CHỈTHỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Vềviệc chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao
Trong nhữngnăm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự hưởng ứng của đông đảo cáctầng lớp nhân dân, sự nghiệp thể dục thể thao đã đạt được nhiều thành tích đángkể, nâng cao trình độ thể thao và tầm vóc người Việt Nam, hình thành lối sốnglành mạnh, hạn chế các tệ nạn xã hội; nâng cao vị thế của thể thao Việt Namtrên trường quốc tế.
Bên cạnh mặttích cực, những hiện tượng tiêu cực trong các hoạt động thể thao có xu hướnggia tăng, cả về tính chất và hình thức. Hành vi tiêu cực thể hiện không chỉ ởtrong thi đấu thể thao như : gian lận về độ tuổi, vận động viên nhường điểm, cáđộ, mua bán tỷ số và xử sai luật trong thi đấu, nhất là trong thi đấu bóng đávà các môn thể thao đối kháng, mà còn tồn tại cả trong việc tuyển chọn, đào tạovận động viên.
Tình trạngtiêu cực đã kéo dài, làm mất tính trung thực, cao thượng của thể thao, làm thahoá, biến chất không ít cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài; làtồn tại không chỉ ở trong ngành thể dục thể thao, mà đã trở thành một trongnhững tệ nạn xã hội.
Có nhiềunguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu cực trong hoạt động thể thao, nhưng chủ yếulà do công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng đạo đức, lối sống tronghoạt động thể dục thể thao chưa được chú trọng thường xuyên; một số ngành, địaphương, đơn vị, những người làm công tác quản lý, vận động viên ... còn có tư tưởngcục bộ và bệnh thành tích, chưa nhận thức sâu sắc mức độ và tác hại nghiêmtrọng của các hiện tượng tiêu cực trong thể thao; công tác quản lý nhà nước củangành thể dục thể thao chậm đổi mới và còn nhiều bất cập trong hệ thống văn bảnquy phạm pháp luật; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa được tăng cường;việc xử lý các vi phạm chưa nghiêm và triệt để.
Để các hoạtđộng thể dục thể thao ngày càng phát triển lành mạnh, Thủ tướng Chính phủ chỉthị:
1. Ủyban Thể dục Thể thao:
a) Chủ trì,phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sửa đổi, ban hành hoặc trình cơ quan cóthẩm quyền sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để phòng, chốngtiêu cực trong hoạt động thể dục thể thao.
b) Chủ trì,phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan tăng cường công tác thanhtra, kiểm tra, phát hiện, xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêmminh theo pháp luật các tập thể, cá nhân có hành vi tiêu cực trong các hoạtđộng thể dục thể thao.
2. Bộ Côngan chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường công tác đảm bảo anninh trật tự trong hoạt động thể dục thể thao; chủ động phát hiện và kịp thờicó biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và kiên quyết xử lý theo quy định hiện hànhcác tổ chức, cá nhân có hành vi tiêu cực trong hoạt động thể dục thể thao.
3. Bộ Vănhoá - Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng kịp thời biểu dươngnhững tập thể, cá nhân có thành tích tốt, đồng thời phê phán những hành vi tiêucực trong các hoạt động thể dục thể thao.
4. Các Bộ,cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương:
a) Chỉ đạotăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng đạo đức, lối sốngvăn hoá đối với cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài, học sinh,sinh viên ... nhằm nâng cao nhận thức và kiên quyết đấu tranh với các hiện tượngtiêu cực trong hoạt động thể dục thể thao.
Thủ trưởngcơ quan thể thao và người đứng đầu ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm vềviệc để xảy ra các tiêu cực trong hoạt động thể dục thể thao ở cơ quan, ngành,địa phương do mình quản lý.
b) Dưới sựlãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phối hợp với các đoàn thể, cơ quan và ngành thểdục thể thao tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này nhằm từng bước ngăn chặn và đẩylùi các hiện tượng tiêu cực, xây dựng đạo đức, phong cách trung thực, lành mạnhcó văn hoá trong các hoạt động thể dục thể thao.
5. Ủyban Thể dục Thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việcthực hiện Chỉ thị này và định kỳ báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ./.