• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 09/09/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 14/07/2007
CHÍNH PHỦ
Số: 39/2000/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 24 tháng 8 năm 2000

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về cơ sở lưu trú du lịch

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Pháp lệnh Du lịch số 11/1999/PL-UBTVQH10 ngày 08 tháng 02 năm1999;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghịđịnh này quy định về cơ sở lưu trú du lịch và quản lý nhà nước đối với cơ sở lưutrú du lịch tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghịđịnh này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân người Việt Nam thuộc các thànhphần kinh tế và tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nướcngoài tại Việt Nam kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, trừ trường hợp pháp luật vềđầu tư nước ngoài tại Việt Nam có quy định khác.

Điều 3.Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch

Tổchức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này đều có quyềnkinh doanh cơ sở lưu trú du lịch.

Nhànước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và tạo điều kiện đểmọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh cơ sở lưutrú du lịch tham gia phát triển cơ sở lưu trú du lịch theo quy hoạch, kế hoạch.

Điều 4.Cơ sở lưu trú du lịch

Cơsở lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác đủtiêu chuẩn để phục vụ khách du lịch gồm:

Kháchsạn.

Làngdu lịch.

Biệtthự kinh doanh du lịch.

Cănhộ kinh doanh du lịch.

Bãicắm trại du lịch.

Nhàkhách, nhà nghỉ có kinh doanh du lịch.

Điều 5. Phân loại cơ sở lưu trú du lịch

1.Cơ sở lưu trú du lịch được phân thành hai loại:

a)Cơ sở đạt tiêu chuẩn tối thiểu là cơ sở lưu trú du lịch có cơ sở vật chất,trang thiết bị và một số dịch vụ chủ yếu có chất lượng tối thiểu, đáp ứng được nhucầu cơ bản của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt trong thời gian lưu trú.

b)Cơ sở đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao là cơ sở lưutrú du lịch có cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ có chất lượng cao hơncác cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, đáp ứng được nhu cầu đa dạngcủa khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từnghạng.

2.Tiêu chuẩn phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch quy định tại khoản 1 Điềunày áp dụng thống nhất trong cả nước. Tổng cục Du lịch xây dựng và công bố tiêuchuẩn chi tiết đối với từng loại, hạng cụ thể.

 

Chương II

KINH DOANH CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

Điều 6. Hình thức kinh doanh

1.Hình thức kinh doanh:

a)Việc kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo các hình thức sau:

Doanhnghiệp.

Hộkinh doanh cá thể.

b)Tổ chức, cá nhân có thể kinh doanh một hoặc đồng thời nhiều cơ sở lưu trú dulịch quy định tại Điều 4 Nghị định này.

c)Một cơ sở lưu trú du lịch có thể là một doanh nghiệp hoặc là một đơn vị của doanhnghiệp.

2.Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch phải đăng ký kinh doanhtheo quy định của pháp luật.

Điều 7. Điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch

Cơsở lưu trú du lịch phải bảo đảm các điều kiện sau:

1.Địa điểm cơ sở lưu trú du lịch phải cách trường học, bệnh viện và những nơi cóthể gây ra ô nhiễm một khoảng cách nhất định phù hợp với quy định của địa phươngnơi xây dựng cơ sở lưu trú; không được nằm trong hoặc liền kề khu vực quốcphòng, an ninh và các mục tiêu cần được bảo vệ.

2.Cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn phù hợp với từng loại cơ sở lưutrú du lịch.

Điều 8. Kinh doanh các dịch vụ có điều kiện trong cơ sở lưu trú dulịch

1.Cơ sở lưu trú du lịch không thuộc loại xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5sao khi kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ có điều kiện phải thực hiện theo đúngcác quy định hiện hành.

2.Cơ sở lưu trú du lịch thuộc loại xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao khikinh doanh các hàng hoá, dịch vụ có điều kiện không cần phải có giấy phép kinhdoanh, nhưng phải đăng ký với cơ quan có chức năng trước khi thực hiện.

Ngườihành nghề dịch vụ kinh doanh có điều kiện tại các cơ sở lưu trú phải có đủ điềukiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Phân loại và xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

1.Loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch là căn cứ để xác định chất lượng các cơ sở lưutrú du lịch; là căn cứ để các tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịchđầu tư xây dựng, quảng cáo và tiến hành hoạt động kinh doanh.

2.Trong thời hạn chậm nhất 6 (sáu) tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh,chủ cơ sở lưu trú du lịch phải đăng ký để cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấpchứng nhận loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định tại khoản 3 Điều14 và khoản 3 Điều 15 của Nghị định này.

3.Chủ cơ sở lưu trú du lịch chịu trách nhiệm bảo đảm, duy trì tiêu chuẩn, điềukiện của cơ sở lưu trú theo đúng loại, hạng đã đăng ký hoặc đã được công nhận.Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch sau khi được công nhận loại, hạng, nếu có cácđiều kiện mới, đạt tiêu chuẩn của loại cao hơn hoặc không bảo đảm, duy trì điềukiện, tiêu chuẩn của loại, hạng đó, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét để cấpgiấy chứng nhận loại, hạng mới phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn thực tế của cơsở lưu trú đó.

4.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyềnvề loại, hạng cơ sở lưu trú, chủ cơ sở lưu trú có quyền khiếu nại với cơ quancó thẩm quyền về việc công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú, nếu thấy chưa thoảđáng.

5.Lệ phí thẩm định phân hạng cơ sở lưu trú du lịch do Bộ Tài chính quy định.

Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú dulịch

1.Tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch có các quyền sau:

a)Thuê người quản lý, điều hành, thực hiện chuyên môn nghiệp vụ (không phân biệtlà người trong nước hay ngoài nước).

b)Từ chối hoặc huỷ bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách trong các trường hợp:

Kháchkhông chấp hành nội quy của cơ sở đã được công bố công khai từ trước.

Yêucầu của khách vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở.

Pháthiện khách có hành vi vi phạm pháp luật.

Nếuphát hiện khách đang mang trong người các bệnh truyền nhiễm.

Trongnhững trường hợp đặc biệt, cơ sở lưu trú du lịch không thể nhận khách.

c)Từ chối các cuộc thanh tra, kiểm tra không đúng pháp luật.

d)Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2.Cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 saongoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này còn có quyền:

a)Đăng ký sử dụng thiết bị thu tín hiệu truyền hình từ vệ tinh.

b)Giới thiệu cơ sở lưu trú của mình trong các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá củacơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

Điều 11. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú dulịch

Tổchức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch có các nghĩa vụ sau:

1.Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. Trong quá trình hoạt độngphải bảo đảm và thường xuyên duy trì các điều kiện, tiêu chuẩn quy định đối vớiloại, hạng của cơ sở lưu trú du lịch đã đăng ký hoặc đã được công nhận.

2.Thông báo bằng văn bản thời điểm bắt đầu kinh doanh với cơ quan quản lý Nhà nướcvề du lịch.

3.Gắn biển cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận và chỉ được quảng cáo đúng vớiloại, hạng đã được công nhận.

4.Bảo đảm và duy trì chất lượng phục vụ; chất lượng trang thiết bị ổn định, tươngxứng với loại và hạng đã đăng ký hoặc đã được công nhận.

5.Bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường; vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm vàthực hiện các yêu cầu về vệ sinh trong quá trình phục vụ.

6.Có các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của khách.

7.Thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định.

8.Niêm yết công khai giá bán các hàng hoá, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.

9.Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ sổ sách, kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệuvề hoạt động kinh doanh, chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.

10.Có nội quy của cơ sở lưu trú du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

11.Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Quản lý khách lưu trú

Cơsở lưu trú du lịch phải:

1.Yêu cầu khách xuất trình giấy tờ tuỳ thân và chỉ được nhận khách lưu trú khi cóđủ giấy tờ tuỳ thân hợp lệ.

2.Lưu trữ danh sách khách đã lưu trú cùng các thông tin cần thiết khác theo quy địnhcủa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 13.Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Nghiêmcấm mọi hành vi lợi dụng hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch để mua bán,tàng trữ, sử dụng ma tuý; sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệunổ, các chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; tổ chức, chứa chấp, môi giới việcmua bán dâm; phổ biến văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành, tuyên truyền hoạtđộng mê tín dị đoan, chứa chấp kẻ gian, tội phạm đang trốn tránh pháp luật vàcác hoạt động trái pháp luật khác, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toànxã hội, các hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, làm ảnh hưởng xấuđến môi trường phát triển du lịch.

 

Chương III

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

Điều 14.Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch

Tổngcục Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch trong phạm vicả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1.Xây dựng và hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triểncơ sở lưu trú du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của cả nước đãphê duyệt.

2.Quy định tiêu chuẩn của từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch; quy định trìnhtự, thủ tục tiến hành phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch; quy định mẫubiển loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch; quy định tiêu chuẩn của người quản lý,nhân viên phục vụ và tiêu chuẩn, chất lượng các dịch vụ của cơ sở lưu trú dulịch.

Côngbố công khai các tiêu chuẩn đã quy định để các tổ chức, cá nhân hoạt động cơ sởlưu trú du lịch biết và tuân thủ trong quá trình kinh doanh; làm căn cứ để cáccơ quan chức năng thực hiện việc xếp hạng, cấp giấy chứng nhận cơ sở lưu trú dulịch và kiểm tra, kiểm soát.

3.Cấp giấy chứng nhận cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao, 4 sao,5 sao.

4.Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Pháp lệnh Du lịch.

Điều 15. Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương

Cơquan quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cónhiệm vụ:

1.Phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng quy hoạch phát triển du lịch ở địa phương,công bố công khai quy hoạch nói trên, đồng thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhânthực hiện việc đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch phù hợp với quy hoạch pháttriển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.

2.Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ về cơ sở lưutrú du lịch ở địa phương; kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn về cơ sở lưutrú du lịch.

3.Cấp giấy chứng nhận cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn tối thiểu và đạt tiêuchuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao.

4.Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Pháp lệnh Du lịch.

Điều 16. Quản lý phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch

Việcxây dựng, phát triển cơ sở lưu trú du lịch phải phù hợp với yêu cầu phát triểnkinh tế xã hội. Việc xây dựng cơ sở lưu trú du lịch mới phải thực hiện theođúng pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, phù hợp với quy hoạch phát triểndu lịch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nhữngcơ sở lưu trú du lịch đã hoạt động trước ngày ban hành Nghị định này, nếu chưaphù hợp với khoản 1 Điều 7 của Nghị định này thì vẫn tiếp tục hoạt động kinhdoanh nhưng không được mở rộng quy mô diện tích của cơ sở lưu trú.

 

Chương IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 17. Khen thưởng

Tổchức, cá nhân có thành tích trong việc phát triển và kinh doanh cơ sở lưu trúdu lịch thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Xử lý vi phạm

1.Tổ chức, cá nhân không đăng ký kinh doanh; xây dựng cơ sở lưu trú du lịch khôngđúng quy hoạch; không thực hiện, duy trì tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh cơ sởlưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã đăng ký, đã được công nhận hoặc có hànhvi vi phạm khác, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chínhhoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2.Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với những quy định của Nghị địnhnày và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mứcđộ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy địnhcủa pháp luật.

 

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Nghịđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký; các quy định trước đây trái vớiNghị định này đều bãi bỏ.

Điều 20. Trongthời hạn 6 (sáu) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, những cơsở lưu trú du lịch đã đăng ký hoạt động kinh doanh trước khi ban hành Nghị địnhnày vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh nhưng phải điều chỉnh, bổ sung các điềukiện để hoạt động theo đúng quy định của Nghị định này.

Điều 21. Chậmnhất là 60 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Tổng cục Du lịchcó trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hànhNghị định này.

Điều 22. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.