• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 14/05/1958
  • Ngày hết hiệu lực: 14/01/1982
QUỐC HỘI
Số: 109-SL/L11
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Dương, ngày 31 tháng 5 năm 1958

 

LUẬT

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ PHỤC VỤ CỦA SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

(Đã được Quốc hội biểu quyết trong phiên họp ngày 29-4-1958)

Để đẩy mạnh việc xây dựng Quân đội nhân dân tiến lên chính quy và hiện đại, tăng cường lực lượng Quốc phòng, bảo đảm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, phục vụ nhân dân;

Để xác định nhiệm vụ, quyền hạn, vinh dự cho cán bộ trong Quân đội, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và ý thức kỷ luật của cán bộ và chiến sĩ;

Nay quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:

 

CHƯƠNG I

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1.

Những quân nhân thuộc các cấp Tướng, cấp Tá, cấp Uý đều gọi là sĩ quan.

Điều 2.

Về phương diện nghiệp vụ trong Quân đội, sĩ quan chia ra các loại như sau:

- Sĩ quan chỉ huy

- Sĩ quan chính trị

- Sĩ quan hậu cần

- Sĩ quan kỹ thuật

- Sĩ quan quân y và thú y

- Sĩ quan quân pháp

- Sĩ quan hành chính.

Điều 3.

Về phương diện điều kiện phục vụ, sĩ quan gồm có sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.

- Sĩ quan tại ngũ có sĩ quan tại ngũ ở đơn vị và sĩ quan tại ngũ biệt phái.

- Sĩ quan dự bị chia ra hai hạng: sĩ quan dự bị hạng 1 và sĩ quan dự bị hạng 2, theo hạn tuổi phục vụ cao nhất quy định ở điều 39 dưới đây.

Điều 4.

Những người sau đây được lấy để bổ sung cho sĩ quan tại ngũ:

1) Trong thời bình:

a) Quân nhân tốt nghiệp ở các trường đào tạo sĩ quan của Bộ Quốc phòng.

b) Sĩ quan dự bị được gọi ra từng người.

2) Trong thời chiến:

a) Sĩ quan dự bị được tổng động viên.

b) Quân nhân tốt nghiệp ở các trường đào tạo sĩ quan của Bộ Quốc phòng.

c) Hạ sĩ quan và binh sĩ trong khi chiến đấu đã tỏ ra anh dũng, linh hoạt, lập được chiến công, hoặc trong công tác có thành tích xuất sắc.

d) Cán bộ công tác ở các ngành ngoài Quân đội được Bộ Quốc phòng trưng tập.

Điều 5.

Sĩ quan dự bị gồm có:

a) Những sĩ quan được xếp vào ngạch dự bị theo điều 30.

b) Những hạ sĩ quan đã hết hạn tại ngũ trước khi chuyển sang dự bị, hoặc trong thời gian dự bị mà trúng tuyển kỳ thi sĩ quan dự bị và được phong cấp Thiếu uý dự bị.

c) Những học sinh tốt nghiệp các trường Đại học và kỹ thuật chuyên nghiệp trúng tuyển kỳ thi sĩ quan dự bị, hoặc có trí thức chuyên môn có thể đảm nhiệm được chức vụ trong Quân đội và được phong cấp bậc sĩ quan dự bị.

 

CHƯƠNG II

QUÂN HÀM VÀ CHỨC VỤ CỦA SĨ QUAN

MỤC 1

QUÂN HÀM CỦA SĨ QUAN

Điều 6.

Hệ thống quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm các cấp bậc sau đây:

1) Tướng: Đại tướng

Thượng tướng

Trung tướng

Thiếu tướng.

2) Tá: Đại tá

Thượng tá

Trung tá

Thiếu tá.

3) Uý: Đại uý

Thượng uý

Trung uý

Thiếu uý.

Chuẩn uý chưa phải là sĩ quan, mới là một cấp chuẩn bị lên sĩ quan.

Điều 7.

Việc xét phong cấp bậc quân hàm cho cán bộ căn cứ vào phẩm chất chính trị, năng lực nghiệp vụ, cấp bậc và chức vụ hiện tại, thành tích phục vụ trong Quân đội và công lao đối với Cách mạng của cán bộ.

Điều 8.

Có thể được phong Thiếu uý:

1) Những quân nhân tốt nghiệp ở các Trường đào tạo sĩ quan của Bộ Quốc phòng.

2) Những hạ sĩ quan và binh sĩ khi chiến đấu đã tỏ ra anh dũng, linh hoạt, lập được chiến công hoặc trong công tác có thành tích xuất sắc.

Những cán bộ công tác ở các ngành ngoài Quân đội được Bộ Quốc phòng trưng tập thì có thể được phong cấp bậc Thiếu uý hoặc phong một cấp bậc cao hơn.

Điều 9.

Quyền phong cấp bậc cho sĩ quan quy định như sau:

- Chủ tịch nước phong các cấp bậc Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng và Đại tướng.

- Thủ tướng Chính phủ phong các cấp bậc Thượng tá và Đại tá.

- Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng phong các cấp bậc Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý, Thiếu tá và Trung tá.

Điều 10.

Việc xét thăng cấp bậc cho sĩ quan căn cứ vào niên hạn ở cấp bậc quân hàm hiện tại, phẩm chất chính trị, năng lực nghiệp vụ, thành tích chiến đấu và công tác.

Điều 11.

Niên hạn tối thiểu của sĩ quan tại ngũ để xét việc thăng cấp bậc ấn định như sau:

- Từ Thiếu uý lên Trung uý 3 năm

- Từ Trung uý lên Thượng uý 3 năm

- Từ Thượng uý lên Đại uý 4 năm

- Từ Đại uý lên Thiếu tá 4 năm

- Từ Thiếu tá lên Trung tá 4 năm

- Từ Trung tá lên Thượng tá 4 năm

- Từ Thượng tá lên Đại tá 5 năm

Từ cấp Đại tá trở lên thì việc thăng cấp bậc căn cứ vào nhu cầu của Quân đội, đức tài và thành tích của sĩ quan mà quyết định.

Điều 12.

Thời gian sĩ quan học tập tại các trường quân sự được tính vào niên hạn thăng cấp bậc.

Điều 13.

Những sĩ quan có công trạng, thành tích đặc biệt về chiến đấu hoặc công tác có thể được xét thăng cấp trước khi đủ niên hạn.

Điều 14.

Những sĩ quan đã đủ niên hạn để xét thăng cấp bậc nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để được thăng cấp bậc như đã nói ở điều 10 thì có thể được kéo dài niên hạn từ một năm đến ba năm. Sau thời hạn này nếu vẫn không đủ điều kiện để được thăng cấp bậc thì sĩ quan sẽ chuyển sang ngạch dự bị.

Điều 15.

Quyền thăng cấp bậc cho sĩ quan quy định như sau:

- Chủ tịch nước quyết định cho thăng lên các cấp bậc Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng và Đại tướng.

- Thủ tướng Chính phủ quyết định cho thăng lên các cấp bậc Thượng tá, Đại tá.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định cho thăng lên các cấp bậc Thượng uý, Đại uý, Thiếu tá, Trung tá.

- Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các Tổng Cục, Tổng thanh tra Quân đội và các cấp tương đương quyết định cho thăng lên Trung uý đối với những Thiếu uý thuộc quyền và thăng lên Thượng uý đối với những Trung uý thuộc quyền.

- Tư lệnh và Chính uỷ Quân Khu quyết định cho thăng lên Trung uý đối với những Thiếu uý thuộc quyền; Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng có thể uỷ quyền cho Tư lệnh và Chính uỷ Quân khu quyết định cho thăng lên Thượng uý đối với những Trung uý thuộc quyền.

Điều 16.

Mỗi lần thăng cấp bậc, sĩ quan chỉ được thăng lên một bậc. Trường hợp đặc biệt cần thăng vượt bậc thì từ Thiếu uý đến Trung tá do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định; từ Trung tá đến Đại tá do Thủ tướng Chính phủ quyết định, từ Thiếu tướng trở lên do Chủ tịch nước quyết định.

Điều 17.

Cấp có thẩm quyền cho thăng lên cấp bậc nào thì có thẩm quyền giáng đối với cấp bậc ấy. Mỗi khi quyết định giáng cấp bậc chỉ được giáng xuống một bậc. Trường hợp phải giáng xuống nhiều bậc thì đối với các sĩ quan từ Thiếu tướng đến Đại tướng do Chủ tịch nước quyết định; từ Thượng tá đến Đại tá do Thủ tướng Chính phủ quyết định; từ Trung tá trở xuống do Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng quyết định. Kỷ luật giáng cấp bậc không áp dụng đối với Thiếu uý.

Điều 18.

Đối với sĩ quan bị giáng cấp bậc, niên hạn thăng ở cấp bậc mới tính từ ngày bị giáng cấp bậc.

Những sĩ quan bị giáng cấp bậc sau đã sửa chữa sai lầm, hoặc đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu hoặc trong công tác, thì có thể được rút ngắn niên hạn thăng cấp bậc.

Điều 19.

Những sĩ quan tại ngũ hoặc sĩ quan dự bị phạm pháp bị toà án xử phạt tù thì có thể bị tước quân hàm sĩ quan. Việc tước quân hàm sĩ quan ở cấp nào do cấp có thẩm quyền phong hay thăng cấp ấy quyết định.

Điều 20.

Những người bị tước quân hàm sĩ quan theo điều 19, sau khi đã hết hạn tù, thì tuỳ theo nhu cầu của Quân đội có thể được gọi ra tiếp tục phục vụ trong Quân đội, và có thể tuỳ theo tính chất sai lầm trong khi phạm pháp, mức độ cải tạo và năng lực công tác của sĩ quan mà được phong một cấp bậc thích đáng.

 

MỤC 2

CHỨC VỤ CỦA SĨ QUAN

Điều 21.

Mỗi cấp bậc quân hàm có một chức vụ tương đương trong biên chế.

Hệ thống chức vụ trong biên chế của Quân đội do Chính phủ ấn định căn cứ vào tình hình tổ chức cụ thể của Quân đội trong từng giai đoạn.

Điều 22.

Việc bổ nhiệm sĩ quan vào các chức vụ trong biên chế Quân đội căn cứ vào phẩm chất chính trị, năng lực nghiệp vụ của mỗi người. Việc bổ nhiệm sĩ quan vào các chức vụ trong biên chế Quân đội căn cứ vào nhu cầu của biên chế.

Điều 23.

Quyền bổ nhiệm chức vụ, giáng chức vụ và bãi chức vụ đối với sĩ quan qui định như sau:

1- Chủ tịch nước quyết định đối với các chức vụ: Tổng Tư lệnh, Tổng Tham mưu trưởng và Tổng Tham mưu phó, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm các Tổng cục, Tổng Thanh tra và Phó Tổng Thanh tra Quân đội, Tư lệnh, Chính uỷ quân khu và các cấp tương đương.

2- Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với các chức vụ Quân khu phó, Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm chính trị quân khu, Sư đoàn trưởng, Chính uỷ sư đoàn, Sư đoàn phó và các cấp tương đương.

3- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với các chức vụ từ Trung đoàn trưởng, Chính uỷ Trung đoàn trở xuống. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể uỷ quyền cho Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các Tổng cục, Tư lệnh và Chính uỷ quân khu và các cấp tương đương quyết định đối với các chức vụ từ Tiểu đoàn trưởng trở xuống.

Điều 24.

Vì nhu cầu công tác hoặc vì lý do sức khoẻ một sĩ quan có thể được giao cho giữ một chức vụ thấp hơn chức vụ tương đương với quân hàm của mình. Nhưng trường hợp này không phải là giáng chức, sĩ quan vẫn giữ nguyên cấp bậc cũ.

Điều 25.

Trong trường hợp khẩn cấp, Thủ trưởng đơn vị từ cấp Trung đoàn trưởng trở lên có quyền quyết định đình chỉ chức vụ đối với các sĩ quan thuộc quyền dưới mình hai cấp, và có quyền chỉ định người khác thay thế, nhưng phải báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền xét duyệt.

Điều 26.

Những sĩ quan tại ngũ được Bộ Quốc phòng cử đến các ngành ngoài Quân đội để phụ trách những công tác có tính chất quân sự hoặc liên quan đến Quốc phòng gọi là sĩ quan tại ngũ biệt phái.

Điều 27.

Các ngành ngoài Quân đội, khi muốn thay đổi công tác của sĩ quan tại ngũ biệt phái đến công tác ở ngành mình thì phải được Bộ Quốc phòng đồng ý.

Bộ Quốc phòng có quyền thay đổi sĩ quan tại ngũ biệt phái hoặc rút về phục vụ trong Quân dội.

Điều 28.

Sĩ quan tại ngũ biệt phái có những nghĩa vụ và quyền lợi như các sĩ quan tại ngũ khác.

Sĩ quan tại ngũ biệt phái có nhiệm vụ tham gia những lớp huấn luyện quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Lương và phụ cấp sĩ quan tại ngũ biệt phái do cơ quan sử dụng đài thọ căn cứ vào chức vụ giao cho sĩ quan đảm nhiệm, nhưng không được thấp hơn tiêu chuẩn mà sĩ quan đã được hưởng trước kia trong Quân đội.

 

CHƯƠNG III

SĨ QUAN XUẤT NGŨ, CHUYỂN SANG DỰ BỊ,

GIẢI NGẠCH DỰ BỊ

Điều 29.

Sĩ quan tại ngũ ở vào một trong những trường hợp dưới đây được cấp có thẩm quyền chuẩn y thì được xuất ngũ:

1) Quá tuổi tại ngũ ấn định ở điều 39.

2) Không còn đủ điều kiện sức khoẻ để tiếp tục công tác tại ngũ.

3) Quân đội thực hiện việc chỉnh biên, giảm bớt quân số.

4) Được chuyển ngành đi nhận công tác khác ngoài Quân đội.

5) Thiếu khả năng chuyên môn hoặc những điều kiện cần thiết để tiếp tục công tác tại ngũ.

6) Bản thân sĩ quân yêu cầu và được cấp có thẩm quyền chuẩn y.

Điều 30.

Sĩ quan xuất ngũ nhưng còn đủ điều kiện về các mặt tuổi, sức khoẻ và khả năng để phục vụ trong ngạch dự bị, và được cấp có thẩm quyền chuẩn y, thì được xếp vào ngạch dự bị.

Điều 31.

Sĩ quan dự bị có nhiệm vụ tham gia những lớp huấn luyện quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Điều 32.

Sĩ quan dự bị khi tham gia các lớp huấn luyện quân sự, nếu có thành tích xuất sắc, có thể được thăng cấp quân hàm.

Điều 33.

Trong thời gian tham gia các lớp huấn luyện quân sự, nếu sĩ quan dự bị phạm tội thì do Toà án binh xét xử.

Điều 34.

Trong thời chiến, sĩ quan dự bị được gọi ra từng phần hoặc toàn bộ để phục vụ tại ngũ theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc các cấp được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng uỷ quyền. Trong thời bình, tuỳ theo nhu cầu của Quân đội, sĩ quan dự bị có thể được gọi ra từng người phục vụ tại ngũ.

Điều 35.

Sĩ quan dự bị ở vào một trong những trường hợp dưới đây và được cấp có thẩm quyền chuẩn y thì được phép giải ngạch dự bị:

1) Đã phục vụ đến hết hạn tuổi dự bị hạng 2 của cấp bậc mình.

2) Bị bệnh, bị thương, bị tàn phế, không thể phục vụ được nữa.

Điều 36.

Sĩ quan xuất ngũ, sĩ quan dự bị và sĩ quan giải ngạch dự bị vẫn được giữ danh hiệu cấp bậc quân hàm cũ của mình.

Điều 37.

Các cấp sau đây có quyền chuẩn y cho sĩ quan xuất ngũ, chuyển sang dự bị hoặc giải ngạch dự bị.

1) Chủ tịch nước quyết định đối với các cấp bậc Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng và Đại tướng.

2) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với các cấp bậc Thượng tá và Đại tá.

3) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với các cấp bậc Thượng uý, Đại uý, Thiếu tá và Trung tá.

4) Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các Tổng Cục, Tổng Thanh tra Quân đội và các cấp tương đương quyết định đối với những thiếu uý, Trung uý và Thượng uý thuộc quyền.

5) Tư lệnh và Chính uỷ Quân khu, hoặc các cấp tương đương quyết định đối với những thiếu uý và Trung uý thuộc quyền. Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng Quân khu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể uỷ quyền cho Tư lệnh và Chính uỷ Quân khu quyết định đối với những Thượng uý thuộc quyền.

 

CHƯƠNG IV

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA SĨ QUAN

Điều 38.

Sĩ quan có nghĩa vụ và quyền lợi công dân quy định trong hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Điều 39.

Hạn tuổi phục vụ cao nhất của các sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị ấn định như sau:

 

Cấp bậc

Tại ngũ

Dự bị hạng 1

Dự bị hạng 2

a) Sĩ quan lục quân:

Thiếu uý

33 tuổi ³

43 tuổi ³

48 tuổi

Trung uý

33 - ³

43 - ³

48 -

Thượng uý

38 - ³

48 - ³

52 -

Đại uý ³

38 - ³

48 - ³

53 -

Thiếu tá

43 - ³

53 - ³

58 -

Trung tá

48 - ³

58 - ³

63 -

Thượng tá

50 - ³

58 - ³

63 -

Đại tá ³

50 - ³

58 - ³

63 -

Thiếu tướng ³

55 - ³

60 - ³

65 -

b) Sĩ quan hải quân và không quân

Thiếu uý

38 - ³

43 - ³

48 -

Trung uý

38 - ³

43 - ³

48 -

Thượng uý

43 - ³

48 - ³

53 -

Đại uý ³

43 - ³

48 - ³

53 -

Thiếu tá

48 - ³

53 - ³

58 -

Trung tá

53 - ³

58 - ³

63 -

Thượng tá

53 - ³

58 - ³

63 -

Đại tá ³

55 - ³

58 - ³

63 -

Thiếu tướng ³

58 - ³

60 - ³

65 -

 

Từ Trung tướng trở lên không ấn định hạn tuổi phục vụ cao nhất.

Hạn tuổi phục vụ cao nhất của các loại sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân y và thú y do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ấn định.

Điều 40.

Tuỳ theo sự cần thiết của Quân đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền kéo dài thời hạn tại ngũ của từng sĩ quan từ cấp bậc Thiếu uý đến cấp bậc Đại tá đến hết hạn dự bị hạng 2 của mỗi cấp bậc sĩ quan. Đối với cấp bậc Thiếu tướng, nếu cần kéo dài thời hạn tại ngũ, thì phải được Thủ tướng Chính phủ chuẩn y.

Điều 41.

Trong thời bình, sĩ quan tại ngũ được nghỉ phép theo chế độ hàng năm. Khi có tuyên bố tình trạng chiến tranh thì tất cả các sĩ quan đang nghỉ phép phải tức khắc trở về đơn vị của mình. Người nào làm trái với điều này sẽ bị thi hành kỷ luật.

Điều 42.

Sĩ quan cấp bậc quân hàm cao là cấp trên của sĩ quan cấp bậc quân hàm thấp hơn. Trường hợp một sĩ quan mà chức vụ phụ thuộc vào một sĩ quan khác ở cấp bậc quân hàm thấp hơn hoặc ngang cấp bậc mình, thì người giữ chức vụ phụ thuộc này là cấp dưới của người giữ chức vụ cao.

Điều 43.

Khi cấp trên giao công tác, nếu sĩ quan không nhận nhiệm vụ hoặc trì hoãn thời hạn nhận nhiệm vụ mà không có lý do chính đáng, thì sẽ bị thi hành kỷ luật.

Điều 44.

Sĩ quan lập được công trạng sẽ được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen hay danh hiệu vinh dự theo các thể lệ hiện nay.

Điều 45.

Sĩ quan phải đeo đúng cấp hiệu của cấp bậc mình. Những sĩ quan dự bị chỉ mang cấp hiệu của mình trong khi tham dự các lớp huấn luyện quân sự. Người nào trái với điều này sẽ bị thi hành kỷ luật. Mẫu quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của sĩ quan do Chính phủ ấn định.

Điều 46.

Những điểm về kỷ luật nói ở điều 41, 43 và 45 trên đây sẽ do Chính phủ quy định trong quy chế Quân đội.

 

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47.

Sắc lệnh số 116/SL ngày 25 tháng 1 năm 1948 đặt một hệ thống quân hàm, sắc lệnh số 131/SL ngày 15 tháng 2 năm 1948 phân hạng và định hạn thăng cấp cho các Đại uý, Thiếu tá và Trung tá trong Quân đội quốc gia Việt Nam và các điều khoản trong các luật lệ khác ban hành trước đây trái với luật này đều bãi bỏ.

Điều 48.

Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật này./.

 

Hồ Chí Minh

(Đã ký)

 

Chủ tịch nước

(Đã ký)

 

Hồ Chí Minh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.