• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2021
  • Ngày hết hiệu lực: 01/08/2022
HĐND TỈNH HÀ TĨNH
Số: 262/2020/NQ-HĐND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 8 tháng 12 năm 2020

NGHỊ QUYẾT

Tiếp tục thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2017 về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 18

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất;

Căn cứ các thông tư của Bộ Tài chính: Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng; Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 06 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính;

Căn cứ các thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp; Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo thường xuyên; Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015; Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo thường xuyên; Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học; Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH, ngày 28 tháng 12 năm 2016 hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ; Thông tư số 44/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 hướng dẫn thực hiện chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù;

Xét Tờ trình số 430/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc tiếp tục thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh; Báo cáo thẩm tra của các ban Hội đồng nhân dân và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 15/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1:

“1. Đa dạng hóa ngành, nghề đào tạo gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trên địa bàn tỉnh cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo; hình thành đội ngũ lao động có tay nghề, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt 80% vào năm 2025; tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2:

“1. Giai đoạn 2021 - 2025: Tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho 57.350 người. Trong đó: Nhóm nghề công nghiệp - xây dựng 20.072 người, chiếm 35%; nhóm nghề thương mại - dịch vụ: 22.940 người, chiếm 40%; nhóm nghề nông - lâm - ngư nghiệp 14.338 người, chiếm 25% (Phụ lục 01).”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3 Điều 3:

“2. Ưu tiên đào tạo nghề cho lao động là người khuyết tật; người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh; lao động nữ bị mất việc làm; người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan tiếp tục học nghề để chuyển đổi việc làm.

- “Trường hợp người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm, nhưng tối đa không quá 03 lần/người.”

 3. Người học nghề không thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ học phí tự đóng học phí học nghề theo quy định.”

4. Sửa đổi, bổ sung điểm a, e khoản 1 Điều 8:

“a) Người khuyết tật (Đối tượng 1): Mức tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học;

  e) Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ (Đối tượng 6): Mức tối đa 17,880 triệu đồng/người/khóa học (theo mức hỗ trợ ghi trong thẻ đào tạo nghề, có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm tính toán).”

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9:

“1. Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ; người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người khuyết tật; người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh; lao động nữ bị mất việc làm; người chấp hành xong án phạt tù, được hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học và hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10:

“1. Giáo viên tham gia đào tạo nghề, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp thường xuyên phải đến các xã đặc biệt khó khăn và biên giới theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ để đào tạo nghề từ 15 ngày trở lên/01 tháng được phụ cấp 0,2 lần so với mức lương cơ sở.”

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 11:

Điều 11. Kinh phí thực hiện:

1. Tổng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề là 200.725 triệu đồng bao gồm nguồn ngân sách nhà nước, nguồn huy động xã hội hóa và lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.

2. Bố trí kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo quy định tại Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.”

8. Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 3

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, Kỳ họp thứ 18 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021./.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Hoàng Trung Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.