THÔNG TƯ
LIÊN BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH
Hướng dẫn thực hiện
một số chính sách, chế độ đối với người đi lao động có
thời hạn ở nước ngoài về nước
Căn cứ Nghị định 362-CP ngày 29-11-1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Hội đồng Bộ trưởng); Căn cứ các Hiệp định, Nghị định thư về hợp tác lao động đã ký giữa nước ta với các nước từ năm 1990 trở về trước và các Quyết định hiện hành của Hội đồng Bộ trưởng về giải quyết chính sách, chế độ đối với công nhân viên chức Nhà nước; Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ đối với người đi hợp tác lao động đã về nước như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THI HÀNH
1. Thông tư này áp dụng cho những đối tượng sau:
a. Những người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo Hiệp định Chính phủ về nước, kể cả những người đi làm đội trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng do nước ngoài trả lương;
b. Những người đi thực tập sinh sản xuất hoặc vừa học vừa làm, học nghề sau đó chuyển sang hợp tác lao động;
c. Những người đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp tác trực tiếp giữa các Bộ, địa phương của Nhà nước ta với các tổ chức kinh tế nước ngoài.
2. Những người không được hưởng các chính sách, chế độ quy định trong Thông tư này gồm:
a. Người vi phạm pháp luật của nước ngoài bị trục xuất về nước;
b. Người bị kỷ luật buộc phải về nước;
c. Người tự ý bỏ việc ra làm ngoài Hiệp định hoặc đi nước thứ ba rồi về nước, người tự ý bỏ việc ở nước ngoài về nước hoặc về phép rồi tự ý ở lại trong nước mà không được sự đồng ý của Ban Quản lý lao động hoặc Cục Hợp tác Quốc tế về lao động;
d. Những người về nước trước thời hạn thuộc diện phải truy nộp tiền vé máy bay, nhưng chưa nộp đủ cho Nhà nước;
đ. Những người chưa đóng góp đủ tiền xây dựng Tổ quốc và tiền bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước.
II. NỘI DUNG CÁC CHÍNH SÁCH CHẾ ĐỘ
1. Chuyển trả, tiếp nhận sau khi về nước
a. Những người đi lao động theo Hiệp định Chính phủ khi về nước được Cục Hợp tác Quốc tế về lao động xem xét ra Quyết định, hoặc thông báo chuyển trả về Bộ, địa phương nơi cử đi để Bộ, địa phương chuyển trả về đơn vị cũ. Đơn vị cũ có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí, sử dụng (nếu có yêu cầu) hoặc tạo điều kiện cho người lao động tự tìm việc làm giải quyết thủ tục giấy tờ cho người lao động nhập khẩu theo chính sách quản lý hộ khẩu hiện hành và giải quyết các chế độ khác theo quy định của Nhà nước. Trường hợp đơn vị cũ giải thể thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp chịu trách nhiệm giải quyết.
Những người là lao động xã hội và những người là công nhân, viên chức Nhà nước, công an nhân dân, quân nhân đã hưởng chế độ thôi việc hoặc phục viên xuất ngũ trước khi đi hợp tác lao động, nếu đi lao động ở nước ngoài theo chỉ tiêu của cơ quan, xí nghiệp, đơn vị nào thì nơi đó có trách nhiệm làm thủ tục chuyển họ về địa phương nơi đăng ký nhân khẩu thường trú trước khi đi để địa phương giải quyết cho nhập khẩu, tạo điều kiện cho người lao động tự tìm việc làm và giải quyết chính sách, chế độ theo quy định tại Thông tư này.
b. Những người đi lao động nước ngoài theo hình thức hợp tác trực tiếp khi về nước làm thủ tục tại Bộ, địa phương nơi cử đi.
2. Tính thời gian công tác:
a. Thời gian làm việc ở nước ngoài được tính là thời gian công tác. Trường hợp một người có nhiều lần đi lao động ở nước ngoài thì được cộng thời gian các lần đó thành thời gian công tác ở nước ngoài;
b. Sau khi về nước nếu người lao động phải chờ việc hoặc chờ giải quyết chế độ thì được tính thời gian chờ đợi, nhưng tối đa không quá 3 tháng và không được hưởng lương;
c. Thời gian công tác ở nước ngoài cộng với thời gian chờ đợi (nếu có) và thời gian công tác ở trong nước (nếu có) thành tổng thời gian công tác của người lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội hoặc chế độ thôi việc.
Những người là công nhân, viên chức Nhà nước, và những người thuộc lực lượng vũ trang nếu trước khi đi lao động nước ngoài đã hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp phục viên, trợ cấp xuất ngũ thì không được tính thời gian công tác trước khi đi;
d. Học sinh học nghề chuyển sang hợp tác lao động theo Hiệp định Chính phủ thì thời gian học nghề không được tính là thời gian công tác.
3. Hưu trí hoặc mất sức lao động
Những người là công nhân, viên chức Nhà nước và những người thuộc lực lượng vũ trang khi về nước nếu có đủ điều kiện theo quy định hiện hành thì được giải quyết chế độ hưu trí hoặc mất sức lao động.
4. Thôi việc
Người lao động về nước nếu không được sắp xếp việc làm trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước và không đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí, hoặc mất sức lao động thì được giải quyết cho thôi việc và hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định như sau:
a. Các đối tượng sau đây thì được hưởng trợ cấp thôi việc đối với thời gian đi hợp tác lao động ở nước ngoài gồm:
- Công nhân, viên chức Nhà nước, công an nhân dân, quân nhân trước khi đi hợp tác lao động ở nước ngoài đã hưởng trợ cấp thôi việc hoặc phục viên, xuất ngũ.
- Lao động xã hội.
- Quân nhân (kể cả công nhân viên quốc phòng) sau khi về nước đã được Bộ Quốc phòng lập hồ sơ giải quyết chế độ phục viên, xuất ngũ riêng đối với thời gian trước khi đi hợp tác lao động ở nước ngoài và cấp "Giấy chứng nhận thời gian đi hợp tác lao động ở nước ngoài" rồi chuyển về địa phương nơi người đó cư trú.
b. Những người là công nhân, viên chức Nhà nước và những người là công an nhân dân (kể cả nhân viên ngành công an) chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc phục viên, xuất ngũ trước khi đi lao động ở nước ngoài thì được tính trợ cấp thôi việc với cả thời gian công tác trong nước và thời gian đi hợp tác lao động ở nước ngoài.
c. Chế độ: Những người là công nhân, viên chức thuộc khu vực sản xuất, kinh doanh trước khi đi lao động ở nước ngoài chưa hưởng chế độ thôi việc và những người thuộc diện nói ở phần a trên đây thì: Cứ mỗi năm công tác được hưởng 1 tháng lương cơ bản (cấp bậc hoặc chức vụ) và phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực (nếu có), trợ cấp trượt giá.
- Những người là công nhân, viên chức thuộc khu vực hành chính sự nghiệp chưa hưởng trợ cấp thôi việc trước khi đi lao động ở nước ngoài thì cứ mỗi năm công tác được hưởng một tháng lương cơ bản (cấp bậc hoặc chức vụ) và phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực (nếu có) trợ cấp trượt giá và ngoài ra còn được hưởng khoản trợ cấp học nghề là 240.000 đồng.
d. Mức lương cơ bản để tính trợ cấp thôi việc theo quy định tại điểm 7 dưới đây, các khoản phụ cấp và trợ cấp trượt giá được tính theo mức quy định tại thời điểm giải quyết thôi việc.
Những người đi lao động ở nước ngoài về nước đã được các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị giải quyết cho hưởng chế độ thôi việc trước khi ban hành Thông tư này thì nay không được kê khai và giải quyết nữa.
5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
a. Những người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (trong thời gian làm việc ở nước ngoài) về nước, nếu thương tật chưa ổn định thì được cơ quan, đơn vị tổ chức đưa đi giải quyết điều trị như công nhân, viên chức trong nước. Nếu thương tật đã ổn định được Hội đồng Y khoa giám định xếp hạng thì được hưởng chế độ như công nhân viên chức trong nước.
b. Những người bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp ở nước ngoài, nếu được nước sử dụng lao động trả trợ cấp một lần hoặc trợ cấp thương tật hàng tháng, khi về nước không được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, nhưng phải đăng ký với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương để quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách khác (nếu có).
c. Người lao động bị tai nạn rủi ro hoặc bị ốm đau ở nước ngoài khi đưa về nước nếu cần phải điều trị tiếp thì được đưa vào bệnh viện để điều trị. Người đi theo Hiệp định Chính phủ do Cục Hợp tác Quốc tế về lao động chịu trách nhiệm giải quyết. Người đi theo hình thức hợp tác trực tiếp thì do Bộ, địa phương nơi đưa đi giải quyết.
6. Chi phí chôn cất và trợ cấp mất người nuôi dưỡng
a. Chi phí chôn cất:
- Người lao động bị chết ở nước ngoài, khi hộp tro di hài được chuyển về giao cho gia đình thì gia đình được cấp một khoản tiền bằng 2/3 mức chi phí chôn cất hiện hành đối với công nhân, viên chức chết ở trong nước;
- Trường hợp người lao động bị chết trong thời gian nghỉ phép hoặc trong thời gian chờ việc theo quy định tại tiết b điểm 2 mục II trên đây thì được trợ cấp mai táng phí như công nhân, viên chức trong nước bị chết.
b. Trợ cấp một lần, trợ cấp mất người nuôi dưỡng
- Người lao động bị chết ở nước ngoài do tai nạn lao động hoặc do bệnh nghề nghiệp mà nước sử dụng lao động chưa giải quyết trợ cấp nuôi dưỡng cho thân nhân người chết thì thân nhân của người chết được trợ cấp một lần như công nhân, viên chức trong nước. Ngoài ra thân nhân chủ yếu của người chết còn được hưởng trợ cấp mất người nuôi dưỡng (nếu có đủ điều kiện theo quy định hiện hành) như công nhân, viên chức trong nước.
- Người lao động bị chết ở nước ngoài do tai nạn rủi ro hoặc do ốm đau mà chưa được nước sử dụng lao động giải quyết trợ cấp thì thân nhân của người chết được hưởng trợ cấp một lần theo quy định hiện hành đối với công nhân, viên chức. Riêng đối với những người là công nhân, viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang trước khi đi hợp tác lao động chưa hưởng chế độ thôi việc, hoặc phục viên, xuất ngũ, thì thân nhân chủ yếu của họ (nếu có đủ điều kiện theo quy định hiện hành) còn được hưởng trợ cấp mất người nuôi dưỡng.
- Người lao động bị chết trong thời gian đang nghỉ phép ở trong nước hoặc trong thời gian chờ việc (theo quy định tại tiết b điểm 2 mục II ở trên) thì thân nhân của người chết được hưởng trợ cấp một lần, ngoài ra nếu có đủ điều kiện theo quy định hiện hành thì còn được hưởng trợ cấp mất người nuôi dưỡng như đối với công nhân, viên chức trong nước.
7. Tiền lương để tính trợ cấp.
a. Đối với những người là công nhân, viên chức Nhà nước và những người thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương hoặc sinh hoạt phí, đi lao động ở nước ngoài về nước thì lấy mức lương hoặc sinh hoạt phí trước khi đi chuyển đổi sang mức lương hiện hành để tính.
b. Đối với những người trước khi đi lao động ở nước ngoài là công nhân, viên chức Nhà nước, và lực lượng vũ trang đã hưởng trợ cấp thôi việc, phục viên, xuất ngũ và những người là lao động xã hội thì thống nhất lấy mức lương bằng mức lương của thợ cơ khí bậc 2/7 chuyển đổi sang mức lương hiện hành để tính (hiện tại là 26.795đ/1 tháng).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm và thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.
a. Những người trước khi đi lao động ở nước ngoài là công nhân, viên chức Nhà nước hoặc công an nhân dân thuộc đơn vị nào thì đơn vị đó chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương (theo phân cấp hiện hành) giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội đã nói ở điểm 4, 5 và 6 thuộc mục II trên đây. Trường hợp cơ quan, đơn vị, xí nghiệp cũ đã giải thể thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương giải quyết.
b. Những người trước khi đi lao động ở nước ngoài là quân nhân, công nhân viên quốc phòng, nhưng chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ, nếu cộng cả thời gian đi hợp tác lao động ở nước ngoài mà đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết chế độ hưu trí và chuyển về địa phương nơi người đó cư trú để thực hiện. Riêng đối với các trường hợp không đủ điều kiện hưởng hưu trí thì Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết mọi chế độ (phục viên, xuất ngũ hoặc thôi việc) đối với thời gian trước khi đi hợp tác lao động ở nước ngoài... và cấp "Giấy chứng nhận thời gian đi hợp tác lao động ở nước ngoài" rồi chuyển về địa phương nơi người đó cư trú để thực hiện chế độ theo quy định hiện hành.
c. Những người trước khi đi lao động ở nước ngoài là lao động xã hội và những người là công nhân viên chức Nhà nước, công an nhân dân, quân nhân nhưng đã hưởng chế độ thôi việc hoặc phục viên, xuất ngũ trước khi đi hợp tác lao động thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện... thị xã, lập hồ sơ và giải quyết bảo hiểm xã hội, (nếu có đủ điều kiện như đã nêu ở điểm 5 và 6 thuộc mục II trên đây).
d. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội (theo quy định tại điểm 4,5,6 mục II ở trên) do Ngân sách Nhà nước cấp.
- Khoản tiền tang lễ và tiền chôn cất chi cho gia đình người bị chết ở nước ngoài hoặc chết khi đang nghỉ phép ở trong nước (đã nói tại tiết a điểm 6 mục II ở trên) do Cục Hợp tác Quốc tế về lao động cấp trong phạm vi nguồn kinh phí nghiệp vụ của Cục. Nếu người bị chết thuộc lực lượng hợp tác trực tiếp thì Bộ, địa phương (nơi đưa đi) chịu trách nhiệm cấp.
2. Trách nhiệm thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc
a. Thủ tục hồ sơ:
- Những người đi hợp tác lao động về nước muốn được hưởng trợ cấp thôi việc theo chế độ thôi việc đã nói ở điểm 3 mục II trên đây thì nhất thiết phải có các giấy tờ sau:
- Bản chính hồ sơ gốc về quá trình làm việc trước khi đi lao động ở nước ngoài (nếu có);
- Đơn đề nghị hưởng chế độ thôi việc (mẫu số 1 kèm theo);
- Bản chính "Thông báo chuyển trả" hoặc "Quyết định" chuyển trả do Cục Hợp tác Quốc tế về lao động cấp.
Riêng đối với những người là quân nhân, công nhân viên quốc phòng sau khi về nước đã được Bộ Quốc phòng giải quyết các chế độ đối với thời gian trước khi đi hợp tác lao động nước ngoài và cấp "Giấy chứng nhận thời gian đi hợp tác lao động ở nước ngoài" thì phải có đủ giấy tờ sau:
- Bản chính "Giấy chứng nhận thời gian đi hợp tác lao động ở nước ngoài";
- Bản sao công chứng "Quyết định" phục viên hoặc xuất ngũ;
- Bản "Thông báo" hoặc "Quyết định" của Cục Hợp tác Quốc tế về lao động cấp khi chuyển trả người đó về Bộ Quốc phòng.
b. Kê khai và xác nhận danh sách hưởng trợ cấp thôi việc
- Những người đi lao động ở nước ngoài về nước được hưởng trợ cấp thôi việc phải kê khai và lập danh sách theo đúng mẫu số 2 kèm theo;
- Những người là công nhân, viên chức của các cơ quan, đơn vị thuộc Trung ương quản lý thì cơ quan, đơn vị đó chịu trách nhiệm hướng dẫn kê khai, lập danh sách chuyển cho Bộ chủ quản kiểm tra và ký xác nhận;
- Những người là công nhân, viên chức của các xí nghiệp, đơn vị địa phương quản lý thì các xí nghiệp, đơn vị đó chịu trách nhiệm hướng dẫn kê khai, lập danh sách chuyển cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra và ký xác nhận.
- Những người là công nhân, viên chức Nhà nước và những người thuộc lực lượng vũ trang, nhưng trước khi đi lao động ở nước ngoài đã hưởng chế độ thôi việc, phục viên, xuất ngũ. Những người là quân nhân, công nhân quốc phòng về nước đã được Bộ Quốc phòng cấp "Giấy chứng nhận thời gian đi hợp tác lao động ở nước ngoài" và những người thuộc diện lao động xã hội được chuyển trả về địa phương nào thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã nơi đó chịu trách nhiệm tổ chức kê khai lập danh sách chuyển cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương kiểm tra và ký xác nhận.
c. Lập và duyệt dự toán nhu cầu kinh phí:
Các cơ quan, đơn vị (nơi lập danh sách) căn cứ vào danh sách đã được duyệt theo đúng quy định trên đây để lập dự toán nhu cầu kinh phí trả trợ cấp thôi việc (theo mẫu số 3), hồ sơ trên được chuyển cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính địa phương kiểm tra và đề nghị, Trung ương cấp kinh phí.
Nguồn kinh phí để giải quyết trợ cấp thôi việc cho người đi lao động ở nước ngoài về nước do Ngân sách Nhà nước cấp 100%. Việc tổng hợp và duyệt dự toán kinh phí trợ cấp thôi việc chủ yếu lấy địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm đầu mối tiếp nhận, quản lý và thanh toán, quyết toán.
Ở các tỉnh, thành phố phải thành lập Hội đồng xét duyệt gồm đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính. Hội đồng xét duyệt có nhiệm vụ sau:
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và dự toán do các cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn và các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã gửi đến xin duyệt;
- Đối chiếu từng trường hợp với bản dự toán, loại bỏ những trường hợp không đúng về thủ tục và số liệu, xác nhận những trường hợp hợp lệ để lập biểu tổng hợp của tỉnh, thành phố (theo mẫu số 4 kèm theo).
- Gửi kết quả đã tổng hợp theo mẫu số 4 và mẫu số 3 kèm theo công văn chính thức đề nghị Liên Bộ LĐTBXH - Tài chính xét cấp kinh phí.
Các Bộ, địa phương có lao động đi theo hình thức hợp tác trực tiếp nơi nào chưa nộp bảo hiểm xã hội cho số lao động đi nước ngoài về thì tự lo nguồn kinh phí giải quyết chế độ cho người lao động, nơi nào đã trích nộp bảo hiểm xã hội cho lao động thì lập danh sách và dự toán kèm đủ thủ tục hồ sơ như hướng dẫn ở trên gửi về Bộ Tài chính để giải quyết nguồn kinh phí thanh toán cho lao động.
d. Cấp phát hạch toán chi trả và quyết toán kinh phí:
Kinh phí trợ cấp thôi việc cho người đi lao động ở nước ngoài về nước được cấp qua Sở Tài chính theo hình thức kinh phí uỷ quyền. Sở Tài chính có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, cấp phát đúng kịp thời đảm bảo và quyết toán với Bộ Tài chính trên cơ sở quyết định của giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về chế độ thôi việc cho từng đơn vị. Sở Tài chính cấp kinh phí trực tiếp cho đơn vị có người thôi việc.
- Cơ quan, xí nghiệp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trả trợ cấp đến tay người lao động, mỗi người khi nhận tiền đều phải ký vào phiếu chi tiền để căn cứ quyết toán.
- Kinh phí trợ cấp thôi việc cho người đi hợp tác lao động về nước (hạch toán vào Chương 99 loại 13 khoản 02 hạng 1 mục 89 mục lục Ngân sách Nhà nước hiện hành);
- Quyết toán: Kinh phí trợ cấp thôi việc cho người đi hợp tác lao động về nước được cấp và quyết toán từng đợt theo từng quý (sau không quá 3 tháng kể từ ngày nhận được kinh phí của mỗi đợt phải quyết toán xong). Cơ sở quyết toán là số tiền thực tế đã trả cho người thôi việc. Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp quyết toán kinh phí này theo mẫu số 6 gửi Bộ Tài chính kèm theo hồ sơ quyết toán chi trả của cơ sở theo mẫu số 5. Mọi trường hợp chi không đúng chế độ theo hướng dẫn tại Thông tư này đều phải xuất toán. Các trường hợp đã duyệt nhưng không trả được cho người thôi việc đều phải hoàn lại Ngân sách Nhà nước.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này thay thế Thông tư 11/LĐTBXH-TT ngày 4-11-1991 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
2. Đề nghị các Bộ, địa phương đôn đốc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp... thuộc sự quản lý của mình, khẩn trương triển khai thực hiện giải quyết chính sách, chế độ cho các dối tượng theo quy định tại Thông tư này. Riêng về chế độ trợ cấp thôi việc, năm 1992 tập trung giải quyết dứt điểm đối với các trường hợp (thuộc đối tượng) đã về nước từ ngày 31-12-1991 trở về trước. Từ năm 1993 tập trung giải quyết đối với các trường hợp về nước từ 1-1-1992 trở về sau.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính cùng phối hợp trong việc hướng dẫn, kiểm tra và xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư này.
Mẫu số 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỞNG CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC
(Sau khi đi lao động có thời hạn ở nước ngoài về nước)
Kính gửi: Ông, bà, Giám đốc, Thủ trưởng.........................
Tên tôi là:......................................................................................................
Sinh năm:......................................................................................................
Quê quán:.....................................................................................................
Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú trước khi đi nước ngoài:........................
Nơi làm việc trước khi đi lao động ở nước ngoài:........................................
Tôi được cơ quan, xí nghiệp, đơn vị xét duyệt cho đi hợp tác lao động ở nước.............................
Từ ngày.../..../ 19... và về nước ngày (theo Quyết định của Ban Quản lý lao động) .../.../...19...
Tổng số thời gian công tác liên tục của tôi tính đến nay đã được..... năm.... tháng......
Sau khi tôi về nước do cơ quan, xí nghiệp không có nhu cầu bố trí để tiếp tục làm việc và tôi không tìm được việc làm ở cơ quan mới. Vì vậy, tôi kính đề nghị ông bà giải quyết cho tôi được thôi việc và hưởng chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với người đi lao động ở nước ngoài về nước.
Kính mong ông, bà sớm xem xét giải quyết.
Ý KIẾN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ, tên chức vụ
và đóng dấu)
|
Ngày... tháng... năm 19...
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ, tên)
|
Mẫu số 2:
DANH SÁCH NGƯỜI ĐI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI VỀ NƯỚC
ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP THÔI VIỆC
(Theo quy định tại Thông tư Liên bộ LĐTBXH-TC số/LC-TC/LB ngày....)
Tên xí nghiệp (cơ quan, đơn vị) lập danh sách:...................
Do Bộ, địa phương (tỉnh, thành phố)....................... quản lý
Họ và tên
|
Tháng năm sinh
|
Ngày đi lao động ở nước ngoài
|
Nước đến làm việc
|
Ngày về nước
|
Thời gian làm việc ở nước ngoài
|
Thời gian chờ việc
(nếu có)
|
Chứng từ kèm theo (Số và ngày cấp của Quyết định hoặc Thông báo chuyển trả do Cục HTQT về lao động thuộc Bộ LĐTBXH cấp)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày.... tháng... năm 19...
THỨ TRƯỞNG, BỘ, NGÀNH,
GIÁM ĐỐC SỞ TBXH
Ký xác nhận
(Ký, đóng dấu và ghi rõ chức vụ, họ tên)
|
Ngày.... tháng... năm 19...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(XÍ NGHIỆP, ĐƠN VỊ)
(Ký, đóng dấu, và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 3
DỰ TOÁN NHU CẦU KINH PHÍ TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NGƯỜI ĐI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI VỀ NƯỚC
Tên cơ quan (xí nghiệp, Phòng LĐTBXH):
Thuộc khu vực: sản xuất kinh doanh, hành chính sự nghiệp:
Do Bộ, địa phương (Tỉnh, thành phố)......... quản lý
TT
|
Họ và tên người
|
Ngày đi lao động
|
Nước đến lao
|
Ngày về nước
|
Thời gian công tác
|
Số tháng được
|
Tiền lương và các khoản trợ cấp
và phụ cấp 1 tháng
|
Tổng số tiền trợ cấp
thôi việc
|
|
được
|
ở nước
|
động
|
|
Chia ra
|
hưởng
|
Tiền
|
Phụ
|
Phụ cấp
|
Trợ
|
Tổng
|
Trợ
|
Trợ
|
Tổng
|
|
hưởng trợ cấp thôi việc
|
ngoài
|
|
|
Tổng số
|
Thời gian công tác ở trong nước (nếu có)
|
Thời gian làm việc ở nước ngoài và thời gian chờ việc
|
trợ cấp thôi việc
|
lương cơ bản (cấp bậc chức vụ) hoặc SHP
|
cấp thâm niên (nếu có)
|
khu vực (nếu có)
|
cấp trượt giá
|
cộng (lương tổng ngạch)
|
cấp một lần
|
cấp học nghề (đối với khu vực HC-SN)
|
cộng
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6=7+8
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14=
10+11
12+13
|
15=
9+14
|
16
|
17=
15+16
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày.....tháng.....năm 19..
XÉT DUYỆT DỰ TOÁN CỦA HỘI ĐỒNG
(Ký, đóng dấu và ghi rõ chức vụ, họ tên)
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (XÍ NGHIỆP, ĐƠN VỊ)
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ, họ tên)
|
Mẫu số 4
UBND tỉnh:................
Liên Sở LĐTBXH-TC
|
BIỂU TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ TRỢ CẤP THÔI VIỆC
CHO NGƯỜI ĐI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI VỀ NƯỚC
|
TT
|
Tên cơ quan đơn vị
|
Theo dự toán của đơn vị
|
Kết quả xét duyệt và đề nghị Bộ Tài chính cấp phát
kinh phí để giải quyết chính sách cho người lao động
|
Ghi chú
|
|
|
Tổng số người
|
Tổng kinh phí dự toán để giải quyết chính sách cho người lao động
|
Tổng số người
|
Tổng kinh phí
đề nghị cấp
|
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG
|
|
|
|
|
|
Ngày..... tháng.... năm 199....
GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH
|
Ngày..... tháng.... năm 199...
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG TBXH
|
Mẫu số 5
BẢN QUYẾT TOÁN KINH PHÍ CHI TRẢ TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NGƯỜI
ĐI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI VỀ NƯỚC
Tên cơ quan (Cơ quan, xí nghiệp, Phòng LĐTBXH):
Thuộc khu vực: Sản xuất kinh doanh, hành chính, sự nghiệp:
Do Bộ, địa phương (Tỉnh, thành phố) .... quản lý
TT
|
Họ và tên
|
Ngày đi
|
Nước đến
|
Ngày về
|
Thời gian công tác
|
Số tháng
|
Tiền lương
|
Tiền lương tổng ngạch
|
Thực tế đã chi trả
cho người lao động
|
Chứng từ chi
|
Ghi chú
|
|
người
|
lao
|
lao
|
nước
|
Tổng số
|
Chia ra
|
được
|
cơ bản
|
(Lương cơ
|
Trợ cấp
|
Trợ cấp
|
Tổng
|
trả (số
|
|
|
được hưởng trợ cấp thôi việc
|
động ở nước ngoài
|
động
|
|
|
Thời gian công tác trong nước
|
Thời gian làm việc ở nước ngoài và thời gian chờ việc
|
hưởng trợ cấp
|
(cấp bậc chức vụ) hoặc sinh hoạt phí
|
bản, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, trợ cấp trượt giá
|
một lần
|
học nghề (đối với khu vực HCSN)
|
cộng
|
ngày tháng năm của phiếu chi tiền)
|
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XÉT DUYỆT CỦA SỞ TÀI CHÍNH
(ký tên, đóng dấu và ghi rõ chức vụ và họ tên)
|
Ngày....tháng.....năm 19.....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (XÍ NGHIỆP, ĐƠN VỊ)
(ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 6
UBND tỉnh, thành phố:............
Sở Tài chính:............................
|
BẢNG TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN KINH PHÍ TRỢ CẤP
CHO NGƯỜI ĐI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI VỀ NƯỚC
|
TT
|
Tên cơ quan
|
Tổng số
|
Tổng kinh phí đã chi trả
|
Tổng kinh phí được
|
Chênh lệch
|
|
đơn vị
|
người đã giải quyết thôi việc
|
để giải quyết chính sách cho
người đi lao động ở nước ngoài
|
cấp phát
|
Thừa
|
Thiếu
|
Ghi chú
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
XÁC NHẬN CỦA SỞ LĐTBXH
|
Ngày.... tháng... năm 199...
GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH
(Ký tên, đóng dấu)
|
Hướng dẫn tổng hợp biểu này
+ Các cột 1, 2 lấy từ mẫu số 4A và B
Cột 1 tổng số người đã giải quyết thôi việc lấy số thứ tự cuối cùng mẫu số 4.
Cột 2 lấy số tổng cộng của cột 12 hoặc 15