• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 31/12/2013
CHÍNH PHỦ
Số: 69/2011/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 8 tháng 8 năm 2011

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS

_______________________________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 26 tháng 3 năm 1994, Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002 và Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2007;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS.

2. Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS.

Không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này do cán bộ, công chức, viên chức thực hiện trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm của các đối tượng này được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

3. Các hành vi vi phạm hành chính khác về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Điều 2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Hình thức xử phạt chính:

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS phải chịu một trong các hình thức xử phạt sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền: mức phạt tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS là 40.000.000 đồng.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Giấy phép, chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản này không bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, các loại chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề.

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi, đính chính trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử;

b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật;

c) Buộc thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

d) Buộc tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người nhiễm HIV;

đ) Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế;

e) Buộc thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, khử khuẩn, tẩy uế trong vùng có dịch;

g) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

h) Buộc tiêu hủy động vật, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A;

i) Buộc tiêu hủy thực phẩm, sản phẩm vi phạm; sinh phẩm chẩn đoán đã hết hạn sử dụng;

k) Buộc tiếp nhận và thực hiện việc mai táng, hỏa táng;

l) Buộc khôi phục lại vị trí công tác.

Điều 3. Áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạt; xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng; thời hiệu và thời hạn xử phạt; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; cách tính thời hạn, thời hiệu; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; lập biên bản vi phạm hành chính; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thủ tục phạt tiền, thu nộp tiền phạt; thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hoãn chấp hành quyết định phạt tiền, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS để thi hành được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Y TẾ DỰ PHÒNG, MÔI TRƯỜNG Y TẾ VÀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

MỤC 1

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Y TẾ DỰ PHÒNG, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 4. Vi phạm các quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm

1. Phạt tiền đối với hành vi không tổ chức định kỳ 2 năm/lần việc phổ biến, tuyên truyền về phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người lao động trong phạm vi quản lý với các mức sau đây:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động dưới 50 người;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 50 người đến dưới 200 người;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 200 người đến dưới 500 người;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000 người;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới 1.500 người;

e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới 2.500 người;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo chương trình giảng dạy đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp hoặc đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm so với số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế đã công bố.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Công bố sai thẩm quyền về số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm;

b) Thực hiện việc thu tiền trái phép đối với các chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên các phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp có hợp đồng riêng với chương trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về thời điểm, thời lượng, vị trí đăng tải thông tin về phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật;

b) Lợi dụng hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, dân tộc, đạo đức xã hội.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi, đính chính trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 3 ngày đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.

Điều 5. Vi phạm các quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 6. Vi phạm các quy định về an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện an toàn sinh học sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 1;

b) Thực hiện việc xét nghiệm vượt quá phạm vi chuyên môn quy định trong giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học;

c) Không xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế tự kiểm tra an toàn sinh học;

d) Không tuân thủ các quy định về quy trình, kỹ thuật xét nghiệm, thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi hoặc tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C;

đ) Không có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm hoặc không có giấy xác nhận đã qua tập huấn về an toàn sinh học đối với người phụ trách và nhân viên của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện an toàn sinh học sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2;

b) Không xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học;

c) Không đào tạo, tập huấn cho nhân viên của cơ sở xét nghiệm về các biện pháp khắc phục sự cố an toàn sinh học;

d) Không trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân cho người làm việc trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học;

đ) Không có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm hoặc không có giấy xác nhận đã qua tập huấn về an toàn sinh học từ cấp 2 trở lên đối với người phụ trách và nhân viên của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện việc xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (sau đây gọi tắt là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C) khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học;

b) Không tuân thủ các quy định về quy trình, kỹ thuật xét nghiệm, thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B;

c) Không có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm hoặc không có giấy xác nhận đã qua tập huấn về an toàn sinh học từ cấp 3, 4 trở lên đối với người phụ trách và nhân viên của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3, 4.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện an toàn sinh học sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 3 hoặc cấp 4;

b) Thực hiện việc xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học;

c) Không tuân thủ các quy định về quy trình, kỹ thuật xét nghiệm, thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức diễn tập khắc phục sự cố an toàn sinh học định kỳ hằng năm đối với phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3, 4;

b) Không báo cáo sự cố an toàn sinh học và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắc phục sự cố với Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời gian 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời gian 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 1, điểm đ khoản 2, điểm b, c khoản 3 và điểm b, c khoản 4 Điều này.

Điều 7. Vi phạm các quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi cố tình không thực hiện hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm bắt buộc trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy định về tiếp nhận, cấp phát vắc xin, sinh phẩm y tế;

b) Không thực hiện chế độ báo cáo và lưu trữ hồ sơ sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tại các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Không thực hiện đúng quy định về vận chuyển, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế;

c) Không thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

d) Bán ra thị trường vắc xin, sinh phẩm y tế thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời gian 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b, c khoản 4 Điều này;

b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.

Điều 8. Vi phạm các quy định về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ;

b) Không tuân thủ chỉ định, hướng dẫn phòng, chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh;

b) Không thông báo các thông tin liên quan đến người mắc bệnh truyền nhiễm đang được khám, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của mình cho cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn;

c) Không tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người bệnh;

d) Tiết lộ bí mật thông tin cá nhân liên quan đến người bệnh;

đ) Không theo dõi sức khỏe của thầy thuốc, nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và C.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Từ chối tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Không thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tổ chức thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;

b) Buộc tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

c) Buộc thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Điều 9. Vi phạm các quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với các trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2  Điều này;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại các địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện việc cách ly đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 10. Vi phạm các quy định về áp dụng biện pháp chống dịch

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch;

b) Không thông báo cho Ủy ban nhân dân và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

c) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

d) Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch;

b) Thực hiện việc thu phí khám và điều trị đối với các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

c) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;

c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;

b) Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;

c) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;

b) Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;

c) Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;

d) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Buộc tiêu hủy động vật, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều này.

Điều 11. Vi phạm các quy định về kiểm dịch y tế biên giới

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện khai báo về kiểm dịch y tế biên giới theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Từ chối kiểm tra y tế, không chấp hành các hướng dẫn thực hiện kiểm tra thực tế của kiểm dịch viên y tế đối với các đối tượng phải kiểm dịch y tế;

b) Không báo tín hiệu xin kiểm dịch y tế theo quy định đối với chủ phương tiện vận tải đường thủy nhập cảnh;

c) Không thực hiện các biện pháp chống chuột và các trung gian truyền bệnh khác trên các phương tiện vận tải khi các phương tiện đó đỗ, neo đậu vào ban đêm hoặc quá 24 giờ tại khu vực cửa khẩu, khu vực kiểm dịch y tế.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sửa đổi, tẩy xóa hoặc giả mạo giấy chứng nhận kiểm dịch y tế;

b) Sử dụng giấy chứng nhận về kiểm tra, miễn kiểm tra vệ sinh tàu thủy không đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Vận chuyển thi hài, hài cốt, tro cốt, các sản phẩm đặc biệt như các chế phẩm sinh học, vi trùng, các mô, bộ phận cơ thể người, máu và các thành phần của máu qua cửa khẩu mà chưa được tổ chức kiểm dịch y tế kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch;

d) Che giấu hoặc xóa bỏ hiện trạng phải kiểm dịch y tế.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện việc cách ly y tế, xử lý y tế đối với phương tiện vận tải mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Sử dụng, cung ứng thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không có nguồn gốc xuất xứ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng trong khu vực cửa khẩu, trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

5. Việc xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định sau đây được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:

a) Xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh đồ vật cũ, phương tiện đã qua sử dụng mà không khai báo với tổ chức kiểm dịch y tế hoặc không có giấy chứng nhận kiểm dịch của tổ chức kiểm dịch y tế;

b) Vứt bỏ các chất thải không đúng nơi quy định khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;

c) Tháo nước dằn tàu không đúng quy định của pháp luật, vứt bỏ các chất thải có mầm bệnh và các yếu tố độc hại trước khi tổ chức kiểm dịch y tế thi hành các biện pháp xử lý về y tế.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều này.

Điều 12. Vi phạm các quy định khác về y tế dự phòng

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cho phép hoặc tạo điều kiện cho người bệnh truyền nhiễm trực tiếp làm những việc dễ gây lây lan bệnh truyền nhiễm.

MỤC 2

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ MÔI TRƯỜNG Y TẾ, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 13. Vi phạm các quy định vệ sinh về nước và không khí

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xả rác, chất thải sinh hoạt, chất thải của người và gia súc có khối lượng dưới 1 m3/ngày đêm vào nguồn nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và khu vực công cộng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi xả rác, chất thải sinh hoạt, chất thải của người và gia súc có khối lượng từ đủ 1 m3/ngày đêm trở lên vào nguồn nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và khu vực công cộng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm khi vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quy định về xét nghiệm theo dõi chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Không thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan đến việc bảo vệ nguồn nước khi khai thác nước để sản xuất nước ăn uống, nước sinh hoạt;

c) Cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt không bảo đảm các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lưu thông không khí trong công trình xây dựng.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt có công suất từ đủ 1.000 m3/ngày đêm trở lên khi vi phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Việc xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về xả nước thải, khí, bụi thực hiện theo quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra đối với các hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 14. Vi phạm các quy định về mai táng, hỏa táng

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về vệ sinh trong quàn ướp, khâm liệm, vận chuyển, bảo quản thi hài, hài cốt của người chết do nguyên nhân thông thường;

b) Không sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân trong quá trình thực hiện việc mai táng, hỏa táng;

c) Không có hồ sơ sổ sách ghi chép các thông tin liên quan đến việc thực hiện tang lễ tại nhà tang lễ, nhà hỏa táng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nhà tang lễ, nhà hỏa táng không bảo đảm các điều kiện vệ sinh theo quy định của pháp luật;

b) Sử dụng đất vào mục đích khác trước 12 tháng kể từ thời điểm cải táng, trừ các trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

c) Vi phạm các quy định về vệ sinh môi trường trong tổ chức lễ tang;

d) Vi phạm các quy định về thời gian cải táng.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về vệ sinh trong quàn ướp, khâm liệm, vận chuyển, bảo quản thi hài, hài cốt của người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế);

b) Không thực hiện việc xử lý thi hài của người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế);

c) Không tuân thủ các quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về mai táng tập thể.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tuân thủ các quy định về xử lý thi hài, hài cốt và môi trường xung quanh khi di chuyển thi hài, hài cốt trong trường hợp giải tỏa nghĩa trang mà chưa đủ thời gian cải táng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Sử dụng đất đã được sử dụng làm nghĩa trang trước thời hạn quy định mà không tiến hành đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường và có phương án xử lý vệ sinh môi trường phù hợp với mức độ ô nhiễm.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng đất đã được sử dụng làm nghĩa trang trước thời gian quy định vào các mục đích sau: khai thác nước ngầm phục vụ mục đích sinh hoạt, ăn uống và chế biến thực phẩm; xây dựng các công trình công cộng như khu du lịch, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ, trường học, nhà điều dưỡng mà không tiến hành đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường và có phương án xử lý vệ sinh môi trường phù hợp với mức độ ô nhiễm;

b) Sử dụng công nghệ để hỏa táng không đáp ứng yêu cầu về xử lý các chất thải.

Điều 15. Vi phạm các quy định về vệ sinh lao động

1. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện khám sức khỏe trước khi tuyển dụng hoặc không sắp xếp lao động căn cứ theo tiêu chuẩn sức khỏe cho từng ngành, nghề hoặc loại việc với các mức sau đây:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm dưới 20 người lao động;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 20 người lao động đến dưới 100 người lao động;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 100 người lao động đến dưới 500 người lao động;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 500 người lao động trở lên.

2. Ngoài việc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này, việc xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh lao động còn được thực hiện theo quy định của Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.

Điều 16. Vi phạm các quy định về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Chứa, đựng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế bằng các vật dụng không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc có nguy cơ gây nhầm lẫn đối với các sản phẩm, hàng hóa khác;

b) Loại bỏ dụng cụ chứa, đựng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế không đúng quy định sau khi đã sử dụng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng theo quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;

b) Không thực hiện đúng quy định về bao gói, bảo quản và vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;

c) Ghi nhãn sản phẩm không đúng nội dung như đã đăng ký với cơ quan quản lý;

d) Thực hiện không đúng quy trình khảo nghiệm đã được Bộ Y tế ban hành đối với tổ chức thực hiện việc khảo nghiệm.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế mà giấy chứng nhận đăng ký lưu hành các sản phẩm này đã hết hạn;

b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế không đúng tiêu chuẩn như đã công bố;

c) Sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam;

d) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế không có phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc quảng cáo không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc không sửa đổi nội dung quảng cáo theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế đã hết hạn sử dụng.

5. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế bị cấm sử dụng ở Việt Nam.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu hủy sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 4, 5 Điều này.

7. Ngoài việc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế còn được thực hiện theo quy định của Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất.

Điều 17. Vi phạm các quy định khác về môi trường y tế

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phóng uế, vứt bỏ các chất, vật dụng có khả năng làm lây lan bệnh truyền nhiễm gây dịch.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bàn ghế nơi dạy học có kích thước không phù hợp với tầm vóc học sinh;

b) Không đủ ánh sáng thiên nhiên hoặc nhân tạo trong lớp học;

c) Không bảo đảm tiêu chuẩn diện tích tính theo một học sinh;

d) Không đủ nước uống, nước rửa hoặc hố xí hợp vệ sinh cho học sinh theo quy định.

3. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bán rác thải y tế chưa qua xử lý cho các cơ sở sản xuất, chế biến để tái chế sản xuất các đồ gia dụng và các vật dụng khác được thực hiện theo quy định của Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

MỤC 3

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 18. Vi phạm các quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS

1. Phạt tiền đối với hành vi không tổ chức định kỳ 2 năm/lần việc phổ biến, tuyên truyền trong cơ sở sử dụng lao động về kiến thức, biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS với các mức sau đây:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động dưới 50 người;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 50 người đến dưới 200 người;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 200 người đến dưới 500 người;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000 người;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới 1.500 người;

e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới 2.500 người;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp, đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch HIV/AIDS;

b) Đưa thông tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV;

c) Cản trở việc thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS;

d) Không tổ chức giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép với giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác theo chương trình giảng dạy đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Từ chối phối hợp với cơ quan phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương trong việc thực hiện tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS;

b) Không tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS đối với người lao động, người đi học;

c) Không tổ chức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng thuộc diện quản lý của cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Công bố sai thẩm quyền về số liệu, tình hình dịch HIV/AIDS;

b) Thực hiện việc thu tiền đối với các chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp có hợp đồng với chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ;

c) Tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định về thông báo kết quả xét nghiệm tại Điều 30 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về thời điểm, thời lượng, vị trí đăng tải thông tin về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật;

đ) Lợi dụng hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, dân tộc, đạo đức xã hội.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV;

b) Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định về thông báo kết quả xét nghiệm quy định tại Điều 30 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

c) Sử dụng hình ảnh, thông điệp truyền thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình người nhiễm HIV.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi, đính chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 3 ngày đối với hành vi quy định tại điểm a, b khoản 2, điểm a, c khoản 4, khoản 5 Điều này, trừ trường hợp người bị nhiễm HIV không đồng ý xin lỗi, đính chính công khai việc mình bị nhiễm HIV;

b) Buộc hoàn trả lại số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.

Điều 19. Vi phạm các quy định về tư vấn và xét nghiệm HIV

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện xét nghiệm HIV nhưng không tư vấn trước và sau xét nghiệm cho đối tượng được xét nghiệm;

b) Vi phạm các quy định về phản hồi danh sách người nhiễm HIV trong giám sát HIV/AIDS;

c) Không thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết;

d) Vi phạm các quy định về lưu trữ kết quả xét nghiệm, lưu trữ và tiêu hủy các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV;

đ) Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo HIV/AIDS theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

e) Vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định Bộ trưởng Bộ Y tế;

g) Cản trở quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS;

h) Không tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, cho con bú, người bị phơi nhiễm với HIV.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vi phạm các quy định về quy trình, kỹ thuật xét nghiệm HIV;

b) Vi phạm các quy định về trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Thực hiện xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;

d) Thu tiền xét nghiệm của người bị bắt buộc xét nghiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

đ) Thu tiền xét nghiệm HIV đối với phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV;

e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình, nội dung tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

g) Không tổ chức việc tư vấn trước và sau xét nghiệm đối với các cơ sở có thực hiện xét nghiệm HIV.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính khi kết quả đó chưa được phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn khẳng định là dương tính;

b) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người đến xét nghiệm khi không được phép.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 và Điều 28 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

b) Xét nghiệm HIV bằng các loại sinh phẩm chẩn đoán đã hết hạn sử dụng hoặc chưa được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép lưu hành.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời gian 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy sinh phẩm chẩn đoán đã hết hạn sử dụng quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.

Điều 20. Vi phạm các quy định về chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tuân thủ các quy định về quy trình, phác đồ điều trị HIV/AIDS theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Kê đơn thuốc kháng HIV nhưng không có giấy chứng nhận đã qua tập huấn, đào tạo về điều trị HIV/AIDS;

c) Thực hiện việc điều trị bằng thuốc kháng HIV tại các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

d) Không tuân thủ các quy định của pháp luật về việc lưu trữ các tài liệu, hồ sơ, bệnh án liên quan đến điều trị bằng thuốc kháng HIV.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm các chế độ chăm sóc người nhiễm HIV theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về ưu tiên tiếp cận thuốc kháng HIV đối với người HIV theo quy định của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

c) Không tổ chức quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV tại cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng;

d) Không thực hiện việc theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai thuộc diện quản lý;

đ) Không hướng dẫn hoặc điều trị dự phòng lây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm với HIV;

e) Cản trở người nhiễm HIV tham gia việc chăm sóc cho người nhiễm HIV khác hoặc cản trở họ tiếp nhận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị.

Điều 21. Vi phạm các quy định về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không sử dụng thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;

b) Sử dụng thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng đã hết hạn sử dụng khi thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;

c) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc cho người khác mượn thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng;

d) Không thông báo việc triển khai tổ chức các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan công an cùng cấp nơi triển khai hoạt động;

đ) Cấp thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng cho người không đủ tiêu chuẩn hoặc không tuân thủ trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng không đúng mục đích, phạm vi hoạt động hoặc quy định của chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;

b) Không phối hợp với cơ quan phòng, chống HIV/AIDS địa phương trong việc thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;

c) Không tuân thủ đúng theo các nội dung của các chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

d) Không tuân thủ phác đồ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế nhưng không được phân công hoặc không có chứng nhận đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

b) Bán bao cao su, bơm kim tiêm sạch đã quy định được cung cấp miễn phí hoặc bán cao hơn giá bán bao cao su đã được trợ giá;

c) Tổ chức triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại khi chưa được sự phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Cản trở việc thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;

đ) Không thực hiện việc kiểm tra, giám sát các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

e) Thực hiện việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đối với người không đủ tiêu chuẩn điều trị hoặc tại các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bán ra thị trường thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện đã quy định được cung cấp miễn phí;

b) Thực hiện việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chưa được phép lưu hành;

c) Không thực hiện việc in dòng chữ “Cung cấp miễn phí, không được bán” trên bao bì hoặc nhãn phụ của bao cao su, bơm kim tiêm sạch thuộc các chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu thuốc thay thế đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời gian 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm a, b khoản 4 Điều này.

Điều 22. Vi phạm các quy định của pháp luật về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 20 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

b) Cản trở hoặc từ chối tiếp nhận trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên vào học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân vì lý do người đó nhiễm HIV hoặc là thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;

c) Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV;

d) Cản trở hoặc từ chối tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;

đ) Cản trở hoặc từ chối mai táng, hỏa táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS;

e) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV hoặc là thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;

g) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV;

h) Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV khi chăm sóc, điều trị cho họ.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Người sử dụng lao động không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;

b) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;

c) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;

d) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;

đ) Kỷ luật, đuổi học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV hoặc là thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử đối với hành vi quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều này;

b) Buộc tiếp nhận và thực hiện việc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt người nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1, điểm b, đ khoản 2 Điều này;

d) Buộc khôi phục lại vị trí công tác đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

Điều 23. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 20 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

b) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm các quy định về truyền máu, về vô khuẩn, sát khuẩn và các quy định khác về chuyên môn trong xử lý phòng lây nhiễm HIV.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đe dọa truyền HIV cho người khác;

b) Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.

Chương III

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Y TẾ DỰ PHÒNG, MÔI TRƯỜNG Y TẾ VÀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

Điều 24. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ vi phạm có giá trị đến 2.000.000 đồng.

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm e, g, h, i và k khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

Điều 25. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra y tế, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra viên y tế, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm e, g, h, i và k khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Sở Y tế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

3. Chánh Thanh tra Bộ Y tế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

Điều 26. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền cụ thể quy định tại Điều 24 của Nghị định này.

2. Thanh tra y tế, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước theo thẩm quyền cụ thể quy định tại Điều 25 của Nghị định này.

3. Trong trường hợp vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS thì xác định thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2011.

Bãi bỏ các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Điều 28. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng Chính phủ

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.