• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 13/03/2007
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: 12/2001/TT-BLĐTBXH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 19 tháng 12 năm 2001

THÔNG TƯ

Hướng dẫn về tuổi nghỉ hưu của người lao động khai thácthan trong hầm lò.

 

Thi hành Nghị định số 61/2001/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2001 củaChính phủ về việc quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động khai thác thantrong hầm lò, saukhi trao đổi ý kiến với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và một số cơquan liên quan, BộLao động Thươngbinh và hộihướng dẫn thực hiện như sau:

 

I. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1.Phạm vi áp dụng là các doanh nghiệp khai thác than hầm lò, bao gồm:

Doanhnghiệp nhà nước thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp nhà nước;Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu tưnước ngoài tại Việt Nam;

Doanhnghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp.

2.Đối tượng áp dụng là người lao động thường xuyên làm nghề, công việc khai thácthan trong hầm lò, cụ thể như sau: Khai thác than trong hầm lò;

Vậntải than, đất, đá trong hầm lò,

Vậnhành máy khoan trong hầm lò;

Nổmìn trong hầm lò;

Đàohầm lò để khai thác than.

II. ĐIỂU KIỆN VÀ CHẾ ĐỘ HƯỞNG

1. Điều kiện:

Cácđối tượng tại Mục Inêu trên nếu có đủcác điều kiện sau đây thì hưởng chế độ hưu trí:

a)Đủ 50 tuổi;

b)Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hộitrở lên, trong đó có ít nhất 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò và đóngbảo hiểm xã hội theo mức lương tương ứng với công việc đó (nếu đóng không liêntục thì được cộng dồn).

2. Chế độ hưởng:

a)Mức lương hưu:

Điều2 Nghị định số 61/2001/NĐ-CP quy định: Mức lương hưu hàng tháng của người laođộng làm công việc khai thác than trong hầm lò được tính theo quy định chungtại Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 và Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày12/11/1998 của Chính phủ, cụ thể như sau: Đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm tínhbằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của5 năm liền kề có mức lương cao nhất, sau đó cứ tính thêm mỗi năm đóng bảo hiểmxã hội tính thêm 2%, tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căncứ đóng bảo hiểm xã hội cua 5 năm liền kề có mức lương cao nhất:

a1)Cách tính lương hưu được thực hiện như sau:

Ngườicó đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 45% mức bình quân tiền lươngtháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm (12 tháng) đóngbảo hiểm xã hội được tính thêm 2%, tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lươnghàngtháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài lương hưu hàng tháng, người laođộng có thời gian đóng bào hiểm xã hội trên 30 năm còn được trợ cấp 1lần, tínhnhư sau: Từ năm thứ 31 trở đi, mỗi năm (12 tháng) đóng bảo hiểm xã hội được nhận nửatháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưngtối đa không quá 5tháng.

Vídụ 1: Ông Hoàng Đình Q, tính đến tháng1 năm 2001 đủ 50 tuổi có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làmcông việc khai thác than hầm lò. Lương hưu của ông Q được tính như sau:

15năm đầu tính bằng 45%

Từnăm thứ 16 đến năm thứ 28: 13 năm x 2%/năm = 26%

Tổngcộng: 45% + 26% = 71%.

Nhưvậy, lương hưu của ông Qđược tính bằng 71%mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng hảo hiểm xã hội.

Vídụ 2: Ông Lê Hữu X, tính đến tháng 1 năm 2001 đủ 50 tuổi có 32 năm đóngbảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò. Lươnghưu của ông X được tính như sau:

15năm đầu tính bằng 45%

Từnăm thứ 16 đến năm thứ 30:

15năm x 2%/năm = 30%

Tổngcộng: 45% + 30% = 75%.

Từnăm thứ 31 đến năm thứ 32 là 2 năm, ông X được nhận trợ cấp 1 lần bằng 1 tháng tiền lương tháng làm căn cứđóng bảo hiểm xã hội.

Trườnghợp này, lương hưu tháng của ông X được tính bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóngbảo hiểm xã hội.

a2)Mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 nămliền lề có mức lương cao nhất được tính theo công thức sau:

 

Mức bình quân tiền lương thánglàm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

 

=

Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng liền (5 năm) có mức lương cao nhất.

                             60 tháng

 

 

       

Vídụ 3: Ông Trần Văn Đ, tính đến ngày 01 tháng 1 năm 2001 đủ 50 tuổi có 26 năm 10tháng đóng bảo hiểm xã hội, tháng đó có 17 năm làm công việc khai thác than hầmlò, quá trình làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương sau:

Từtháng 3 năm 1975 đến tháng 12 năm 1999 liên tục làm công việc khai thác than hầmlò và hưởng các mức lương theo từng giai đoạn:

Từtháng 3 năm 1975 đến hết tháng 6 năm 1979 hưởng lương bậc 1 là 50 đồng, chuyểnđổi theo Nghị định số 235/HĐBT ngày 18/9/1985 là 352 đồng; chuyển đổi theo Nghịđịnh số 26/CP ngày 28/5/1993 có hệ số là 1,62 (bậc 1 mới);

Từtháng 7 năm 1979 đến hết tháng 6 năm 1984 hưởng lương bậc 2 là 59,6 đồng,chuyển đổi theo Nghị định số 235/HĐBT là 375 đồng; chuyển đổi theo Nghịđịnh số 26/CP có hệ số là 1,92 (bậc 2 mới);

Từtháng 7 năm 1984 hưởng lương bậc 3 là 70,9 đồng, đến tháng 9 năm 1985 chuyểnđổi theo Nghị định số 235/HĐBT là 339 đồng và tiếp tục hưởng đến tháng 6 năm1988; chuyển đổi theo Nghị định số 26/CP có hệ số là 2,28 (bậc 3 mới);

Từtháng 7 năm 1988 đến hết tháng 5 năm 1993 hưởng lương bậc 4 là 432 đồng, chuyểnđổi theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1998 có hệ số là 3,01 (bậc 4 mới);

Từtháng 6 năm 1993 đến hết tháng 6 năm 1996 hưởng lương bậc 5 có hệ số là 3,58

Từtháng 7 năm 1996 đến hết tháng 12 năm 1999 hưởng lương bậc 6, hệ số 4,24.

Từtháng 1 năm 2000 đến hết tháng 12 năm 2001 chuyển sang làm công việc sửa chữa đườngmỏ, hưởng lương theo hệ số 3,45 (bậc 7, Nhóm II thang lương A6 xây dựng cơ bản).

Mứcbình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm liềnkề có mức lương cao nhất được tính từ tháng 1 năm 1995 đến hết tháng 12năm 1999, cụ thể:

Từtháng 1 năm 1995 đến hết tháng 6 năm 1996:

18tháng x (3,58 x 210.000 đồng) = 13.532.400 đồng.

Từtháng 7 năm 1996 đến hết tháng 12 năm 1999:

42tháng x (4,24 x 210.000 đồng) = 37.396.800 đồng.

Mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

 

=

13.532.400 đồng

+ 37.396.800

60 tháng

 

=

 848.820 đồng

Vídụ 4: Ông Phạm Văn N có24 năm công tác, trong đó có 16 năm làm công nhân khai thác than hầm lò đủ điềukiện nghỉ hưu tháng 4 năm 2002, do nhiều lần phải thay đổi công việc nên mức lươngở từng giai đoạn cao thấp khác nhau:

Từtháng 4 năm 1978 đến hết tháng 12 năm 1981 làm công việc khai thác than hầm lòhưởng lương bậc 1 là 50 đồng, chuyển đổi theo Nghị định số 235/HĐBT là 352đồng; chuyển đổi theo Nghị định số 26/CP có hệ số là 1,62 (bậc 1 mới);

Từtháng 1 năm 1982 đến hết tháng 8 năm 1985 làm công việc khai thác thanhầm lò hưởng lương bậc 2 là 59,6 đồng, chuyển đổi theo Nghị định số 235/HĐBT là375 đồng; chuyển đổi theo Nghị định số 26/CP có hệ số là 1,92 (bậc 2 mới);

Từtháng 9 năm 1985 đến hết tháng 12 năm 1989 làm công việc khai thác than hầm lòhưởng lương bậc 3 là 399 đồng, chuyển đổi theo Nghị định số 26/CP có hệ số là2,28 (bậc 3 mới);

Từtháng 1 năm 1990 đến hết tháng 12 năm 1992 làm công việc khai thác than hầm lòhưởng lương bậc 4 là 432 đồng, chuyển đổi theo Nghị đinh số 26/CP có hệ số là3,01 (bậc 4 mới); Từ tháng 1 năm 1998 đến hết tháng 12 năm 1995làm công việc khai thác than hầm lò hưởng lương bậc 5 là 462 đồng, chuyển đổitheo Nghị định số 26/CP có hệ số là 3,58 (bậc 5 mới);

Từtháng 1 năm 1996 đến hết tháng 12 năm 1999 chuyển sang làm bảo vệ cơ quan hưởng lương theo hệ số 2,92(bậc 5, thang lương B.16 Bảng lương công nhân viên trực tiếp sản xuất kinhdoanh và phục vụ).

Từtháng 1 năm 2000 đến hết tháng 3 năm 2002 trở lại làm công việc khai thác thanhầm lò hưởng lương theo hệ số 3,58 (bậc 5).

Nhưvậy, ông N có 2 giai đoạn hưởng hệ số lươngcao nhất là 3,58 (từ tháng 1 năm 1993 đến tháng 12 năm 1995 và từ tháng 1 năm2000 đến tháng 3 năm 2002) nhưng không được cộng các mức lương ở hai giai đoạn này để tính bìnhquân tiền lương vì 2 giai đoạn này không liền kề. Trường hợp này, mức bình quân tiền lương tháng làm căncứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm liền kề có mức lương cao nhất được tính từtháng 1 năm 1991 đến hết tháng 12 năm 1995:

Từtháng 1 năm 1991 đến tháng 12 năm 1992 tính mức lương theo hệ số 3,01;

Từtháng 1 năm 1993 đến tháng 12 năm 1995 tính mức lương theo hệ số 3,58.

Cụthể như sau:

Từtháng 1 năm 1991 đến hết tháng 12 năm 1992:

24tháng x (3,01 x 210.000 đồng) = 15.170.400 đồng.

Từtháng 1 năm 1993 đến hết tháng 12 năm 1995:

36tháng x (3,58 x 210.000 đồng) = 27.064.800 đồng.

Mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

=

15.170.400 đồng + 27.064.800 đồng

60 tháng

=

703.920 đồng

(Tiềnlương trong các ví dụ nêu trên được tính trên cơ sở mức tiền lương tối thiểuhiện hành quy định tại Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ).

b)Các chế độ khác như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tửtuất hưởng theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và hướng dẫntại Thông tư số 06/LĐTBXH-TT ngày 04/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội.

3.Trường hợp người lao động đủ 50 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội cònthiếu không quá 5 năm, mà vẫn đủ sức khỏe thì tiếp tục làm việc đến khi đủ điềukiện nghỉ hưu, nhưng tối đa không quá 55 tuổi, cụ thể như sau:

a)Đủ 15 năm trở lên làm công việc khai thác than hầm lò nhưng chưa đủ 20 năm đóngbảo hiểm xã hội, nếu còn đủ sức khỏe thì tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xãhội cho đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Vídụ 5: Tính đến ngày 01 tháng 1 năm 2002, ông Nguyễn Văn A đủ 50 tuổi, đã đóng bảo hiểm xãhội được 17 năm, trong đó có 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò nhưngvẫn còn đủ sức khỏe thì tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thêm 3 năm đểđủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó giải quyết chế độ hưu trí.

b)Chưa đủ 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò nhưng có đủ 20 năm đóng bảohiểm xã hội, nếu còn đủ sức khỏe thì tiếp tục làm công việc khai thác than hầmlò cho đến khi đủ 15 năm để hưởng chế độ hưu trí.

Vídụ 6: Tính đến ngày 01 tháng 1 năm 2002, ông Hà Văn B đủ 50 tuổi, đã đóng bảo hiểm xãhội được 21 năm, trong đó có 14 năm làm công việc khai thác than hầm lò nhưngvẫn còn đủ sức khỏe thì được tiếp tục làm công việc khai thác than hầm lò vàđóng bảo hiểm xã hội thêm 1 năm để đủ 15 năm làm công việc khai thácthan hầm lò, sau đó giải quyết chế độ hưu trí.

c)Chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và chưa đủ 15 năm làm công việc khai thácthan hầm lò, nếu còn đủ sức khỏe thì được tiếp tục làm việc đến khi đủ cả haiđiều kiện còn thiếu nêu trên để hưởng chế độ hưu trí.

Vídụ 7: Tính đến ngày 01 tháng 1 năm 2002, ông Nguyễn Văn C đã đủ 50 tuổi, đã đóng bảo hiểmxã hội được 16 năm, trong đó có 13 năm làm công việc khai thác than hầm lò, nếucòn đủ sức khỏe thì tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thêm 4 năm để đủđiều kiện 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có ít nhất 2 năm làm công việckhai thác than hầm lò để đủ điều kiện 15 năm làm công việc khai thác than hầmlò, sau đó giải quyết chế độ hưu trí.

Mứclương hưu và các chế độ bảo hiểm xã hội khác của các trường hợp quy định tạiđiểm 3 này được tính như điểm 2 Mục II nêu trên.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Tổng công ty Than Việt Nam có trách nhiệm tổ chức phổ biến rộng rãi Nghịđịnh số 61/2001/NĐ-CP ngày 07/9/2001 của Chính phủ và Thông tư này đến ngườilao động; đồng thời chỉ đạo các đơn vị thành viên lập hồ sơ người đủ điều kiệnnghỉ hưu và làm việc với Bảo hiểm xã hội địa phương để giải quyết chế độ hưutrí cho người lao động.

2.Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh, thànhphố triển khai thực hiện, tiếp nhận hồ sơ và nhanh chóng giải quyết chế độ bảohiểm xã hội cho người lao động đúng quy định. Văn bản hướng dẫn gửi 1 bản về Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội để theo dõi, kiểm tra.

3.Sở Lao động - Thương binh và Xãhội phối hợp với Liên đoàn lao động và Bảo hiểm xã hội ở địa phương để hướngdẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ đối với người lao động theo đúngquy định của Thông tư này.

4.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.

Khôngđặt vấn đề tính lại chế độ đối với các đối tượng đã hưởng chế độ hưu trí trướcngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Trongquá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội để nghiên cứu giải quyết./. 

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Hằng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.