• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 05/11/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 01/05/2006
BỘ THƯƠNG MẠI
Số: 2504/2005/QĐ-BTM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 10 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất,

chuyển khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

________________________

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;

Căn cứ Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài;

Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 935/TTg-KTTH ngày 7 tháng 7 năm 2005 về việc kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi hàng qua kho ngoại quan;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu đối với hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Điều 2. Bãi bỏ Thông tư số 16/2000/TT-BTM ngày 21 tháng 8 năm 2000 của Bộ Thương mại hướng dẫn việc kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu các mặt hàng ô tô, thuốc lá điếu vào thị trường Trung Quốc.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh nơi có Khu Kinh tế cửa khẩu quy định tại Quyết định 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, Vụ trưởng Vụ Xuất Nhập khẩu, Chánh Văn phòng và các đơn vị liên quan của Bộ Thương mại, các thương nhân kinh doanh các mặt hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập nhập khẩu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU

ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CẤM NHẬP KHẨU, TẠM NGỪNG NHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2504/2005/QĐ-BTM ngày 10/10/2005

của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này điều chỉnh việc quản lý và phân cấp quản lý giữa Bộ Thương mại và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh có Khu Kinh tế cửa khẩu quy định tại Quyết định 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Uỷ ban Nhân dân các tỉnh có Khu Kinh tế cửa khẩu) đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu các mặt hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

2. Hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu đối với hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu được thực hiện theo Quy chế này và các quy định có liên quan tại Quy chế kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu và Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Điều 2. Hàng hoá tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu

1. Cấm tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu các loại hàng hóa nêu tại Danh mục ban hành kèm theo Quy chế này.

2. Đối với hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nhưng không thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quy chế này, thương nhân chỉ được tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu sau khi được Bộ Thương mại hoặc Ủy ban Nhân dân các tỉnh nơi có Khu Kinh tế cửa khẩu cho phép bằng văn bản theo các quy định tại Quy chế này.

Điều 3. Cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu đối với hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế của Việt Nam.

2. Ủy ban Nhân dân tỉnh nơi có Khu Kinh tế cửa khẩu chịu trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu tại các Khu kinh tế cửa khẩu.

3. Việc phối hợp cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu giữa Bộ Thương mại và Ủy ban Nhân dân tỉnh nơi có Khu Kinh tế cửa khẩu được thực hiện như sau:

a) Thương nhân có yêu cầu tạm nhập qua cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế và tái xuất qua Khu Kinh tế cửa khẩu thì phải xin phép Ủy ban Nhân dân tỉnh nơi có Khu Kinh tế cửa khẩu cho tái xuất tại Khu Kinh tế cửa khẩu trước sau đó xin giấy phép tạm nhập tại Bộ Thương mại.

b) Thương nhân đã được Bộ Thương mại cấp giấy phép tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế sau đó có yêu cầu tái xuất qua Khu Kinh tế cửa khẩu thì xuất trình giấy phép của Bộ Thương mại làm cơ sở xin phép Ủy ban Nhân dân tỉnh nơi có Khu Kinh tế cửa khẩu cho tái xuất qua Khu Kinh tế cửa khẩu.

Điều 4. Yêu cầu đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá cấm xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

4.1. Đối với việc cấp giấy phép của Bộ Thương mại:

Phương tiện giao nhận hàng hoá phải là những phương tiện vận tải quốc tế theo quy định của Luật Hàng hải và các quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải.

Việc thanh toán phải thực hiện qua ngân hàng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4.2. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có khu kinh tế cửa khẩu:

Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có Khu kinh tế cửa khẩu căn cứ các quy định hiện hành, tập quán quốc tế và điều kiện chống gian lận thương mại, buôn lậu của địa phương quy định các điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu các mặt hàng cấm nhập khẩu, tạm dừng nhập khẩu tại Khu kinh tế cửa khẩu.

Điều 5. Điều khoản thi hành

5.1. Định kỳ hàng quý Ủy ban Nhân dân tỉnh nơi có Khu Kinh tế cửa khẩu chịu trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản tình hình cấp giấy phép ở địa phương, tình hình chống buôn lậu và chống gian lận thương mại có liên quan đến việc cấp giấy phép về Bộ Thương mại để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5.2. Mọi vi phạm quy chế này đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Phan Thế Ruệ

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.