thể trả đúng thời hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.

Tài khoản 2321- Phải thu về hoạt động mua bán nợ

Bên Nợ ghi: - Số tiền phải thu về hoạt động bán nợ xác định là đã bán trong kỳ.

- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.

Bên Có ghi: - Số tiền khách hàng trả.

- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng.

Số dư Nợ:    - Phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng.

Số dư Có:     - Phản ánh số tiền ứng trước của khách hàng cho VAMC.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng.

Tài khoản 2322- Thuế GTGT đầu vào

Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của VAMC.

Bên Nợ ghi:

- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Bên Có ghi:

- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá.

- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.

Số dư Nợ:

- Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 2328- Phải thu khác

Tài khoản này phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi phản ánh ở các tài khoản phải thu (tài khoản 2321, 2322) và tình hình thanh toán của các khoản phải thu này.

Bên Nợ ghi: - Phải thu khác tăng.

Bên Có ghi: - Phải thu khác giảm.

Số dư Nợ:    - Phản ánh số tiền còn phải thu khác.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng.

Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu.

Tài khoản 2329- Dự phòng phải thu khó đòi

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình biến động tăng/giảm khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối kỳ.

Bên Nợ ghi:

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi.

- Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi.

Bên Có ghi:

- Số dự phòng phải thu khó đòi được trích lập vào chi phí quản lý doanh nghiệp của VAMC.

Số dư :

- Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 233- Tạm ứng và phải thu nội bộ

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

2331- Tạm ứng

2332- Phải thu nội bộ

2333- Tài sản thiếu chờ xử lý

2338- Phải thu khác

Tài khoản 2331- Tạm ứng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của VAMC cho người lao động trong đơn vị và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do VAMC giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh hoặc giải quyết một công việc đã được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại VAMC. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính phải được Tổng giám đốc chỉ định bằng văn bản.

2. Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm với VAMC về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt. Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ. Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng.

Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng kèm theo chứng từ gốc để thanh toán toàn bộ, dứt điểm theo từng lần hoặc từng khoản số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có). Khoản tạm ứng sử dụng không hết phải nộp lại quỹ. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì VAMC sẽ chi bổ sung số còn thiếu.

3. Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được tạm ứng tiếp kỳ sau.

4. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng.

Bên Nợ ghi:

- Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động.

Bên Có ghi:

- Các khoản tạm ứng đã được thanh toán.

- Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương.

- Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho.

Số dư Nợ:

- Số tiền tạm ứng chưa thanh toán.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng nhận tạm ứng.

Tài khoản 2332- Phải thu nội bộ

Tài khoản phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán giữa các đơn vị có tổ chức kế toán riêng thuộc quan hệ thanh toán nội bộ trong VAMC.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Các quan hệ thanh toán của VAMC với các khách hàng độc lập không phản ánh vào tài khoản này.

2. Tài khoản này phải hạch toán chi tiết theo từng chi nhánh, văn phòng đại diện có quan hệ và theo dõi riêng từng khoản tạm ứng hay các khoản phải thu. Từng đơn vị cần có biện pháp đôn đốc giải quyết dứt điểm các khoản phải thu nội bộ trong niên độ kế toán.

3. Cuối kỳ, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư các tài khoản 2332 - Phải thu nội bộ và tài khoản 336 - Phải trả nội bộ với các đơn vị có quan hệ theo từng nội dung thanh toán.

Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

Bên Nợ ghi:

- Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới (bao gồm vốn cấp trực tiếp và cấp bằng các phương thức khác).

- Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị cấp trên, cấp dưới.

- Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp.

- Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải giao xuống.

- Số tiền phải thu về bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị cấp trên, cấp dưới, giữa các đơn vị nội bộ.

Bên Có ghi:

- Quyết toán với đơn vị thành viên về kinh phí đã cấp, đã sử dụng.

- Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ.

Số dư Nợ:

- Phản ánh số tiền VAMC đang tạm ứng để phục vụ hoạt động nghiệp vụ hay còn phải thu.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nội bộ.

Tài khoản 2333- Tài sản thiếu chờ xử lý

Tài khoản này phản ánh giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý.

Bên Nợ ghi:

- Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết.

Bên Có ghi:

- Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý.

Số dư Nợ:

- Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết còn lại.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán.

Tài khoản 2338- Phải thu khác

Tài khoản này phản ánh tất cả các khoản phải thu cá nhân khác ngoài phạm vi phản ánh ở các tài khoản phải thu (tài khoản 2331, 2332, 2333).

Bên Nợ ghi: - Số tiền VAMC phải thu.

Bên Có ghi: - Số tiền VAMC đã thu được.

- Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác.

Số dư Nợ:    - Phản ánh số tiền VAMC còn phải thu khác.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán.

Tài khoản 237- Lãi phải thu

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải thu dồn tích tính trên hoạt động đầu tư và cung cấp tài chính theo quy định.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II:

2371- Lãi phải thu từ hoạt động cung cấp tài chính

2372- Lãi phải thu từ hoạt động trả thay bảo lãnh

2373- Lãi phải thu từ hoạt động cho thuê tài sản bảo đảm

2374- Lãi phải thu từ hoạt động đầu tư tài chính

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Lãi từ hoạt động đầu tư và cung cấp tài chính được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

2. Lãi phải thu từ hoạt động đầu tư và cung cấp tài chính thể hiện số lãi tính dồn tích mà VAMC đã hạch toán vào thu nhập nhưng chưa được khách hàng thanh toán (chi trả).

Bên Nợ ghi: - Số lãi phải thu từ khách hàng tính cộng dồn.

Bên Có ghi: - Số tiền lãi do khách hàng đã trả.

Số dư Nợ:    - Phản ánh số tiền lãi còn phải thu của khách hàng.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại hình đầu tư, cung cấp tài chính.

Tài khoản 238- Chi phí chờ phân bổ

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh và việc kết chuyển phân bổ các khoản chi phí này vào chi phí của các kỳ kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán.

Bên Nợ ghi: - Chi phí trả trước thực tế phát sinh.

Bên Có ghi: - Chi phí trả trước được phân bổ vào chi phí trong kỳ.

Số dư Nợ:    - Phản ánh các khoản chi phí chờ phân bổ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản chi phí trả trước chờ phân bổ.

Tài khoản 241- Xây dựng cơ bản dở dang

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (sau đây gọi tắt là XDCB) bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình và tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB tại VAMC khi tiến hành công tác mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ.

Công tác đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ của VAMC có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm. Nếu VAMC tiến hành đầu tư XDCB theo phương thức tự làm thì tài khoản này phản ánh cả chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp, sửa chữa.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

2411- Mua sắm TSCĐ: Phản ánh chi phí mua sắm TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí mua sắm TSCĐ trong trường hợp phải qua lắp đặt, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng bao gồm cả mua TSCĐ mới hoặc đã qua sử dụng. Nếu mua sắm TSCĐ về phải đầu tư, trang bị thêm mới sử dụng được thì mọi chi phí mua sắm, trang bị thêm cũng được phản ánh vào tài khoản này.

2412- Xây dựng cơ bản: Phản ánh chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng đối tượng tài sản hình thành qua đầu tư và ở mỗi hạng mục công trình phải theo dõi chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB.

2413- Sửa chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trường hợp sửa chữa thường xuyên TSCĐ thì không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Bên Nợ ghi:

- Chi phí đầu tư XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh (TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình).

- Chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ.

- Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ.

Bên Có ghi:

- Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư XDCB, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

- Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt.

- Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán được duyệt.

- Kết chuyển chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ vào các tài khoản có liên quan.

Số dư Nợ:

- Chi phí dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ dở dang.

- Giá trị công trình xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo công trình, hạng mục công trình.

Tài khoản 242- Tài sản khác

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

2421- Công cụ, dụng cụ

2422- Vật liệu

Tài khoản 2421- Công cụ dụng cụ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của VAMC.

Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

- Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ phải thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 02 - Hàng tồn kho.

- Ngoài sổ tài khoản chi tiết hạch toán theo giá trị của công cụ dụng cụ, kế toán phải mở sổ chi tiết công cụ dụng cụ để hạch toán theo dõi số lượng, giá trị của từng loại công cụ, dụng cụ.

Thủ kho phải mở thẻ kho để hạch toán theo dõi số lượng của từng loại công cụ, dụng cụ phù hợp với việc mở sổ của kế toán.

- Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động kinh doanh: phải được ghi chép, theo dõi về hiện vật và giá trị trên sổ chi tiết theo dõi từng nơi sử dụng và người chịu trách nhiệm về vật chất.

- Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho hoạt động kinh doanh phải phân bổ một lần 100% giá trị vào chi phí.

- Đối với các công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn và được sử dụng trong nhiều kỳ kế toán thì giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng được hạch toán vào tài khoản 238 - Chi phí chờ phân bổ và phân bổ dần vào chi phí cho các kỳ kế toán.

- Hàng tháng, kế toán phải kiểm tra đối chiếu khớp đúng giá trị công cụ, dụng cụ tồn kho giữa sổ chi tiết công cụ, dụng cụ và sổ tài khoản chi tiết. Kế toán và thủ kho phải đối chiếu khớp đúng số liệu về số lượng vật liệu tồn kho giữa sổ chi tiết công cụ, dụng cụ và thẻ kho. Việc đối chiếu giữa sổ sách và hiện vật được thực hiện theo các định kỳ kiểm kê tài sản quy định.

Bên Nợ ghi:

- Giá trị công cụ, dụng cụ nhập kho.

Bên Có ghi:

- Giá trị công cụ, dụng cụ xuất khỏi tài sản của VAMC hoặc xuất kho đưa ra sử dụng.

Số dư Nợ:

- Phản ánh giá trị công cụ, dụng cụ tồn kho của VAMC.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng nhóm công cụ, dụng cụ hoặc từng loại công cụ, dụng cụ.

Tài khoản 2422- Vật liệu

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại vật liệu của VAMC như giấy tờ in, vật liệu văn phòng, phụ tùng thay thế, xăng, dầu,...

Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

- Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu phải thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 02 - Hàng tồn kho.

- Ngoài sổ tài khoản chi tiết hạch toán theo giá trị của vật liệu, kế toán phải mở sổ chi tiết vật liệu để hạch toán theo dõi số lượng, giá trị của từng loại vật liệu.

Thủ kho phải mở thẻ kho để hạch toán theo dõi số lượng của từng loại vật liệu phù hợp với việc mở sổ của kế toán.

- Hàng tháng, kế toán phải kiểm tra đối chiếu khớp đúng giá trị vật liệu tồn kho giữa sổ chi tiết vật liệu và sổ tài khoản chi tiết. Kế toán và thủ kho phải đối chiếu khớp đúng số liệu về số lượng vật liệu tồn kho giữa sổ chi tiết vật liệu và thẻ kho. Việc đối chiếu giữa sổ sách và hiện vật được thực hiện theo các định kỳ kiểm kê tài sản quy định.

Bên Nợ ghi: - Giá trị vật liệu nhập kho.

Bên Có ghi: - Giá trị vật liệu xuất khỏi tài sản của VAMC hoặc xuất kho đưa ra sử dụng.

Số dư Nợ:    - Phản ánh giá trị vật liệu tồn kho của đơn vị.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng nhóm vật liệu hoặc từng loại vật liệu.

Tài khoản 251- Sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm của các khoản nợ mua

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản sửa chữa nâng cấp, cải tạo, sửa chữa tài sản bảo đảm để bán hoặc khai thác theo quy định của pháp luật.

Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng các quy định sau:

- Đối với các khoản nợ xấu được mua bằng TPĐB: Khi thu hồi được khoản nợ xấu, hoặc thu được tiền từ việc khai thác tài sản, VAMC thực hiện tất toán dần khoản phải thu tương ứng với chi phí VAMC đã sử dụng để sửa chữa, nâng cấp tài sản.

- Đối với khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB: Kế toán xử lý hạch toán theo quy định tại Chế độ tài chính của VAMC.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

2511- Sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm của các khoản nợ mua bằng TPĐB.

2512- Sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm của các khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB.

Bên Nợ ghi: - Giá trị sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm tăng.

Bên Có ghi: - Giá trị sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm giảm.

Số dư Nợ:    - Phản ánh giá trị đầu tư nâng cấp tài sản bảo đảm hiện còn của VAMC.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng tài sản bảo đảm nợ và từng khoản nợ.

Tài khoản 261- Tài sản đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý. VAMC phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

2611- Tài sản bảo đảm của các khoản nợ mua bằng TPĐB đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý

2612- Tài sản bảo đảm của các khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý.

Bên Nợ ghi:

- Giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý.

Bên Có ghi:

- Giá trị tài sản gán nợ đã xử lý.

Số dư Nợ:

- Phản ánh giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, chờ xử lý.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản nhận gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC.

Tài khoản 271- Chi dự án

Tài khoản này dùng để phản ánh số chi cho chương trình, dự án. Các khoản chi dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí dự án do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc đơn vị cấp trên cấp, hoặc được viện trợ, tài trợ không hoàn lại.

Tài khoản này được mở theo dõi lũy kế chi dự án từ khi bắt đầu thực hiện chương trình, dự án cho đến khi kết thúc chương trình, dự án được phê duyệt quyết toán bàn giao sử dụng

Tài khoản này có các tài khoản cấp II:

2711- Chi quản lý dự án

2712 - Chi thực hiện dự án

Bên Nợ ghi:

- Các khoản chi quản lý, thực hiện dự án thực tế phát sinh.

Bên Có ghi:

- Số chi dự án sai quy định không được duyệt, phải xuất toán thu hồi.

- Số chi dự án được duyệt quyết toán với nguồn kinh phí dự án.

Số dư Nợ:

- Các khoản chi dự án chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa được duyệt.

Hạch toán chi tiết:

- Mở các tài khoản chi tiết theo năm (năm trước, năm nay, năm sau).

LOẠI 3- NỢ PHẢI TRẢ

Tài khoản 311- Vay ngắn hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hình trả nợ tiền vay của VAMC, bao gồm các khoản tiền vay TCTD, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài đơn vị. Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một năm.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện các quy định sau:

1. Kế toán tiền vay ngắn hạn phải theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay, số tiền vay đã trả (gốc và lãi vay), số tiền còn phải trả theo từng đối tượng cho vay, theo từng khế ước vay.

2. Kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp để ghi sổ kế toán.

Bên Nợ ghi: - Số tiền đã trả về các khoản vay ngắn hạn.

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ.

Bên Có ghi: - Số tiền vay ngắn hạn.

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng do đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ.

Số dư Có:     - Số tiền còn nợ về các khoản vay ngắn hạn chưa trả.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng cho vay.

Tài khoản 331- Phải trả cho khách hàng

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

3311- Phải trả về hoạt động mua bán nợ

3318- Phải trả khác

Tài khoản 3311- Phải trả về hoạt động mua bán nợ

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của VAMC cho đối tác mua bán nợ theo thỏa thuận/hợp đồng kinh tế đã ký kết.

VAMC mở sổ chi tiết theo dõi riêng từng khoản tạm ứng của từng TCTD bán nợ.

Bên Nợ ghi:

- Số tiền đã trả cho bên bán nợ về hoạt động mua nợ xác định là đã mua trong kỳ.

- Số tiền ứng trước cho bên bán nợ.

Bên Có ghi:

- Số tiền phải trả cho bên bán nợ.

Số dư Nợ:

- Phản ánh số tiền ứng trước cho bên bán nợ.

Số dư Có:

- Phản ánh số tiền VAMC còn phải trả cho bên bán nợ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng bán nợ.

Tài khoản 3318- Phải trả khác

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của VAMC với các đối tác khác theo thỏa thuận.

Bên Nợ ghi: - Số phải trả khác giảm.

Bên Có ghi: - Số phải trả khác tăng.

Số dư Có:     - Phản ánh số tiền còn phải trả khác của VAMC.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng.

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả nhiều hơn số phải trả.

Tài khoản 332- Lãi phải trả

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau.

Bên Nợ ghi: - Các khoản lãi đã trả.

Bên Có ghi: - Các khoản lãi phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí trong kỳ.

Số dư Có:     - Chi phí phải trả đã tính vào chi phí trong kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng hình thức.

Tài khoản 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa VAMC với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II như sau:

3331- Thuế GTGT phải nộp

3333- Thuế xuất, nhập khẩu

3335- Thuế thu nhập cá nhân

3336- Thuế tài nguyên

3337- Thuế nhà đất, tiền thuê đất

3338- Các loại thuế khác

3339- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện các quy định sau:

1. VAMC chủ động tính và xác định số phí, lệ phí... và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp. Việc kê khai đầy đủ, chính xác số thuế, phí và lệ phí phải nộp là nghĩa vụ của VAMC.

2. VAMC phải thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phí, lệ phí... cho Nhà nước. Trường hợp có thông báo số thuế phải nộp, nếu có thắc mắc và khiếu nại về mức thuế, về số thuế phải nộp theo thông báo thì cần được giải quyết kịp thời theo quy định. Không được vì bất cứ một lý do gì để trì hoãn việc nộp thuế.

3. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.

4. VAMC nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán.

Bên Nợ ghi:

- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;

- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;

Bên Có ghi:

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Số dư Có:

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại thuế, phí.

Tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư Nợ (nếu có) của tài khoản 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn hoặc giảm cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.

Tài khoản 334- Phải trả người lao động

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của VAMC về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II như sau:

3341- Phải trả công nhân viên

3348- Phải trả người lao động khác

Bên Nợ ghi:

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

Bên Có ghi:

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động.

Số dư Có:

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.

Tài khoản 336- Phải trả nội bộ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp hoặc các khoản đã chi, đã thu hộ giữa các đơn vị trong quá trình hoạt động nội bộ của VAMC.

Bên Nợ ghi: - Số tiền VAMC đã trả, đã nộp hoặc được giải quyết chuyển vào tài khoản khác.

Bên Có ghi: - Số tiền phải trả, phải nộp cho đơn vị khác trong nội bộ.

Số dư Có:     - Số tiền còn phải trả, phải nộp cho các đơn vị trong nội bộ VAMC.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nội bộ VAMC.

Tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm tài khoản 33 (từ tài khoản 331 đến tài khoản 336).

Tài khoản này có các tài khoản cấp II:

3381- Tài sản thừa chờ giải quyết

3382- Kinh phí công đoàn

3383- Bảo hiểm xã hội

3384- Bảo hiểm y tế

3386- Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn

3387- Doanh thu chưa thực hiện

3388- Phải trả, phải nộp khác

3389- Bảo hiểm thất nghiệp

Tài khoản 3381- Tài sản thừa chờ giải quyết

Bên Nợ ghi:

- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý.

Bên Có ghi:

- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.

Số dư Có:

- Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng.

Nội dung hạch toán các tài khoản:

3382- Kinh phí công đoàn

3383- Bảo hiểm xã hội

3384- Bảo hiểm y tế

3389- Bảo hiểm thất nghiệp

Bên Có ghi:

- Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp.

Bên Nợ ghi:

- Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp đã nộp.

Số dư Có:

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp chưa nộp.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù.

Tài khoản 3386- Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền mà VAMC nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài với thời hạn dưới một năm để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Các trường hợp nhận ký quỹ, ký cược dài hạn bằng hiện vật không phản ánh ở tài khoản này mà được theo dõi ở tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán.

Bên Nợ ghi: - Hoàn trả tiền nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn.

Bên Có ghi: - Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn.

Số dư Có:     - Tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn chưa trả.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng.

Tài khoản 3387- Doanh thu chưa thực hiện

Bên Nợ ghi: - Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán.

Bên Có ghi: - Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ.

Số dư Có:     - Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản doanh thu chờ phân bổ.

Tài khoản 3388- Phải trả, phải nộp khác

Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả ngoài phạm vi phản ánh ở các tài khoản phải trả (tài khoản 3381 đến tài khoản 3387) và tình hình thanh toán của các khoản phải trả này.

Bên Có ghi: - Phải trả khác tăng

Bên Nợ ghi: - Phải trả khác giảm

Số dư Có:     - Phản ánh số tiền còn phải trả khác

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng.

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp.

Tài khoản 341- Vay dài hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay dài hạn và tình hình thanh toán các khoản tiền vay dài hạn của VAMC.

Vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trả trên một năm.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện các quy định sau:

1. Cuối mỗi niên độ kế toán, VAMC phải tính toán và lập kế hoạch vay dài hạn, đồng thời xác định các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo để theo dõi và có kế hoạch chi trả. Phải tổ chức hạch toán chi tiết theo dõi từng đối tượng vay và từng khế ước vay nợ.

2. Trường hợp vay bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp để ghi sổ kế toán.

Bên Nợ ghi:

- Số tiền đã trả nợ của các khoản vay dài hạn.

- Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại số dư nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ cuối kỳ.

Bên Có ghi:

- Số tiền vay dài hạn phát sinh trong kỳ.

- Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá lại số dư nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ cuối kỳ.

Số dư Có:

- Số dư vay dài hạn còn nợ chưa đến hạn trả.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng cho vay.

Tài khoản 342- Nợ dài hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ dài hạn như nợ thuê tài chính hoặc các khoản nợ dài hạn khác.

Nợ dài hạn là khoản nợ có thời hạn trả trên một năm.

Bên Nợ ghi:

- Trả nợ dài hạn do thanh toán trước hạn.

- Số giảm nợ do được bên chủ nợ chấp thuận.

- Chênh lệch giảm tỷ giá do đánh giá lại cuối kỳ các khoản nợ dài hạn có gốc ngoại tệ.

Bên Có ghi:

- Các khoản nợ dài hạn phát sinh trong kỳ.

- Chênh lệch tăng tỷ giá do đánh giá lại cuối kỳ các khoản nợ dài hạn có gốc ngoại tệ.

Số dư Có:

- Các khoản nợ dài hạn còn chưa trả.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng nợ.

Tài khoản 343- Trái phiếu phát hành

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình phát hành, thanh toán trái phiếu của VAMC.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II:

3431- Trái phiếu đặc biệt

3432- Trái phiếu

Tài khoản 3431- Trái phiếu đặc biệt

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình phát hành, thanh toán TPĐB của VAMC theo mệnh giá trái phiếu.

Bên Nợ ghi: - Giá trị TPĐB theo mệnh giá đã thanh toán;

Bên Có ghi: - Giá trị TPĐB phát hành theo mệnh giá trong kỳ.

Số dư Có:     - Phản ánh giá trị TPĐB đã phát hành theo mệnh giá chưa thanh toán.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng trái phiếu và từng TCTD bán nợ.

Tài khoản 3432- Trái phiếu

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình phát hành, thanh toán trái phiếu của VAMC phát hành.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Thực hiện theo quy định của Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 16 - Chi phí đi vay.

2. Phải phản ánh chi tiết các nội dung có liên quan đến phát hành trái phiếu, gồm: mệnh giá trái phiếu, chiết khấu trái phiếu, phụ trội trái phiếu.

VAMC mở sổ theo dõi chi tiết từng loại trái phiếu đã phát hành, thời hạn phát hành trái phiếu để quản lý việc phát hành và đối chiếu khi thanh toán.

3. VAMC phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại trái phiếu phát hành và tình hình phân bổ từng khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phí đi vay tính vào chi phí kinh doanh hoặc vốn hóa theo từng kỳ.

4. Trường hợp trả lãi khi đáo hạn trái phiếu thì định kỳ, VAMC phải tính lãi trái phiếu phải trả từng kỳ để ghi nhận vào chi phí.

5. Khi lập báo cáo tài chính, trên Bảng cân đối kế toán trong phần nợ phải trả thì chỉ tiêu phát hành trái phiếu được phản ánh trên cơ sở thuần (xác định bằng giá trị trái phiếu theo mệnh giá trừ chiết khấu trái phiếu cộng phụ trội trái phiếu).

Tài khoản này có các tài khoản cấp III:

34321- Mệnh giá trái phiếu

34322- Chiết khấu trái phiếu

34323- Phụ trội trái phiếu

Tài khoản 34321- Mệnh giá trái phiếu

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của trái phiếu phát hành theo mệnh giá khi VAMC huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu và việc thanh toán trái phiếu đáo hạn trong kỳ.

Bên Có ghi: - Giá trị trái phiếu phát hành theo mệnh giá trong kỳ.

Bên Nợ ghi: - Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn.

Số dư Có:     - Phản ánh giá trị trái phiếu đã phát hành theo mệnh giá cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo thời hạn phát hành trái phiếu.

Tài khoản 34322- Chiết khấu trái phiếu

Tài khoản này dùng để phản ánh chiết khấu trái phiếu phát sinh khi VAMC huy động bằng hình thức phát hành trái phiếu có chiết khấu và việc phân bổ chiết khấu trái phiếu trong kỳ.

Bên Nợ ghi: - Chiết khấu trái phiếu phát sinh trong kỳ.

Bên Có ghi:  - Phân bổ chiết khấu trái phiếu trong kỳ.

Số dư Nợ:    - Phản ánh chiết khấu trái phiếu chưa phân bổ cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo thời hạn phát hành trái phiếu.

Tài khoản 34323- Phụ trội trái phiếu

Các tài khoản này dùng để phản ánh phụ trội trái phiếu phát sinh khi VAMC huy động bằng hình thức phát hành trái phiếu có phụ trội và việc phân bổ phụ trội trái phiếu trong kỳ.

Bên Có ghi: - Phụ trội trái phiếu phát sinh trong kỳ.

Bên Nợ ghi: - Phân bổ phụ trội trái phiếu trong kỳ.

Số dư Có:     - Phản ánh phụ trội trái phiếu chưa phân bổ cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo thời hạn phát hành trái phiếu.

Tài khoản 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền mà VAMC nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài với thời hạn từ một năm trở lên để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Các trường hợp nhận ký quỹ, ký cược dài hạn bằng hiện vật không phản ánh ở tài khoản này mà được theo dõi ở tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán.

Bên Nợ ghi: - Hoàn trả tiền nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.

Bên Có ghi: - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.

Số dư Có:     - Tiền ký quỹ, ký cược dài hạn chưa trả.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng.

Tài khoản 352- Dự phòng phải trả

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hình trích lập và sử dụng dự phòng phải trả của VAMC.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện các quy định sau:

1. Một khoản dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- VAMC có nghĩa vụ nợ hiện tại do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;

- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và

- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.

2. Khi lập dự phòng phải trả, VAMC được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

3. VAMC trích lập, sử dụng dự phòng phải trả theo đúng các quy định chung về thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng phải trả áp dụng đối với doanh nghiệp.

Bên Nợ ghi:

- Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu.

- Hoàn nhập dự phòng phải trả khi VAMC chắc chắn không còn phải chịu sự giám sát về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ.

- Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết.

Bên Có ghi:

- Số dự phòng phải trả trích lập vào chi phí.

Số dư Có:

- Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 353- Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Tài khoản này dùng để phản ánh quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ thưởng Ban điều hành của VAMC được trích lập theo quy định của pháp luật.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

3531- Quỹ khen thưởng

3532- Quỹ phúc lợi

3533- Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định

3534- Quỹ thưởng ban quản lý điều hành VAMC

Bên Nợ ghi: - Số tiền sử dụng quỹ.

Bên Có ghi: - Số tiền trích lập quỹ.

Số dư Có:     - Phản ánh số tiền hiện có của quỹ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết

Tài khoản 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của VAMC. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của VAMC chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học, công nghệ tại Việt Nam.

Việc trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của VAMC phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II:

Tài khoản 3561- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Tài khoản 3562- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định.

Tài khoản 3561- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của VAMC.

Bên Nợ ghi:

- Các khoản chi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

- Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định.

- Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Bên Có ghi:

- Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ vào chi phí.

- Số thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định.

Số dư Có:

- Số quỹ phát triển khoa học và công nghệ hiện còn của VAMC tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 01 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 3562- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định.

Bên Có ghi:

- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định tăng.

Bên Nợ ghi:

- Giá trị hao mòn của tài sản cố định trong kỳ.

- Giá trị còn lại của tài sản cố định khi nhượng bán, thanh lý.

- Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định khi tài sản cố định hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh.

Số dư Có:

- Nguồn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định hiện có của VAMC tại thời điểm cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết

Tài khoản 371- Nguồn kinh phí dự án

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí chương trình, dự án do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc do tài trợ.

Bên Nợ ghi:

- Số kinh phí dự án sử dụng không hết trả lại nhà tài trợ hoặc nộp lại ngân sách nhà nước.

- Các khoản được phép chi ghi giảm nguồn kinh phí dự án.

- Kết chuyển số chi của dự án được quyết toán với nguồn kinh phí của dự án.

Bên Có ghi:

- Số kinh phí dự án đã thực nhận trong kỳ.

- Khi Kho bạc thanh toán số kinh phí tạm ứng, chuyển số đã nhận tạm ứng thành nguồn kinh phí dự án.

Số dư bên Có:

- Số kinh phí dự án chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng quyết toán chưa được duyệt.

Hạch toán chi tiết:

- Mở các tài khoản chi tiết cho năm liền trước, năm hiện tại, năm liền sau.

LOẠI 4- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Loại tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn, các quỹ dự trữ được trích lập theo quy định và kết quả kinh doanh của VAMC.

Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. VAMC có quyền chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành nhưng với nguyên tắc phải đảm bảo hạch toán rành mạch, rõ ràng từng loại nguồn vốn, quỹ. Phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành.

2. Việc chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác phải theo đúng chế độ và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết.

Tài khoản 411- Vốn chủ sở hữu

Tài khoản này phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu của VAMC.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

4111- Vốn điều lệ

4118- Vốn khác

Tài khoản 4111- Vốn điều lệ

Tài khoản này mở tại Trụ sở chính của VAMC dùng để phản ánh số vốn được ngân sách cấp hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp cho VAMC.

Bên Có ghi: - Nguồn vốn được cấp tăng.

Bên Nợ ghi: - Nguồn vốn được cấp giảm.

Số dư Có:     - Phản ánh vốn được cấp hiện có của VAMC.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 4118- Vốn khác

Tài khoản này mở tại Trụ sở chính của VAMC dùng để phản ánh các nguồn vốn khác của VAMC được hình thành trong quá trình hoạt động theo chế độ quy định.

Bên Có ghi: - Số vốn được hình thành.

Bên Nợ ghi: - Số vốn đã sử dụng.

Số dư Có:     - Phản ánh nguồn vốn khác hiện có.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại vốn.

Tài khoản 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó của VAMC.

Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, một số trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lại vật liệu, công cụ, dụng cụ,...

2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản được phản ánh vào tài khoản này trong các trường hợp sau:

- Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về đánh giá lại tài sản;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật như khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp,...

3. Tài khoản này không phản ánh số chênh lệch đánh giá lại khi đưa tài sản đi góp vốn liên kết, liên doanh hoặc đầu tư vào công ty con.

4. Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy định hoặc Hội đồng định giá tài sản thống nhất xác định.

5. Số chênh lệch giá do đánh lại tài sản được hạch toán và xử lý theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.

Bên Nợ ghi: - Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản.

- Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản.

Bên Có ghi: - Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản.

- Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản.

Số dư Nợ:    - Phản ánh số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.

Số dư Có:     - Phản ánh số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng tài sản đánh giá lại.

Tài khoản 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

4131- Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại

4132- Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB

Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

1. Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ (Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện), bao gồm:

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động);

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh.

2. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối kỳ. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối kỳ bao gồm:

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối kỳ do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến giai đoạn đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động);

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối kỳ do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Hạch toán tài khoản này theo quy định tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.

Bên Nợ ghi:

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) cuối kỳ;

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động);

- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ (lãi tỷ giá) vào tài khoản Doanh thu;

- Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB vào tài khoản Doanh thu hoặc Doanh thu chưa thực hiện (nếu phải phân bổ dần).

Bên Có ghi:

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) cuối kỳ;

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động);

- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) cuối kỳ vào tài khoản Chi phí;

- Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào tài khoản Chi phí hoặc vào chi phí trả trước dài hạn (nếu phải phân bổ dần).

Số dư bên Nợ:

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối kỳ;

Số dư bên Có:

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối kỳ;

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo loại ngoại tệ.

Tài khoản 414- Quỹ đầu tư phát triển

Tài khoản 418- Quỹ khác

Các tài khoản này dùng để phản ánh các quỹ được trích lập theo chế độ.

Bên Có ghi: - Số tiền trích lập quỹ hàng năm.

Bên Nợ ghi: - Số tiền sử dụng quỹ.

Số dư Có:     - Phản ánh số tiền hiện có của từng quỹ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 421- Lợi nhuận chưa phân phối

Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh của VAMC.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

4212- Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Kết quả từ hoạt động kinh doanh phản ánh trên Tài khoản 421 là lợi nhuận hoặc lỗ trong hoạt động kinh doanh.

2. Việc phân chia lợi nhuận hoạt động kinh doanh của VAMC phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch. Trường hợp đặc biệt, kết thúc năm tài chính, VAMC bị lỗ thì xử lý theo đúng chế độ tài chính.

3. Phải hạch toán chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của năm liền trước và năm hiện tại; đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của VAMC (trích lập các quỹ, bổ sung nguồn vốn kinh doanh, v.v..

4. Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước nhưng năm nay mới phát hiện dẫn đến phải điều chỉnh số dư đầu năm phần lợi nhuận chưa phân chia thì kế toán phải điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của tài khoản 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước trên sổ kế toán và điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu Chênh lệch thu chi trên Bảng Cân đối kế toán theo quy định tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 29 - Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.

Bên Nợ ghi:

- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của VAMC.

- Trích lập các quỹ của VAMC.

- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

- Nộp lợi nhuận lên cấp trên.

Bên Có ghi:

- Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của VAMC trong kỳ.

- Số lợi nhuận cấp dưới nộp lên, số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù.

- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh.

Số dư Nợ:

- Phản ánh số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.

Số dư Có:

- Phản ánh số lợi nhuận chưa sử dụng.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết.

Đầu năm sau, kế toán kết chuyển số dư đầu năm từ tài khoản 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang tài khoản 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

Tài khoản 441- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Tài khoản này mở tại Trụ sở chính của VAMC dùng để phản ánh nguồn vốn đầu tư XDCB của VAMC ngoài phần vốn điều lệ được sử dụng để XDCB.

Bên Nợ ghi:

- Số vốn đầu tư XDCB giảm do.

- Xây dựng mới và mua sắm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư đã được duyệt.

- Nộp lại số vốn đầu tư XDCB sử dụng không hết cho đơn vị cấp trên, cho nhà nước.

Bên Có ghi:

- Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp vốn đầu tư XDCB.

- Nhận vốn đầu tư XDCB do được tài trợ, viện trợ.

- Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển.

Số dư Có:

- Phản ánh số vốn đầu tư XDCB hiện có của VAMC.

Hạch toán chi tiết:

- Hạch toán chi tiết theo dõi theo từng nguồn hình thành.

 

LOẠI 5- DOANH THU

Loại tài khoản này phản ánh toàn bộ doanh thu từ hoạt động mua bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm, tiền lãi, cổ tức, và lợi nhuận được chia.

Hạch toán loại tài khoản này phải được thực hiện theo các quy định sau:

1. Việc ghi nhận doanh thu vào tài khoản loại 5 theo quy định về chế độ tài chính của VAMC.

2. Loại tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập của VAMC. Cuối kỳ, số dư các tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh và không còn số dư.

Tài khoản 511- Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB

Tài khoản này phản ánh toàn bộ doanh thu trực tiếp từ hoạt động mua, bán nợ theo giá thị trường bằng nguồn vốn không phải TPĐB bao gồm: đòi nợ, khách hàng trả; bán nợ, tài sản bảo đảm; sử dụng khoản nợ để góp vốn, mua cổ phần; hoạt động cho thuê, khai thác tài sản.

Hạch toán tài khoản này cần phải tôn trọng những quy định sau đây:

1. Doanh thu được ghi nhận vào tài khoản này phải thực hiện đồng thời với việc kết chuyển giá vốn vào tài khoản 632 theo quy định tại chế độ tài chính.

2. Doanh thu được ghi nhận trong trường hợp VAMC chuyển khoản nợ của khách hàng vay thành cổ phần, vốn góp là giá trị khoản vốn góp theo biên bản góp vốn.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

5111- Doanh thu từ đòi nợ, khách hàng trả

5112- Doanh thu từ bán nợ, tài sản bảo đảm

5113- Doanh thu từ chuyển khoản nợ thành cổ phần, vốn góp

5114- Doanh thu từ hoạt động cho thuê, khai thác tài sản

5118- Doanh thu khác

Bên Nợ ghi:

- Số tiền thoái thu từ hoạt động mua, bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB trong năm.

- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu từ hoạt động mua, bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB vào Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh.

Bên Có ghi:

- Các khoản thu từ hoạt động mua, bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB.

Cuối kỳ, kết chuyển số dư Có vào tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh.

Tài khoản 514- Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng TPĐB

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản VAMC thu được từ hoạt động mua bán nợ bằng TPĐB.

Bên Nợ ghi:

- Cuối kỳ, kết chuyển các khoản doanh thu từ mua bán nợ bằng TPĐB phát sinh trong năm sang Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Bên Có ghi:

- Các khoản thu nhập từ hoạt động mua bán nợ bằng TPĐB phát sinh trong năm.

Cuối kỳ, kết chuyển số dư Có vào tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh.

Tài khoản 515- Doanh thu từ hoạt động tài chính

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi từ hoạt động tiền gửi, chênh lệch tỷ giá, cung cấp tài chính, đầu tư tài chính; phí bảo lãnh; số lãi nhận được từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần và doanh thu hoạt động tài chính khác của VAMC.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

5151- Doanh thu từ cung cấp tài chính

5152- Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh

5153- Doanh thu từ góp vốn, mua cổ phần

5154- Doanh thu từ đầu tư tài chính

5158- Doanh thu từ hoạt động tài chính khác

Bên Nợ ghi:

- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu từ hoạt động tài chính.

- Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên Có ghi:

- Các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.

Cuối kỳ, kết chuyển số dư Có vào tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh.

Tài khoản 518- Doanh thu khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu của VAMC ngoài các khoản doanh thu nêu trên như: doanh thu từ hoạt động môi giới, tư vấn,...

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

5181- Doanh thu từ hoạt động môi giới, tư vấn

5182- Doanh thu từ đấu giá tài sản

5188- Doanh thu khác

Bên Nợ ghi:

- Cuối kỳ, kết chuyển các khoản doanh thu khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Bên Có ghi:

- Các khoản doanh thu khác tăng.

Cuối kỳ, kết chuyển số dư Có vào tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh.

 

LOẠI 6- CHI PHÍ

Loại tài khoản này phản ánh toàn bộ các khoản chi phí của VAMC: Chi phí mua, bán nợ; chi phí trả lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp,...

Loại tài khoản này trong kỳ kế toán luôn được phản ánh bên Nợ. Cuối kỳ, số dư các tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh và không còn số dư.

Việc ghi nhận chi phí vào tài khoản loại 6 theo quy định về chế độ tài chính của VAMC.

Tài khoản 631- Chi phí hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB

Tài khoản này phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến hoạt động mua bán nợ theo giá thị trường bằng nguồn vốn không phải TPĐB như: chi phí đòi nợ, chi phí bán nợ,...

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

6311- Chi phí đòi nợ

6312- Chi phí bán nợ

6313- Chi phí tư vấn, môi giới mua bán xử lý nợ

6318- Chi phí khác

Bên Nợ ghi:

- Các khoản chi phí của hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB.

Bên Có ghi:

- Số tiền giảm chi các khoản chi phí của hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB trong năm.

Tài khoản 632- Giá vốn của khoản nợ đã được thu hồi

Tài khoản này dùng để phản ánh giá vốn của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB được thu hồi trong kỳ. Việc hạch toán tài khoản này, VAMC phải thực hiện theo các nguyên tắc ghi nhận chi phí quy định tại Chế độ tài chính của VAMC và các quy định của pháp luật có liên quan.

Bên Nợ ghi:

- Kết chuyển giá vốn của khoản nợ đã thu hồi trong kỳ.

Bên Có ghi:

- Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của khoản nợ đã thu hồi trong kỳ sang Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Tài khoản 634- Chi phí hoạt động thu hồi nợ mua bằng TPĐB

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí phát sinh do thu hồi nợ mua bằng TPĐB của VAMC.

Bên Nợ ghi:

- Các khoản chi phí phát sinh do thu hồi nợ mua bằng TPĐB phát sinh.

Bên Có ghi:

- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các chi phí khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng nhóm chi phí phát sinh do thu hồi nợ mua bằng TPĐB.

Tài khoản 635- Chi phí tài chính

Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cung cấp tài chính và đi vay vốn; dự phòng rủi ro đầu tư tài chính, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái...

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

6351- Chi phí hoạt động cung cấp tài chính

6352- Chi phí hoạt động bảo lãnh

6353- Chi phí đầu tư tài chính

6358- Chi phí tài chính khác

Bên Nợ ghi:

- Các khoản chi phí của hoạt động tài chính tăng.

Bên Có ghi:

- Số tiền thu giảm chi các khoản chi phí của hoạt động tài chính.

- Cuối kỳ, kết chuyển số dư Nợ vào tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản 638- Chi phí khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu của VAMC ngoài các khoản chi phí nêu trên như: chi phí từ hoạt động môi giới, tư vấn,...

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

6381- Chi phí tư vấn, môi giới mua bán xử lý nợ và tài sản

6382- Chi phí cho hoạt động đấu giá tài sản

6318- Chi phí khác

Bên Nợ ghi:

- Các khoản chi phí khác của hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB.

Bên Có ghi:

- Số tiền giảm chi các khoản chi phí khác của hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB trong năm

- Cuối kỳ, kết chuyển số dư Nợ vào tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của VAMC gồm các chi phí về lương nhân viên; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng…).

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

6421- Chi phí cho nhân viên

6422- Chi về tài sản

6423- Chi phí dịch vụ mua ngoài

6424- Thuế, phí, lệ phí

6425- Công tác phí

6426- Chi về vật liệu, giấy tờ in

6427- Chi phí dự phòng

6428- Chi phí bằng tiền khác

Bên Nợ ghi:

- Các chi phí quản lý VAMC thực tế phát sinh trong kỳ.

- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

Bên Có ghi:

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý VAMC vào Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

 

LOẠI 7- THU NHẬP KHÁC

Tài khoản 711- Thu nhập khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động kinh doanh của VAMC. Cuối kỳ, số dư tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh và không còn số dư.

Bên Nợ ghi:

- Thu nhập khác giảm.

- Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Bên Có ghi:

- Các khoản thu nhập khác tăng.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản thu nhập khác.

 

LOẠI 8- CHI PHÍ KHÁC

Tài khoản 811- Chi phí khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của VAMC. Cuối kỳ, số dư tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh và không còn số dư.

Bên Nợ ghi:

- Các khoản chi phí khác phát sinh.

Bên Có ghi:

- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các chi phí khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh.

 

LOẠI 9- XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của VAMC trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của VAMC bao gồm: Kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

Bên Nợ ghi:

- Kết chuyển từ các tài khoản chi phí, chi phí khác: giá vốn của khoản nợ, chi phí hoạt động tài chính,...

- Kết chuyển lãi.

Bên Có ghi:

- Kết chuyển từ các tài khoản doanh thu, thu nhập khác: Doanh thu từ hoạt động bán nợ, doanh thu hoạt động tài chính,...

- Kết chuyển lỗ.

 

LOẠI 0- TÀI KHOẢN NGOẠI BẢNG

Tài khoản 001- Tài sản thuê ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của tất cả tài sản (bao gồm TSCĐ và công cụ, dụng cụ) mà VAMC thuê của đơn vị khác.

Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Tài khoản này chỉ phản ánh giá trị tài sản thuê ngoài theo phương thức thuê hoạt động (thuê xong trả lại tài sản cho bên cho thuê). Tài sản này không phản ánh giá trị tài sản thuê tài chính.

2. Kế toán tài sản thuê ngoài phải theo dõi chi tiết theo từng tổ chức, cá nhân cho thuê và từng loại tài sản. Khi thuê tài sản phải có biên bản giao nhận tài sản giữa bên thuê và bên cho thuê. Đơn vị thuê tài sản có trách nhiệm bảo quản an toàn và sử dụng đúng mục đích tài sản thuê ngoài. Mọi trường hợp trang bị thêm, thay đổi kết cấu, tính năng kỹ thuật của tài sản phải được đơn vị cho thuê đồng ý. Mọi chi phí có liên quan đến việc sử dụng tài sản thuê ngoài được hạch toán vào các tài khoản có liên quan trong Bảng Cân đối kế toán.

Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản thuê ngoài tăng.

Bên Có ghi: - Giá trị tài sản thuê ngoài giảm.

Số dư bên Nợ: - Giá trị tài sản thuê ngoài hiện còn.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng tài sản thuê ngoài.

Tài khoản 002- Tài sản nhận giữ hộ

Tài khoản này phản ánh giá trị tài sản của đơn vị khác nhờ VAMC giữ hộ. Giá trị của tài sản nhận giữ hộ được hạch toán theo giá thực tế khi giao nhận hiện vật. Nếu chưa có giá thì tạm xác định giá để hạch toán.

Các chi phí liên quan đến việc bảo quản tài sản không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản tập hợp chi phí trong Bảng Cân đối kế toán.

Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản nhận giữ hộ.

Bên Có ghi: - Giá trị tài sản nhận giữ hộ đã xuất chuyển trả cho chủ sở hữu thuê giữ hộ.

Số dư bên Nợ: - Giá trị tài sản còn giữ hộ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản.

Tài khoản 003- Cam kết bảo lãnh

Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản VAMC bảo lãnh cho khách hàng vay vốn của các TCTD.

VAMC phải mở sổ chi tiết theo dõi theo từng khách hàng bảo lãnh và từng cam kết bảo lãnh.

Bên Nợ ghi: - Số tiền bảo lãnh.

Bên Có ghi: - Số tiền TCTD hết nghĩa vụ bảo lãnh hoặc đã phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Số dư Nợ:    - Phản ánh số tiền còn phải bảo lãnh cho khách hàng.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng được bảo lãnh.

Tài khoản 004- Nợ khó đòi đã xử lý

Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản nợ bị tổn thất đã dùng dự phòng rủi ro để bù đắp, đang trong thời gian theo dõi để có thể tiếp tục thu hồi dần. Thời gian theo dõi trên tài khoản này phải theo quy định của pháp luật.

Bên Nợ ghi:

- Số tiền nợ khó đòi đã được bù đắp, đưa ra theo dõi ngoài Bảng cân đối kế toán.

Bên Có ghi:

- Số tiền thu hồi được của khách hàng.

- Số tiền nợ bị tổn thất đã hết thời hạn theo dõi.

Số dư Nợ:

 - Phản ánh số nợ bị tổn thất đã được bù đắp, tiếp tục theo dõi thu hồi.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng nợ và từng khoản nợ.

Tài khoản 005- Nợ mua bằng TPĐB

Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị các khoản nợ (gốc và lãi) mà VAMC mua bằng TPĐB.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

0051- Nợ gốc

0052- Nợ lãi

Tài khoản 0051- Nợ gốc

Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị gốc các khoản nợ mà VAMC mua bằng TPĐB.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

00511- Nợ gốc bằng VNĐ

00512- Nợ gốc bằng ngoại tệ

00513- Nợ gốc bằng vàng

Bên Nợ ghi:

- Số nợ gốc theo hợp đồng giữa khách hàng vay và TCTD mà VAMC đã mua.

Bên Có ghi:

- Số tiền gốc thu được.

Số dư Nợ:

- Phản ánh số tiền nợ gốc được mua theo hợp đồng giữa khách hàng vay và TCTD mà VAMC đã mua nhưng chưa thu được.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD và từng khoản nợ.

Tài khoản 0052- Nợ lãi

Tài khoản này dùng để theo dõi số lãi tính trên nợ gốc của các khoản nợ mà VAMC mua bằng TPĐB.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

00521- Nợ gốc bằng VNĐ

00522- Nợ gốc bằng ngoại tệ

00523- Nợ gốc bằng vàng

Bên Nợ ghi:

- Số tiền lãi tính trên nợ gốc phải thu từ bên nợ của khoản nợ đã mua.

Bên Có ghi:

- Số tiền thu được từ bên nợ.

Số dư Nợ:

- Phản ánh số tiền lãi tính trên nợ gốc của khoản nợ đã mua nhưng chưa thu được

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD và từng khoản nợ

Tài khoản 006- Nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB

Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị khoản nợ (gốc và lãi) mà VAMC đã mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB.

Tài khoản này có 2 tài khoản cấp II sau:

0061- Nợ gốc

0062- Nợ lãi

Tài khoản 0061- Nợ gốc

Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị gốc của khoản nợ mà VAMC đã mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB.

Tài khoản 0061 có các tài khoản cấp III sau:

00611- Nợ gốc bằng VNĐ

00612- Nợ gốc bằng ngoại tệ

00613- Nợ gốc bằng vàng

Nội dung hạch toán tài khoản 0061 giống như nội dung hạch toán tài khoản 0051.

Tài khoản 0062- Nợ lãi

Tài khoản này dùng để theo dõi lãi của khoản nợ mà VAMC đã mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

00621- Nợ lãi bằng VNĐ

00622- Nợ lãi bằng ngoại tệ

00623- Nợ lãi bằng vàng

Nội dung hạch toán tài khoản 0062 giống như nội dung hạch toán tài khoản 0052.

Tài khoản 007- Vàng, ngoại tệ các loại

Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi, còn lại theo nguyên tệ của từng loại ngoại tệ, vàng ở VAMC .

Bên Nợ ghi: - Số vàng, ngoại tệ thu vào (nguyên tệ).

Bên Có ghi: - Số vàng, ngoại tệ xuất ra (nguyên tệ).

Số dư bên Nợ: - Số vàng, ngoại tệ còn lại tại VAMC (nguyên tệ).

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại ngoại tệ, vàng.

Tài khoản 008- Tài sản bảo đảm của khoản nợ mua

Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản bảo đảm của các khoản nợ mà VAMC đã thu mua.

Tài khoản này có 3 tài khoản cấp II sau:

0081- Tài sản bảo đảm VAMC đang quản lý.

0082- Tài sản bảo đảm VAMC đã ủy quyền cho TCTD.

0083- Tài sản bảo đảm đang cho thuê.

Bên Nợ ghi:

- Giá trị tài sản bảo đảm của khoản nợ.

Bên Có ghi:

- Giá trị tài sản bảo đảm của khoản nợ khi bán lại cho TCTD.

- Giá trị tài sản bảo đảm của khoản nợ được đem phát mại

Số dư Nợ:

- Giá trị tài sản cầm cố, thế chấp VAMC đang quản lý hoặc ủy quyền cho TCTD quản lý.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản.

Ngoài ra, VAMC cần mở sổ theo dõi chi tiết tài sản bảo đảm của từng khoản nợ đã mua.

Chương II

HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Chương này quy định về nội dung, phương pháp lập, trình bày và các nội dung khác có liên quan đến Hệ thống báo cáo tài chính của VAMC và việc lập, gửi Bảng cân đối tài khoản kế toán đối với VAMC.

Báo cáo tài chính của VAMC (sau đây gọi tắt là Báo cáo tài chính) là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của VAMC. Hệ thống Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.

Các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo thống kê và báo cáo khác phục vụ cho quản trị và điều hành các mặt hoạt động của VAMC (kể cả báo cáo kế toán quản trị) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này.

2. Mục đích của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động và các luồng tiền của VAMC đáp ứng yêu cầu quản lý của VAMC, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của VAMC về:

- Tài sản;

- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí hoạt động nghiệp vụ và chi phí khác;

- Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận;

- Tài sản khác có liên quan đến VAMC;

- Các luồng tiền.

Ngoài các thông tin trên, VAMC phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.

3. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 21 - Trình bày báo cáo tài chính.

Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị.

4. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

- Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ sáu (06) nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 21 - Trình bày báo cáo tài chính: (i) Hoạt động liên tục, (ii) cơ sở dồn tích, (iii) nhất quán, (iv) trọng yếu và tập hợp, (v) bù trừ, (vi) có thể so sánh. VAMC cũng phải thực hiện các nội dung quy định cụ thể tại các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam khác có liên quan.

4. Hệ thống báo cáo tài chính, kế toán

4.1. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:

a) Hệ thống Báo cáo tài chính năm

- Bảng cân đối kế toán:                                 Mẫu số B02/VAMC

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:     Mẫu số B03/VAMC

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:                         Mẫu số B04/VAMC

- Thuyết minh báo cáo tài chính:                            Mẫu số B05/VAMC

b) Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ)

- Bảng cân đối kế toán:                                 Mẫu số B02A/VAMC

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:     Mẫu số B03A/VAMC

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:                        Mẫu số B04A/VAMC

- Thuyết minh báo cáo tài chính:                            Mẫu số B05A/VAMC

4.2. Bảng cân đối tài khoản kế toán:            Mẫu số A01/VAMC

5. Báo cáo tài chính hợp nhất

5.1. Trường hợp VAMC có một hoặc nhiều công ty con thì VAMC có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính; tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của đơn vị.

VAMC thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 21 - Trình bày Báo cáo tài chính, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con và quy định tại Chương này.

5.2. Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm:

a) Hệ thống Báo cáo tài chính năm

- Bảng cân đối kế toán:                                 Mẫu số B02/VAMC-HN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:     Mẫu số B03/VAMC-HN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:                        Mẫu số B04/VAMC-HN

- Thuyết minh báo cáo tài chính:                            Mẫu số B05/VAMC-HN

b) Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ)

- Bảng cân đối kế toán:                                 Mẫu số B02B/VAMC-HN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:     Mẫu số B03B/VAMC-HN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:                        Mẫu số B04B/VAMC-HN

- Thuyết minh báo cáo tài chính:                            Mẫu số B05B/VAMC-HN

6. Kỳ báo cáo tài chính

6.1. Kỳ lập Báo cáo tài chính năm

VAMC lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch. Trường hợp đặc biệt, VAMC được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.

6.2. Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ

Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).

6.3. Kỳ lập Báo cáo tài chính khác

- VAMC có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của chủ sở hữu.

- Trường hợp VAMC bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.

7. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

7.1. Báo cáo tài chính giữa niên độ:

Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý là 15 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.

7.2. Báo cáo tài chính năm:

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

VAMC phải gửi Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán độc lập kèm theo báo cáo kiểm toán về Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính (cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp) chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 của năm kế tiếp;

8. Kiểm toán và công khai báo cáo tài chính

VAMC phải thực hiện kiểm toán độc lập và công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và quy định tại Điều 24 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC.

9. Lập và nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán

9.1. Bảng cân đối tài khoản kế toán là báo cáo kế toán phản ánh chi tiết tình hình tài chính và hoạt động của VAMC và/hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của VAMC (Mẫu A01/VAMC). VAMC, các chi nhánh, văn phòng đại diện của VAMC phải lập và nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán theo các quy định sau đây:

a) Các chi nhánh, văn phòng đại diện của VAMC phải lập và gửi Bảng cân đối tài khoản kế toán theo quy định nội bộ của VAMC.

b) Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 10 tháng kế tiếp, VAMC phải lập và gửi Bảng cân đối tài khoản kế toán về Ngân hàng Nhà nước.

9.2. Yêu cầu khi lập Bảng cân đối tài khoản kế toán

a) Trường hợp phát sinh các khoản thu nhập và chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ, VAMC phải gửi kèm cả bản thuyết minh về các khoản thu nhập và chi phí này khi lập và nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán.

b) Đối với bảng cân đối tài khoản của tháng cuối quý, VAMC phải lập và gửi Ngân hàng Nhà nước Bảng cân đối tài khoản kế toán tháng khi chưa kết chuyển thu nhập, chi phí để xác định kết quả kinh doanh.

Riêng đối với tháng 12, VAMC lập và gửi bảng cân đối tài khoản kế toán chưa kết chuyển thu nhập, chi phí nhưng đã xử lý số dư các tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái, vàng bạc đá quý, chênh lệch đánh giá lại tài sản cuối năm tài chính theo chế độ hiện hành.

10. Nơi nhận báo cáo

Tên báo cáo

Kỳ lập báo cáo

Nơi nhận báo cáo

NHNN

BTC

Cơ quan Thuế

Cơ quan Thống kê

Báo cáo tài chính

Quý, năm

x

x

x

x

Bảng cân đối tài khoản kế toán

Tháng

x

 

 

 

 

Đơn vị báo cáo: …………………
Địa chỉ: ……………………………

Mẫu số: A01/VAMC

(Ban hành kèm theo Thông tư số   /2014/TT-NHNN ngày   /   /2014 của Ngân hàng Nhà nước)

 

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Tháng …. năm …..

A. CÁC TÀI KHOẢN TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị: Đồng Việt Nam

Tên tài khoản

S hiệu tài khoản

S dư đu kỳ

S phát sinh

S dư cui kỳ

Nợ

Nợ

Nợ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

B. CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị: Đồng Việt Nam

Tên tài khoản

S hiệu tài khoản

Số dư đầu kỳ

S phát sinh

Số dư cuối kỳ

Nợ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 


Lập bảng
(Ký, họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

………, ngày.... tháng.... năm…..
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Yêu cầu của phần các tài khoản nội bảng là:

+ Tổng dư Nợ đầu kỳ                        = Tổng dư Có đầu kỳ.

+ Tổng số phát sinh Nợ trong kỳ      = Tổng số phát sinh Có trong kỳ.

+ Tổng dư Nợ cuối kỳ                       = Tổng dư Có cuối kỳ.

 

Đơn vị báo cáo: …………………
Địa chỉ: ……………………………

Mẫu số: - B02/VAMC: đối với BCTC

  - B02/VAMC-HN: đối với BCTC hợp nhất

(Ban hành kèm theo Thông tư số   /2014/TT-NHNN ngày   /   /2014 của Ngân hàng Nhà nước)

 

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (HỢP NHẤT)

Cho năm tài chính kết thúc ngày.... tháng.... năm ….

Đơn vị: Đồng Việt Nam

Stt

Chỉ tiêu

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

Cách lấy số liệu từ BCĐTKKT (áp dụng cho Bảng CĐKT)

Cách lấy số liệu đối với Bảng CĐKT hợp nhất

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

A

Tài sản

 

 

 

 

 

I

Tiền mặt, tiền gửi các TCTD

V.01, V.02

 

 

DN 111, 112, 113

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC.

II

Cung cấp tài chính

V.03

 

 

 

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC

1

Cung cấp tài chính

 

 

 

DN 1221 ® 1228, DN 1231, 1232, 1241, 1242

2

Dự phòng rủi ro (*)

 

(xxx)

(xxx)

DC 1229, 1239, 1249

III

Đầu tư tài chính

V.04

 

 

 

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC.

1

Mua trái phiếu doanh nghiệp

 

 

 

DN 1251

2

Đầu tư tài chính khác

 

 

 

DN 1258

3

Dự phòng rủi ro đầu tư tài chính (*)

v.06

(xxx)

(xxx)

DC 1259

IV

Nợ mua

V.05

 

 

 

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC

1

Nợ mua bằng TPĐB

 

 

 

DN 1321

2

Nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB

 

 

 

DN 1322

3

Dự phòng rủi ro đối với khoản nợ mua (*)

v.07

(xxx)

(xxx)

DC 1329 (nếu nội dung kinh tế phù hợp)

V

Góp vốn, đầu tư dài hạn

V.08

 

 

 

 

1

Đầu tư vào công ty con

 

 

 

DN 221

Không thể hiện trên Bảng CĐKT hợp nhất

2

Vốn góp liên doanh

 

 

 

DN 222

- Giá trị ghi sổ của khoản vốn góp được điều chỉnh tương ứng với phần sở hữu của bên góp vốn:

(i) Trong lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN của công ty LD, LK;

(ii) Khi vốn chủ sở hữu của công ty LD, LK thay đổi nhưng chưa được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty LD, LK (như đánh giá lại TSCĐ và các khoản đầu tư, chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ);

(iii) Khi công ty LD, LK áp dụng các chính sách kế toán khác với bên góp vốn.

- Lấy số liệu từ hệ thống sổ kế toán phục vụ cho hợp nhất.

3

Đầu tư vào công ty liên kết

 

 

 

DN 223

4

Đầu tư dài hạn khác

 

 

 

DN 2281, 2282, 2288

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC

5

Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*)

 

(xxx)

(xxx)

DC 229

 

VI

Tài sản cố định

 

 

 

 

 

1

Tài sản cố định hữu hình

V.09

 

 

 

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC.

a

Nguyên giá TSCĐ

 

 

 

DN 211

b

Hao mòn TSCĐ (*)

 

(xxx)

(xxx)

DC 2141

2

Tài sản cố định thuê tài chính

V.10

 

 

 

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC

a

Nguyên giá TSCĐ

 

 

 

DN 212

b

Hao mòn TSCĐ (*)

 

(xxx)

(xxx)

DC 2142

3

Tài sản cố định vô hình

V.10

 

 

 

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC

a

Nguyên giá TSCĐ

 

 

 

DN 213

b

Hao mòn TSCĐ (*)

 

(xxx)

(xxx)

DC 2143

VI

Đầu tư nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua

V.12

 

 

 

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC.

1

Đầu tư nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua bằng TPĐB

 

 

 

DN 2511

2

Đầu tư nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB

 

 

 

DN 2512

VII

Tài sản Có khác

 

 

 

 

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC

1

Các khoản phải thu từ hoạt động mua bán nợ

V.13

 

 

DN 2321

 

2

Các khoản lãi phải thu

 

 

 

DN 237

 

3

Tài sản Có khác

 

 

 

DN 241, 242, 2322, 2328, 2331, 2333, 2338, 261, 271, Chênh lệch DN 2332 trừ (-) DC 336 (nếu chênh lệch dương), 238, 231.

 

4

Các khoản dự phòng rủi ro cho các tài sản Có nội bảng khác (*)

 

(xxx)

(xxx)

DC 2329 (nếu nội dung kinh tế phù hợp)

 

Tổng tài sản

 

 

 

 

 

B

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

 

I

Nợ ngắn hạn

V.14

 

 

DC 311

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC.

II

Nợ dài hạn

V.14

 

 

DC 341, 342

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC

III

Phải trả từ hoạt động mua bán nợ

V.15

 

 

DC 3311

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC

IV

Lãi phải trả

 

 

 

DC 332

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC

V

Trái phiếu đặc biệt phát hành

V.16

 

 

 

 

1

Mệnh giá TPĐB phát hành

 

 

 

DC 3431

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC

2

Nợ mua bằng TPĐB đã thu hồi được(*)

 

(xxx)

(xxx)

DN 1323

 

VI

Trái phiếu phát hành

V.17

 

 

Chênh lệch (DC-DN) 3432

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC

VII

Các khoản phải trả và công nợ khác

 

 

 

 

 

1

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có)

 

 

 

DC 333

2

Phải trả người lao động

 

 

 

DC 334

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC

3

Các khoản công nợ khác

 

 

 

DC 3318, 338, 344, 353, 356, 371, Chênh lệch DN 2332 trừ (-) DC 336 (nếu chênh lệch âm)

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC

VIII

Dự phòng phải trả

 

 

 

DC 352

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC

Tổng nợ phải trả

 

 

 

 

 

IX

Vốn và các quỹ

V.18

 

 

 

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC.

1

Vốn của VAMC

 

 

 

 

a

Vốn điều l

 

 

 

DC 4111

b

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản

 

 

 

DC 441

c

Vốn khác

 

 

 

DC 4118

 

2

Quỹ của VAMC

 

 

 

DC 414, 418

 

3

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

 

 

 

Chênh lệch (DC-DN) 413 (Nếu DN ghi bằng số âm)

Bao gồm giá trị khoản mục này trên Bảng CĐKT của công ty mẹ, công ty con và giá trị của khoản điều chỉnh tương ứng với phần sở hữu của công ty mẹ trong công ty LD, LK (theo phương pháp vốn chủ sở hữu) khi vốn CSH (phần chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản) của công ty LD, LK thay đổi nhưng chưa được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty LD, LK.

4

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

 

 

 

DC 412 (Nếu DN ghi bằng số âm)

5

Lợi nhuận chưa phân phối/Lỗ lũy kế

 

 

 

DC 421 (Nếu DN ghi bằng số âm)

 

Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

 

 

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Stt

Chỉ tiêu

Năm nay

Năm trước

Cách lấy số liệu từ BCĐTKKT (áp dụng cho Bảng CĐKT)

Cách lấy số liệu đối với Bảng CĐKT hợp nhất

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

Tài sản thuê ngoài, nhận giữ hộ, bảo đảm,

 

 

Số dư TK 001, 002, 008

 

2

Nợ khó đòi đã xử lý

 

 

Số dư TK 004

 

3

Nợ mua

 

 

 

 

a

Nợ mua bằng TPĐB

 

 

 

 

-

Nợ gốc của khoản nợ mua

 

 

Số dư TK 0051

 

-

Nợ lãi của khoản nợ mua

 

 

Số dư TK 0052

 

b

Nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB

 

 

 

 

-

Nợ gốc của khoản nợ mua

 

 

Số dư TK 0061

 

-

Nợ lãi của khoản nợ mua

 

 

Số dư TK 0062

 

4

Vàng, ngoại tệ các loại

 

 

Số dư TK 007

 

5

Cam kết bảo lãnh

 

 

Số dư TK 003

 

 

Ghi chú:

- VAMC lập Bảng cân đối kế toán dựa trên số liệu từ Bảng cân đối tài khoản kế toán hoàn chỉnh của tháng 12 hoặc tháng cuối cùng của năm tài chính. Bảng Cân đối tài khoản kế toán hoàn chỉnh là Bảng cân đối tài khoản kế toán đã bao gồm các nghiệp vụ xử lý số dư các tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản và đã kết chuyển thu nhập, chi phí vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.

- Các chỉ tiêu có đánh dấu (*) là các chỉ tiêu được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (xxx)

- Các cột 4, 5 là các cột hướng dẫn lấy số liệu để lập BCTC, VAMC không đưa các nội dung này khi lập và trình bày BCTC.

 


Lập bảng
(Ký, họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

……., ngày.... tháng.... năm …..
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Đơn vị báo cáo: …………………
Địa chỉ: ……………………………

Mẫu số: - B03/VAMC: đối với BCTC

 - B03/VAMC-HN: đối với BCTC hợp nhất

(Ban hành kèm theo Thông tư số   /2014/TT-NHNN ngày   /   /2014 của Ngân hàng Nhà nước)

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (HỢP NHẤT)

Cho năm tài chính kết thúc ngày.... tháng.... năm…..

Đơn vị: Đồng Việt Nam

Stt

Chỉ tiêu

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

Cách lấy số liệu từ BCĐTKKT (áp dụng cho Báo cáo KQHĐKD)

Cách lấy số liệu đối với Báo cáo KQHĐKD hợp nhất

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Doanh thu từ hoạt động mua nợ bằng TPĐB

V.19

 

 

DC 514

Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC

2

Chi phí hoạt động mua nợ bằng TPĐB

V.24

 

 

DN 634

I

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động mua nợ bằng TPĐB

 

 

 

1 - 2

3

Doanh thu từ hoạt động mua nợ theo giá thị trường

V.20

 

 

DC 511

4

Giá vốn của khoản nợ đã được thu hồi

V.23

 

 

DN 632

II

Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động mua nợ theo giá thị trường

 

 

 

3 - 4

5

Doanh thu hoạt động tài chính

V.21

 

 

DC 515

6

Chi phí tài chính

V.25

 

 

DN 635

III

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động tài chính

 

 

 

5-6

7

Thu nhập khác

V.22

 

 

DC 711, 518

8

Chi phí khác

V.26

 

 

DN 811, DN (631-632) (nếu có), 638

IV

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác

 

 

 

7-8

V

Chi phí quản lý doanh nghiệp

V.27

 

 

DN 642

VI

Lợi nhuận/Lỗ

 

 

 

I+II+III+IV-V

 

Ghi chú:

- Cách lấy số liệu để lập Báo cáo kết quả kinh doanh (số dư Có/Nợ các tài khoản Thu nhập/Chi phí) là số dư của các tài khoản trên Bảng cân đối tài khoản kế toán sau khi đã xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản vào các tài khoản thu nhập, chi phí phù hợp nhưng chưa kết chuyển thu nhập, chi phí vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.

- Các cột 5, 6 là các cột hướng dẫn lấy số liệu, VAMC không đưa các nội dung này khi lập và trình bày BCTC.

 


Lập bảng
(Ký, họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

……., ngày.... tháng.... năm….
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Đơn vị báo cáo: …………………
Địa chỉ: ……………………………

Mẫu số: - B04/VAMC: đối với BCTC

  - B04/VAMC-HN: đối với BCTC hợp nhất

(Ban hành kèm theo Thông tư số   /2014/TT-NHNN ngày   /   /2014 của Ngân hàng Nhà nước)

 

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (HỢP NHẤT)

(Theo phương pháp gián tiếp)

Cho năm tài chính kết thúc ngày.... tháng.... năm….

Đơn vị: Đồng Việt Nam

Stt

Chỉ tiêu

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

Cách lấy số liệu

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

 

 

 

 

01

Lợi nhuận trước thuế

 

 

 

Lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh

Điều chỉnh cho các khoản:

 

 

 

 

02

Khu hao TSCĐ

 

 

 

Số dư TK 64221

03

Các khoản dự phòng rủi ro trong kỳ tăng/ (hoàn nhập) trong năm

 

 

 

Số dư trong năm TK 6427; số dự phòng rủi ro hoàn nhập trong năm được hạch toán vào tài khoản thu nhập

04

Lãi và phí phải thu trong kỳ thực tế chưa thu (*)

 

 

 

Lãi và phí phải thu hạch toán vào thu nhập trong kỳ trừ (-) phần thoái thu lãi và phí phải thu hạch toán vào chi phí

05

Lãi và phí phải trả trong kỳ (thực tế chưa trả)

 

 

 

Lãi và phí phải trả hạch toán vào chi phí trong kỳ trừ (-) phần thoái chi lãi và phí phải thu

06

(Lãi)/lỗ do thanh TSCĐ

 

 

 

Chênh lệch số tiền thu được do bán, thanh lý TSCĐ trừ (-) phần giá trị còn lại của TSCĐ

07

Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện

 

 

 

Số kết chuyển vào báo cáo kết quả kinh doanh cuối của kỳ báo cáo TK 413

08

(Lãi), lỗ từ hoạt động đầu tư, góp vốn dài hạn vào đơn vị khác, cổ tức nhận được, lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư, góp vốn dài hạn

 

 

 

Chênh lệch giữa số tiền thu được khi bán khoản đầu tư cho đơn vị khác với giá trị ghi sổ kế toán

09

Các điều chỉnh khác

 

 

 

Dùng để điều chỉnh các khoản khác không thuộc hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động

 

 

 

 

10

(Tăng), giảm khoản cung cấp tài chính, bảo lãnh, cho thuê tài sản bảo đảm

 

 

 

Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước của các TK cung cấp tài chính, bảo lãnh, cho thuê tài sản bảo đảm

11

(Tăng), giảm khoản mua trái phiếu doanh nghiệp và đầu tư tài chính khác

 

 

 

Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước của các TK mua trái phiếu doanh nghiệp và đầu tư tài chính khác

12

(Tăng) giảm khoản nợ mua không bao gồm khoản nợ mua bằng TPĐB

 

 

 

Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước tài khoản nợ mua

13

(Tăng), giảm các khoản phải thu

 

 

 

Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước của các TK phải thu (+) chỉ tiêu tại số thứ tự 04 Mục I.

14

(Giảm) tăng nguồn dự phòng để bù đắp tổn thất các khoản

 

 

 

Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước các tài khoản dự phòng trừ (-) chỉ tiêu tại số thứ tự 03 Mục I.

15

(Tăng) giảm khác về tài sản

 

 

 

Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước của các tài khoản khác phản ánh tài sản ngoại trừ các tài khoản nêu trên

16

Tăng, (giảm) các khoản phải trả bao gồm cả phát hành trái phiếu không kể lãi vay phải trả, thuế TNDN phải nộp, TPĐB phát hành

 

 

 

Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước của các TK phải trả (-) chỉ tiêu tại số thứ tự 05 Mục I.

17

Tăng, (giảm) công nợ, các khoản phải trả khác

 

 

 

Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước của các TK phải trả khác phản ánh công nợ ngoại trừ các tài khoản nêu trên.

I

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

 

 

 

S(01¸17)

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

 

 

 

 

1

Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ (*)

 

 

 

Số tiền đã chi ra mua sắm TSCĐ theo nguyên giá trong kỳ báo cáo tăng

2

Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ

 

 

 

Số tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ

3

Tiền chi từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (*)

 

 

 

Số tiền chi từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (bao gồm cả chi phí bù đắp cho giá trị còn lại)

4

Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác bao gồm chi đầu tư mua công ty con, góp vốn liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác (*)

 

 

 

Số tiền chi ra trong kỳ để đầu tư vào các đơn vị khác bao gồm thu bán, thanh lý công ty con, góp vốn liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác.

5

Tiền thu đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác bao gồm thu bán, thanh lý công ty con, góp vốn liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác.

 

 

 

Số tiền thu hồi về trong kỳ từ đầu tư vào các đơn vị khác bao gồm thu bán, thanh lý công ty con, góp vốn liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác.

6

Tiền thu c tức và lợi nhuận được chia từ khoản đầu tư, góp vốn dài hạn

 

 

 

Số tiền thực thu phản ánh cổ tức nhận được, lợi nhuận được chia do đầu tư, góp vốn dài hạn.

II

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

 

 

 

S(01¸06)

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

 

 

 

 

1

Tiền thu từ nhận vốn của ngân sách

 

 

 

 

2

Tăng/giảm các khoản cho vay, cung cấp tài chính, mua các công cụ nợ (*)

 

 

 

Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước của các TK cho vay, cung cấp tài chính khác, mua trái phiếu doanh nghiệp không bao gồm khoản dự phòng

III

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

 

 

 

S(01¸02)

IV

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

 

 

 

I+II+III

V

Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các TCTD, tiền đang chuyển đầu kỳ

 

 

 

Chỉ tiêu tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các TCTD, tiền đang chuyển cuối kỳ của báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước

VI

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

 

 

 

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá của các khoản mục

VII

Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các TCTD, tiền đang chuyển cuối kỳ

 

 

 

Số kỳ này của các chỉ tiêu tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các TCTD, tiền đang chuyển cuối kỳ.

 


Lập bảng
(Ký, họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

……, ngày.... tháng.... năm….
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

1. Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Cột 5 là cột hướng dẫn cách lấy số liệu chung nhất, trong quá trình làm, VAMC cần thực hiện loại bỏ đi các giao dịch phi tiền tệ tương ứng của từng khoản mục và không đưa nội dung cột này khi lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

- Chỉ tiêu (*) /() trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ là các chỉ tiêu được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (xxx).

2. Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất:

- VAMC lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất tương tự như việc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bổ sung thêm một số nguyên tắc kế toán hợp nhất sau:

+ Các hoạt động mua và thanh lý công ty con: khi một công ty con thêm vào hay bớt đi khỏi VAMC trong năm tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất phải bao gồm cả luồng tiền của các công ty con này thực hiện trong giai đoạn mà báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm cả kết quả kinh doanh của các công ty con này. Tổng luồng tiền phát sinh từ mua hay thanh lý công ty con được phải được trình bày riêng biệt.

+ Loại bỏ các giao dịch nội bộ của VAMC.

+ Ảnh hưởng của tỷ giá.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập theo phương pháp gián tiếp căn cứ vào bảng cân đối kế toán hợp nhất và các tài liệu liên quan đến hợp nhất báo cáo.

 

Đơn vị báo cáo: …………………
Địa chỉ: ……………………………

Mẫu số: - B05/VAMC: đối với BCTC

  - B05/VAMC-HN: đối với BCTC hợp nhất

(Ban hành kèm theo Thông tư số   /2014/TT-NHNN ngày   /   /2014 của Ngân hàng Nhà nước)

 

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (HỢP NHẤT)

Cho năm tài chính kết thúc ngày.... tháng.... năm....
 (hoặc Quý.... năm....)

I. Đặc điểm hoạt động của VAMC

1. Giấy phép thành lập và hoạt động, thời hạn có giá trị.

2. Hình thức sở hữu vốn.

3. Hoạt động của VAMC.

4. Thành phần Hội đồng thành viên (Tên, chức danh từng người).

5. Trụ sở chính ……………; Số chi nhánh: …………. Số công ty con: ………………………..

6. Công ty con: Tên, giấy phép thành lập và hoạt động, tỷ lệ góp vốn vào Công ty con.

7. Tổng số cán bộ, công nhân viên.

II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày ..…/…../…. kết thúc vào ngày ..…/…../…. ).

2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.

III. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng

- Chế độ và hình thức kế toán áp dụng.

- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán áp dụng.

- Hợp nhất báo cáo (nếu có): Các đối tượng hợp nhất báo cáo tài chính.

- Cơ sở điều chỉnh các sai sót.

IV- Chính sách kế toán áp dụng

1. Chuyển đổi tiền tệ: nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền và ghi nhận chênh lệch tỷ giá phát sinh.

2. Nguyên tắc thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính

3. Nguyên tắc ghi nhận các khoản mua bán nợ

- Mua nợ bằng TPĐB

- Mua nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB

4. Nguyên tắc ghi nhận đối với các khoản cho vay khách hàng, cung cấp tài chính

- Nguyên tắc ghi nhận khoản vay

- Các nguyên tắc phân loại nợ và đánh giá rủi ro

- Cơ sở trích lập dự phòng rủi ro

5. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng TPĐB

6. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB.

7. Kế toán thu nhập lãi, chi phí lãi và ngừng dự thu lãi.

8. Kế toán các khoản thu từ phí và hoa hồng

9. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

- Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định

- Phương pháp và thời gian khấu hao TSCĐ.

10. Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính

- Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát;

- Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác;

- Phương pháp lập và dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn.

10. Kế toán cho thuê tài sản bảo đảm

11. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải trả

12. Nguyên tắc ghi nhận các khoản dự phòng phải trả

13. Nguyên tắc ghi nhận chi phí tài chính

14. Nguyên tắc cơ cấu lại nợ

15. Các điều chỉnh số liệu kế toán kỳ trước (Việc điều chỉnh vào các số liệu kỳ trước để đảm bảo khả năng so sánh trong trường hợp có những thay đổi trong ước tính kế toán hoặc chính sách kế toán áp dụng)

V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán

Ngoài các thông tin yêu cầu trong mục này, VAMC có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị.

Đơn vị: Đồng Việt Nam

1. Tiền

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

1.1. Tiền mặt

- Tiền mặt bằng VNĐ

- Tiền mặt bằng ngoại tệ

1.2. Tiền đang chuyển

1.3. Vàng

 

 

 

Tổng

 

2. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

2.1. Tiền gửi tại các TCTD khác

Tiền gửi không kỳ hạn:

- Bằng VND

- Bằng ngoại tệ

Tiền gửi có kỳ hạn:

- Bằng VND

- Bằng ngoại tệ

Tiền gửi chuyên dùng

- Bằng VND

- Bằng ngoại tệ

2.2. Vàng gửi chuyên dùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng tiền, vàng gửi tại các TCTD

 

3. Cung cấp tài chính

 

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

3.1. Cho vay

...

 

...

- Bằng VNĐ

...

 

...

- Bằng ngoại tệ

...

 

...

3.2. Cung cấp tài chính khác

...

 

- Bằng VNĐ

 

 

 

- Bằng ngoại tệ

 

 

 

3.3. Trả thay bảo lãnh

 

 

 

- Bằng VNĐ

 

 

 

- Bằng ngoại tệ

 

 

 

3.4. Cho thuê tài sản bảo đảm

 

 

 

- Bằng VNĐ

 

 

 

- Bằng ngoại tệ

 

 

 

3.5. Dự phòng rủi ro hoạt động cung cấp tài chính

 

Tổng

 

- Phân tích chất lượng nợ cho vay (bao gồm cả các khoản cho thuê tài sản bảo đảm):

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

- Nợ trong hạn

 

...

- Nợ quá hạn

 

 

 

Tổng

...

 

...

- Phân tích dư nợ theo thời hạn

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

- Nợ trong hạn

 

...

- Nợ quá hạn

 

 

 

- Nợ dài hạn

 

 

 

Tổng

...

 

...

4. Đầu tư tài chính

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

3.1. Mua trái phiếu doanh nghiệp

 

...

3.2. Đầu tư tài chính khác

 

 

 

3.3. Dự phòng rủi ro hoạt động đầu tư tài chính

 

Tổng

...

 

...

5. Nợ mua

5.1. Nợ mua bằng TPĐB

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

- Nợ mua bằng TPĐB

 

...

- Nợ mua bằng TPĐB đã thu hồi

 

- Nợ mua bằng TPĐB chưa thu hồi

 

 

 

5.2. Nợ mua bằng nguồn vốn không phải bằng TPĐB

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

- Nợ mua bằng nguồn vốn không phải bằng TPĐB

 

 

 

- Dự phòng rủi ro

 

...

Tổng

...

 

...

6. Đối với sự thay đổi (tăng/ giảm) của dự phòng rủi ro hoạt động cung cấp tài chính

 

Dự phòng chung

Dự phòng cụ thể

Kỳ này

 

 

Số dư đầu kỳ

Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ/(Hoàn nhập dự phòng trong kỳ)

Dự phòng giảm do xử lý các khoản nợ khó thu hồi bằng nguồn dự phòng

(...)

(...)

Số dư cuối kỳ

Kỳ trước

 

 

Số dư đầu kỳ

Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ/ (Hoàn nhập dự phòng trong kỳ)

Dự phòng giảm do xử lý các khoản nợ khó thu hồi bằng nguồn dự phòng

(...)

(...)

Số dư cuối kỳ

7. Đối với sự thay đổi (tăng/ giảm) của dự phòng rủi ro hoạt động mua nợ theo giá thị trường

 

Dự phòng chung

Dự phòng cụ thể

Kỳ này

 

 

Số dư đầu kỳ

Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ/(Hoàn nhập dự phòng trong kỳ)

Dự phòng giảm do xử lý các khoản nợ khó thu hồi bằng nguồn dự phòng

(...)

(...)

Số dư cuối kỳ

Kỳ trước

 

 

Số dư đầu kỳ

Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ/ (Hoàn nhập dự phòng trong kỳ)

Dự phòng giảm do xử lý các khoản nợ khó thu hồi bằng nguồn dự phòng

(...)

(...)

Số dư cuối kỳ

8. Góp vốn, đầu tư dài hạn:

8.1. Giá trị đầu tư theo loại hình đầu tư:

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

Đầu tư vào công ty con (*)

 

Các khoản đầu tư vào công ty liên doanh

 

Các khoản đầu tư vào công ty liên kết

 

Các khoản đầu tư dài hạn khác

 

Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

(…)

 

(…)

Tổng

 

Ghi chú: (*) Giá trị này bằng 0 đối với báo cáo tài chính hợp nhất.

8.2. Danh sách và giá trị khoản đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh:

Tên

Kỳ này

Kỳ trước

Giá gốc

Giá trị hin ti (*)

tỷ phần nắm giữ (%)

Giá gốc

Giá trị hin ti (*)

tỷ phần nắm giữ (%)

Công ty....

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (*) đối với BCTC hợp nhất.

9. Tăng, giảm Tài sản cố định hữu hình:

Khoản mục

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc thiết bị

Phương tiện vận tải truyền dẫn

Thiết bị dụng cụ quản lý

TSCĐ khác

Tổng cộng

Nguyên giá TSCĐ hữu hình

 

 

 

 

 

 

Số dư đầu kỳ

 

 

 

 

 

 

- Mua trong kỳ

- Đầu tư XDCB hoàn thành

- Tăng khác

- Thanh lý, nhượng bán

- Giảm khác

 

 

 

 

 

 

S dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

Giá trị hao mòn lũy kế

 

 

 

 

 

 

S dư đầu kỳ

 

 

 

 

 

 

- Khấu hao trong kỳ

- Tăng khác

- Thanh lý, nhượng bán

- Giảm khác

 

 

 

 

 

 

S dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình

 

 

 

 

 

 

- Tại ngày đầu kỳ

- Tại ngày cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

- Các thông tin khác về tài sản cố định hữu hình:

 

Cuối kỳ

Đầu kỳ

Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình tạm thời không được sử dụng vào hoạt động kinh doanh

Nguyên giá TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng

Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đang chờ thanh lý

Các thay đổi khác

10. Tăng, giảm Tài sản cố định thuê tài chính:

Khoản mục

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc thiết b

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

Thiết bị dụng cụ quản lý

TSCĐ khác

Tổng cộng

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính

 

 

 

 

 

 

Số dư đầu kỳ

 

 

 

 

 

 

- Thuê tài chính trong kỳ

- Tăng khác

- Mua lại TSCĐ thuê tài chính

- Trả lại TSCĐ thuê tài chính

- Giảm khác

 

 

 

 

 

 

Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

Giá trị hao mòn lũy kế

 

 

 

 

 

 

Số dư đầu kỳ

 

 

 

 

 

 

- Khấu hao trong kỳ

- Tăng khác

- Mua lại TSCĐ thuê tài chính

- Trả lại TSCĐ thuê tài chính

- Giảm khác

 

 

 

 

 

 

Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

Giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính

 

 

 

 

 

 

- Tại ngày đầu kỳ

- Tại ngày cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

11. Tăng, giảm Tài sản cố định vô hình

Khon mục

Quyền sử dụng đất có thời hạn

Phần mềm máy vi tính

TSCĐ vô hình khác

Tng cộng

Nguyên giá TSCĐ vô hình

 

 

 

 

Số dư đầu kỳ

 

 

 

 

- Mua trong kỳ

- Tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp

- Tăng do hợp nhất kinh doanh

- Tăng khác

- Thanh lý, nhượng bán

- Giảm khác

 

 

 

 

Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

Giá trị hao mòn lũy kế

 

 

 

 

Số dư đầu kỳ

 

 

 

 

- Khấu hao trong kỳ

- Tăng khác

- Thanh lý, nhượng bán

- Giảm khác

 

 

 

 

Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình

 

 

 

 

- Tại ngày đầu kỳ

- Tại ngày cuối kỳ

 

 

 

 

12. Sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

Sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua bằng TPĐB

 

Sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB

 

Tổng

 

13. Các khoản phải thu

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

Phải thu về hoạt động mua bán nợ

 

 

 

Các khoản phải thu nội bộ

 

Tài sản thiếu chờ xử lý

 

Các khoản phải thu bên ngoài

 

Dự phòng rủi ro các khoản phải thu

 

 

 

Tổng

 

14. Nợ ngắn và dài hạn

Thuyết minh về các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn của VAMC phân loại theo kỳ hạn của khoản nợ (dưới 1 năm, từ 1 năm đến dưới 5 năm, và từ 5 năm trở lên).

15. Các khoản phải trả

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

Phải trả về hoạt động mua bán nợ

 

Phải trả nội bộ

 

 

 

Tài sản thừa chờ xử lý

 

Các khoản phải trả khác

 

Dự phòng rủi ro

 

 

 

Tổng

 

16. Trái phiếu đặc biệt phát hành

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

TPĐB có thời hạn phát hành 5 năm

 

TPĐB có thời hạn phát hành khác (nếu có)

 

 

 

Tổng

 

17. Trái phiếu phát hành

Thuyết minh về trái phiếu VAMC đã phát hành, phân loại theo kỳ hạn (dưới 1 năm, từ 1 năm đến dưới 5 năm, từ 5 năm trở lên), mệnh giá, chiết khấu, phụ trội...

18. Vốn và quỹ của VAMC

 

Vốn góp/Vốn điều lệ

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Quỹ đầu tư phát triển

Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

Chênh lệch thu- chi

Vốn chủ sở hữu khác

Tổng cộng

A

1

2

3

4

5

6

7

8

Số dư đầu kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

Tăng trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tăng vốn trong kỳ

- Lợi nhuận tăng trong kỳ

- Trích bổ sung các quỹ cho kỳ trước

- Tạm trích lập các quỹ dự trữ cho kỳ.

- Các khoản tăng khác

Giảm trong kỳ

- Sử dụng trong kỳ

- Các khoản giảm khác

 

 

 

 

 

 

 

 

Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

VI. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Ngoài các thông tin yêu cầu trong mục này, VAMC có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị.

19. Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng TPĐB

Thuyết minh cụ thể về khoản doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng TPĐB: cơ sở ghi nhận doanh thu, tỷ lệ thu hồi sử dụng để ghi nhận doanh thu,...

20. Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB

 

Kỳ này

 

Kỳ trước

Thu từ hoạt động thu hồi nợ

 

Thu từ bán nợ, bán tài sản bảo đảm

 

 

 

Thu từ sử dụng khoản mua nợ để góp vốn mua cổ phần

 

 

 

Thu từ hoạt động cho thuê, khai thác tài sản

 

 

 

Thu khác

 

Tổng

 

21. Doanh thu tài chính

 

Kỳ này

 

Kỳ trước

Lãi tiền gửi

 

Lãi từ hoạt động cung cấp tài chính

 

 

 

+ Cho vay

 

 

 

+ Bảo lãnh

 

 

 

+ Cung cấp tài chính khác

 

 

 

Lãi đầu tư tài chính (trái phiếu,..)

 

Cổ tức, lợi nhuận được chia

 

Thu khác từ hoạt động tài chính

 

Tổng

 

22. Doanh thu khác

 

Kỳ này

 

Kỳ trước

Thu từ hoạt động môi giới, tư vấn

 

Thu từ đấu giá tài sản

 

Thu khác

 

Tổng

 

23. Chi phí hoạt động mua nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB

 

Kỳ này

 

Kỳ trước

Chi phí đòi nợ

 

Chi phí bán nợ

 

Chi phí khác

 

 

 

Tổng

 

24. Chi phí mua nợ bằng TPĐB

25. Chi phí tài chính

 

Kỳ này

 

Kỳ trước

Chi phí lãi (phát hành trái phiếu,...)

 

Lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn

 

Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn

 

 

 

Chi phí khác từ hoạt động tài chính

 

Tổng

 

26. Chi phí khác

 

Kỳ này

 

Kỳ trước

Chi phí tư vấn, môi giới mua bán xử lý nợ và TSĐB

 

Chi phí cho hoạt động đấu giá tài sản

 

Chi phí khác

 

 

 

Tổng

 

27. Chi phí hoạt động

 

Kỳ này

 

Kỳ trước

1. Chi nộp thuế (nếu có) và các khoản phí, lệ phí

 

2. Chi phí cho nhân viên:

 

Trong đó: - Chi lương và phụ cấp

 

            - Các khoản chi đóng góp theo lương

 

            - Chi trợ cấp

 

            - Chi công tác xã hội

 

3. Chi về tài sản:

 

            - Trong đó khấu hao tài sản cố định

 

4. Chi phí hoạt động khác

 

Tổng

 

VIII. Các thông tin khác

Ngoài các thông tin yêu cầu trong mục này, VAMC có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị.

28. Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên

Chỉ tiêu

Kỳ này

Kỳ trước

I. Tổng số cán bộ, CNV

 

 

II. Thu nhập của cán bộ

 

 

1. Tổng quỹ lương

 

 

2. Tiền thưởng

 

 

3. Thu nhập khác

 

 

4. Tổng thu nhập (1+2+3)

 

 

5. Tiền lương bình quân

 

 

6. Thu nhập bình quân

 

 

29. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước

Thuyết minh cụ thể các nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.

30. Loại hình và giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng

VAMC trình bày cụ thể về loại hình tài sản, giá trị tài sản ghi nhận tại thời điểm cầm cố thế chấp, giá trị ghi nhận tài sản và các cam kết bán tài sản bảo đảm trong tương lai tại thời điểm lập BCTC của tài sản thế chấp.

 


Lập bảng
(Ký, họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

.…, ngày.... tháng.... năm….
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Đơn vị báo cáo: …………………
Địa chỉ: ……………………………

Mẫu số: - B02A/VAMC: đối với BCTC

  - B02B/VAMC-HN: đối với BCTC hợp nhất

(Ban hành kèm theo Thông tư số   /2014/TT-NHNN ngày   /   /2014 của Ngân hàng Nhà nước)

 

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ

Quý.... năm ...

Tại ngày... tháng... năm...

Đơn vị: Đồng Việt Nam

TÀI SẢN

Thuyết minh

Số cuối quý

Số đầu năm

(1)

(2)

(3)

(4)

A. TÀI SẢN

 

 

 

I. Tiền mặt, tiền gửi các TCTD

 

 

 

II. Cung cấp tài chính

 

 

 

…(*)

 

 

 

Ghi Chú: (*) Nội dung các chỉ tiêu và cách lấy số liệu trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán năm - Mẫu số B02/VAMC.

 


Lập bảng
(Ký, họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

…….., ngày.... tháng.... năm….
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Đơn vị báo cáo: …………………
Địa chỉ: ……………………………

Mẫu số: - B03A/VAMC: đối với BCTC

  - B03B/VAMC-HN: đối với BCTC hợp nhất

(Ban hành kèm theo Thông tư số   /2014/TT-NHNN ngày   /   /2014 của Ngân hàng Nhà nước)

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIỮA NIÊN ĐỘ

Quý ...năm...

Đơn vị: Đồng Việt Nam

CHỈ TIÊU

Thuyết minh

Quý.....

Lũy kể từ đầu năm đến cuối quý này

Năm nay

Năm trước

Năm nay

Năm trước

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1. Doanh thu từ hoạt động mua nợ bằng TPĐB

 

 

 

 

 

... (*)

 

 

 

 

 

Ghi Chú: (*) Nội dung các chỉ tiêu và cách lấy số liệu trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Báo cáo kết quả kinh doanh năm - Mẫu sổ B03/VAMC.

 


Lập bảng
(Ký, họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

………. , ngày.... tháng.... năm
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Đơn vị báo cáo: …………………
Địa chỉ: ……………………………

Mẫu số: - B04A/VAMC: đối với BCTC

- B04B/VAMC-HN: đối với BCTC hợp nhất

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2014/TT-NHNN ngày   /   /2014 của Ngân hàng Nhà nước)

 

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ GIỮA NIÊN ĐỘ
(Dạng đầy đủ)
(Theo phương pháp gián tiếp)
Quý…..năm…..

Đơn vị: Đồng Việt Nam

TÀI SẢN

Thuyết minh

Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này

Năm nay

Năm trước

(1)

(2)

(3)

(4)

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

 

 

 

01. Lợi nhuận trước thuế

 

 

 

Điều chỉnh cho các khoản

 

 

 

02. Khấu hao TSCĐ

 

 

 

…..(*)

 

 

 

Ghi Chú: (*) Nội dung các chỉ tiêu và cách lấy số liệu trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm- Mẫu số B04/VAMC.

 


Lập bảng
(Ký, họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

………, ngày.... tháng.... năm….
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Đơn vị báo cáo: …………………
Địa chỉ: ……………………………

Mẫu số: - B05A/VAMC: đối với BCTC

 - B05B/VAMC-HN: đối với BCTC hợp nhất

(Ban hành kèm theo Thông tư số   /2014/TT-NHNN ngày   /   /2014 của Ngân hàng Nhà nước)

 

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ

Quý....năm....

I. Đặc điểm hoạt động của VAMC

1. Giấy phép thành lập và hoạt động, thời hạn có giá trị

2. Hình thức sở hữu vốn

3. Hoạt động của VAMC

4. Thành phần Hội đồng thành viên (Tên, chức danh từng người)

5. Trụ sở chính ……………..; Số chi nhánh: …………….. Số công ty con: ………………

6. Công ty con: Tên, giấy phép thành lập và hoạt động, tỷ lệ góp vốn vào Công ty con

7. Tổng số cán bộ, công nhân viên

II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày …../…../…. kết thúc vào ngày …../…../….)

2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

III. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng

- Chế độ và hình thức kế toán áp dụng.

- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán áp dụng.

- Hợp nhất báo cáo (nếu có): Các đối tượng hợp nhất báo cáo tài chính.

- Cơ sở điều chỉnh các sai sót

IV- Chính sách kế toán áp dụng

Nội dung các chỉ tiêu trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính năm của VAMC - Mẫu số B05/VAMC.

 


Lập bảng
(Ký, họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

………, ngày.... tháng.... năm….
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Chương III

CHẾ ĐỘ CHỨNG TỪ VÀ CHẾ ĐỘ SỔ KẾ TOÁN

VAMC áp dụng chế độ chứng từ và chế độ sổ kế toán theo quy định tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành về chế độ kế toán doanh nghiệp, các văn bản sửa đổi bổ sung Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và các quy định khác của pháp luật liên quan.

Việc xác định thời hạn và thời điểm lưu trữ tài liệu kế toán, VAMC thực hiện theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu trữ trong ngành Ngân hàng.

KT. THỐNG ĐỐC
Phó Thống đốc

(Đã ký)

 

Đào Minh Tú

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.