• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 16/11/1985
TRUNG ƯƠNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH-BỘ TƯ PHÁP
Số: 04/1985/NQLT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Dương, ngày 16 tháng 11 năm 1985
NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH
Giữa Ban Bí thư Trung Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Tư pháp về việc tăng cường giáo dục pháp luật trong đoàn thanh niên và thanh niên.
Quán triệt Nghị quyết Đại hội toàn quốc của Đảng làn thứ V về việc tăng cường pháp chế XHCN, mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn, số đông cán bộ, đoàn viên thanh niên ta đã chấp hành tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trình độ nhận thức và việc thi hành pháp luật trong cán bộ đoàn viên và thanh niên có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, tác dụng của pháp luật XHCN, chưa thấy rõ pháp luật là thể chế hoá đường lối chính trị của Đảng, là một phương tiện góp phần thực hiện sự lãnh đạo của Đảng nên nhiều cán bộ đonà viên, thanh niên chưa coi trọng pháp luật, thậm chí còn vi phạm pháp luật.
Nhận rõ việc tuyên truyền giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là biện pháp chủ yếu để xây dựng ý thức pháp luật XHCN trong thanh niên, nhằm tăng cường pháp chế XHCN, nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ 9 đã quyết định: Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống mới trong thanh niên, thanh niên sống và làm việc theo pháp luật, tích cực tham gia đấu tranh chống những tệ nạn xã hội và hành vi phạm pháp, đồng thời mở rộng phong trào đoàn kết ba lực lượng, xây dựng các đội thanh niên xung kích an ninh, thanh niên kiểm tra, thiếu nhi sao đỏ ở cơ sở, góp phần tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đáng thắng kiểu chiến tranh pháp hoại nhiều mặt của địch.
Để thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, các nghị quyết của Trung ương Đảng về cải tiến quản lý kinh tế và để thúc đẩy công tác giáo dục pháp luật rong đonà viên và thanh niên, đưa cuộc vận động thanh niên sống và làm việc theo pháp luật đạt kết quả tốt, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Tư pháp ra nghị quyết liên tịch nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Đoàn thanh niên và ngành tư pháp trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong việc thi hành pháp luật, nâng cao ý thức sóng có pháp luật và tôn trọng pháp luạt, góp phần tích cực vào việc tăng cường pháp chế XHCN.
I. NỘI DUNG PHỐI HỢP
1. Phối hợp trong việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, đoàn viên và thanh niên.
a) Đối với cán bộ đoàn các cấp, học sinh các trưởng đoàn, học viên các lớp tập huấn ngắn hạn của Đoàn.
Dưới sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, sự cộng tác chặt chẽ của Bộ Tư pháp, bộ môn pháp luật sẽ được xây dựng thành một nội dung chính trong chương trình đào tạo cán bộ của Đoàn, một bộ môn chính trong chương trình giảng dạy và học tập của trường Đoàn nhằm giúp cán bộ Đoàn hiểu biết về pháp luật và trở thành nòng cốt trong việc vận động đoàn viên và thanh niên sống và làm việc theo pháp luật.
b) Đối với đoàn viên và thanh niên trong các ngành sản xuất kinh doanh và các lực lượng vũ trang.
Việc giáo dục pháp luật phải gắn chặt với yêu cầu của quốc phòng, quản lý kinh tế và tổ chức sản xuất, kinh doanh củ từng ngành, nhừm phát huy vai trò xung kích làm chủ tập thể của đoàn viên và thanh niên trong lao động sản xuất, chiến đaúa và xây dựng cuộc sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.
c) Đối với đoàn viên, thanh niên các trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Trên cơ sở thực hiện chủ trương của Trung ương về việc giáo dục pháp luật trong các trường. Đoàn thanh niên và ngành tư pháp phối hợp nghiên cứu đề xuất với các ngành hữu quan về nội dung giáo dục pháp luật phù hợp với trình độ, tính chất chuyên môn của từng trường.
Kết quả của việc giáo dục pháp luật phải được thể hiện ở sự chuyển biến trong phong trào, giảng dạy và học tập của Nhà nước, nhằm phục vụ mục tiêu của Nhà trường là giáo dục, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện.
d) Đối với đoàn viên thanh niên thuộc thị xã, thị trấn phường… quản lý
Đoàn thanh niên và ngành tư pháp phối hợp với các ngành trong địa bàn tổ chức tập hợp và giáo dục ý thức sống và làm theo pháp luật cho đoàn viên, thanh niên, đề xuất với các cấp các ngành những biện pháp thích hợp để giải quyết những yêu cầu chính đáng và sắp xếp việc làm cho đoàn viên, thanh niên.
2. Phối hợp trong việc theo dõi và chỉ đạo các hoạt động pháp luật của Đoàn.
Tuỳ theo yêu cầu và tình hình cụ thể của từng địa phương, Đoàn thanh niên và ngành tư pháp phối hợp vạch kế hoạch biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trong đoàn viên thanh niên, chống các biểu hiện tiêu cực ngoài xã hội.
Đẩy mạnh hoạt động của các đội thanh niên kiểm tra, thanh niên cờ đỏ, thanh niên xung kích, đầu tàu, gương mẫu trong việc thực hiện pháp luật, góp phần đấu tranh phòng và chống tội phạm trong đoàn viên, thanh niên, chống các biểu hiện tiêu cực, ngoài xã hội, đặc biệt là trong việc xây dựng cơ chế quản lý kinh tế mới xoá bỏ quan liêu bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN trong các doạt động sáng tạo, tiến quân vào KHKT, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Phối hợp với ngành tư pháp, Đoàn thanh niên xây dựng các bản quy ước, về xây dựng nếp sống văn hoá mới, xây dựng người thanh niên mới, quy chế sinh hoạt ở các nơi công cộng, làm việc trong các cơ quan, cơ sở sản xuất trường học, giúp cho các hoạt động của Đoàn, của các đội và cá nhân hoạt động đúng với pháp luật của Nhà nước.
3. Phối hợp trong việc dự thảo luật thanh niên và hướng dẫn việc thi hành luật thanh niên sau khi luật được ban hành.
- Ngành tư pháp chủ động nghiên cứu, góp ý xây dựng về nội dung và kỹ thuật lập pháp, giúp Đoàn thanh niên hoàn chỉnh tốt dự thảo luật thanh niên trước khi trình Hội đồng Nhà nước và Quốc hội thông qua, giúp Đoàn thanh niên trong việc thi hành Luật thanh niên khi luật được ban hành.
- Phối hợp với Đoàn thanh niên, ngành tư pháp chủ động tổ chức các hội thảo chuyên đề về pháp luật và thanh niên, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo luật thanh niên động viên tuổi trẻ và cán bộ ngành tư pháp phát huy tinh thần làm chủ tập thể góp phần tích cực trong việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho đoàn viên và thanh niên.
II. NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP THỰC HIỆN.
A- Nguyên tắc phối hợp.
- Đoàn thanh niên và ngành tư pháp chủ động đề xuất những vấn đề pháp luật cần thiết để giáo dục thanh niên, chủ động phối hợp trong việc vạch kế hoạch tuyên truyền giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng và yêu cầu thực tế của địa phương.
- Trên cơ sở kế hoạch tuyên truyền giáo dục pháp luật đã được bàn thống nhất, Đoàn thanh niên chủ động chỉ đạo và quản lý việc học tập và giảng dạy pháp luật, chỉ đạo hoạt động pháp luật của Đoàn.
Ngành tư pháp chủ động phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức biên soạn các bài giảng, cung cấp tài liệu, giúp Đoàn thanh niên đào tạo đội ngũ báo cáo viên pháp luật trẻ tuổi phục vụ các đợt học tập, bồi dưỡng pháp luật của Đoàn, đồng thời chủ động phối hợp với Đoàn thanh niên theo dõi, hướng dẫn các hoạt động pháp luật của Đoàn, đặc biệt quan tâm giúp Đoàn thanh niên hoàn chỉnh Dự thảo luật thanh niên và các văn bản pháp luật khác về việc thi hành luật thanh niên…
B- Biện pháp phối hợp.
- Đoàn thanh niên và ngành tư pháp ở Trung ương, tỉnh và huyện cử cán bộ chuyên trách giúp lãnh đạo theo dõi chỉ đạo việc thực hiện nghị quyết liene tỉnh, đề xuất các kế hoạch tuyên truyền giáo dục pháp luật trong đoàn viên và thanh niên, đồng thời tổ chức triển khai kế hoạch sau khi đã trao đổi nhất trí giữa Đoàn thanh niên và ngành tư pháp cùng cấp.
Để có chương trình kế hoạch phối hợp kịp thời trong việc tuyên truyền giáo dục những vấn đề pháp luật mới đặt ra trong đoàn viên và thanh niên, Đoàn thanh niên hoặc ngành tư pháp có trách nhiệm tham dự các cuộc họp, các hoạt động cần thiết có liên quan đến yêu cầu trên do bên kia tổ chức.
- Hai bên thường kỳ họp bàn xây dựng điển hình, nhân điển hình ra diện, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm sự phối hợp, quyết định phương hướng, kế hoạch giáo dục pháp luật cho đoàn viên và thanh niên trong từng thời gian.
- Hai bên thường xuyên phối hợp với các ngành thông tin, văn hoá, giới thiệu các gương điển hình tiên tiến trong việc thi hành pháp luật, phối hợp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thi viết, vẽ, sáng tác thơ ca, tiểu phẩm văn hóa nghệ thuật có nội dung pháp luật, tổ chức triển lãm, thư viện, câu lạc bộ pháp luật nhằm tuyên truyền giáo dục pháp luật, lôi cuốn thanh niên làm những việc có ích cho xã hội.
Để nghị quyết này được thực hiện có hiệu quả, Đoàn thanh niên và ngành tư pháp cần tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, uỷ ban nhân dân các cấpm trên cơ sở nghiên cứu, quán triệt nghị quyết của Bộ Chính trị trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên Nghị quyết 08 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về Giá - Lương - Tiền, phổ biến nghị quyết liên tịch giữa Ban Bí thư Trung ương Đoàn và Bộ Tư pháp đến tận cơ sở Đoàn và Ban Tư pháp xã, phường.
Đoàn thanh niên và ngành tư pháp sẽ phối hợp nghiên cứu chỉ đạo hoạt động của đoàn viên, thanh niên tập trung vào một số mặt công tác trước mắt nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Trung ương, tổ chức tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong đoàn viên và thanh niên về Bộ luật hình sự, trên cơ sở đó, giúp họ nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm sống và làm việc theo pháp luật./.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Vũ Mão

Phan Hiền

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.