• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 27/01/2007
  • Ngày hết hiệu lực: 19/10/2009
UBND TỈNH HẬU GIANG
Số: 02/2007/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hậu Giang, ngày 17 tháng 1 năm 2007

QUYT ĐỊNH

V/v ban hành Quy định về phân cấp quản lý lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

____________________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật Lao động về việc làm;

Căn cứ Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTB&XH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về tuyển lao động;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân các cấp quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều không còn hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

TM ỦY BAN NHÂN DÂN

KT CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Trịnh Quang Hưng

QUY ĐỊNH

Về phân cấp quản lý lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 02/2007/QĐ-UBND ngày 17tháng 01 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)

______________________

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Ủy ban nhân dân các cấp trong tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về lao động và việc làm trong phạm vi địa phương mình. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về lao động và việc làm theo sự phân cấp.

Điều 2. Quản lý lao động là nắm cung cầu về lao động, xây dựng kể hoạch phát triển nguồn nhân lực, phân bổ và sử dụng nguồn lao động; hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động; xây dựng các chương trình kế hoạch về việc làm, xuất khẩu lao động; nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động và xử lý vi phạm pháp luật lao động.

Điều 3. Các Công ty Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cố phần, doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh có thuê mướn lao động (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thực hiện theo quy định này.

Chương II

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG

Điều 4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giúp úy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

1. Nắm cung cầu và biến động cung cầu lao động, xây dựng kế hoạch phân bổ và sử dụng nguồn lao động trên địa bàn tỉnh;

2. Hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động đối với các Công ty và Tổng công ty, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;

3. Tiếp nhận đăng ký định mức lao động, thang lương, bảng lương, nội quy lao động và trách nhiệm vật chất, thỏa ước lao động tập thể của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;

4. Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động; thông tin thị trường lao động; nâng cao chất lượng nguồn lao động;

5. Tiếp nhận đăng ký sử dụng lao động đối với các Công ty Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị sản xuất kinh doanh có yếu tố nước ngoài;

6. Cấp, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

7. Hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với các ngành, các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động, người lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh;

8. Trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia về an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

9. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động và xử lý vi phạm pháp luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Điều 5. Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình.

1. Quản lý nguồn lao động; theo dõi sự biến động tăng, giảm lao động hàng năm; thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về lao động với ủy ban nhân dân cùng cấp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

2. Hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn;

3. Thống kê số lao động trên địa bàn có nhu cầu học nghề, tìm việc làm, xuất khẩu lao động và phối họp với các cơ quan có liên quan để giải quyết;

4. Tiếp nhận đăng ký sử dụng lao động đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh (trừ khoản 5 Điều 4 của Quy định này);

5. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chính sách lao động, việc làm, an toàn lao động, vệ sinh lao động, dạy nghề, bảo hiểm xã hội;

6. Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân về lao động theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phưong mình.

1. Thống kê nguồn lao động trên địa bàn trình ủy ban nhân dân cấp huyện có giải pháp cân đối nguồn lao động, tạo việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động;

2. Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình lao động trên địa bàn với cơ quan lao động cấp huyện.

Điều 7. Đối với doanh nghiệp:

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình và đăng ký sử dụng lao động với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ở địa phương theo quy định tại khoản 5 Điều 4 và khoản 4 Điều 5 của Quy định này;

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, người sử dụng lao động phải báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện theo phân cấp quản lý về lao động tại khoản 5 Điều 4 và khoản 4 Điều 5 của Quy định này;

3. Định kỳ 6 tháng đầu năm và hàng năm các đơn vị có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động phải báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình ký kết, sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động;

4. Xây dựng và đăng ký định mức lao động, thang lương, bảng lương, nội quy lao động và trách nhiệm vật chất, thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật lao động.

Chương III

QUẢN LÝ VIỆC LÀM

Điều 8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối họp với Sở Ke hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành có liên quan xây dựng chương trình việc làm 5 năm và kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm; đưa người đi làm việc ở nước ngoài và quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động.

1. Thẩm định, kiểm tra các đề án, dự án về giải quyết việc làm; tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động và quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật;

2. Kết hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thẩm định các dự án nhỏ của quỹ Quốc gia về việc làm trên 100 triệu đồng; kiểm tra việc thực hiện các dự án, đôn đốc việc thu hồi nợ và đề xuất xử lý các dự án cho vay bị rủi ro.

3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm, bao gồm:

a) Giải pháp tạo việc làm, giới thiệu việc làm; lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

b) Tiền lưong, tiền công, phụ cấp và các hình thức trả lưong, trả công lao động và các chế độ vật chất khác thuộc khu vực sản xuất, kinh doanh;

c) Chính sách đối với lao động nữ, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi.

Điều 9. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phân bổ nguồn vốn cho vay quỹ Quốc gia về việc làm và lập quỳ giải quyết việc làm địa phương hàng năm trình ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chương trình và các giải pháp về việc làm của tỉnh.

Điều 10. Ủy ban nhân dân các huyện và thị xã.

1. Xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm;

2. Thấm định và phê duyệt các dự án vay vốn quỹ Quốc gia về việc làm theo phân cấp; kiểm tra việc thực hiện các dự án, đôn đốc việc thu hồi nợ và đề xuất xử lý các dự án cho vay bị rủi ro.

Điều 11. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện về công tác việc làm trong phạm vi địa phương mình.

1. Hướng dẫn nhóm hộ, các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm cho người lao động lập dự án vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm;

2. Tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho người lao động ở địa phương;

3. Lập danh sách số lao động trên địa bàn có nhu cầu học nghề, tìm việc làm, xuất khẩu lao động để liên hệ với các cơ quan chức năng giải quyết.

Điều 12. Đối với doanh nghiệp.

1. Các doanh nghiệp có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh; đồng thời phải thực hiện họp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thế, an toàn vệ sinh lao động và những thỏa thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động;

2. Trước ngày 05 tháng 7 và 05 tháng 01 hàng năm, người sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm và cả năm về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình sử dụng lao động và nhu cầu tuyển lao động.

Chương IV

TỔ CHỨC THỤ C HIỆN

Điều 13. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang tổ chức thực hiện quy định này theo chức năng và thẩm quyền được giao Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác quản lý lao động và việc làm trong phạm vi địa phương mình theo sự phân cấp.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về ủy ban nhân dân tỉnh để điều chỉnh cho phù hợp./.

TM. Ủy ban nhân dân

KT. CHỦ TỊCH
Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Trịnh Quang Hưng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.