• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 21/10/2012
  • Ngày hết hiệu lực: 20/10/2012
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 02/CT-NH12
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hậu Giang, ngày 19 tháng 3 năm 1997
Chỉ thị

CHỈ THỊ

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Về việc tăng cường tuyên truyền
hoạt động Ngân hàng trên các phương tiện
thông tin đại chúng

Triển khai Chỉ thị số 101/NH-CT ngày 20-11-1990 về công tác thôngtin báo chí Ngành và Chỉ thị số 15/CT-NH12 ngày 14 tháng 12 năm 1996 của Thốngđốc NHNN về nâng cao chất lượng bản tin Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố đếnnay ngành Ngân hàng đã hình thành một hệ thông Báo chí tương đối hoàn chỉnh từTrung ương đến địa phương.

Hoạt động báo chí ngành Ngân hàng trong những năm qua đã đi đúng đườnglối và định hướng báo chí của Ban Tư tưởng văn hoá TW và của Thống đốc NHNN,phản ánh những thành tựu về hoạt động của Ngân hàng, những gương người tốt việctốt. Đồng thời đã góp phần đáng kể vào việc truyền bá những kiến thức mới vềkinh tế thị trường, về chủ trương chính sách, thể lệ nghiệp vụ và kiến thức,kinh nghiệm quản lý kinh doanh tiền tệ trong hệ thống Ngân hàng hai cấp.

Tuy nhiên, hoạt động báo chí ngành Ngân hàng còn bộc lộ nhiều mặtchưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong việc tuyên truyền hoạt động và phổbiến kiến thức Ngân hàng đến mọi tầng lớp nhân dân. Hệ thống báo chí ngành Ngânhàng chưa kết hợp chặc chẽ thường xuyên với các cơ quan thông tấn báo chí ở TWvà địa phương để tuyên truyền, giải thích hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tếthị trường để mọi ngành, mọi người hiểu và giúp ngành Ngân hàng xử lý những vấnđề đặt ra trong hoạt động của mình.

Để khắc phục những tồn tại trên đây, nhằm động viên các phương tiệnthông tin đại chúng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tiếp tục đổi mới hoạt động Ngânhàng, Thống đốc NHNN Việt Nam chỉ thị:

1.Tổng biên tập các báo, tạp chí của ngành Ngân hàng, tuỳ theo tôn chỉ mục đíchmà đăng tải những nội dung thích hợp với nhiều hình thức khác nhau (đưa tin,viết phóng sự điều tra, nghiên cứu chuyên đề, tranh luận theo đề tài có định hướngvà có chỉ đạo) để thông tin đến bạn đọc những vấn đề mà họ quan tâm.

2.Khẳng định những mặt được trong quá trình đổi mới hoạt động Ngân hàng trên tấtcả các lĩnh vực: Tiền tệ, thanh toán, hiện đại hoá Ngân hàng, đảm bảo vốn chocông nghiệp hoá hiện đại hoá, vốn cho kinh tế nông nghiệp, nông dân và nôngthôn...; Đăng tin "người tốt, việc tốt", những điển hình tiên tiến môhình mới của ngành trong những năm vừa qua.

3.Vụ Thông tin Kinh tế nghiệp vụ Ngân hàng và Văn phòng Thống đốc phải có kếhoạch, chương trình phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo chí ngoài ngành tuyêntruyền hoạt động Ngân hàng, đề cập vừa có bề rộng, vừa có trọng điểm những vấnđề cấp bách đang đặt ra cho hoạt động Ngân hàng.

4.Các Vụ, Cục chức năng và các Ngân hàng thương mại cùng với Vụ Thông tin Kinh tếnghiệp vụ Ngân hàng có trách nhiệm viết bài cho các cơ quan báo chí ngoàingành, hoặc bàn về những vấn đề đã đề cập trên các báo đó, coi đây là tráchnhiệm của mình.

5.Lãnh đạo Ngân hàng các cấp trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình tạođiều kiện thích hợp để các cơ quan báo chí phản ánh đúng, đầy đủ các mặt hoạtđộng Ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

6.Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng thương mại ở các tỉnh, thànhphố phải quan hệ chặt chẽ với các cơ quan báo chí trên địa bàn thường xuyên đưatin hoạt động Ngân hàng, phổ cập kiến thức Ngân hàng bằng nhiều hình thức trêncác phương tiện thông tin đại chúng địa phương.

7.Khi có vấn đề nổi cộm về hoạt động Ngân hàng trên địa bàn, hoặc có những vụviệc do báo chí ở Trung ương hoặc báo chí ở địa phương nêu ra, thì Giám đốc chinhánh Ngân hàng Nhà nước tại địa phương phải chủ động báo cáo với cấp uỷ chínhquyền địa phương và báo cáo về Ngân hàng Trung ương đồng thời giải trình chocác cơ quan báo chí để cơ quan báo chí, bạn đọc và toàn xã hội hiểu đầy đủ,đúng bản chất, nội dung sự việc mà báo đã nêu ra.

Đâylà những mặt hoạt động thường xuyên, do vậy yêu cầu các Vụ, Cục ở Ngân hàng Trungương, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Tổng Giám đốc các Ngân hàng Thươngmại Quốc doanh khẩn trưởng triển khai thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã đềcập trong chỉ thị.

Vụtrưởng Vụ Thông tin Kinh tế nghiệp vụ Ngân hàng, Chánh Văn phòng Thống đốc chịutrách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thi hành Chỉ thị này.

ĐỀ ÁN

TUYỀN TRUYỀN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG NĂM 1997

Hoạt động Ngân hàng nước ta trong quá trình đổi mới đang từng bướchội nhập quốc tế; hệ thống mạng lưới, các nghiệp vụ Ngân hàng đang được mở rộngvà phát triển nhanh chóng, từ hệ thống pháp luật, hệ thống công cụ quản lý vĩmô đến những nghiệp vụ mới của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường đang làvấn đề hết sức mới mẻ đối với xã hội ta. Để từng bước phổ cập kiến thức ngânhàng đến mọi người dân; căn cứ vào định hướng hoạt động của Ngành năm 1997,Ngân hàng Trung ương xây dựng chương trình tuyên truyền hoạt động Ngân hàngtrên các phương tiện thông tin đại chúng trong năm 1997, đặc biệt là từ nay đếnhết tháng 5-1997 như sau:

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊUCẦU:

1.Mục đích:

a.Nâng cao dân trí về Ngân hàng, làm cho các tổ chức, cá nhân hiểu được các luậtlệ của Ngân hàng và các Bộ luật liên quan đến hoạt động Ngân hàng.

b.Làm cho nhân dân hiểu nội dung, môi trường pháp lý để góp phần xử lý những vấnđề đặt ra trong hoạt động Ngân hàng.

2.Yêu cầu:

Đâylà đợt hoạt động tuyền truyền tập trung, đồng bộ, rộng rãi, có trọng điểm theohướng:

-Tất cả các tổ chức Ngân hàng, cán bộ chủ chốt trong ngành có trách nhiệm thamgia.

-Huy động tất cả các phương tiện thông tin hiện có trong ngành.

-Thu hút các phương tiện thông tin đại chúng ngoài ngành hướng ứng.

-Tranh thủ ý kiến về chủ trương, chính sách và diễn đàn của cấp uỷ và chínhquyền địa phương.

-Thu hút các phương tiện từ các diễn đàn các doanh nghiệp, các khách hàng.

-Nội dung đề cập vừa có bề rộng, vừa có trọng điểm về những vấn đề cấp bách đangđặt ra.

-Hoạt động kiên trì, lâu dài, nhưng tập trung vào thời gian 6 tháng đầu năm1997.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN:

Nộidung tuyên truyền trong năm 1997 tập trung vào các chủ đề sau đây:

1.Về hoàn thiện hành lang pháp luật cho hoạt động Ngân hàng

-Những mặt được và chưa được trong 6 năm thực hiện Pháp lệnh Ngân hàng.

-Quá trình bổ sung và hoàn thiện các quy chế, cơ chế nhằm tạo hành lang pháp lýcho hoạt động Ngân hàng.

-Quá trình xây dựng Luật Ngân hàng. Những ý kiến còn khác nhau trong quá trìnhxây dựng Luật Ngân hàng.

-Những cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng Luật Ngân hàng.

2.Về chính sách tiền tệ:

-Khẳng định những thành công của Ngành trong việc thực thi chính sách tiền tệ.

-Bàn luận và trình bày những vấn đề đặt ra trong việc vận hành một số công cụthực hiện chính sách tiền tệ hiện nay (Tỷ giá, lãi suất, hạn mức tín dụng...).

-Sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính để đạt tới mục tiêutăng trưởng kinh tế trong điều kiện hiện nay. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước vàsự độc lập của nó trong điều hành chính sách tiền tệ.

3.Về chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng sau thanh tra:

-Đánh giá tổng quát về hoạt động Ngân hàng trong những năm vừa qua.

-Những bài học kinh nghiệm.

-Phương hướng chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng trong thời gian tới.

+Những bước đi.

+Biện pháp tổ chức thực hiện.

4.Về hoạt động tín dụng:

-Khẳng định những mặt được trong hoạt động tín dụng vì tăng trưởng kinh tế.

-Những vấn đề đặt ra và hướng xử lý để nâng cao chất lượng tín dụng hiện nay.

-Nguyên nhân và cách xử lý nợ quá hạn ở các Ngân hàng trong thời gian qua.

-Những vướng mắc trong công tác tín dụng hiện nay cần xử lý để nâng cao chất lượngtín dụng.

5.Về vốn cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước:

-Các giải pháp chung về huy động vốn cho nền kinh tế và các giải pháp thuộctrách nhiệm Ngân hàng.

-Các hình thức huy động vốn hiện đang tiến hành, hiệu quả và hướng phát triển.

-Làm thế nào để tăng khả năng huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tưphát triển kinh tế.

-Biện pháp thu hút các nguồn vốn nước ngoài.

6.Về đáp ứng vốn cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn (trách nhiệm Ngân hàngNông nghiệp, Ngân hàng Phục vụ người nghèo và Quỹ Tín dụng nhân dân)

-Nhu cầu về vốn cho nông nghiệp, nông dân đặc biệt là vốn cho các vùng sâu, vùngxa. Vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp trong những năm vừa qua.

-Đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và hệ thốngNgân hàng Phục vụ người nghèo. Yêu cầu phát triển và hoàn thiện.

-Làm thế nào để tăng cường hiệu quả đồng vốn của Quỹ tín dụng nhân dân và Ngânhàng Phục vụ người nghèo.

-Những khó khăn cần khắc phục để tạo vốn và phục vụ có hiệu quả cho việc pháttriển nông nghiệp, nông thôn.

7.Về hiện đại hoá Ngân hàng:

-Chương trình hiện đại hoá Ngân hàng đến năm 2000.

-Các chương trình hiện đại hoá Ngân hàng đã và đang triển khai. - Giới thiệu cáchình thức thanh toán hiện đại đang được triển khai. Triên vọng hiện đại hoáthanh toán và các lĩnh vực hoạt động khác của Ngân hàng trong thời gian tới.

-Cách thức quản lý Ngân hàng hiện đại ở một số nước.

8.Về hoạt động đối ngoại

-Quan hệ của Ngân hàng Việt Nam với Ngân hàng các nước.

-Quan hệ của Ngân hàng Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế.

-Xử lý nợ cũ, quản lý vay nợ và trả nợ mới.

-Sự mở rộng quan hệ quốc tế của Ngân hàng Việt Nam trong tương lai.

9.Về công tác cán bộ:

-Đánh giá tình hình cán bộ.

-Chương trình đào tạo và đào tạo lại để nâng cao tay nghề và rèn luyện phẩm chấtcán bộ nhân viên Ngân hàng.

10.Về gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến:

Đâylà chuyên đề ít được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần đượcquan tâm trong năm 1997. Qua chủ đề này khẳng định được những điển hình tiêntiến để cho toàn Ngành học tập.

III. CHƯƠNG TRÌNHVÀ GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀN

1.Trách nhiệm hệ thống báo chí Ngành:

Tuỳtheo tôn chỉ, mục đích của từng báo, tạp chí mà đăng tải những nội dung đã nêuở trên với nhiều hình thức khác nhau: Đưa tin, phóng sự điều tra, nghiên cứuchuyên đề, tranh luận theo đề tài có định hướng và chỉ đạo... Đặc biệt là chủđề "Người tốt việc tốt", báo chí Ngành ở TW và địa phương đều phảiđăng tải chủ đề này để khẳng định những mặt tích cực những điển hình, mô hình mớicủa ngành Ngân hàng trong những năm vừa qua.

2.Phối hợp với báo chí ngoài ngành: (Báo Nhân dân, Hà Nội mới, Thời báo Kinh tếViệt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo Tài chính, báo Đầu tư...) tuyêntruyền về 10 chủ đề trên. Đây là những báo kinh tế lớn ở Việt Nam được bạn đọctrong và ngoài nước rất quan tâm. Các hình thức:

-Cung cấp tư liệu để họ viết bài.

-Mời đi khảo sát thực tế.

-Phân công các Vụ, Cục viết bài cho các báo.

-Giải trình lại hoặc bàn thêm về những vấn đề đã đề cập trên các báo đó. Đối vớicác báo địa phương và đài địa phương, Ngân hàng địa phương phải phân công ngườiviết bài, hoặc tổ chức các trang chuyên đề Ngân hàng.

3.Phối hợp với các phương tiện nghe nhìn: Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam,Đài Truyền hình TW và các đài truyền hình địa phương.

-Phối hợp để họ đưa tin thời sự hoạt động Ngân hàng.

-Phối hợp làm các phóng sự ngắn.

-Phổ cập kiến thức Ngân hàng cho xã hội. Chương trình này được thực hiện quachuyên mục "Tiếp chuyện ban nghe đài" của đài Tiếng nói Việt Nam; Chươngtrình "Đào tạo từ xa" của đài Truyền hình TW hoặc Hà Nội....

4.n phẩm tuyên truyền:

-Ra các chuyên san của các báo, tạp chí để đề cập từng vấn đề;

-Ra các chuyên khảo về những vấn đề cấp thiết (Ví dụ: Cuốn hỏi đáp về Ngânhàng).

5.Tổ chức các hội thảo theo chuyên đề mang tính thời sự

(Tuỳtình hình mà xác định các chuyên đề hội thảo)

6.Phối hợp với các báo chí xuất bản bằng tiếng nước ngoài và các phóng viên nướcngoài để đưa tin về hoạt động Ngân hàng theo định hướng hoặc theo chuyên đề.

IV. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Đểthực hiện được nội dung và các chương trình trên đây, cần phải có các biện pháptổ chức thực hiện sau:

1.Thành lập Ban chỉ đạo tuyên truyền năm 1997, gồm các thành phần:

a.01 đồng chí Phó Thống đốc: Trưởng ban

b.Đồng chí Vụ tưởng Vụ Thông tin KTNV Ngân hàng và đồng chí Chánh Văn phòng: PhóBan thường trực.

c.Một số đồng chí Vụ trưởng: Làm uỷ viên.

d.Tổng Giám đốc ngân hàng TMQD: Làm uỷ viên.

2.Họp với các vụ, cục trong ngành đề triển khai đề án.

-Quán triệt đề án và Chỉ thị của Thống đốc về vấn đề này.

-Phân công viết bài theo chủ đề và theo nhu cầu;

-Giao trách nhiệm giải đáp những vấn đề nêu trên các báo liên quan đến chức năngcủa các Vụ, Cục.

3.Ban chỉ đạo làm việc song phương với từng Toà soạn các phương tiện thông tinđại chúng ngoài ngành để thống nhất nội dung tuyên truyền, thời gian triển khaivà kinh phí (nếu cần).

4.Tổ chức cho một số phóng viên các báo, đài kinh tế đi thực tế (Cần cân nhắcchọn lọc kỹ để có hiệu quả thực sự).

5.Dự thảo Chỉ thị của Thống đốc về công tác tuyên truyền năm 1997 cho toàn hệthống.

6.Thời gian triển khai các chương trình này được chia làm hai giai đoạn.

Giaiđoạn 1: Từ nay đến 30-4 (có kế hoạch cụ thể đính kèm).

Giaiđoạn 2: Từ tháng 5 đến hết năm 1997 (theo đề án).

Đểlàm tốt đợt tuyên truyền này, đề nghị Thống đốc cấp một khoản kinh phí để triểnkhai các nội dung trên, nhất là trong quan hệ với báo, đài ngoài ngành.

NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TUYÊN TRUYỀN GẤP
TRONG THÁNG 3 VÀ THÁNG 4

(Giai đoạn 1)

Trongtháng 3 và tháng 4, nội dung tuyên truyền tập trung vào những chủ đề sau đây:

1.Quá trình xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và xây dựng LuậtNgân hàng.

2.Công tác tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế và các biện pháp nâng cao chất lượngtín dụng.

3.Vốn cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

4.Chính sách tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

Đểtriển khai khẩn trương bốn nội dung này và các nội dung khác theo đề án, đềnghị:

a.Lập ban chỉ đạo tuyên truyền năm 1997 gồm các đồng chí:

-Đ/c Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Oánh - Trưởng ban

-Đ/c Vụ trưởng Vụ Thông tin KTNV Ngân hàng Nguyễn Võ Ngoạn và Đ/c Chánh Vănphòng, Nguyễn Văn Bình: Phó ban thường trực.

-Các đ/c Vụ trưởng Vụ: Tổ chức cán bộ và đào tạo, Kế toán - Tài chính, Nghiêncứu kinh tế, Tín dụng, Quan hệ quốc tế, Ngoại hối, Pháp chế, Thanh tra, Tổngkiểm soát, quản lý các tổ chức tín dụng, Cục quản trị, Hiệp hội Ngân hàng và 04Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại quốc doanh làm uỷ viên.

b.Xác định các bài chính cần có ngay và giao cho các Vụ chức năng viết bài đểđăng tải trên báo chí Ngành, các báo đài và phương tiện thông tin đại chúngkhác.

c.Giao cho Vụ Thông tin KTNV Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng và các Vụ,Cục liên quan tổ chức:

-Toạ đàm với các nhà doanh nghiệp để nghe tiếng nói của họ về vốn hoạt động Ngânhàng, những vấn đề cần giải toả.

-Hội thảo khoa học về vấn đề chênh lệch 0,35%, để có kết quả đăng báo trước khiQuốc hội họp kỳ thứ 11 vào tháng 4-1997.

d.Hợp đồng với một số báo kinh tế để dành cho các trang chuyên mục về hoạt độngNgân hàng và một số chủ đề trong chương trình nêu trong kế hoạch.

Thống đốc

(Đã ký)

 

Cao Sĩ Kiêm

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.