• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/02/2016
BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
Số: 138/2015/TTLT-BQP-BLĐBXH-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Giang, ngày 16 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015

của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia

kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế

_____________________________

 

Căn cứ Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đi với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tquốc và làm nhiệm vụ quốc tế (sau đây được viết tắt là Quyết định s 49/2015/QĐ-TTg);

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Nghị định s 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Tài chính,

Bộ trưởng Bộ Quc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định s 49/2015/QĐ-TTg.

Điều 1. Phm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, trợ cấp mai táng phí và cấp “Giấy chứng nhận” đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

Điều 2. Đối tượng và điều kiện áp dụng

1. Đối tượng

Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

2. Điều kiện áp dụng

Người được Ủy ban hành chính hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền huy động, quản lý tập trung, được giao làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu cho các đơn vị Quân đội hoặc phục vụ các chiến trường, bao gồm: Vận chuyển vũ khí trang bị, đạn dược, lương thực, thực phẩm, vận chuyển thương binh, bệnh binh; làm đường cơ động, san lấp hố bom, bảo đảm giao thông, liên lạc, vót chông, làm cạm bẫy; đào hầm hào, xây dựng công sự, trận địa, khu vực phòng thủ, trong thời gian và địa bàn theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg.

Điều 3. Đối tượng không áp dụng

Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg.

Điều 4. Thi gian tính hưởng chế độ

1. Thời gian tính hưởng chế độ trợ cấp một lần là thời gian thực tế trực tiếp tham gia dân công hỏa tuyến, tính từ ngày được cấp có thẩm quyền huy động, quản lý tập trung, thực hiện nhiệm vụ cho đến ngày hoàn thành nhiệm vụ, trở về địa phương.

2. Trường hợp đối tượng có thời gian tập trung tham gia dân công hỏa tuyến ở các đợt khác nhau hoặc có gián đoạn thì được cộng dồn để tính hưởng chế độ.

Điều 5. Chế độ trợ cấp một lần

1. Đối tượng có đủ điều kiện theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này được hưởng chế độ trợ cấp một lần ấn định theo các mốc thời gian thực tế trực tiếp tham gia dân công hỏa tuyến, cụ thể như sau:

a) Dưới 01 năm, mức trợ cấp bằng 2.000.000 đồng;

b) Đủ 01 năm đến dưới 02 năm, mức trợ cấp bằng 2.700.000 đồng;

c) Từ đủ 02 năm trở lên, mức trợ cấp bằng 3.500.000 đồng.

2. Người đã từ trần thì một trong những thân nhân sau đây của người từ trần: Vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo mức thống nhất tương ứng nêu trên.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A tham gia dân công hỏa tuyến tháng 11 năm 1953, hoàn thành nhiệm vụ về địa phương tháng 5 năm 1954. Cách tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với ông Nguyễn Văn A như sau:

Thời gian tham gia dân công hỏa tuyến từ tháng 11 năm 1953 đến tháng 5 năm 1954 là 07 tháng; mức hưởng trợ cấp một lần là 2.000.000 đồng.

Ví dụ 2: Bà Ngô Thị B tham gia dân công hỏa tuyến đợt 1 từ tháng 8 năm 1965, hoàn thành nhiệm vụ về địa phương tháng 01 năm 1966; đợt 2 tham gia dân công hỏa tuyến tại huyện biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975, hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương tháng 10 năm 1975. Cách tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với bà Ngô Thị B như sau:

Đợt 1: Từ tháng 8 năm 1965 đến tháng 01 năm 1966 là 06 tháng;

Đợt 2: Từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 10 năm 1975 là 06 tháng.

Tổng thời gian tham gia 2 đợt là: 06 tháng + 06 tháng = 12 tháng; mức hưởng trợ cấp một lần là 2.700.000 đồng.

Ví dụ 3: Ông Dương Văn C tham gia dân công hỏa tuyến tại huyện Đình Lập, Lạng Sơn từ tháng 7 năm 1980, hoàn thành nhiệm vụ về địa phương tháng 9 năm 1982. Cách tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với ông Dương Văn C như sau:

Thời gian tham gia dân công hỏa tuyến từ tháng 7 năm 1980 đến tháng 9 năm 1982 là 02 năm 03 tháng; mức hưởng trợ cấp một lần là 3.500.000 đồng.

Ví dụ 4: Trường hợp ông Nguyễn Văn A nêu tại ví dụ 1, nhưng ông A đã từ trần. Theo quy định, thân nhân của ông A được hưởng chế độ trợ cấp một lần là 2.000.000 đồng.

Điều 6. Chế độ bảo hiểm y tế

1. Đối tượng có đủ điều kiện theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế tương tự đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi, bổ sung năm 2014).

2. Trường hợp đối tượng có đủ điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm y tế khác nhau thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế và được lựa chọn chế độ có mức hưởng cao nhất.

Điều 7. Trợ cấp mai táng phí

1. Đối tượng có đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp một lần theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này, khi từ trần, người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Trường hợp đối tượng đã từ trần trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì người lo mai táng không được hưởng trợ cấp mai táng phí.

3. Trường hợp đối tượng từ trần kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi mà chưa có quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần của cấp có thẩm quyền thì khi có quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần, người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng phí theo quy định.

Điều 8. Cấp Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến

Đối tượng có đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp một lần theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này, đã có quyết định của cấp có thẩm quyền, khi nhận chế độ trợ cấp một lần được cấp Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến. Mẫu Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến do Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định số 4969/QĐ-BQP ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 9. Nguồn kinh phí thực hiện

1. Kinh phí chi trả chế độ trợ cấp một lần cho các đối tượng hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư này do ngân sách Trung ương bảo đảm. Bộ Tài chính cấp theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, chuyển các đơn vị, địa phương thực hiện chi trả.

2. Kinh phí chi mua thẻ bảo hiểm y tế và thực hiện trợ cấp mai táng phí theo hướng dẫn tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này do ngân sách địa phương bảo đảm.

3. Kinh phí đảm bảo cho công tác xét duyệt, chi trả chế độ trợ cấp một lần hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư này bằng 4% tổng kinh phí chi trả cho các đối tượng do ngân sách Trung ương bảo đảm.

Nội dung chi kinh phí đảm bảo cho công tác xét duyệt, chi trả gồm: Tuyên truyền, phổ biến chính sách; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; xét duyệt, thẩm định hồ sơ; kiểm tra, sơ, tổng kết; in ấn tài liệu, mẫu biểu, Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến; văn phòng phẩm; sửa chữa nhỏ trang bị phục vụ công tác quản lý, xét duyệt, chi trả. Mức chi thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 10. Hồ sơ, trình tự thực hiện chế độ trợ cấp một lần

1. Hồ sơ của đối tượng để xét hưởng chế độ, bao gồm:

a) Bản khai cá nhân

- Đối với dân công hỏa tuyến còn sống lập theo mẫu số 1A kèm theo Thông tư này;

- Đối với đối tượng đã từ trần, thân nhân của đối tượng lập theo mẫu số 1B kèm theo Thông tư này.

b) Giấy tờ tham gia dân công hỏa tuyến (nếu có)

Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, một trong các giấy tờ thể hiện tham gia dân công hỏa tuyến, gồm: Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên khai trước ngày Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành, trong đó có thể hiện thời gian tham gia dân công hỏa tuyến; danh sách các đợt huy động tham gia dân công hỏa tuyến của địa phương; hồ sơ hưởng chính sách người có công, hưởng bảo hiểm xã hội có khai thời gian tham gia dân công hỏa tuyến.

2. Trình tự giải quyết chế độ

a) Đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp một lần theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần) lập bản khai và trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;

b) Từng đợt, trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân cấp xã hoàn thành việc xét duyệt, lập 02 bộ hồ sơ cho từng đối tượng; lập Biên bản họp Hội đồng chính sách xã theo mẫu số 2, làm công văn đề nghị theo mẫu số 3A, kèm theo danh sách đối tượng được hưởng chế độ theo mẫu số 3B, báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện. Những trường hợp chưa rõ đối tượng, thời gian tính hưởng chế độ hoặc có khiếu nại, tố cáo thì để lại xác minh, làm rõ, nếu đủ điều kiện thì báo cáo sau;

c) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định do Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo (theo từng đợt), hoàn thành việc rà soát, đối chiếu, tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo cấp huyện cho ý kiến; hoàn thiện hồ sơ, làm công văn đề nghị theo mẫu số 3A, gửi Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Cục Chính trị/Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, kèm theo hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần (mỗi đối tượng 02 bộ) và danh sách đối tượng được hưởng chế độ theo mẫu số 3B;

d) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị/Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tiếp nhận hồ sơ do Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện báo cáo; trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt) hoàn thành việc xét duyệt, tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh cho ý kiến; hoàn thiện hồ sơ, làm công văn đề nghị theo mẫu số 3A, gửi cấp có thẩm quyền theo quy định sau đây:

- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh báo cáo, đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu (qua Phòng Chính sách) thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần, kèm theo mỗi đối tượng 01 bộ hồ sơ và danh sách đối tượng được hưởng chế độ theo mẫu số 3B; lưu trữ mỗi trường hợp 01 bộ hồ sơ và danh sách đối tượng được hưởng chế độ.

- Cục Chính trị/Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổng hợp, đề nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần.

đ) Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Bộ Tư lệnh Quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoàn thành việc thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần theo mẫu số 4, sau khi có ý kiến thẩm định của Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;

e) Sau khi được cấp kinh phí trợ cấp, trong thời gian 10 ngày làm việc, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức chi trả chế độ trợ cấp một lần cho các đối tượng bảo đảm kịp thời, công khai, chặt chẽ, chính xác; trao Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến cùng với chi trả chế độ trợ cấp một lần; thực hiện lưu trữ hồ sơ theo quy định.

Điều 11. Hồ sơ, trình tự thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế

Hồ sơ, trình tự thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp một lần theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này được thực hiện tương tự theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng.

Điều 12. Hồ sơ, trình tự thực hiện trợ cấp mai táng phí

1. Hồ sơ của thân nhân đối tượng để xét hưởng trợ cấp mai táng phí, gồm:

a) Bản trích sao quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần của đối tượng đã từ trần;

b) Giấy chứng tử.

2. Trình tự thực hiện trợ cấp mai táng phí

a) Đối với thân nhân đối tượng

Nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã

Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định của thân nhân đối tượng, kiểm tra, hoàn thiện 02 bộ hồ sơ, làm công văn đề nghị theo mẫu số 5A và danh sách đề nghị trợ cấp mai táng phí theo mẫu số 5B gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện

Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, kiểm tra, thẩm định, làm công văn đề nghị theo mẫu số 5C, lập danh sách theo mẫu số 5B, kèm theo 01 bộ hồ sơ của thân nhân đối tượng, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh.

d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh

Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến, kiểm tra, tổng hợp danh sách, lưu hồ sơ và ra quyết định hưởng trợ cấp, chuyển quyết định cùng kinh phí về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để chi trả cho thân nhân đối tượng.

đ) Sau khi nhận được kinh phí trợ cấp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển về, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chi trả cho thân nhân đối tượng.

Điều 13. Trách nhiệm của địa phương và cơ quan chức năng trong tổ chức thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến

1. Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Thành lập Hội đồng chính sách xã do Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân làm chủ tịch Hội đồng, xã đội trưởng, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm thường trực và các thành viên gồm: Đại diện Đảng ủy (hoặc chi bộ đối với nơi không có đảng bộ), Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Công an xã, Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Người cao tuổi, Ban Liên lạc dân công hỏa tuyến (nếu có), giúp Ủy ban nhân dân hướng dẫn tổ chức thực hiện;

b) Xác định các đợt đi dân công hỏa tuyến của xã trong các thời kỳ, số lượng người đi dân công hỏa tuyến của mỗi đợt, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp (qua Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) làm cơ sở xét duyệt tại xã;

c) Tuyên truyền, phổ biến về các chế độ, chính sách đối với nhân dân và những người tham gia dân công hỏa tuyến;

d) Chỉ đạo Hội đồng chính sách cấp xã tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp; tổ chức hội nghị xét duyệt dân chủ, công khai, minh bạch, chặt chẽ, chính xác theo quy định sau đây:

Khi tổ chức hội nghị xét duyệt do Hội đồng chính sách xã báo cáo, mời đại diện Ban Chỉ đạo cấp huyện, triệu tập Trưởng thôn, Bí thư chi bộ thôn có đối tượng, Chi hội Cựu chiến binh, Ban Liên lạc Hội Cựu thanh niên xung phong, Ban Liên lạc dân công hỏa tuyến (nếu có) và một số đại biểu đại diện nguyên cán bộ phụ trách cấp ủy, chính quyền, cơ quan quân sự của địa phương thời kỳ kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; đại biểu đối tượng đã hưởng chế độ theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008, Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ cùng tham dự;

đ) Phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức chi trả chế độ và trao Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến cho đối tượng; bảo đảm công khai, chặt chẽ, chính xác, kịp thời;

e) Đối với trường hợp đối tượng sinh quán và có thời gian tham gia dân công hỏa tuyến ở địa phương, hiện đang đăng ký hộ khẩu thường trú ở địa phương khác, có yêu cầu xác nhận hồ sơ thì Hội đồng chính sách xã (với thành phần nêu trên) tổ chức xét duyệt, nếu đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và đề nghị chính quyền địa phương nơi đối tượng đang đăng ký hộ khẩu thường trú xem xét, đề nghị hưởng chế độ theo quy định.

2. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện do Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân cấp huyện là Trưởng ban, cơ quan quân sự, Lao động - Thương binh và Xã hội làm thường trực và các thành viên gồm: Đại diện Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp; các ngành: Công an, Nội vụ, Tài chính, Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu Thanh niên xung phong, Hội Người cao tuổi, Ban Liên lạc dân công hỏa tuyến (nếu có); thành lập Tổ tư vấn (gồm: Đại diện Lãnh đạo Ủy ban các thời kỳ, đại diện Ban Chỉ huy quân sự, Phòng Nội vụ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Cựu Chiến binh, Lưu trữ...; Tổ trưởng Tổ tư vấn là một chỉ huy cơ quan quân sự cấp huyện);

b) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách đối với nhân dân và đối tượng là dân công hỏa tuyến tại địa phương. Tổ chức tập huấn cho các cơ quan chức năng cấp huyện và lãnh đạo chính quyền, cán bộ, thành viên tham gia Hội đồng chính sách cấp xã;

c) Trên cơ sở hồ sơ lưu trữ và báo cáo của Hội đồng chính sách cấp xã, chỉ đạo Tổ tư vấn xác định các đợt đi dân công hỏa tuyến, số lượng người đi của từng xã trong huyện; báo cáo Ban Chỉ đạo cấp huyện kết luận và thông báo cho Hội đồng chính sách từng xã làm cơ sở xét duyệt;

d) Chủ trì kiểm tra việc thực hiện và giải quyết những vướng mắc, phát sinh tại địa phương.

3. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Thành lập Ban Chỉ đạo do Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Trưởng ban, cơ quan quân sự, Lao động - Thương binh và Xã hội làm thường trực và các thành viên gồm: Đại diện cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Công an, Nội vụ, Tài chính, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Người cao tuổi, Ban Liên lạc dân công hỏa tuyến (nếu có); mời đại biểu đại diện nguyên là cán bộ cấp ủy, chính quyền và thủ trưởng cơ quan quân sự các thời kỳ;

b) Chỉ đạo các địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan tuyên truyền về chế độ, chính sách đối với nhân dân và đối tượng là dân công hỏa tuyến tại địa phương. Tổ chức tập huấn cho các cơ quan chức năng của tỉnh và lãnh đạo chính quyền, các cơ quan chức năng của cấp huyện; triển khai tổ chức thực hiện chế độ, chính sách theo quy định trên địa bàn bảo đảm chặt chẽ, dân chủ, công khai, chính xác, thuận tiện, không để xảy ra sai sót, tiêu cực;

c) Chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bàn giao quyết định và danh sách đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh quản lý, thực hiện chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí cho các đối tượng theo quy định; chuyển Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến do Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cấp đối với từng đối tượng về Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện để trao cho đối tượng cùng với việc chi trả chế độ trợ cấp một lần;

d) Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào quyết định và danh sách đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hoặc Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bàn giao, hướng dẫn và thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, trợ cấp mai táng phí cho các đối tượng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hiện hành;

đ) Chủ trì kiểm tra việc thực hiện và giải quyết những vướng mắc, phát sinh tại địa phương.

4. Đối với Bộ Tư lệnh các Quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

a) Thành lập Ban Chỉ đạo do một đồng chí Thủ trưởng Bộ Tư lệnh là Trưởng ban, Thủ trưởng cơ quan chính trị là Phó trưởng ban thường trực và các thành viên gồm: Cơ quan Chính sách, Tài chính, Quân lực, Tuyên huấn, Văn phòng và các cơ quan có liên quan;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền tuyên truyền, phổ biến về chế độ, chính sách; tổ chức tập huấn cho lãnh đạo và cán bộ chuyên môn các Ban Chỉ đạo và cơ quan, đơn vị thuộc quyền; triển khai thực hiện chế độ quy định cho các đối tượng trên địa bàn;

c) Tổng hợp, báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị) quyết định và danh sách đối tượng hưởng chế độ trợ cấp một lần (mỗi loại 05 bản) để tổng hợp, đề nghị Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí;

d) Lưu trữ hồ sơ đối tượng hưởng chế độ (mỗi đối tượng 01 bộ); chuyển về Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hoặc Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội 01 quyết định, kèm theo danh sách đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần để bàn giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh;

đ) Căn cứ quyết định và danh sách đối tượng được hưởng trợ cấp một lần, ký Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến đối với từng đối tượng, chuyển về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;

e) Chỉ đạo, thực hiện việc trả lại các giấy tờ (bản chính) cho đối tượng (nếu có).

g) Chủ trì kiểm tra, giải quyết những vướng mắc phát sinh ở cơ quan, địa phương thuộc quyền quản lý, tổ chức xác minh, kết luận hoặc có văn bản chỉ đạo, đề nghị đơn vị xác minh, kết luận khi phát hiện khai man, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ.

5. Đối với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng

a) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị

- Phối hợp, chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách; hướng dẫn việc tổ chức thực hiện;

- Tổ chức thẩm định hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp một lần theo đề nghị của Bộ Tư lệnh Quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;

- Tổng hợp kinh phí chi trả chế độ trợ cấp một lần của các Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đề nghị, báo cáo Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí; phối hợp Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng phân bổ kinh phí để các đơn vị thực hiện;

- Lưu trữ quyết định và danh sách đối tượng hưởng chế độ trợ cấp một lần do các Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội báo cáo; đồng thời, thực hiện số hóa danh sách đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần đăng tải trên Cổng thông tin điện tử ngành Chính sách Quân đội;

- Chủ trì, phối hợp giải quyết những vướng mắc, phát sinh.

b) Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng

Báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng giao chỉ tiêu ngân sách, cấp kinh phí cho các Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội thực hiện chi trả cho đối tượng; quản lý, chỉ đạo thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành; phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, giải quyết vướng mắc, phát sinh trong tổ chức thực hiện.

Điều 14. Tổ chức thc hin

1. Bộ Quốc phòng

a) Trên cơ sở Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, tổ chức kiện toàn, bổ sung Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng; tập trung chỉ đạo, tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc chủ trương của Bộ Chính trị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành; xác định và bổ sung kịp thời các chủ trương, giải pháp, chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện bảo đảm chặt chẽ, dân chủ, công bằng, công khai;

b) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến theo quy định tại Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này; ủy quyền Tổng cục Chính trị ký công văn đề nghị Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí chi trả trợ cấp một lần đối với các đối tượng;

c) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền tổ chức xét duyệt, thẩm định, ra quyết định hưởng; chi trả chế độ trợ cấp một lần chặt chẽ, kịp thời; thanh quyết toán theo quy định hiện hành;

d) Chủ trì phối hợp công tác kiểm tra, giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chỉ đạo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp tham gia Ban Chỉ đạo và Hội đồng chính sách ở các địa phương;

b) Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, trợ cấp mai táng phí đối với các đối tượng theo quy định.

3. Bộ Tài chính

a) Căn cứ đề nghị cấp phát kinh phí của Bộ Quốc phòng, bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp một lần và kinh phí bảo đảm cho công tác xét duyệt, chi trả theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; thẩm định quyết toán theo quy định hiện hành;

b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra định kỳ, đột xuất việc sử dụng kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2016.

2. Các chế độ, chính sách hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về liên Bộ (qua Bộ Quốc phòng) để xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Quốc phòng
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

(Đã ký)

   

Thượng tướng Nguyễn Thành Cung

Huỳnh Văn Tí

Huỳnh Quang Hải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.