• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/03/2014
  • Ngày hết hiệu lực: 01/03/2024
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 67/2013/TT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 31 tháng 12 năm 2013

THÔNG TƯ

Quy định về trách nhiệm của cá nhân và việc xử lý vi phạm

trong công tác thanh tra của ngành giao thông vận tải

____________

 

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định s107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tchức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định s07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;

Căn cứ Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Cnh phủ quy định về tchức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về trách nhiệm của cá nhân và việc xử vi phạm trong công tác thanh tra của ngành Giao thông vận tải.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về trách nhiệm của cá nhân và việc xử lý vi phạm trong công tác thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính của ngành Giao thông vận tải (sau đây gọi là công tác thanh tra).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải ở Trung ương và địa phương, Cơ quan thanh tra nhà nước, Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải, cộng tác viên thanh tra và các tổ chức, cá nhân liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, những cụm từ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải, bao gồm: Cơ quan thanh tra nhà nước và Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

2. Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm: Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Thanh tra Bộ) và Thanh tra Sở Giao thông vận tải (sau đây gọi là Thanh tra Sở).

3. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải, bao gồm: Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa và Chi cục Đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

4. Cá nhân thuộc cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải, bao gồm:

a) Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Bộ, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Thanh tra Bộ;

b) Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam;

c) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Cấp trưởng, cấp phó: Vụ Pháp chế - Thanh tra; Phòng Pháp chế - Thanh tra; Phòng Thanh tra - An toàn; Đội Thanh tra - An toàn;

đ) Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Sở; Đội trưởng, Phó Đội trưởng thuộc Thanh tra Sở;

e) Trưởng đoàn thanh tra;

g) Thành viên đoàn thanh tra;

h) Thanh tra viên các ngạch, công chức thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi là công chức thanh tra);

i) Viên chức được phân công tham gia hoạt động thanh tra, kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính (sau đây gọi là viên chức);

l) Nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng để phục vụ trong các cơ quan thanh tra ngành Giao thông vận tải (sau đây gọi là nhân viên).

Điều 4. Căn cứ xác định trách nhiệm

1. Nghĩa vụ, nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi của cá nhân và những việc cá nhân không được làm theo quy định của pháp luật.

2. Vị trí việc làm, thẩm quyền, mối quan hệ và nội dung phân công công tác trong chỉ đạo, quản lý, điều hành của cơ quan, đơn vị.

3. Nội dung, phạm vi chịu trách nhiệm tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 5. Nguyên tắc xem xét trách nhiệm

1. Việc xem xét trách nhiệm đối với cá nhân phải phù hợp với nội dung phân cấp quản lý, thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ được giao và thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Cấp phó chịu trách nhiệm tương đương với cấp trưởng khi cấp trưởng giao quyền hoặc ủy quyền thực hiện thẩm quyền của cấp trưởng.

2. Chỉ xem xét trách nhiệm đối với cá nhân khi đã có đủ căn cứ để xác định chế độ trách nhiệm đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm kỷ cương, kỷ luật trong công tác thanh tra.

3. Việc xử lý cá nhân vi phạm chế độ trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ trong công tác thanh tra phải được tiến hành một cách công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật, đúng thủ tục, đúng tính chất và mức độ của hành vi vi phạm; không xử lý oan sai; không bỏ sót hành vi vi phạm.

Chương II

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA

Mục 1

TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THANH TRA

NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Điều 6. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải

1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra thuộc thẩm quyền trong phạm vi quản lý nhà nước, bao gồm:

a) Ban hành quy chế, quy định nội bộ theo thẩm quyền để quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan thanh tra;

b) Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chánh Thanh tra, Trưởng phòng Thanh tra, Đội trưởng;

c) Tổ chức họp để thảo luận những nội dung về công tác thanh tra mà theo quy định của pháp luật, Chánh Thanh tra phải thảo luận trước khi quyết định;

d) Chỉ đạo, phân công để triển khai thực hiện công tác thanh tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải;

đ) Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải; kiểm tra đối với các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

2. Lãnh đạo cơ quan thanh tra:

a) Hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra hàng năm;

b) Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm trình Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải ban hành đúng thời gian quy định;

c) Tham mưu trình Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo quy định;

d) Chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm, quý, tháng theo quy định;

đ) Có ý kiến chỉ đạo kịp thời đối với các báo cáo, kiến nghị, đề xuất của cấp dưới;

e) Không can thiệp trái pháp luật vào công tác thanh tra của cấp dưới;

g) Quyết định hoặc giao quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đúng thời gian, trình tự, thủ tục quy định;

h) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thanh tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải.

3. Xử lý kịp thời việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.

4. Ban hành quyết định thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất, thanh tra lại kịp thời theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải và quy định của pháp luật.

5. Chỉ đạo các đoàn thanh tra thực hiện đúng kế hoạch thanh tra được duyệt.

6. Giám sát các đoàn thanh tra theo quy định về giám sát khi được cấp quyết định thanh tra giao.

7. Ban hành văn bản yêu cầu đối với Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.

8. Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị; xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải bảo đảm kịp thời, đúng quy định của pháp luật, tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.

9. Báo cáo về công tác thanh tra với cấp trên đúng thời hạn; chỉ đạo sử dụng, quản lý ấn chỉ, mẫu biểu đúng hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

10. Chỉ đạo thực hiện vận hành, khai thác phần mềm báo cáo và chỉ đạo hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải (tInspect); công tác lưu trữ khoa học, đầy đủ theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Chánh Thanh tra Bộ.

11. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam

1. Tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam (sau đây gọi chung là Thanh tra Cục).

a) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam trình Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (sau đây gọi chung là Cục trưởng);

b) Phân công rõ nhiệm vụ cho Phó Chánh Thanh tra, công chức để theo dõi, thực hiện nhiệm vụ của Thanh tra Cục;

c) Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ để triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, chỉ đạo về công tác thanh tra chuyên ngành của cấp trên và các nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khác;

d) Tổ chức họp để thảo luận về những nội dung trong công tác thanh tra trước khi quyết định theo quy định của pháp luật;

đ) Báo cáo về công tác thanh tra cho Cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Chánh Thanh tra Bộ) theo quy định về báo cáo;

e) Tổ chức kiểm tra định kỳ việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định.

2. Lãnh đạo về công tác thanh tra chuyên ngành

a) Hướng dẫn và tổng hợp kế hoạch thanh tra của các Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải;

b) Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra;

c) Có ý kiến chỉ đạo kịp thời đối với các báo cáo, kiến nghị, đề xuất của cấp dưới;

d) Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra của cấp dưới;

đ) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, hàng hải hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.

3. Giúp Cục trưởng xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra của các cơ quan, đơn vị thuộc Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam.

4. Quyết định thành lập đoàn thanh tra theo chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt hoặc phân công thanh tra viên, công chức thuộc Thanh tra Cục thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng không dân dụng, thanh tra hàng hải theo thẩm quyền.

5. Trình Cục trưởng thanh tra lại đối với vụ việc đã được Giám đốc Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hàng không dân dụng, hàng hải hoặc theo yêu cầu của Chánh Thanh tra Bộ.

6. Chỉ đạo các đoàn thanh tra thực hiện đúng kế hoạch, nội dung thanh tra.

7. Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra.

8. Kiến nghị Cục trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải kịp thời, đúng pháp luật.

9. Quyết định đình chỉ (bao gồm buộc chấm dứt hành vi vi phạm) hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi trái pháp luật chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xác định hành vi đó gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hoặc gây trở ngại cho quá trình thanh tra.

10. Kiến nghị với Cục trưởng hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan đưa ra các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm các điều kiện an toàn, an ninh và phòng ngừa, bảo vệ môi trường theo quy định.

11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Cục trưởng hoặc Chánh Thanh tra Bộ giao theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, bao gồm:

a) Ban hành quy chế, quy định nội bộ theo thẩm quyền để quản lý, điều hành và triển khai nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;

b) Phân công nhiệm vụ cho các Phó Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng bộ phận tham mưu;

c) Tổ chức họp để thảo luận những nội dung về công tác thanh tra mà theo pháp luật, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải thảo luận trước khi quyết định;

d) Chỉ đạo, phân công để triển khai thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Cơ quan quản lý nhà nước cấp trên hoặc của Chánh Thanh tra Bộ;

đ) Báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước cấp trên hoặc Chánh Thanh tra Bộ những nội dung phải báo cáo theo quy định của pháp luật hoặc quy chế của cơ quan;

e) Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân làm công tác thanh tra chuyên ngành khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc chỉ đạo của cấp trên.

2. Lãnh đạo Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

a) Chỉ đạo, triển khai việc lập kế hoạch thanh tra hàng năm đối với cấp dưới;

b) Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình cấp có thẩm quyền đúng thời gian quy định;

c) Điều chỉnh hoặc trình cấp trên điều chỉnh kế hoạch thanh tra theo quy định;

d) Chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm, kế hoạch thanh tra quý, tháng theo quy định;

đ) Có ý kiến chỉ đạo kịp thời đối với các báo cáo, kiến nghị, đề xuất của cấp dưới;

e) Không can thiệp trái pháp luật vào công tác thanh tra của cấp dưới;

g) Quyết định hoặc giao quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đúng thời gian, trình tự, thủ tục quy định;

h) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thanh tra theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên.

3. Xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

4. Ban hành quyết định thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất, thanh tra lại kịp thời theo chỉ đạo của cấp trên hoặc Chánh Thanh tra Bộ và đúng quy định của pháp luật, tránh gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.

5. Chỉ đạo, giám sát các đoàn thanh tra thực hiện đúng kế hoạch thanh tra được duyệt.

6. Ban hành văn bản yêu cầu đối với Thủ trưởng Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp dưới tiến hành thanh tra kịp thời, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật để ngăn chặn hành vi vi phạm, tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.

7. Kiến nghị Thủ trưởng Cơ quan quản lý nhà nước cấp trên tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị; xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan cấp trên bảo đảm kịp thời, đúng quy định của pháp luật, tránh gây hậu quả.

8. Báo cáo về công tác thanh tra với cấp trên đúng thời hạn; chỉ đạo sử dụng, quản lý ấn chỉ, mẫu biểu đúng hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

9. Lựa chọn công chức để trình cấp có thẩm quyền công nhận là công chức thanh tra đúng tiêu chuẩn theo quy định.

10. Chỉ đạo thực hiện vận hành, khai thác phần mềm tInspect, công tác lưu trữ khoa học, đầy đủ theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Chánh Thanh tra Bộ.

11. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Giao thông vận tải

1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải, bao gồm:

a) Ban hành quy định, quy chế nội bộ để làm cơ sở quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động đối với Thanh tra Sở;

b) Chỉ đạo Thanh tra Sở thực hiện đúng chức năng thanh tra, không làm thay công việc thuộc nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị khác hoặc việc khác không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở, trừ trường hợp thiên tai, bão lũ hoặc lý do yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp trong một thời gian nhất định;

c) Xử lý kịp thời các kiến nghị, đề xuất về công tác thanh tra của Thanh tra Sở;

d) Không can thiệp trái pháp luật vào công tác thanh tra của Thanh tra Sở.

2. Phê duyệt kế hoạch thanh tra chuyên ngành hàng năm đúng thời gian, nội dung và hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.

3. Quyết định thanh tra; quyết định xử lý các kiến nghị của Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải (sau đây gọi là Chánh Thanh tra Sở) kịp thời, đúng pháp luật.

4. Cấp thẻ nghiệp vụ đúng đối tượng theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về công tác thanh tra.

6. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Trách nhiệm của cấp Trưởng bộ phận tham mưu

1. Tham mưu cho Thủ trưởng Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải.

2. Chấp hành sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

3. Có văn bản phân công nội bộ đối với công chức thanh tra, nhân viên thực hiện công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của mình để thực hiện nhiệm vụ.

4. Giúp Thủ trưởng Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với cấp dưới.

5. Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của nhân viên thuộc mình quản lý.

6. Báo cáo công tác thanh tra đúng thời gian, nội dung và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

7. Tổ chức công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu đầy đủ, đúng quy định.

8. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Trách nhiệm của Đội trưởng thuộc Thanh tra Sở

1. Giúp Chánh Thanh tra Sở thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định tại Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải.

2. Chấp hành sự phân công của Chánh Thanh tra Sở trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Có văn bản phân công nội bộ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của mình để thực hiện nhiệm vụ.

4. Giúp Chánh Thanh tra Sở thực hiện công tác thanh tra theo kế hoạch được phê duyệt.

5. Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính của nhân viên thuộc mình quản lý.

6. Báo cáo kết quả thanh tra đúng thời gian, nội dung và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

7. Tổ chức công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu đầy đủ, đúng quy định theo phân cấp.

8. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Mục 2: TRÁCH NHIỆM CỦA TRƯỞNG ĐOÀN THANH TRA, THANH TRA VIÊN, CÔNG CHỨC THANH TRA, NHÂN VIÊN VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA

Điều 12. Trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra

1. Xây dựng kế hoạch thanh tra theo quyết định thanh tra, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Xây dựng đề cương, hướng dẫn báo cáo theo đúng kế hoạch thanh tra được duyệt.

3. Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra.

4. Ghi chép, ký đầy đủ Nhật ký đoàn thanh tra.

5. Báo cáo trung thực, đầy đủ, đúng tiến độ, đúng thời hạn cho người ra quyết định thanh tra hoặc cho cấp có thẩm quyền nếu được người ra quyết định thanh tra ủy quyền.

6. Kiến nghị kịp thời với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.

7. Thực hiện đúng thẩm quyền trong việc yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra; niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra.

8. Lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện đối tượng thanh tra có hành vi vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

9. Thực hiện đúng thẩm quyền, quy trình trong việc tạm đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

10. Lập hồ sơ thanh tra theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Trách nhiệm của thanh tra viên, công chức thanh tra

1. Chấp hành sự phân công của cấp có thẩm quyền.

2. Trong quá trình thanh tra, chịu sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.

3. Không được thông đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra.

4. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để bao che cho đối tượng thanh tra và những người có liên quan.

5. Phải từ chối tham gia đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập trong trường hợp vợ (hoặc chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình, của vợ (hoặc của chồng) là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.

6. Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền trong hoạt động thanh tra, phát hiện, buộc chấm dứt hành vi vi phạm, dừng phương tiện, lập biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

7. Không lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ.

8. Mặc trang phục, đeo cấp hiệu, biển hiệu đúng quy định trong khi thi hành công vụ.

9. Bảo quản, giữ gìn thẻ nghiệp vụ được cấp.

10. Thực hiện quy định bảo mật thông tin trong hoạt động thanh tra theo quy định.

11. Thực hiện đúng tác phong, quy trình khi làm nhiệm vụ thành viên Đoàn thanh tra hoặc thực hiện thẩm quyền buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính, dừng phương tiện.

12. Ứng xử với đối tượng thanh tra, người vi phạm đúng mực, theo quy tắc của cơ quan.

13. Báo cáo kết quả công tác thanh tra đầy đủ, trung thực, đúng thời hạn trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.

14. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Trách nhiệm của viên chức

1. Chấp hành sự phân công của cấp có thẩm quyền.

2. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quyết định kiểm tra hoặc sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra; giúp thanh tra viên, công chức thanh tra tiến hành thanh tra độc lập.

3. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền; lập biên bản vi phạm hành chính hoặc lập kết quả kiểm tra theo mẫu quy định của pháp luật hoặc tài liệu, mẫu biểu theo công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

4. Báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả kiểm tra; vụ việc vi phạm hành chính kịp thời, đầy đủ.

5. Không được thông đồng với đối tượng kiểm tra và những người có liên quan trong vụ việc kiểm tra để làm sai lệch kết quả kiểm tra.

6. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn kiểm tra để bao che cho đối tượng kiểm tra và những người có liên quan.

7. Phải từ chối tham gia đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra trong trường hợp vợ (hoặc chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình, của vợ (hoặc của chồng) là đối tượng thanh tra, kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, kiểm tra.

8. Không lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ.

9. Bảo quản, giữ gìn thẻ nghiệp vụ được cấp.

10. Sử dụng trang phục, biển hiệu đúng quy định trong khi thi hành công vụ.

11. Thực hiện quy định bảo mật thông tin theo quy định.

12. Ứng xử với đối tượng thanh tra, kiểm tra; người vi phạm chuẩn mực, theo quy tắc ứng xử do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

13. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Trách nhiệm của nhân viên

1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Chấp hành các quy định, nghĩa vụ trong hợp đồng lao động.

3. Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc trưởng đoàn, thanh tra viên khi hỗ trợ hoạt động thanh tra.

4. Không lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ.

5. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Trách nhiệm của cộng tác viên thanh tra

1. Chấp hành sự phân công thực hiện nhiệm vụ cộng tác viên của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và tham gia đoàn thanh tra đầy đủ theo kế hoạch.

2. Thực hiện quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 7, 10, 12, 13 và khoản 14 Điều 13 của Thông tư này.

Điều 17. Trách nhiệm liên đới

1. Thủ trưởng Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành giao thông vận tải quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm liên đới khi Trưởng đoàn thanh tra vi phạm trách nhiệm.

2. Trưởng đoàn thanh tra chịu trách nhiệm liên đới khi thành viên Đoàn thanh tra vi phạm trách nhiệm.

3. Thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành giao thông vận tải chịu trách nhiệm liên đới khi để công chức, viên chức, nhân viên thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình vi phạm trách nhiệm trong công tác thanh tra.

Chương III

THẨM QUYỀN VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM

Điều 18. Thẩm quyền xem xét trách nhiệm đối với cá nhân

1. Bộ trưởng xem xét và xử lý trách nhiệm đối với Chánh Thanh tra Bộ sau khi có ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ; Phó Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, thanh tra viên, công chức thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và xử lý trách nhiệm đối với Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải.

3. Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Giám đốc Cảng vụ xem xét và xử lý trách nhiệm đối với cá nhân làm công tác thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp.

4. Giám đốc Sở Giao thông vận tải xem xét và xử lý trách nhiệm đối với Chánh Thanh tra Sở sau khi có ý kiến của Chánh Thanh tra cấp tỉnh; xem xét và xử lý trách nhiệm đối với Phó Chánh Thanh tra và các chức danh khác thuộc Thanh tra Sở theo phân cấp.

5. Thanh tra viên, công chức thanh tra, viên chức, cộng tác viên và nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào thì Thủ trưởng cơ quan đó có thẩm quyền xem xét và xử lý trách nhiệm.

Điều 19. Xử lý vi phạm đối với cá nhân là công chức

1. Căn cứ vào mức độ và hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và Điều 13 của Thông tư này, công chức, công chức giữ chức vụ lãnh đạo sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.

2. Ngoài hình thức xử lý kỷ luật, thanh tra viên, công chức thanh tra còn bị thu hồi thẻ thanh tra viên hoặc thẻ công chức thanh tra theo quy định.

Điều 20. Xử lý vi phạm đối với cá nhân là viên chức

1. Căn cứ vào mức độ và hành vi vi phạm quy định tại Điều 14 của Thông tư này, viên chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc theo quy định của Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.

2. Ngoài việc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức, viên chức còn bị đình chỉ sử dụng thẻ nghiệp vụ trong thời hạn tối đa 06 tháng.

3. Ngoài việc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, viên chức còn bị thu hồi thẻ nghiệp vụ theo quy định.

Điều 21. Xử lý vi phạm đối với cá nhân là người lao động.

1. Căn cứ vào mức độ và hành vi vi phạm quy định tại Điều 15 của Thông tư này, người lao động sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, kéo dài thời gian nâng bậc lương hoặc chuyển việc khác có mức lương thấp hơn, sa thải theo Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất và Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995.

2. Ngoài việc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, kéo dài thời gian nâng bậc lương hoặc chuyển việc khác có mức lương thấp hơn, cá nhân là người lao động còn bị đình chỉ sử dụng thẻ nghiệp vụ trong thời hạn tối đa 06 tháng.

3. Ngoài việc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải, cá nhân là người lao động còn bị thu hồi thẻ nghiệp vụ theo quy định.

Điều 22. Xử lý vi phạm đối với cộng tác viên

1. Theo đề nghị của Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra, cơ quan sử dụng cộng tác viên xem xét, tạm đình chỉ tham gia Đoàn đối với cộng tác viên vi phạm quy định tại Điều 16 của Thông tư này, đồng thời có văn bản đề nghị cơ quan quản lý trực tiếp cộng tác viên xem xét, xử lý.

2. Căn cứ vào mức độ và hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Thông tư này, cộng tác viên sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật quy định tại Điều 19 hoặc Điều 20 của Thông tư này.

Chưong IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.

2. Thông tư này thay thế Quyết định số 1467/2003/QĐ-BGTVT ngày 22 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc quy định tạm thời trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và hình thức xử lý vi phạm đối với cá nhân trong hoạt động thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.

Điều 24. Trách nhiệm thi hành

1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Đinh La Thăng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.