Sign In
QUYẾT ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đơn giá
cây trồng, vật nuôi là thủy sản để định giá trị bồi thường,
hỗ trợ thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
ban hành kèm theo Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9
năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang
__________________
 
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đơn giá cây trồng, vật nuôi là thủy sản để định giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ban hành kèm theo Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, như sau:

1. Bổ sung thứ tự 46, 47 và sửa đổi, bổ sung số thứ tự thứ 3, 11, 15, 29, 32, 33, 35, 39, 44, 45 tại Bảng 1 khoản 1 Điều 4, như sau:

Bảng 1: Đơn giá bồi thường, hỗ trợ cây ăn trái:

TT

Loại cây trồng

ĐVT

Đơn giá bồi thường

Khoảng cách

(Đơn vị tính: 1.000 đồng)

LOẠI A

LOẠI B

LOẠI C

3

Bưởi

 

 

 

 

 

 

Bưởi Da xanh

cây

1.200

840

240

3m x 3m

Bưởi Năm Roi

  cây

1.000

700

200

3m x 3m

Bưởi khác

cây

600

420

120

3m x 3m

11

Chôm chôm

 

 

 

 

 

 

Chôm chôm Thái, Chôm chôm đường

cây

1.200

840

240

4m x 4m

Chôm chôm khác

cây

800

560

160

4m x 4m

15

Dâu

 

 

 

 

 

 

Dâu Hạ châu, Dâu da soan, Dâu bòn bon, Dâu xanh

cây

1.000

700

200

4m x 4m

Dâu khác

cây

800

560

160

4m x 4m

29

Mãng cầu

 

 

 

 

 

 

Mãng cầu Xiêm

cây

600

420

120

2,5m x 2,5m

Mãng cầu ta

cây

300

210

60

2m x 2m

32

Mít

 

 

 

 

 

 

Mít ruột đỏ

cây

1.000

700

200

4 m x 4m

Mít không hạt

cây

1.000

700

200

4 m x 4m

Mít Thái

cây

700

490

140

2,5m x 2,5m

Mít nghệ

cây

600

420

120

3 m x 3 m

Mít khác

cây

450

315

90

4m x 4m

33

Nhãn

 

 

 

 

 

 

Nhãn Edor (Idor), Nhãn xuồng cơm vàng, Nhãn Mỹ

cây

1.200

840

240

3,5m x 3,5m

Nhãn tiêu da bò

cây

1.000

700

200

3,5m x 3,5m

Nhãn khác

cây

800

560

160

3,5m x 3,5m

35

Ổi các loại

cây

400

280

80

1m x 1,5 m

39

Sầu riêng

 

 

 

 

 

 

Sầu riêng

các loại đặc sản

cây

2.000

1.400

400

6m x 6m

Sầu riêng khổ qua

cây

1.200

840

240

6m x 6m

44

Vú sữa

 

 

 

 

 

 

Vú sữa hoàng kim

cây

1.600

1.120

320

3m x 3m

Vú sữa khác

cây

1.200

840

240

4m x 4m

45

Xoài

 

 

 

 

 

 

Xoài cát Hòa Lộc

cây

1.500

1.050

300

4m x 4m

Xoài cát Chu

Xoài Thái Lan

Xoài Thanh ca

Xoài Đài Loan

cây

1.200

840

240

4m x 4m

Xoài khác

cây

800

560

160

4m x 4m

46

Na thái, Na hoàng hậu, Na Đài loan, Na sầu riêng

cây

731

512

146

2m x 2m

47

cây

450

315

90

3m x 3m

 

 

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Cây lấy gỗ:

a) Cây lấy gỗ được phân loại A, B, C, D, E để bồi thường, hỗ trợ căn cứ đường kính tại vị trí 1,3 mét trên thân cây tính từ mặt đất (sau đây viết tắt là D1,3m), chỉ bồi thường hỗ trợ đối với cây còn nguyên giá trị khai thác đặc trưng.

b) Cây lấy gỗ các loại được bồi thường, hỗ trợ theo số lượng cây trồng thực tế, không tính mật độ.

c) Phân loại cây lấy gỗ cụ thể như sau:

- Loại A: Cây có đường kính D1,3m từ 50 cm trở lên.

- Loại B: Cây có đường kính D1,3m từ 30 cm đến < 50 cm.

- Loại C: Cây có đường kính D1,3m từ 20 cm đến < 30 cm.

- Loại D: Cây có đường kính D1,3m từ 10 cm đến < 20 cm.

- Loại E: Cây có đường kính D1,3m từ 05 cm đến 10 cm.

d) Đối với cây tràm rừng (tràm nước): được phân loại như sau:

- Loại A: Cây có đường kính D1,3m từ 07 cm trở lên.

- Loại B: Cây có đường kính D1,3m từ 04 cm đến < 07 cm.

- Loại C: Cây có đường kính D1,3m từ 02 cm đến < 04 cm.

- Loại D: Cây có đường kính D1,3m < 02 cm.

- Loại E: Cây cao từ 1-1,3m, thời gian trồng hơn 6 tháng, được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận.

đ) Đối với cây Tràm Úc được phân loại như sau:

- Loại A: Cây có đường kính D1,3m từ 10 cm trở lên.

- Loại B: Cây có đường kính D1,3m từ 07 cm đến < 10 cm.

- Loại C: Cây có đường kính D1,3m từ 03 cm đến < 07 cm.

- Loại D: Cây có đường kính D1,3m từ 01 cm đến < 03 cm.

- Loại E: Cây cao từ 1-1,3 m, thời gian trồng hơn 6 tháng, được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận.

e) Đối với nhóm cây Tre được phân loại bồi thường, hỗ trợ căn cứ theo chiều cao cây, cụ thể như sau:

- Loại A: Cây có chiều cao từ 07 m trở lên.

- Loại B: Cây có chiều cao từ 05 m đến < 07 m.

- Loại C: Cây có chiều cao 03 m đến < 05 m.

- Loại D: Cây có chiều cao 01 m đến < 03 m

- Loại E: Cây có chiều cao < 01 m

g) Đối với nhóm các cây: Trúc, nứa, lồ ô, lục bình, tầm vong được phân loại bồi thường, hỗ trợ căn cứ theo chiều cao cây, cụ thể như sau:

- Loại A: Cây có chiều cao từ 05 m trở lên

- Loại B: Cây có chiều cao từ 04 m đến < 05 m.

- Loại C: Cây có chiều cao từ 03 m đến < 04 m.

- Loại D: Cây có chiều cao từ 01 m đến < 03 m.

- Loại E: Cây có chiều cao < 01 m.

Bảng 2: Đơn giá bồi thường, hỗ trợ cây lấy gỗ

TT

Loại cây trồng

ĐVT

Đơn giá bồi thường

(Đơn vị tính: 1.000 đồng)

Phân loại

A

B

C

D

E

1

Sưa, Sao, Dầu, Thao lao, Gõ, Tùng bách, Bằng lăng, Căm xe, Sa la.

cây

600

420

120

60

30

2

Sộp, Sắn, Gáo, Xương cá, Mướp xác, Xăng máu, Mù u, Tràm bông vàng, Keo Tai tượng, Keo lai, Xà cừ, Gié ngựa, Điệp, Phượng, Vẹt, Vạc, Đước, Bã đậu, Còng, Bàng, Trâm, Trâm bầu, Hoàng hậu, Sa kê, Chùm ngây, Me keo

cây

400

280

80

40

20

3

Bạch đàn

cây

300

210

60

30

15

4

Gòn, Vông nem, Bần, Gừa, Lừ ư, Bí bái, So đũa, Nhàu, Đinh lăng, Lụa

cây

150

105

30

15

7,5

5

Đủng đỉnh, Trứng cá, Bình bát, Cách, Bời lời, Tra, Sung gỗ, Muối

cây

50

35

10

5

2,5

6

Tràm rừng (tràm nước), Tràm Úc

cây

35

24,5

7

3,5

1,75

7

Tre mạnh tông, tre tàu

cây

30

21

6

3

1,5

8

Tre khác

cây

25

17,5

5

2,5

1,25

9

Trúc, nứa, lồ ô, lục bình

cây

5

3,5

1

0,5

0,25

10

Tầm vông

cây

20

14

4

2

1

 

 

3. Sửa đổi, bổ sung số thứ tự 5, Bảng 5 khoản 4 Điều 4 như sau: “5. Tùng, Bách tán, Bồ đề”.

4. Bổ sung điểm d vào số thứ tự thứ 13 Bảng 5 khoản 4 Điều 4, như sau:

“d. Trường hợp từ điểm b đến điểm c khoản này trồng trong chậu có thể di chuyển được thì chỉ hỗ trợ công di chuyển bằng 50.000 đồng/chậu.”

5. Sửa đổi, bổ sung Bảng 7 khoản 6 Điều 4, như sau:

Bảng 7: Đơn giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng vượt chuẩn loại A

TT

Loại cây trồng

Tiêu chí vượt chuẩn

Đơn giá bồi thường

(ĐVT: 1.000 đồng)

1

Cây Bưởi

Đường kính D1,3m > 20 cm; hoặc

đường kính tán cây ≥ 5m

2.000

2

Măng cụt

Đường kính D1,3m > 30; hoặc

đường kính tán cây ≥ 10m

2.000

3

Sầu riêng

Đường kính D1,3m > 30 cm; hoặc

đường kính tán cây ≥ 10m

2.500

4

Vú sữa

Đường kính D1,3m > 25 cm; hoặc

đường kính tán cây ≥ 8m

1.800

5

Xoài

Đường kính D1,3m > 30 cm; hoặc

đường kính tán cây ≥ 8m

2.000

6

Cà na

Đường kính D1,3m > 20 cm

900

7

Chôm chôm

Đường kính D1,3m > 30 cm; hoặc

đường kính tán cây ≥ 8m

2.000

8

Cóc

Đường kính D1,3m > 50 cm; hoặc

đường kính tán cây ≥ 8m

1.000

9

Dâu, Mận, Mít,

Sa bô

Đường kính D1,3m > 30 cm; hoặc

đường kính tán cây ≥ 6m

1.200

10

Me

Đường kính D1,3m > 30 cm; hoặc

đường kính tán cây ≥ 6m

1.000

11

Nhãn

Đường kính D1,3m > 25 cm; hoặc

đường kính tán cây ≥ 5m

2.000

12

Sưa, Sao, Dầu, Thao lao, Gõ, Tùng bách, Bằng lăng

Đường kính D1,3m > 60 cm

800

13

Sộp, Sắn, Gáo, Mù u, Xương cá, Xăng máu, Tràm bông vàng, Keo tai tượng, Keo lai, Xà cừ, Gié ngựa, Điệp, Phượng, Bã đậu, Còng, Trâm, Trâm bầu, Hoàng hậu, Sa kê, Chùm ngây

Đường kính D1,3m > 60 cm

600

14

Bạch đàn

Đường kính D1,3m > 60 cm

400

 

6. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 7 Điều 4, như sau:

“a) Đối với loại cây trồng nhỏ chưa đạt cây phân loại thấp nhất tại đơn giá quy định thì được bồi thường, hỗ trợ bằng 120% giá trị cây giống (giá cây giống lấy trên cơ sở giá bán cây giống trung bình của các cơ sở bán giống hoạt động có giấy phép kinh doanh của địa phương) tại thời điểm thu hồi đất và không cao hơn giá trị bồi thường cây trồng đó thuộc phân loại thấp nhất tại đơn giá quy định. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát, xác định giá cụ thể cho từng loại cây giống, trình Ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) theo quy định xem xét, quyết định.”

7. Thay thế cụm từ “cây loại C” bằng cụm từ “cây phân loại thấp nhất để hỗ trợ, bồi thường” tại điểm b, c khoản 7 Điều 4.

8. Bổ sung điểm d1 vào sau điểm d khoản 7 Điều 4, như sau:

“d1) Trường hợp vườn cây được chia ra làm nhiều khu và các khu trồng các loại cây trồng chính khác nhau, nếu chủ hộ có yêu cầu thì phải chọn loại cây trồng chính của từng khu để tính giá trị bồi thường, hỗ trợ cho khu đó;

Trường hợp trong vườn có nhiều loại cây trồng xen nhau và có giá trị khai thác kinh tế của cây hoặc các loại cây trồng kết hợp theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp thì căn cứ vào từng loại cây để tính giá trị bồi thường, hỗ trợ trên cùng diện tích đất bị thu hồi”.

9. Sửa đổi, bổ sung Bảng 8 khoản 7 Điều 4, như sau: Tại cột Khoảng cách (m), hàng thứ 3 thông số “< 1,5 x 1,5” thành “< 1,5 x 1,5”; và tại cột Mật độ (cây/ha), hàng thứ 6, thông số “634 - 494” thành “714 - 494”.

10. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 7 Điều 4, như sau:

“đ) Bồi thường theo số lượng thực tế đối với vườn cây có trên 90% số lượng cây trồng thuộc phân loại A (không phải là cây loại A mới trồng để đối phó), được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 05 tháng 5 năm 2022.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

UBND tỉnh Hậu Giang

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Trương Cảnh Tuyên