CHỈ THỊ CỦA UBND TỈNH LÀO CAI
Về việc giao và tăng cường công tác Thi hành án dân sự
________________________________
1/01/clip_image001.gif" alt="" />Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết về việc bàn giao công tác thi hành án dân sự từ Tòa án nhân dân các cấp sang cơ quan Chính phủ vào tháng 6 năm 1993.
Để thực hiện nghị quyết của Quốc hội và thi hành Nghị định số 30/CP ngày 02/6/1993 của Chính phủ về tổ chức nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan quản lý công tác Thi hành án dân sự. Cơ quan Thi hành án dân sự và chấp hành viên. Nghị định 38/CP ngày 04/6/1993 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của hệ thống Bộ Tư pháp. Chỉ thị số 266/TTG ngày 02/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai bàn giao và tăng cường công tác thi hành án dân sự. Thông tư số 555/TT-THA ngày 10/6/1993 của Bộ tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về công tác thi hành án dân sự.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai thực hiện một số nội dung sau đây:
1. Tổ chức bàn giao công tác thi hành án dân sự:
- Nhanh chóng thành lập, ổn định tổ chức phòng thi hành án thuộc Sở tư pháp và các đội thi hành án thuộc phòng tư pháp các huyện, thị trong tháng 6 năm 1993, để tiếp nhận việc bàn giao công tác thi hành án dân sự.
- Đối với các huyện, thị hiện nay chưa có Phòng tư pháp thì ủy ban nhân dân các huyện, thị cần lập ngay phòng Tư pháp. Bố trí sắp xếp cán bộ có năng lực để bổ nhiệm trưởng, phó phòng tư pháp huyện thị làm công tác tư pháp của địa phương và quản lý đội thi hành án.
2. Thành lập ban chỉ đạo bàn giao công tác thi hành án ở tỉnh và các huyện thị.
2.1. Ban chỉ đạo tỉnh gồm có:
Một đồng chí phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban.
Giám đốc Sở Tư pháp, Chánh án hoặc phó Chánh án tòa án nhân dân tỉnh làm phó trưởng ban.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Ban tổ chức chính quyền, Sở tài chính vật giá, Chi cục kho bạc nhà nước làm ủy viên.
Ban chỉ đạo bàn giao của tỉnh Lào Cai có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát việc bàn giao công tác thi hành án giữa Tòa án nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp Lào Cai. Hướng dẫn chỉ đạo việc bàn giao công tác thi hành án dân sự các huyện, thị trong tỉnh.
2.2. Ở các huyện thị thành lập ban chỉ đạo bàn giao gồm có:
- Một đồng chí phó Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, thị làm trưởng ban.
- Trưởng phòng Tư pháp, Chánh án tòa án nhân dân huyện, thị làm phó trưởng ban
- Mời đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Phòng tài chính vật giá, Chi nhánh kho bạc làm ủy viên.
Ban chỉ đạo bàn giao các huyện, thị có trách nhiệm chỉ đạo việc bàn giao công tác thi hành án dân sự giữa Tòa án với phòng tư pháp huyện, thị.
3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi, bố trí trụ sở, phương tiện làm việc và dự toán kinh phí cấp kinh phí bàn giao và các việc cần thiết khác cho công tác này. Chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 1993 phải tiến hành bàn giao xong công tác thi hành án dân sự trên toàn địa bàn tỉnh Lào cai.
- Giao cho Sở Tư pháp Lào Cai cung cấp tài liệu, lập kế hoạch triển khai, soạn thảo các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các huyện, thị thực hiện việc bàn giao công tác thi hành án dân sự. Tổng hợp báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp.
4. Về tăng cường công tác thi hành án dân sự trong 6 tháng cuối năm 1993:
- Tập trung chỉ đạo, huy động lực lượng và phương tiện cần thiết để tổ chức việc thi hành án trong tỉnh.
Thi hành dứt điểm số bản án, quyết định dân sự tồn đọng từ trước đến nay chưa được thi hành. Cần lựa chọn một số bản án mà đương sự có điều kiện thi hành nhưng chây ỳ, chống đối việc thi hành án, để tập trung chỉ đạo, tổ chức việc cưỡng chế, đồng thời phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật đưa ra xét xử lưu động một số vụ chống đối, cản trở việc thi hành án để làm gương cho người khác.
Đối với những bản án, quyết định không có hoặc chưa có điều kiện thi hành, thì xem xét ra quyết định hoãn, tạm thời đình chỉ, trả lại đơn yêu cầu theo quy định của phap lệnh thi hành án dân sự.
Phấn đấu giảm tỷ lệ án tồn đọng ở mức thấp nhất tạo ra một bước chuyển biến rõ rệt trong công tác thi hành án dân sự ở địa phương.
Các cơ quan thông tin đại chúng cần tổ chức tuyên, truyền phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật. Thi hành nghiêm chỉnh các bản án, quyết định của Tòa án, góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và của công dân.