• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 04/01/2021
HĐND TỈNH HẢI DƯƠNG
Số: 20/2020/NQ-HĐND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Dương, ngày 24 tháng 12 năm 2020

 

 

  HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
  TỈNH HẢI DƯƠNG

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

 

Số:  20/2020/NQ-HĐND

Hải Dương, ngày 24 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYỂT

1/01/clip_image002.gif" width="187" />Về phương án kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phưong
5 năm 2021-2025 của tỉnh Hải Dương

HỘI ĐÔNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật Tổ chức chỉnh quyền địa phương ngày 19 thảng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tẻ chức Chỉnh phủ và Luật Tẻ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 thảng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 thảng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Nghị quyết sổ 973/2020/UBTVQHỈ4 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chỉ và định mức phân bổ vắn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025;

Xét Báo cảo số 159/BC-ƯBND ngày 19 thảng 12 năm 2020 của ƯBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020 và dự kiến phương án kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương 5 năm 2021-2025 của tỉnh Hải Dương; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYỂT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua phương án kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương 5 năm 2021-2025 của tỉnh Hải Dương với các nội dung chính như sau:

  1. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương 5 năm 2021-2025
    1. Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
    2. Phục vụ cho việc thực hiện các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế và xã hội. Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ sau:
  • Thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; chấp hành nghiêm quy định về các nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên bố trí vốn đầu tư công nguồn Ngân sách địa phương tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025.
  • Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, bảo đảm phù họp với khả năng cân đối, bố trí các nguồn vốn thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư; tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công.
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; ưu tiên bố trí vốn thanh toán khối lượng hoàn thành và đầu tư hoàn thành dự án chuyển tiếp trong giai đoạn 2021-2025 để phát huy hiệu quả đầu tư, đặc biệt là tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ừọng điểm, dự án thực hiện các chương trình, đề án theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và dự án kết nối, có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh.
  • Thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư năm 2021 để sớm có đầy đủ các điều kiện bố trí cho các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025 theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
    1. Phù họp với khả năng cân đối vốn đầu tư nguồn ngân sách địa phương và đẩy mạnh cơ cấu lại đầu tư công theo hướng tập trung, khắc phục dàn trải, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chỉ giao kế hoạch vốn cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan.

Các dự án mới phải bảo đảm thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm A không quá 06 năm, nhóm B không quá 04 năm và nhóm c không quá 03 năm.

  1. Vốn phân bổ phải thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/ƯBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về các nguyên tắc,
    tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025.
  2. Tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành và phát huy hiệu quả các dự án ừọng điểm, các chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và các dự án kết nối, có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh của tỉnh.
  3. Thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương 5 năm 2021-2025 như sau:
  • Trả nợ gốc vốn vay đến hạn phải trả.
  • Chỉ phân bổ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015.
  • Phân bồ vốn cho dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; vốn đối ứng dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư (nếu có); dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt.
  • Phân bổ vốn để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch.
  • Phân bổ vốn chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án.
  • Sau khi đã bố trí đủ vốn theo thứ tự trên, nếu còn vốn mới phân bổ cho dự án khởi công mới. Trong đó, tập trung ưu tiên bố trí vốn đầu tư các dự án trọng điểm, các chương trình, đề án theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, dự án giao thông kết nối vùng, kết nối liên tỉnh và liên huyện.
  1. Phưong án về nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương 5 năm 2021-2025:
    1. Phương án cân đối các nguồn vốn ngân sách địa phương:
  1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) tập trung: Từ năm 2022 trở đi tính năm sau cao hơn năm trước 6%.
  2. Nguồn thu tiền sử dụng đất: Tạm tính theo tỷ lệ điều tiết phân chia về các cấp ngân sách như giai đoạn 2016-2020 và năm 2020, cụ thể:
  • Đối với các địa phương không có cơ chế đặc thù về tài chính giai đoạn 2021-2025, điều tiết thu tiền sử dụng đất dự án về ngân sách tỉnh là 70%, ngân sách cấp huyện là 30%; đất khác (không thuộc đất dự án), điều tiết về ngân sách tỉnh là 10% và ngân sách cấp huyện, cấp xã là 90%.
  • Đối với các địa phương có cơ chế đặc thù về tài chính giai đoạn 2021-2025: Thực hiện điều tiết về các cấp ngân sách theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định hiện hành.
  1. Vốn thu xổ số kiến thiết: Thuộc ngân sách tỉnh.
  2. Vốn đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương: Thực hiện phân bổ cho các dự án sử dụng vốn vay ODA theo kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch hằng năm chỉ phân bổ khi có phát sinh vay vốn.
    1. Phương án phân bổ vốn NSĐP

Tổng vốn NSĐP 5 năm 2021-2025 khoảng 22.340,5 tỷ đồng {không bao gồm vốn từ nguồn bội chi NSĐP), bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung 4.115,5 tỷ đồng; thu sử dụng đất 18.000 tỷ đồng; thu xồ số kiến thiết 225 tỷ đồng. Phương án phân bổ về các cấp quản lý ngân sách như sau:

  1. Vốn phân bổ về ngân sách cắp huyện và ngân sách cấp xã

Tồng vốnNSĐP 5 năm 2021-2025 là 16.810,2 tỷ đồng, bao gồm:

  • Vốn đầu tư XDCB tập trung phân bổ về ngân sách cấp huyện là 1.841,7 tỷ đồng.
  • Vốn từ nguồn thu sử dụng đất phân bổ về ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã là 14.968,5 tỷ đồng.
  1. Vốn phân bổ về ngân sách cấp tỉnh

Tổng vốn NSĐP 5 năm 2016-2020 là 5.530,3 tỷ đồng, bao gồm: vốn đầu tư XDCB tập trung là 2.273,8 tỷ đồng; thu sử dụng đất là 3.031,5 tỷ đồng; thu xổ số kiến thiết là 225 tỷ đồng. Phương án phân bổ như sau:

  • Dự phòng chung là 5% theo từng nguồn vốn: 276,5 tỷ đồng.
  • Trả nợ vốn vay: 114 tỷ đồng.
  • Chuẩn bị đàu tư: 40 tỷ đồng.
  • Thực hiện đầu tư các chương trĩnh, dự án là 5.099,8 tỷ đồng, bao gồm:

+ Phân bổ đủ vốn cho 26 dự án đã hoàn thành từ năm 2020 trở về trước là 251,9 tỷ đồng.

+ Phân bổ đủ vốn cho 27 dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025 là 900,4 tỷ đồng.

+ Phân bổ vốn cho các dự án thuộc Đồ án “Xây dựng Chỉnh quyền điện tử và Đô thị thông minh tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030” là 500 tỷ đồng.

+ Phân bổ đủ vốn cho 35 dự án khởi công mới và các dự án thuộc các Chưong trình, Đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025 là 2.827,6 tỷ đồng.

+ Phân bổ vốn cho 6 dự án khởi công mới dự kiến hoàn thành sau năm 2025 là 569,8 tỷ đồng.

Riêng dự án Trung tâm đào tạo, huấn luyện và thi đấu thể thao thuộc khu liên hiệp văn hóa thể thao tỉnh được triển khai đầu tư gắn với đầu tư hạ tầng dự án khu đô thị phía Nam thành phố Hải Dương.

(Chỉ tiết phương án về vốn, nguồn vốn ngân sách địa phương 5 năm 2021- 2025 và vốn phân bổ về các cấp quản lý ngân sách cỏ Phụ lục Biểu sỗ 01, sổ 02; phân bổ chỉ tiết vốn NSĐP nguồn ngân sách tỉnh cỏ Phụ lục Biểu số 03 và danh mục dự án không bổ trí vốn, dự ản dừng thực hiện 5 năm 2021-2025 cỏ Phụ lục Biểu số 04 kèm theo)

Điều 2. Giao cho ủy ban nhân dân tỉnh thông báo phương án kế hoạch vốn ngân sách địa phương 5 năm 2021-2025 cho các địa phương, đơn vị để có căn cứ lập và trình cấp có thẩm quyền quyết định giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương 5 năm 2021-2025 theo quy định của pháp luật về đàu tư công, quy định tại Nghị quyết này và chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019. Trong đó, đặc biệt lưu ý:

  1. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, khẩn trương triển khai lập và phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới để làm căn cứ lập và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định kế hoạch đầu tư công 5 năm 2021-2025; căn cứ khả năng cân đối các nguồn vốn hằng năm, lập và phê duyệt quyết định đầu tư dự án để triển khai thực hiện dự án theo quy định của Luật Đầu tư công. Các khâu chuẩn bị đầu tư cần chú trọng việc lập báo cáo đề xuất và trình phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt quyết định đàu tư, khấc phục ngay tình trạng chuẩn bị sơ sài gây lãng phí, kém hiệu quả, không có khả năng cân đối và bố trí các nguồn vốn đầu tư công.
  2. Tăng cường rà soát để đảm bảo các chương trình, dự án bố trí kế hoạch đầu tư công 5 năm 2021-2025 phải có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công.
  3. Chỉ bố trí vốn kế hoạch đầu tư công để thanh toán nợ đọng XDCB phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015.
  4. Vốn phân bổ cho từng dự án cụ thể phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên quy định của pháp luật về đầu tư công và Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đàu tư công nguồn NSĐP tỉnh Hải Dưong giai đoạn 2021-2025.
  5. Các chưong trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, các dự án mới phải bảo đảm thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm A không quá 06 năm, nhóm B không quá 04 năm, nhóm c không quá 03 năm. Trường họp không đáp ứng thời hạn trên, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đối với dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương.
  6. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án có thời gian thực hiện trong 02 kỳ kế hoạch đàu tư công trung hạn liên tiếp phải bảo đảm tổng số giá trị tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước thuộc vốn ngân sách cấp mình đầu tư.
  1. Tăng cường phối họp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành ữong việc rà soát, lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách địa phương 5 năm 2021-2025 và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công hằng năm, trong đó tập trung đầu tư hoàn thành các công trình chuyển tiếp và triển khai đầu tư các công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.
  2. Các Sở, ngành, ƯBND cấp huyện và các chủ đầu tư khẩn trương triển khai thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tập trung thực hiện đầu tư dự án, giải ngân kế hoạch vốn hằng năm theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch đầu tư công hằng năm. Trong đó tập trung thực hiện:
    1. Ngay từ đầu năm kế hoạch, tập trung hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà thầu và thực hiện dự án theo kế hoạch vốn giao và tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.
    2. Đối với dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng từ năm 2020 trở về trước và dự án hoàn thành trong năm kế hoạch: Khẩn trương quyết toán A-B và quyết toán dự án hoàn thành, bảo đảm thời gian lập hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành trình phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
    3. Đối với dự án đầu tư chuyển tiếp: Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu {nếu cô), hoàn thiện các thủ tục về xây dựng, đất đai, đặc biệt là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để tổ chức thi công ngay sau khi được
      giao vốn và sớm nghiệm thu khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ thanh toán, giải ngân hết kế hoạch vốn giao trong năm kế hoạch và bảo đảm dự án không phát sinh tăng nợ khối lượng xây dựng cơ bản.
    4. Đối với dự án khởi công mới {nếu có): Tập trung triển khai hoàn thiện các thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà thầu ngay sau khi có quyết định giao vốn và khởi công dự án trong quý II của năm kế hoạch. Trong quá trĩnh thực hiện đầu tư, phải sớm nghiệm thu khối lượng hoàn thành, giải ngân hết kế hoạch vốn giao trong năm và theo nguyên tắc khối lượng thực hiện không vượt kế hoạch vốn giao.
  3. ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tập trung triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm chỉ đạo ƯBND cấp xã thực hiện:
    1. Rà soát thật kỹ khả năng thu tiền sử dụng đất 5 năm 2021-2025 trên địa bàn, để lập kế hoạch vốn 5 năm 2021-2025 sát với thực tế về khả năng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất. Đẩy mạnh thực hiện hỉnh thức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn để tăng nguồn thu tiền sử dụng đất cho đầu tư.
    2. Thực hiện phân bổ vốn và triển khai đầu tư các công trình, dự án phải theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, Nghị quyết của HĐND tỉnh, chi đạo của ƯBND tỉnh và Nghị quyết của HĐND cùng cấp.
    3. ưu tiên bố trí vốn thực hiện các Chương trình, đề án, kế hoạch theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và kinh phí cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021-2030. Bố trí vốn từ nguồn thu sử dụng đất để đẩy mạnh thực hiện hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
    4. Tập trung chỉ đạo, kiểm ừa đôn đốc, giám sát công tác lập hồ sơ, thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng; công tác quản lý, giám sát đầu tư.
  4. Chủ động và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai kế hoạch đầu tư công, thực hiện dự án. Chủ động điều chỉnh hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 5 năm và hằng năm trong giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Luật Đầu tư công và khả năng cân đối các nguồn vốn để thúc đẩy giải ngân, nâng cao hiệu quả đầu tư.
  5. về giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển:

6.1. Thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tiếp tục tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy nhanh thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư
công, các dự án đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các dự án đầu tư lớn, dự án trọng điểm.

  1. Mở rộng các hình thức đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội theo hình thức đối tác công tư. Đầy mạnh thực hiện chủ trưong xã hội hóa đối với các dịch vụ công, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa, thể thao, các dự án cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân...
  2. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu và đồng bộ, hiện đại; tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, dự án kết nối vùng..., góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
  3. Tiếp tục quản lý và khai thác tốt các nguồn thu. Tập trung đẩy mạnh thực hiện hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và phấn đấu tăng thu ngân sách hằng năm để bồ sung cho chi đầu tư phát triển. Đẩy nhanh việc tính tiền sử dụng đất của các dự án khu đô thị, khu dân cư đã lựa chọn xong nhà đầu tư. Kịp thời xác định đúng nghĩa vụ và tổ chức thu tiền sử dụng đất đối với các dự án mà chủ đầu tư được giao đất nhưng còn nợ tiền sử dụng đất, không chấp hành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai.
  4. Tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện và nâng cao chất lượng các quy hoạch. Rà soát lại quy hoạch các khu đô thị, khu dân cư cho phù họp với nhu cầu sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả; xây dựng và phát triển đô thị phải gắn kết với phát triển khu vực nông thôn và phù họp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.
  1. Tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, khắc phục tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải. Chú trọng nâng cao chất lượng các công trình, dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; đặc biệt coi trọng chất lượng quy hoạch và chất lượng tư vấn kiến trúc. Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực thực hiện dự án, bảo đảm chất lượng công trình và theo đúng tiến độ quy định.
  2. Khắc phục triệt để sự chậm trễ, tháo gỡ khó khăn trong giao kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công; xử lý nghiêm các tổ chức, người đứng đầu và cá nhân liên quan gây chậm trễ trong việc giao kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công.
  3. Công khai, minh bạch thông tin và tăng cường công tác quản lý, giám sát đầu tư, thanh tra, kiểm tra, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí và xử lý kịp
    thòi, nghiêm minh các vi phạm trong đầu tư công. Đề cao vai trò tham gia giám sát của cộng đồng dân cư ừong các vùng ảnh hưởng của dự án.
  4. Chú trọng công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về đầu tư công theo quy định của pháp luật; chú trọng nâng cao chất lượng thông tin, báo cáo, phải đánh giá đầy đủ kết quả thực hiện, những tồn tại, hạn chế và kịp thời đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

Điều 3. Giao ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dưorng khóa XVI, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 24 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 04 tháng 01 năm 2021. Các chính sách ừong Nghị quyết này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2021./.

 

Nơi nhận :

  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
  • Thủ tướng Chính phủ;
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  • Bộ Tài chính;
  • Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
  • Ban Công tác đại biểu;
  • Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
  • Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
  • Các vị đại biểu HĐND tỉnh;
  • Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, UBND tỉnh;
  • Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
  • Lãnh đạo và CV Văn phòng HĐND tỉnh;
  • Thường trực HĐND và UBND các huyện, TP, TX;
  • Báo Hải Dương, Trang TTĐT HĐND tỉnh;
  • Trung tâm CNTT - VP UBND tính;
  • Lưu: VT.

 

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Mạnh Hiển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Mạnh Hiển

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.