Sign In

QUYẾT ĐỊNH

 Về việc ban hành Quy chế khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội

_______________________________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2005 và Luật sửa đi, bổ sung một sđiều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sđiều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đi, bsung một sđiều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sđiều của Nghị định s42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đi, bsung một sđiều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;

Căn cứ Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2997/TTr-SNV ngày 09/12/2016.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Bãi bỏ Quyết định số 105/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố ngày 27/9/2007 về việc ban hành Quy chế xét tặng Cúp Thăng Long.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, đơn vị trực thuộc Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; các tập thể, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban TĐKT TW;
- Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ;
- Cục kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- Đoàn ĐBQH Hà Nội;
- Chủ tịch UBND TP;
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Thành viên HĐTĐKT TP;
- Cổng Giao tiếp điện tử TP;
- VPUB: CPVP, các phòng: TH, NC, THCB;
- Lưu: VT, BTĐ.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chung

 

QUY CHẾ

 Khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 26/01/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định đối tượng, nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, doanh nhân; trách nhiệm của các cơ quan quản lý, đơn vị có liên quan đối với công tác khen thưởng doanh nghiệp và doanh nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Các nội dung về thi đua, khen thưởng khác không quy định trong Quy chế này được thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản pháp luật hiện hành.

Điều 2. Đối tượng khen thưởng

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật các Tổ chức tín dụng (gọi chung là doanh nghiệp) hiện đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Không xét Cờ thi đua của Chính phủ đối với doanh nghiệp trực thuộc Bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố.

2. Người đứng đầu doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp (gọi chung là doanh nhân).

Điều 3. Mục đích, nguyên tắc xét khen thưởng

1. Mục đích khen thưởng:

a) Nhằm ghi nhận và tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.

b) Tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua trong cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

2. Nguyên tắc xét khen thưởng:

Nguyên tắc xét khen thưởng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Thi đua, Khen thưởng, Điều 2 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ và theo nguyên tắc sau:

a) Doanh nghiệp đề nghị khen thưởng phải có thời gian hoạt động theo quy định của pháp luật từ 03 năm liên tục trở lên tính đến năm xét khen thưởng; đối với doanh nghiệp đề nghị xét tặng Giải thưởng “Cúp Thăng Long” phải có thời gian hoạt động từ 05 năm liên tục trở lên tính đến năm xét khen thưởng.

b) Khen thưởng phải đảm bảo cơ cấu hợp lý theo các nhóm, ngành kinh doanh; khuyến khích khen thưởng doanh nghiệp có thành tích xuất sắc theo các chuyên đề: nộp ngân sách; xuất khẩu; đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; bảo vệ môi trường; sử dụng lao động hiệu quả; đóng góp an sinh xã hội hoặc thực hiện nhiệm vụ chính trị khác của Thành phố.

c) Trường hợp trong cùng thời điểm, doanh nghiệp đạt nhiều tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Quy chế này, thì xét chọn một hình thức khen thưởng cao nhất.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giải thưởng “Cúp Thăng Long” là hình thức ghi nhận, tôn vinh của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đối với doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô. Giải thưởng được xét tặng hai năm một lần vào các năm chẵn, dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (ngày 13/10). Doanh nghiệp đạt giải sẽ được Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Bằng chứng nhận và Cúp Thăng Long.

2. Ban Tư vấn xét khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân là tổ chức tư vấn giúp Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, lựa chọn những doanh nghiệp, doanh nhân đủ tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng, gồm đại diện Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ), Liên đoàn Lao động Thành phố, Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo hiểm xã hội Thành phố, Cục Thuế, Cục Thống kê, Cục Hải quan, Công an Thành phố, Thanh tra Thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội, trong đó Ban Thi đua - Khen thưởng là cơ quan thường trực.

Điều 5. Các trường hợp không xét khen thưởng

1. Doanh nghiệp vi phạm chế độ tài chính, thuế, lao động, bảo hiểm xã hội, môi trường;

2. Để xảy ra tai nạn lao động, cháy nổ gây thiệt hại về người và tài sản;

3. Để xảy ra đình công, mất đoàn kết, khiếu kiện tập thể;

4. Không tham gia các hoạt động xã hội, không đóng góp các quỹ xã hội, từ thiện nhân đạo;

5. Vi phạm sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng;

6. Bị khiếu nại, tố cáo, truy tố hình sự;

7. Không trung thực trong kê khai thành tích báo cáo, chấm điểm đề nghị khen thưởng;

Chương II

TIÊU CHUẨN, SỐ LƯỢNG KHEN THƯỞNG

Điều 6. Tiêu chuẩn chung

1. Tổ chức sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển bền vững;

2. Chấp hành đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về tài chính, thuế và các khoản thu ngân sách theo quy định của pháp luật;

3. Đảm bảo đời sống, việc làm ổn định cho người lao động, thực hiện tốt các chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động;

4. Thực hiện tốt công tác đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật về sở hữu trí tuệ;

5. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ và các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

6. Tích cực tham gia đóng góp các quỹ xã hội, từ thiện nhân đạo, tham gia các phong trào do địa phương nơi doanh nghiệp đóng trên địa bàn phát động.

Các tiêu chuẩn trên đây sẽ được cụ thể hóa bằng Bảng tiêu chí chấm điểm doanh nghiệp (Phụ lục số 1) ban hành kèm theo Quy chế này.

Điều 7. Tiêu chuẩn xét tặng Cờ thi đua của Chính phủ

Cờ thi đua của Chính phủ xét tặng hàng năm cho doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số các doanh nghiệp tiêu biểu dẫn đầu nhóm, ngành kinh doanh, đạt tiêu chuẩn tặng Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố và đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 25 Luật Thi đua, Khen thưởng; Điều 6 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ.

Điều 8. Tiêu chuẩn xét tặng Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố

Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố xét tặng hàng năm cho doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc dẫn đầu, đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Quy chế này và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

1. Chấm điểm đạt từ 90 điểm trở lên theo Bảng tiêu chí chấm điểm doanh nghiệp (Phụ lục số 1); được lựa chọn (theo điểm chấm từ cao xuống thấp) trong số các doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc tại Bảng xét khen thưởng theo nhóm, ngành kinh doanh (Phụ lục số 2).

2. Có thành tích xuất sắc dẫn đầu chuyên đề: nộp ngân sách; xuất khẩu; đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; bảo vệ môi trường; sử dụng lao động hiệu quả; đóng góp an sinh xã hội hoặc thực hiện nhiệm vụ chính trị khác của Thành phố, được bình xét, đề nghị khen thưởng tại Bảng xét khen thưởng theo chuyên đề doanh nghiệp (Phụ lục số 3).

Điều 9. Tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố

1. Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố xét tặng hàng năm cho doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Quy chế này và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Chấm điểm đạt từ 80 điểm trở lên theo Bảng tiêu chí chấm điểm doanh nghiệp (Phụ lục số 1); được lựa chọn (theo điểm chấm từ cao xuống thấp) trong số các doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc tại Bảng xét khen thưởng theo nhóm, ngành kinh doanh (Phụ lục số 2).

b) Có thành tích xuất sắc theo chuyên đề: nộp ngân sách; xuất khẩu; đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; bảo vệ môi trường; sử dụng lao động hiệu quả; đóng góp an sinh xã hội hoặc thực hiện nhiệm vụ chính trị khác của Thành phố, được lựa chọn, đề nghị khen thưởng tại Bảng xét khen thưởng theo chuyên đề doanh nghiệp (Phụ lục số 3).

2. Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố xét tặng cho doanh nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Doanh nghiệp mà doanh nhân đang quản trị, điều hành được khen thưởng theo quy định tại Điều 7, Điều 8, khoản 1 Điều 9 Quy chế này;

b) Có thời gian tham gia quản trị, điều hành doanh nghiệp liên tục từ 3 năm trở lên;

c) Năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trong điều hành doanh nghiệp; khuyến khích đổi mới, sáng tạo trong doanh nghiệp;

d) Có uy tín và ảnh hưởng tích cực trong doanh nghiệp, là nòng cốt đoàn kết trong tập thể lãnh đạo doanh nghiệp;

e) Bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Điều 10. Tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng “Cúp Thăng Long”

1. Giải thưởng “Cúp Thăng Long” xét tặng cho doanh nghiệp có hai năm liên tục đạt điểm từ 80 điểm trở lên và đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 7 Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp.

2. Ủy ban nhân dân Thành phố giao Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) xây dựng hướng dẫn cụ thể của mỗi lần tổ chức xét tặng Giải thưởng “Cúp Thăng Long”.

Điều 11. Số lượng khen thưởng

Số lượng doanh nghiệp được khen thưởng không quá số lượng quy định tại Phụ lục số 2 và Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Quy chế này. Trường hợp đặc biệt, căn cứ kết quả thành tích của doanh nghiệp đóng góp cho Thành phố, số lượng khen thưởng có thể thay đổi, Ban Thi đua - Khen thưởng báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.

Chương III

THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG

Điều 12. Tuyến trình khen thưởng

Mỗi doanh nghiệp chỉ thực hiện một tuyến trình khen thưởng, cụ thể:

1. Doanh nghiệp là Tổng công ty, Công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con, doanh nghiệp trong Cụm thi đua trực thuộc Thành phố: thực hiện trình trực tiếp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (qua Ban Thi đua - Khen thưởng).

2. Doanh nghiệp thực hiện trình khen qua sở, ngành, Đảng ủy khối, hiệp hội doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã:

a) Doanh nghiệp nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội trình khen qua sở, ngành quản lý nhà nước về lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp;

b) Doanh nghiệp nộp thuế tại chi cục thuế quận, huyện, thị xã trình khen qua Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã;

c) Doanh nghiệp trực thuộc Đảng ủy khối hoặc là thành viên của hiệp hội doanh nghiệp thuộc Thành phố: trình khen qua Đảng ủy khối, hiệp hội doanh nghiệp;

d) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở trong khu công nghiệp và chế xuất trình khen qua Ban Quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở ngoài khu công nghiệp và chế xuất trình khen qua Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

3. Trường hợp đề nghị khen thưởng theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 và điểm b Khoản 1 Điều 9 Quy chế này: doanh nghiệp trình khen qua sở ngành, đoàn thể Thành phố quản lý theo ngành, lĩnh vực chuyên đề.

Điều 13. Trình tự xét khen thưởng

1. Doanh nghiệp báo cáo thành tích và chấm điểm theo Bảng tiêu chí chấm điểm doanh nghiệp (Phụ lục số 1); gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng theo tuyến trình quy định tại Điều 12 Quy chế này.

2. Cấp trình khen tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm thẩm định, xác nhận báo cáo thành tích và Bảng tiêu chí chấm điểm của doanh nghiệp trước khi trình Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Ban Thi đua - Khen thưởng).

3. Riêng đối với trường hợp đề nghị khen thưởng theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 và điểm b Khoản 1 Điều 9 Quy chế này: Các sở, ngành, đoàn thể Thành phố chủ động rà soát, lập danh sách kèm trích ngang thành tích của doanh nghiệp theo mặt, lĩnh vực chuyên đề, trình Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Ban Thi đua - Khen thưởng).

4. Ban Thi đua - Khen thưởng tổng hợp, thẩm định, đề xuất các hình thức khen thưởng; tổ chức lấy ý kiến thành viên Ban Tư vấn xét khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân trước khi báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.

Điều 14. Hồ sơ đề nghị khen thưởng, thời điểm tôn vinh

1. Hồ sơ đề nghị khen thưởng thực hiện theo Điều 84 Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ và Quyết định số 7094/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội, gồm có:

a) Tờ trình; biên bản họp Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp trình khen;

b) Báo cáo thành tích có xác nhận của cấp trình khen;

c) Bảng chấm điểm doanh nghiệp có xác nhận của cấp trình khen (trừ trường hợp đề nghị khen thưởng theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 và điểm b Khoản 1 Điều 9 Quy chế này).

2. Thời hạn nộp hồ sơ:

a) Hồ sơ khen thưởng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố, Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Ban Thi đua - Khen thưởng) trước ngày 15/4 của năm xét khen thưởng.

b) Hồ sơ xét tặng Giải thưởng “Cúp Thăng Long” gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Ban Thi đua - Khen thưởng) trước ngày 15/8 của năm xét khen thưởng.

3. Thời điểm tôn vinh:

Doanh nghiệp, doanh nhân khen thưởng sẽ được Ủy ban nhân dân Thành phố tôn vinh vào dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (ngày 13/10) hàng năm.

Chương IV

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP, DOANH NHÂN

Điều 15. Quyền lợi

Thực hiện theo quy định tại Điều 78 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và đảm bảo các quyền lợi sau:

1. Doanh nhân, doanh nghiệp được tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng được nhận Cúp và Giấy chứng nhận danh hiệu, giải thưởng.

2. Doanh nhân, doanh nghiệp được tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng có quyền sử dụng, khai thác thương mại biểu trưng giải thưởng; được ưu tiên khi xét tham gia các chương trình xúc tiến thương mại (ở trong nước và nước ngoài).

Điều 16. Trách nhiệm

Thực hiện theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.

Doanh nhân, doanh nghiệp được tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các bài học kinh nghiệm, giữ gìn và phát huy thành tích đã đạt được.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong công tác khen thưởng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố

1. Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội; chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức phổ biến, hướng dẫn đến các ngành, các cấp và các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn Thành phố; Sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp; Thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố giao và theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, các sở, ngành, đoàn thể Thành phố căn cứ Quy chế này, có trách nhiệm tổ chức tổng kết, đánh giá, bình xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho doanh nghiệp, doanh nhân.

3. Các cơ quan thông tin tuyên truyền của Thành phố có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng khối doanh nghiệp; nêu gương doanh nghiệp, doanh nhân điển hình có thành tích xuất sắc, đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm pháp luật trong khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân.

Điều 18. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả và những hành vi vi phạm trong tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về kết quả và những vi phạm trong tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về tố cáo.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 19. Xử lý vi phạm

Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm Quy chế này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và Quy chế này.

Điều 20. Điều khoản thi hành

1. Doanh nghiệp và doanh nhân trên địa bàn Thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quy chế này, thực hiện công tác khen thưởng đúng chính sách pháp luật, đảm bảo tác dụng động viên, nêu gương.

2. Giao Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Thành phố và các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn Thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các ngành, đơn vị, doanh nghiệp, doanh nhân phản ánh về Ban Thi đua - Khen thưởng, (Sở Nội vụ) tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, điều chỉnh.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

BẢNG TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quy chế khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội)

TT

Tiêu chí

Nội dung

Điểm tối đa

1

Doanh thu.

Doanh thu thực hiện không thấp hơn so với năm trước được 5 điểm.

15

- Doanh nghiệp có tổng doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm: cứ tăng 1,5% so với năm trước được 1 điểm, tối đa không quá 10 điểm.

- Doanh nghiệp có tổng doanh thu từ 20 tỷ đồng/năm đến 300 tỷ đồng/năm: cứ tăng 1% so với năm trước được 1 điểm, tối đa không quá 10 điểm.

- Doanh nghiệp có tổng doanh thu trên 300 tỷ đồng/năm hoặc sử dụng trên 300 lao động: cứ tăng 1% so với năm trước được 1,5 điểm, tối đa không quá 10 điểm.

2

Nộp ngân sách.

Nộp đúng, nộp đủ theo quy định, được 5 điểm.

15

Nộp ngân sách cứ tăng 1% so với năm trước được 1 điểm, tối đa không quá 10 điểm.

3

Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế thực hiện không thấp hơn so với năm trước được 5 điểm.

15

Lợi nhuận sau thuế cứ tăng 1% so với năm trước được 1 điểm, tối đa không quá 10 điểm.

4

Thu nhập bình quân/người/tháng.

Thu nhập bình quân của người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành, cứ tăng 1% so với năm trước được 1 điểm, tối đa không quá 10 điểm.

10

5

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động.

Nộp đúng, đầy đủ, không nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

10

6

Nợ quá hạn, nợ xấu.

Không có nợ quá hạn tổ chức tín dụng, được 5 điểm.

Đối với các tổ chức tín dụng: có tỷ lệ nợ xấu dưới mức tối đa theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được 5 điểm.

5

7

Chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, lao động, công đoàn, đất đai, xây dựng, đấu thầu, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ và các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nhân.

10

8

Đóng góp các quỹ xã hội, từ thiện nhân đạo.

Mức đóng góp các quỹ xã hội, ủng hộ từ thiện:

- Từ 1% đến dưới 2% lợi nhuận sau thuế: được 5 điểm.

- Từ 2% lợi nhuận sau thuế trở lên: được 10 điểm.

10

9

Điểm thưởng

1. Điểm thưởng về đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, chứng nhận chất lượng (6 điểm), trong đó:

- Doanh nghiệp trích từ 3% đến 10% lợi nhuận sau thuế để lập quỹ phát triển khoa học công nghệ hoặc trong năm đã đầu tư khoa học công nghệ từ 3% lợi nhuận sau thuế trở lên, được 3 điểm.

- Doanh nghiệp có sáng kiến được Thành phố công nhận hoặc sáng chế, giải pháp hữu ích được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng hoặc được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố, được 3 điểm.

10

2. Điểm thưởng về mô hình, nhân tố mới trong thi đua, khen thưởng (4 điểm), trong đó:

- Có mô hình mới, nhân tố mới trong hoạt động SXKD, được 2 điểm.

- Có khen thưởng đối với tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp bảo đảm kịp thời; phát hiện giới thiệu gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt được Thành phố khen thưởng, được 2 điểm.

 

Tổng cộng:

 

100

 

PHỤ LỤC SỐ 2

BẢNG XÉT KHEN THƯỞNG THEO NHÓM, NGÀNH KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Quy chế khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội)

STT

Nhóm, ngành kinh doanh

Số lượng khen thưởng tối đa

Cờ thi đua của Chính phủ

Cờ thi đua của UBND Thành phố

Bằng khen của UBND Thành phố

1

Hoạt động thương mại, gồm:

- Bán buôn, bán lẻ;

- Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.

1

16

32

2

Xây dựng và hoạt động kinh doanh bất động sản

1

9

18

3

Công nghiệp, gồm:

- Khai khoáng;

- Công nghiệp chế biến, chế tạo;

- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí;

- Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.

1

8

16

4

Hoạt động hành chính, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ lưu trú và ăn uống, gồm:

- Cho thuê máy móc thiết bị;

- Hoạt động dịch vụ việc làm;

- Hoạt động dịch vụ liên quan đến khu nhà, công trình và cảnh quan;

- Hoạt động của các công ty du lịch, kinh doanh tua du lịch và các hoạt động hỗ trợ có liên quan;

- Dịch vụ lưu trú và ăn uống.

1

5

10

5

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

1

2

4

6

Vận tải, kho bãi

1

2

4

7

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

1

2

4

8

Thông tin và truyền thông, gồm:

- Hoạt động dịch vụ thông tin;

- Hoạt động xuất bản; điện ảnh, phát thanh truyền hình;

- Lập trình máy tính, dịch vụ tư vấn và hoạt động liên quan đến máy tính.

1

2

4

9

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ, gồm:

- Hoạt động pháp luật, kế toán và kiểm toán;

- Hoạt động của trụ sở văn phòng; hoạt động tư vấn quản lý;

- Hoạt động kiến trúc, kiểm tra và phân tích kỹ thuật;

- Quảng cáo và nghiên cứu thị trường;

- Hoạt động thú y;

- Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác.

1

2

4

10

Hoạt động dịch vụ khác, gồm:

- Giáo dục và đào tạo;

- Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội;

- Nghệ thuật, vui chơi, giải trí;

- Hoạt động dịch vụ khác.

1

2

4

 

Tng cng:

10

50

100

 

PHỤ LỤC SỐ 3

BẢNG XÉT KHEN THƯỞNG THEO CHUYÊN ĐỀ DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quy chế khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội)

STT

Chuyên đề doanh nghiệp

Nội dung thành tích

Đơn vị đề nghị khen thưởng cho doanh nghiệp

Số lượng khen thưởng tối đa

Cờ thi đua của UBND Thành phố

Bằng khen của UBND Thành phố

1

Nộp ngân sách

Nộp ngân sách tăng từ 10% trở lên so với năm trước và là đơn vị đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước.

Cục Thuế Hà Nội

4

20

2

Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng từ 10% trở lên so với năm trước và là đơn vị có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn trên tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Thành phố.

Cục Hải quan Hà Nội

1

5

3

Khoa học công nghệ

Đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp khoa học công nghệ; thực hiện tốt việc trích lập quỹ đầu tư phát triển khoa học công nghệ; có nghiên cứu sáng chế được cấp bằng, giải thưởng.

Sở Khoa học và Công nghệ

1

5

4

Bảo vệ môi trường

Thực hiện tốt chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý nước thải, rác thải, phòng ngừa giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường

1

5

5

Sử dụng lao động

Sử dụng nhiều lao động và là đơn vị có năng suất lao động cao; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đảm bảo thu nhập bình quân của người lao động tăng cao so với năm trước.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

1

5

6

Đóng góp an sinh xã hội hoặc thực hiện nhiệm vụ chính trị khác

Tích cực tham gia các chương trình an sinh xã hội của Thành phố, đóng góp các quỹ xã hội, từ thiện hoặc có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm, đột xuất của Thành phố.

Sở, ngành và tổ chức đoàn thể Thành phố

2

10

 

Tổng cộng

 

 

10

50