Sign In

CHỈ THỊ

Về việc nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động cho vay ưu đãi của Chính phủ qua Ngân hàng Chính sách xã hội

___________________

Thời gian qua, hoạt động cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của cấp ủy, chính quyền của cấp; sự phối kết hợp đồng bộ có hiệu quả của các cơ quan chuyên môn và tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến xã, thôn. Do vậy, hoạt động của NHCSXH Hà Tĩnh đã đạt được kết quả khá toàn diện trong việc triển khai thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách; góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Đến 31/3/2012, tổng dư nợ NHCSXH Hà Tĩnh đạt 2.887 tỷ đồng, tăng 139 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 5%. Hiện có 195.049 khách hàng đang thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi với 10 chương trình của Chính phủ và chương trình cho vay chăn nuôi thuộc dự án của ủy ban nhân dân tỉnh. Nhìn chung, vốn cho vay của NHCSXH đã đến đúng đối tượng, khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả, trả nợ gốc và lãi đầy đủ cho Nhà nước. Tuy vậy, do nhận thức chưa đầy đủ về tinh thần trách nhiệm vì thế một số cán bộ cơ sở chưa thực hiện đầy đủ, đúng quy trình bình xét, xác nhận dẫn đến cho vay sai đối tượng; việc kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn, đôn đốc trả nợ, trả lãi của các tổ chức hội nhận ủy thác, Ban giảm nghèo cấp xã, Tổ tiết kiệm và vay vốn chưa thường xuyên, sâu sát, liên tục; tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, vay hộ, vay ké, xâm tiêu, chiếm dụng vốn vẫn xảy ra; nợ quá hạn, nợ xấu có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước.Nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động cho vay ưu đãi của Chính phủ qua NHCSXH; ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu ủy ban nhân dân các cấp, các ngành có liên quan; các tổ chức hội nhận ủy thác; NHCSXH cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện tốt một số nội dung sau:

1.Tuyên truyền phổ biến cơ chế, chính sách

Tiếp tục thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng, truyền thông, các buổi tham gia họp tổ Tiết kiệm và vay vốn để nhân dân hiểu, thực hiện và nâng cao ý thức trách nhiệm của người vay trong việc sử dụng vốn và trả nợ đầy đủ cho nhà nước thông qua NHCSXH.

2.Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp

Nghiêm túc thực hiện quy chế hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị ban hành kèm theo Quyết định số 162/QĐ-HĐQT ngày 17/4/2003 của Chủ tịch Hội đổng quản trị NHCSXH. Thực hiện đầy đủ, đúng thời gian, có chất lượng phiên họp Ban đại diện Hội đổng quản trị định kỳ hàng quý. Tăng cường khâu kiểm tra, giám sát việc triển khai tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi tại NHCSXH, các tổ chức Hội nhận ủy thác, Ban giảm nghèo xã, Tổ tiết kiệm vay vốn và người vay.

3.Các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác

Phát huy vai trò kiểm tra giám sát các Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp dưới trong việc thực hiện các công đoạn của hợp đồng ủy thác. Chú trọng việc giám sát Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện đầy đủ quy trình, từ khâu bình xét xác nhận đúng đối tượng vay, giải ngân, hướng dẫn kiểm tra sử dụng vốn, đôn đốc trả nợ, trả lãi. Chủ động phối kết hợp với NHCSXH, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tìm mọi biện pháp xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ chây ỳ, nợ sử dụng vốn sai mục đích, xâm tiêu, chiếm dụng. Thường xuyên thực hiện việc củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn, vận động, tuyên truyền người vay tham gia gửi tiết kiệm hộ nghèo.

4.ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã

Thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện để NHCSXH trên địa bàn hoạt động ổn định và bền vững. Chỉ đạo lổng ghép có hiệu quả các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, các hoạt động chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, khuyên ngư tại địa phương với chương trình tín dụng chính sách để giúp cho người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, cải thiện đời sống và trả được nợ. Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc giám sát của cấp ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp đối với hoạt động NHCSXH. Đưa chỉ tiêu chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn thôn, xã làm cơ sở đánh giá bình xét thi đua hàng năm. Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã ưu tiên dành Ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách, các dự án giảm nghèo trên địa bàn.

5.ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc xác nhận đúng đối tượng vay vốn NHCSXH; thường xuyên rà soát, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách làm căn cứ cho việc triển khai tín dụng chính sách theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản 5889/VP-CP ngày 27/8/2011. Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội giám sát việc bình xét hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn bảo đảm dân chủ và công khai, đúng đối tượng; phối hợp với NHCSXH, Tổ Tiết kiệm và vay vốn kiểm tra việc sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ.Các xã có nợ quá hạn trên 0,5%, thành lập Ban thu hồi nợ cho vay ưu đãi của Chính phủ do Chủ tịch ƯBND xã làm Trưởng ban, thành viên là Trưởng ban giảm nghèo xã, tư pháp, công an, các tổ chức hội nhận ủy thác... kiên quyết bằng mọi biện pháp thu hồi nợ quá hạn, châu ỳ không trả nợ, xâm tiêu, chiếm dụng.

6.NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện

Chủ động tích cực huy động, tập trung mọi nguồn vốn quản lý và sử dụng cho vay có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi theo quy định của Chính phủ, của ngành và địa phương. Thường xuyên cập nhật thông tin; báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban đại diện HĐQT về các vướng mắc trong hoạt động của NHCSXH. Rà soát, đánh giá các tổ chức Hội, đoàn thể chưa làm tốt dịch vụ ủy thác hoặc chậm khắc phục các tồn tại, báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương chuyển sang cho Hội, đoàn thể khác thực hiện theo nguyên tắc: Hội, đoàn thể nào làm tốt thì ủy thác và ngược lại.

7.Các cấp, các ngành có liên quan

Quán triệt quan điểm tín dụng chính sách xã hội là giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững. Vì vậy, cần ra sức thực hiện hiệu quả chính sách này. Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách không chỉ là trách nhiệm của NHCSXH mà là sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, của chính hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong quá trình sử dụng vốn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Yêu cầu các cấp, các ngành với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình tạo mọi điều kiện thuận lợi, phối hợp, giúp đỡ, hỗ trợ việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.Yêu cầu ủy ban nhân dân các cấp; các ngành, các đơn vị có liên quan; các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác, các tổ tiết kiệm và vay vốn; NHCSXH tỉnh tổ chức thực hiện hiệu quả. Đề nghị ủy ban MTTQ tỉnh hưởng ứng, theo dõi, giám sát và động viên mọi thành viên tích cực tham gia./.

UBND tỉnh Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Trần Minh Kỳ