• Hiệu lực: Ngưng hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 31/12/2003
UBND TỈNH HƯNG YÊN
Số: 70/2003/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hưng Yên, ngày 31 tháng 12 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH HƯNG YÊN

Về việc Ban hành Đề án thực hiện chuẩn quốc gia về y tế

xã, phường tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2003 - 2010

___________________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 - 2010;

- Căn cứ Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010 ;

- Căn cứ Thông báo số 421/TB-TU ngày 03/11/2003 của Tỉnh ủy Hưng Yên về đề án thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã, phường giai đoạn 2003 - 2010 ;

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 597/KH-YT ngày 15/9/2003,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Đề án thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã, phường tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2003 - 2010”.

Điều 2. Các ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh; thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành.

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Nguyễn Đình Phách

 

ĐỀ ÁN

 

Thực hiện chuẩn quốc gia về Y tế xã, phường giai đoạn 2003 - 2010

__________________________

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Trạm y tế xã, phường là đơn vị kỹ thuật đầu tiên nằm trong hệ thống y tế nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Là đơn vị y tế gần dân nhất, vừa làm nhiệm vụ phòng bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe cộng đồng, cần phải được quan tâm đầu tư tương xứng với nhiệm vụ được giao. Chuẩn quốc gia y tế xã, phường (viết tắt là CQGYTX) đề cập một cách toàn diện đến mạng lưới y tế cơ sở, bao gồm các điều kiện và tiêu chuẩn về các nguồn lực và các chỉ tiêu hoạt động cho y tế tuyến xã, phường. Hiện nay có rất ít trạm y tế tuyến xã, phường đạt các tiêu chuẩn tương đương mức chuẩn quốc gia dẫn đến tình trạng hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tại tuyến xã, phường chưa toàn diện và chưa đồng đều tại các địa phương. Xây dựng đề án CQGYTX nhằm tạo ra một lộ trình cụ thể, làm căn cứ để các cấp đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể cùng thống nhất phối hợp chỉ đạo trong toàn tỉnh. Đề án CQGYTX được phê duyệt là cơ sở để tìm kiếm đầu tư tài chính, nhân lực, kỹ thuật phát triển y tế xã, phường. Xây dựng CQGYTX sẽ góp phần giảm tải đối với các cơ Sở Y tế tuyến trên, tạo thuận lợi cho các cơ Sở Y tế TƯ và tỉnh phát triển chuyên sâu, nâng cao chất lượng; phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và các địa phương bạn.

Nâng cao chất lượng hoạt động của y tế xã dựa trên Chỉ thị 06/CT-TƯ của Ban chấp hành Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; Quyết định 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 - 2010; Quyết định 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010; Công văn số 10855/YT-KH ngày 12/12/2002 của Bộ Y tế, Về việc tổ chức thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010; Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 15/01/2002; Hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa XV về Chương trình phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2005 và định hướng đến 2010; Quyết định số 29/2002/QĐ-UB ngày 19/6/2002 của UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt chương trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010. Đề án gồm 3 phần:

1- Những kết quả đạt được của y tế xã, phường tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1997 - 2003.

2- Kế hoạch xây dựng chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2003 - 2010.

3- Các giải pháp chủ yếu thực hiện đề án.

Phần 1

NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA Y TẾ XÃ - PHƯỜNG

TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 1997 - 2003

Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng y tế xã, phường của tỉnh Hưng Yên như sau:

I- Xã hội hóa chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và công tác truyền thông giáo dục sức khỏe

1- Xã hội hóa chăm sóc và bảo vệ nhân dân

Các cấp ủy đảng, chính quyền đều quan tâm công tác y tế. Trong các kỳ đại hội, kỳ họp HĐND đều đưa vào nghị quyết chung và có các nghị quyết chuyên đề về công tác y tế; các xã, phường có kế hoạch công tác y tế hàng năm; 100% số xã có Ban chăm sóc sức khỏe do một lãnh đạo địa phương làm trưởng ban, hoạt động thường xuyên và hàng năm đều có tổng kết đánh giá. Ban chăm sóc sức khỏe tại các xã phường đã huy động được sự tham gia của các ban, ngành: Hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, Mặt trận, đoàn thanh niên CSHCM.

2- Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe

- Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe đã được chú trọng. Hiểu biết của người dân về các nội dung chăm sóc sức khỏe được tăng lên rõ rệt.

- Nhưng một số kiến thức về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe vẫn còn nhiều bất cập, kiến thức về phòng bệnh, về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thường xuyên được cập nhật đối với cộng đồng.

- Cán bộ y tế xã, phường, thôn chưa được đào tạo đầy đủ về kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe, phương pháp chủ yếu là tuyên truyền một chiều, sử dụng các bài có sẵn từ tuyến trên để phát trên đài truyền thanh xã, thôn.

- Việc tổ chức trao đổi các vấn đề về sức khỏe tại cộng đồng ít. Các nội dung trao đổi chủ yếu về bữa ăn hợp lý, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, kế hoạch hóa gia đình và các hoạt động vẫn mang tính chất điểm, tốc độ nhân rộng chậm.

II- Vệ sinh phòng bệnh

1- Phòng chống dịch bệnh

- Hệ thống giám sát dịch bệnh được hình thành và hoạt động tương đối có hiệu quả từ tuyến tỉnh đến xã, phường. Các cấp chính quyền và y tế luôn có phương án bao vây dập dịch. Thực tế qua một số vụ dịch và ngộ độc thực phẩm việc bao vây dập dịch thực hiện tốt.

- Các biện pháp phòng dịch đã được chú trọng, nhưng việc xử lý các nguồn gây dịch, các biện pháp liên quan đến liên ngành, yêu cầu sự tham gia lớn và thường xuyên của cộng đồng hiệu quả chưa cao: xử lý nước thải, rác thải, quản lý môi trường.

- Hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm có hoạt đông nhưng hiệu quả thấp, thiếu độ tin cậy và không kịp thời.

2- Chương trình mục tiêu quốc gia

Các nội dung hoạt động của chương trình quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS đều được triển khai tại tuyến xã, phường. Các chỉ tiêu chính các địa phương đều đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 6 loại vác xin thường xuyên đạt trên 98%; tỷ lệ tiêm AT mũi II cho phụ nữ có thai đạt trên 90%; quản lý BN phong, tâm thần, lao tại cộng đồng, quản lý bệnh nhân nhiễm HIV …

3- Y tế môi trường

- Toàn tỉnh chỉ có 65% dân số được sử dụng nước sạch. Nguồn nước cung cấp chủ yếu là nước giếng khoan và nước mưa, mới chỉ có một bộ phận người dân sống ở khu vực thị xã Hưng Yên và một số thị trấn được sử dụng nước máy. Các cơ sở y tế chủ yếu vẫn dùng nước giếng khoan, chất lượng nguồn nước không ổn định và không đồng đều.

- Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh là 50%; phân, nước, rác ở nông thôn không được quản lý chặt chẽ, hố xí 2 ngăn hợp vệ sinh được xây dựng nhiều từ những năm 80 hiện nay đã hư hỏng, hố xí thấm, tự hoại trong nông thôn rất ít, nên vấn đề quản lý chất thải ở nông thôn là một khó khăn rất lớn.

- Rác thải mới chỉ tập trung xử lý ở khu vực thị xã và các điểm tập trung dân cư, tại khu vực nông thôn chưa được quản lý và xử lý.

- Có trên 30% hộ gia đình xử lý phân gia súc hợp vệ sinh, số còn lại chủ yếu để phân hủy tự nhiên hoặc xả ra các cống thải công cộng của thôn xóm.

- Công tác vệ sinh môi trường tại cộng đồng hện đang được nhiều tổ chức đoàn thể quan tâm, được đưa vào các tiêu chuẩn công nhận làng văn hóa, đây là một yếu tố quan trọng trong việc xã hội hóa công tác y tế ngay tại từng địa bàn dân cư để tạo hiệu quả bền vững, nhưng thực tế ngành y tế chưa thể hiện được vai trò tích cực trong cuộc vận động này.

4- Y tế học đường

- Việc triển khai y tế học đường đã được triển khai từ nhiều năm, những kết quả còn lại hết sức hạn chế. Chương trình mắt học đường triển khai tại: 100% số trường mẫu giáo và tiểu học, chương trình nha học đường đã đào tạo được 96 y sỹ nha học đường nhưng mới triển khai tại được 7 điểm trường trên địa bàn thị xã Hưng Yên.

- 70% số xã tổ chức tốt công tác khám sức khỏe cho các cháu độ tuổi mẫu giáo, đối với học sinh  tiểu học và trung học mới chỉ tổ chức khám lồng ghép các chương trình; bướu cổ, mắt … chưa tổ chức theo dõi thường xuyên, chưa tạo được mối quan hệ theo dõi sức khỏe học sinh giữa y tế - trường học và gia đình.

III- Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng

- Hàng năm các trạm y tế xã đều có tổ chức khám sức khỏe cho người cao tuổi, nhưng việc quản lý sức khỏe chưa được thực hiện.

- Cán bộ y tế được cập nhật thường xuyên các kiến thức về cấp cứu thông thường, chăm sóc sức khỏe sinh sản và đỡ đẻ, xử lý ỉa chảy trẻ em. Các nội dung này được chuẩn hóa và in thành tài liệu treo ngay tại nơi làm việc.

- Tỷ lệ người bệnh đến khám bệnh tại trạm y tế xã thấp, bình quân từ 0,15 - 0,3 lần/năm, số lần khám bệnh tại hộ gia đình của cán bộ y tế khoảng từ 0,1 - 0,3 lần/năm, hoạt động khám bệnh tại hộ gia đình thường ít được ghi chép theo dõi một phần do trách nhiệm của cán bộ y tế, mặt khác đòi hỏi phải có một lượng sổ sách tương đối lớn.

- Bệnh nhân điều trị tại trạm y tế xã được theo dõi bằng sổ khám bệnh (thay cho bệnh án) nên việc xác định an toàn, hợp lý rất khó, chủ yếu qua kiểm tra một số trường hợp bệnh cụ thể để đánh giá. Trong những năm qua các tai biến do điều trị tại các trạm y tế xã rất ít xỷ ra. Việc xây dựng các mặt bệnh và phác đồ điều trị tại trạm thực hiện chưa kịp thời, nếu làm tốt điều này sẽ góp phần đáng kể vào việc điều trị an toàn hợp lý ở trạm. Không có tử vong tại trạm y tế xã, phường.

- Việc quản lý người tàn tật và phục hồi chức năng ở cộng đồng nhìn chung còn yếu; chưa hình thành được hệ thống chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn. Công tác quản lý người tàn tật và phục hồi chức năng chủ yếu do ngành Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện.

IV- Y học cổ truyền

- Tỷ lệ sử dụng thuốc nam chiếm bình quân khoảng 10%, một số trạm y tế xã có phong trào sủ dụng thuốc nam tốt như: Hùng An (Kim Động), Liêu Xá (Yên Mỹ), Phụng Công (Khoái Châu).

- Tất cả các trạm y tế xã đều thực hiện điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền  không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt, tác động cột sống.

- Có 26 xã có vườn thuốc nam và vườn thuốc mẫu tại trạm có ít nhất 40 loại cây theo quy định của Bộ y tế, nhưng chỉ có 10 xã có thể triển khai thác được thuốc từ vườn thuốc nam để phục vụ khám chữa bệnh. Việc không mang lại nguồn lợi trực tiếp từ vườn thuốc nam đang gây khó khăn cho phát triển vườn thuốc.

V- Chăm sóc sức khỏe trẻ em

- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 6 loại vác xin thường xuyên đạt trên 98%; hàng năm tổ chức uống Vitamin A 2 lần cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi đều đạt trên 100% đối tượng theo quy định. 100% trẻ em sau đẻ tại huyện (Phù Cừ, Tiên Lữ, Thị xã Hưng Yên, Ân Thi, Kim Động) được tiêm phòng viên gan B.

- 100% số xã có phác đồ chuẩn đoán và điều trị các bệnh ỉa chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp và thường xuyên chỉ định theo phác đồ.

- Theo dõi tăng trưởng hàng tháng ở trẻ em < 2 tuổi: có 100% số xã thực hiện.

- Theo dõi tăng trưởng một năm 2 lần ở trẻ em < 5 tuổi: có 100% số xã thực hiện.

Khó khăn nhất của việc tổ chức cân trẻ là thiếu phương tiện phục vụ như cân, hỗ trợ ăn uống cho các cháu SDD.

- Các trạm y tế xã không tổ chức tẩy giun cho trẻ em, mặc dù trong những năm gần đây, dự án DSSKGĐ đã cung cấp một lượng thuốc giun đáng kể. Riêng huyện Phù Cừ thực hiện chương trình phòng chống giun chỉ bạch huyết, mỗi năm tẩy giun đồng loạt 2 lần. Theo kiến nghị chung việc tẩy giun không nên tổ chức hàng loạt, nên hướng dẫn để các gia đình tẩy giun tại gia đình có sự giúp đỡ của cán bộ y tế tại thôn.

VI- Chăm sóc sức khỏe sinh sản

- Tỷ lệ thai nghén đạt 95%, trong đó số thai ngén có nguy cơ cao chiếm 5,2%; số lần khám thai trung bình cho phụ nữu đẻ 2,95% lần; Số phụ nữ khám thai bằng hoặc trên 3 lần đạt 94%; tỷ lệ phụ nữ đẻ do cán bộ y tế đỡ đạt 99%.

- Tỷ lệ tai biến sản khoa hàng năm giảm, chủ yếu là các trường hợp băng huyết. Tỷ lệ tử vong do nguyên nhân chửa đẻ theo dõi chưa đầy đủ nên chưa có cơ sở để đánh giá.

- Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván, đúng, đủ liều hàng năm đạt trên 90%, tất cả các xã tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

- Tỷ lệ phụ nữ được chăm sóc y tế ít nhất một lần sau đẻ đạt 65% chủ yếu do phụ nữ hộ sinh và cán bộ trạm y tế thực hiện.

- Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đạt 78%, các xã đều có sổ sách theo dõi đối tượng thực hiện các biện pháp và hàng năm đều tổ chức định kỳ khám cho các đối tượng mang vòng. Năm 2002 đã chuyển giao kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình cho 34 trạm y tế xã. Năm 2003 tiếp tục chuyển giao, mục tiêu năm 2005 các nữ hộ sinh thực hiện được đặt vòng và hút điều hòa kinh nguyện thường xuyên tại trạm.

- Tỷ lệ khám phụ khoa tại trạm y tế hàng năm đạt trên 30%, chủ yếu lồng ghép các chiến dịch vận động KHHGĐ.

VII- Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

1- Cơ sở hạ tầng

+ Các trạm y tế xã đều được bố tri khu vực trung tâm xã (gần UBND, trường học, tiện đường giao thông). Có 145 trạm có diện tích trên 500m2.

+ Toàn tỉnh có 161 trạm y tế xã phường, trong đó chia ra:

- Số trạm có nhà 2 tầng: 5

- Số trạm có nhà 1 tầng: 114

- Số trạm y tế nhà cấp 4: 42

- Số trạm có từ 8 phòng làm việc nhà cấp III trử lên : 70 trạm.

+ Hệ số phòng sản: Có 126 phòng sản dược ốp lát đạt quy cách vệ sinh.

Trong giai đoạn 1997 - 2000 toàn tỉnh được Dự án dân số sức khỏe gia đình hỗ trợ xây dựng và cải tạo được 44 trạm y tế, diện tích mỗi trạm 68m2. Trong quá trình đầu tư một số xã không sử dụng các nhà cũ còn lại (hoặc dỡ bỏ, hoặc chuyển mục đích sử dụng) nên với diện tích được xây dựng theo đầu tư của dự án chỉ đủ điề kiện triển khai dịch vụ dân số kế hoạch hóa gia đình còn các công việc y tế khắc gặp nhiều khó khăn.

100% trạm y tế có điện lưới, có 45 xã có thuê bao điện thoại riêng (hai huyện Phù Cừ và Yên Mỹ có 100% xã có thuê bao điện thoại riêng).

Chất thải tại các trạm y tế xã được thải như chất thải sinh hoạt hàng ngày, chỉ có một số nhỏ trạm xử lý nước thải bằng bể tự hoại còn đa số được đổ thẳng xuống ao hồ. Chất thải rắn chủ yếu được đốt hoặc chôn vùi xung quanh trạm y tế.

Nhu cầu cần đầu tu sửa chữa của các trạm y tế như sau :

TT

Tên huyện

Nhu cầu

Xây mới  (175 triệu)

Sửa chữa lớn (100 triệu)

Sửa chữa TB (50 triệu)

Sửa chữa nhỏ (20 triệu)

Không cần đầu tư

Tổng số

Xã khó khăn

Tổng số

Xã khó khăn

Tổng số

Xã khó khăn

Tổng số

Xã khó khăn

Tổng số

Xã khó khăn

1

Thị xã Hưng Yên

2

 

 

 

2

 

1

 

1

 

2

Văn Lâm

2

2

8

 

2

 

 

 

 

 

3

Văn Giang

5

1

4

 

2

 

 

 

 

 

4

Yên Mỹ

5

3

1

 

10

 

1

 

 

 

5

Mỹ Hào

2

 

8

 

2

 

1

 

 

 

6

Khoái Châu

6

2

9

1

10

 

 

 

 

 

7

Kim Động

7

2

13

 

 

 

 

 

 

 

8

Ân Thi

1

 

17

3

3

 

 

 

 

 

9

Tiên Lữ

7

1

15

2

 

 

 

 

 

 

10

Phù Cừ

4

 

7

2

3

 

 

 

 

 

 

Cộng

41

11

82

8

24

 

3

 

1

 

 

2- Trang thiết bị y tế chủ yếu

- Toàn tỉnh có 95 trạm y tế xã thuộc đối tượng được hưởng vốn vay của ngân hàng thế giới (Mỹ Hào 8, Yên Mỹ 9, Văn Lâm 6, Văn Giang 7, Khoái Châu 12, Phù Cừ 12, Tiên Lữ 13, Thị xã Hưng Yên 4, Ân Thi 12, Kim Động 12), hiện được trang bị tương đối đầy đủ dụng cụ khám chữa bệnh bà mẹ trẻ em và đáp ứng các dịch vụ KHHGĐ, còn những xã ngoài diện này hiện tại chỉ có các trang thiết bị tối thiểu rất cần được hỗ trợ thêm các trang thiết bị khám chữa bệnh thông thường và các thiết bị đồng bộ về công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em & kế hoạch hóa gia đình.

- Các bộ dụng cụ tối thiểu khám chuyên khoa cơ bản mắt, tai mũi họng, răng đã được trang bị 135 xã theo chương trình tăng cường bác sỹ về xã từ nguồn vốn mục tiêu hàng năm của Sở Y tế. Riêng các loại trang bị phục vụ các chương trình y tế học đường hết sức thiếu thốn; các loại dụng cụ như máy khí dung, kính hiển vi, máy xét nghiệm cơ bản đều chưa được trang bị, vướng mắc chính là nguồn kinh phí đảm bảo các hoạt động.

- Trang thiết bị sơ chế, bảo quản thuốc đông y: có 40 xã còn đủ phương tiện hoạt động tốt, còn những xã khác hoặc chưa có hoặc có thiếu đồng bộ.

- Các loại trang thiết bị phục vụ truyền thông chủ yếu dựa vào các phương tiện chung của xã, phường.

- Giường bệnh và tủ đầu giường: mỗi trạm y tế xã được trang bị từ 3 - 5 giường Inox và tủ đầu giường, phương tiện làm việc của trạm: bàn ghế, tủ tương đối đầy đủ.

- Y tế thôn đội : Hiện tại chưa được đầu tư trang bị các loại phương tiện tối thiểu, chủ yếu phục vụ bằng các loại dụng cụ thông thường như nhiệt kế, ống nghe, huyết áp kế của cá nhân tự mua sắm.

VIII- Nhân lực và chế độ chính sách

1- Số lượng cán bộ y tế

Tuyến xã phường có 657 người, số trạm có bác sĩ công tác 104, trong đó BS theo QĐ 58 là 55.

- Tỷ lệ bác sĩ có biên chế tại trạm/số trạm y tế: 104/160=65%, tăng cường từ tỉnh và huyện 49 bác sỹ.

- Nữ hộ sinh trung học và y sỹ sản nhi công tác tại trạm y tế xã 184 (Tỷ lệ xã có NHXTH hoặc y sĩ sản nhi: 100%).

- Số trạm có cán bộ dược tá kiêm nhiệm là 75 (chiếm 47%) chủ yếu là do NHS được cử học thêm chứng chỉ dược và một số trạm hợp đồng dược tá ngoài biên chế.

- Số cán bộ y tế bình quân cho 1 Trạm y tế là 4 (so với yêu cầu chung 3 - 6 CBYT/xã) số lượng CBYT tại các trạm y tế trong toàn tỉnh ở mức trung bình cho phép. Nếu tính theo huyện thì Văn Lâm và Văn Giang là những huyện bình quân số cán bộ cao hơn (tỷ lệ xã trên 8000 dân cao).

- Sự phân bố các đối tượng trong toàn tỉnh còn chưa thật cân đối. Chủ yếu là y sĩ (55,4%). Có những xã chỉ có toàn y sĩ, số cán bộ làm công tác YHDT và công tác nha học đường còn quá ít.

- Tại 161 trạm y tế xã trong tỉnh hiện còn 19 y tá sơ học (Phù Cừ 1; TXHY 1; Mỹ Hào 1; Tiên Lữ 06; Kim Động 03; Yên Mỹ 03; Văn Giang 01; Khoái Châu 03) và 6 nữ hộ sinh sơ học (Phù Cừ 01; Kim Động 02; Khoái Châu 01; Yên Mỹ 02). Cán bộ công tác tại trạm y tế xã theo quy định tại Quyết định 58/CP, phải có trình độ sơ học, nguyên nhân chủ yếu là do các đối tượng này không đủ điều kiện đi học trung học nhưng chưa có chính sách thích đáng để giải quyết thay thế.

Ngành y tế quản lý và chi trả học phí cho số y sĩ đang đi công tác tại các trạm y tế xã đi học chuyên tu bác sỹ. Cụ thể như sau:

- Ra trường năm 2005: 31

- Ra trường năm 2006: 21

2- Chuyên môn đoàn thể

- Các trạm y tế xã đều có đảng viên, có 40% trạm có chi bộ riêng. Có 6 huyện có tổ công đoàn tại trạm y tế xã (Khoái Châu, Kim Động, Văn Giang, Thị xã Hưng Yên, Tiên Lữ, Mỹ Hào).

- Mỗi trạm đều có một số báo sức khẻo và đời sống, có tủ sách chuyên môn.

- Có 45% số xã tổ chức họp giao ban hàng tuần với y tế thôn; 25% một tháng 2 lần; 30% mỗi tháng họp một lần.

3- Y tế thôn

100% số thôn có cán bộ y tế: có 70% nhân viên y tế thôn lồng ghép kiêm nhiệm làm cộng tác viên dân số, cộng tác viên dinh dưỡng … thu nhập mỗi tháng khoảng từ 30 - 40.000đ. Số còn lại chính quyền thôn xã trả phụ cấp mỗi người từ 60 - 90 kg thóc/vụ. Đội ngũ cán bộ y tế thôn đội chủ yếu là sơ học, nhiệm vụ chính là tuyên truyền bảo vệ sức khỏe, hướng dẫn giữ gìn vệ sinh thôn xóm, được trang bị một số dụng cụ và thuốc rất ít, chỉ đủ điều trị và xử lý một số bệnh thông thường.

4- Chế độ, chính sách

+ Cán bộ y tế xã phường được hưởng lương theo Quyết định 58 của Chính phủ, được thực hiện chế độ BHXH, BHYT.

Ngoài các mức lương quy định, cán bộ y tế xã phường chưa được hưởng các khoản thu nhập khác (tiền trực, làm thêm giờ, phụ cấp đặc thù …).

+ Cán bộ y tế xã phường được ngân sách tỉnh trả toàn phần học phí trúng tuyển vào trường đại học, trung học Y.

+ Hàng năm tỉnh mở một số lớp đào tạo lại để cập nhật một số kiến thức chuyên ngành cho y tế cơ sở nhất là kiến thức chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, phòng chống dịch, tiêm chủng mở rộng.

+ Toàn bộ kinh phí chi cho hoạt động hàng ngày tai các trạm y tế xã do ngân sách xã chi trả, đây là khoản chi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn ngân sách xã, dao động từ 100.000 đến 500.000đ/tháng.

IX- Kế hoạch và tài chính cho trạm y tế xã

1- Kế hoạch và quản lý thông tin

- Tất cả các trạm trưởng y tế xã đều được tập huấn về công tác kế hoạch và kỹ năng quản lý từ các chương trình y tế khác nhau.

- Các trạm đều xây dựng kế hoạch hoạt động năm, có sơ kết, tổng kết.

- Có đủ các mẫu sổ sách ghi chép ban đầu theo quy định của Bộ y tế chủ yếu được các chương trình cấp phát, và một phần được đảm bảo từ kinh phí thường xuyên.

- Tham gia quản lý làng nghề tư nhân tại địa phương còn yếu, chủ yếu dựa vào kiểm tra của tỉnh, huyện.

2- Tài chính

- Đảm bảo hoạt động cho y tế tại địa phương dựa hoàn toàn vào ngân sách xã, xã có mức chi cao nhất 5 triệu đồng/năm; xã có mức chi thấp nhất 1,5 triệu/năm.

- UBND các xã có kế hoạch cấp kinh phí sửa chữa các trạm nếu có nhu cầu cấp thiết.

- Nguồn thu phục vụ cho công tác y tế: các xã cân đối thu tại trạm y tế, có kế hoạch chi đối trừ cho hoạt động y tế. có 80 xã tổ chức thu quỹ sự nghiệp y tế, những xã còn lại không tổ chức thu.

X- Thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc an toàn hợp lý

- Tất cả các trạm y tế đều có vốn thuốc tối thiểu 4,5 triệu đồng; có 105 trạm có tủ thuốc hợp quy cách; 100 trạm có túi thuốc cấp cứu và hộp chống sốc.

- 75% trạm có trên 60 loại thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu, thực hiện tốt việc cấp phát thuốc các chương trình. Nhưng tại các tủ thuốc trạm y tế xã vẫn còn thuốc hết hạn sử dụng, nhất là một số thuốc khó luân chuyển như thuốc sốt rét.

MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG

Những mặt tốt:

- Chất lượng chăm sóc người bệnh tăng lên rõ rệt qua các năm.

- Chỉ số sử dụng dịch vụ y tế của người dân tai trạm y tế xã giao động từ 0,4 - 0,6 lần.

- Trong những năm qua không có dịch lớn xảy ra và không có tử vong do dịch bệnh. Hàng năm luôn đtạ tỷ lệ 98,8% - 99% trẻ em < 1 tuổi được tiêm đầy đủ 6 loại vắc xin, Hưng Yên là một tỉnh đã được Bộ Y tế công nhận thanh toán phong và thanh toán bại liệt; tỷ lệ tử vong ở trẻ em <1 tuổi và <5 tuổi luôn thấp hơn tỷ lệ chung của toàn quốc; chương trình phòng chống tai nạn thương tích. Công tác CSBVSKBMTE & KHHGĐ được kiện toàn và chất lượng được nâng cao, từng bước đưa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình về cơ sở, góp phần ổn định dân số.

- Sử dụng hợp lý an toàn về thuốc được chú trọng, danh mục thuốc thiết yếu tại các cơ sở điều trị được áp dụng tương đối thường xuyên, hội đồng thuốc và điều trị hoạt động thường xuyên và có hiệu quả.

- Chất lượng phòng bệnh được tăng lên rõ rệt, nhất là các nội dung có chương trình hỗ trợ của nhà nước như: tiêm chủng mở rộng, thanh toán phong, thanh toán bại liệt …

- Tỷ lệ mắc bệnh có vắc xin phòng giảm đáng kể, một số bệnh gần như không xuất hiện; Bạch hầu, uốn ván, tả ….

- Đội ngũ những người làm y học cộng đồng trưởng thành nhanh chóng. 

Nhưng bên cạnh đó còn một số mặt khó khăn

- Tình hình diễn biến dịch bệnh trong khu vực có nhiều phức tạp. Do đặc điểm của địa phương nên người bệnh mang các bệnh lây từ địa phương khác đến tương đối cao, nhất là xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng sốt rét cao hơn cả một số tỉnh miền núi.

- Trang bị để phục vụ cho hoạt động của y tế cộng đồng còn rất hạn chế nhất là phương tiện phòng chống dịch, tuyên truyền vệ sinh môi trường.

- Hệ thống ba công trình vệ sinh phòng bệnh của nhân dân còn mang nặng tính tự phát, chưa có sự tư vấn thường xuyên của cán bộ y tế.

- Hành nghề và quản lý hành nghề tư nhân vẫn còn là những vấn đề bất cập đó là: Sự tham gia của hệ thống chính quyền xã, phường còn hạn chế, tỷ lệ hành nghề không có giấy phép còn cao, vẫn còn hiện tượng hành nghề quá phạm vi cho phép.

- Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng cao so với các tỉnh trong khu vực. 

Một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến đạt chuẩn

1-  Thiếu bác sỹ tại các trạm y tế xã, thiếu cán bộ làm công tác khám chữa bệnh y học cổ truyền, công tác dược. Cán bộ y tế chưa được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cơ bản về truyền thông giáo dục sức khỏe: lý do là chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác TTGD SK, chưa có giáo trình huấn luyện chuẩn.

2-  Xã hội hóa công tác y tế đã được chú trọng, nhưng hiệu quả chưa cao, những mô hình điểm về các chương tình y tế ít được nhân rộng do thiếu các biện pháp tích cực, hữu hiệu.

3-  Chế độ chính sách đối với cán bộ y tế xã, phường, thôn còn nhiều bất cập.

4-  Nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động của trạm y tế từ nguồn ngân sách xã cho nên khả năng huy động chậm, mức chi tối thiểu 10 triệu đồng/năm gặp khó khăn, hoàn toàn tùy thuộc vào mức thu ngân sách xã, những xã nghèo càng gặp nhiều khó khăn.

5-  Tỷ lệ hộ gia đình nắm được kiến thức cơ bản về các nội dung thực hành CSSK thiết yêu cho BM, trẻ em tại cộng đồng chưa xác định được, đây là một tiêu trí đánh giá mang tính cảm tính, muốn đánh giá chỉ số này đổi hỏi phải có một khảo sát có cỡ mẫu đủ tin cậy.

6-  Tỷ lệ học sinh chăm sóc về mặt y tế học đường thấp, nguyên nhân chính là do thiếu các nguồn lực và phối hợp liên ngành chưa có hiệu quả.

7-  Việc quản lý người tàn tật ở cộng đồng chưa được chú trọng đúng mức.

8-  Vườn thuốc nam hoặc chậu cây mẫu tại trạm y tế xã gồm ít nhất 40 cây trở lên trong danh mục quy định của Bộ Y tế (số trạm đạt ít, rất khó duy trì vì vườn mẫu ít mang lại hiệu quả kinh tế và tình trạng sử dụng thuốc nam trồng tại chỗ rất hạn chế).

9-  Diện tích sử dụng xây dựng và khối các công trình không đảm bảo theo quy định chuẩn.

10-  Thiếu các máy móc như quy định (máy khí dung, kính hiển vi, máy xét nghiệm đơn giản …)

Phần 2

PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG CHUẨN QUỐC GIA

VỀ Y TẾ GIAI ĐOẠN 2003 – 2010

I- Mục đích

Xây dựng chuẩn quốc gia nhằm phát triển một cách toàn diện, đồng bộ hệ thống y tế xã, phường, nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, góp phần tạo ra sự bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe người dân, giảm chi phí xã hội.

II- Mục tiêu

Đến năm 2005 có 45% số xã đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2010 có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia.

III- Các chỉ tiêu cụ thể

1- Giai đoạn 2003 - 2004: 45% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở

a) Nhân lực y tế:

- 100% số xã có BS công tác

- 50% số xã có lương y hoặc y sỹ YHCT số còn lại được bổ túc và cấp chứng chỉ về y học cổ truyền.

- 100% số thôn có cán bộ y tế và 50% được đào tạo chuyên ngành về y tế thôn bản.

- 100% trạm y tế có dược tá hoặc có trình độ tương đương dược tá phụ trách bán, cấp phát thuốc.

b) Cơ sở vật chất trang thiết bị:

- 85% trạm y tế có nhà kiên cố.

- 100% trạm y tế xã có nguồn nước hợp vệ sinh và nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, có điện thoại.

- 100% trạm y tế được triển khai khám chữa bệnh BHYT tại trạm.

2- Giai đoạn 2006 - 2010: 100% số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia

a) Nhân lực y tế:

- 100% số xã có BS theo định biên 58.

- 100% số xã có lương y hoặc YHCT.

- 100% số thôn có cán bộ y tế được đào tạo về y theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

b) Cơ sở vật chất trang thiết bị: 100% trạm y tế xã có đủ dụng cụ theo quy định của Bộ Y tế.

Các chỉ tiêu về sức khỏe đến năm 2005 và năm 2010

Tên chỉ tiêu

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

Tuổi thọ trung bình

68

69,8

71,1

Tỷ lệ chết trẻ < 1 tuổi

24‰

18‰

15‰

Tỷ lệ trẻ em chết < 5 tuổi

34‰

26‰

18‰

Tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai

76%

78%

80%

Tỷ lệ mắc bệnh mắt hột

10%

9%

8%

Tỷ lệ phụ nữ mang thai được chăm sóc trước và sau khi đẻ

95%

100%

100%

Tỷ lệ mù do đục thủy tinh thể

7‰

6‰

5,5‰

Tỷ lệ xã có nữ hộ sinh

90%

100%

100%

Tỷ lệ  xã có bác sỹ

50%

100%

100%

Tỷ lệ thôn có cán bộ y tế

90%

100%

100%

Tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng dưới 2.500g

6,5%

5%

4%

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

36%

25%

18%

Bình quân BS và 1 dược sĩ đại học/10.000 dân

3,2

4,5

5,2

Phần 3

NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỦ YẾU

1- Phát triển nhân lực và đào tạo

- Trên cơ sở số cán bộ thiếu hàng năm, có kế hoạch đào tạo bổ sung theo chỉ tiêu được giao như sau:

Tên chức danh đào tạo

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bác sỹ chuyên tu

20

20

15

15

10

10

10

Bổ túc về YHCT

50

50

50

30

30

30

30

Bổ túc dược tá

70

30

30

30

30

30

30

Đào tạo, đào tạo lại NHS

55

55

55

55

55

55

55

Kinh phí (triệu đồng)

150

140

125

105

90

90

90

Kinh phí chi trả từ nguồn ngân sách dành cho đào tạo của tỉnh.

- Những trạm y tế xã chưa có bác sỹ được quyền hợp đồng lao động có thời hạn với bác sỹ đã nghỉ hưu theo mức thù lao 400.000đ/tháng. Chi trả từ ngân sách tỉnh dành cho sự nghiệp y tế.

- Những bác sỹ mới tốt nghiệp tại các trường đại học, tình nguyện về công tác tại trạm y tế xã, được miễn thời gian thử việc; trong 3 năm đầu mỗi tháng được trợ cấp thêm 100.000đ/người chi trả từ ngân sách tỉnh dành cho sự nghiệp y tế được xếp vào làm việc tại các trạm chưa có bác sỹ kể cả những trạm không còn chỉ tiêu biên chế.

- Những thôn, khu phố có dân số dưới 2500 người được bố trí 01 nhân viên y tế, những thôn dân số trên 2.500 người được bố trí 02 nhân viên y tế thôn, được hưởng phụ cấp ít nhất 50.000đ/người/tháng. Quỹ sự nghiệp y tế chi trả phụ cấp cho nhân viên y tế thôn.

- Tăng cường cán bộ có tay nghề giỏi đi hỗ trợ cho các tuyến dưới nhằm bồi dưỡng, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật để đảm bảo được nhiệm vụ theo yêu cầu.

- Tăng cường tiếp xúc với các trường đại học y và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút bác sỹ về công tác tại Hưng Yên.

2- Nâng cao năng lực khám chữa bệnh tại trạm y tế xã

- Xây dựng danh mục các loại bệnh được khám và điều trị tại trạm y tế xã.

- Xây dựng các phác đồ chuẩn điều trị các loại bệnh thông thường và phác đồ cấp cứu: cấp cứu sản, chống sốc.

- Tập huấn cập nhật kiến thức về phòng bệnh và điều trị cho cán bộ y tế xã, đảm bảo trong vòng 5 năm mỗi người được đi học ít nhất 2 lần với tổng số thời gian không dưới 4 tuần.

- Chuyển giao một số kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình cho NHS tuyến xã như: đặt dụng cụ tử cung, hút điều hòa kinh nguyệt, đến năm 2005 tất cả các xã đều triển khai thực hiện.

- Duy trì hoạt động và bảo toàn vốn thuốc thiết yếu.

- Đưa dịch vụ khám bảo hiểm y tế, đặc biệt bảo hiểm người nghèo về tuyến xã.

- Khám và lập hồ sơ theo dõi sức khẻo cho người già, người tàn tật; hướng dẫn phục hồi chức năng tại cộng đồng.

- Thực hiện quản lý sức khỏe học sinh theo các chương trình y tế trường học.

3- Thực hiện tốt các dự án của chương trình mục tiêu phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm:

- Bám sát mục tiêu của chương trình, thực hiện đầy đủ và có chất lượng các hoạt động của từng dự án cụ thể.

- Thống nhất các tiêu chí đánh giá từng dự án cụ thể, đảm bảo khoa học và chính xác.

- Quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, đặc biệt chú ý nâng cao chất lượng tiêm chủng, đảm bảo tạo được hiệu quả phòng bệnh tối đa; mở rộng dịch vụ sử dụng một số loại vắc xin không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Làm tốt công tác khám phát hiện ban đầu các đối tượng mắc các bệnh phong, lao, tâm thần, nhiễm HIV; thực hiện tốt công tác quản lý và điều trị bệnh nhân tại cộng đồng.

- Các cấp chính quyền địa phương tham gia quản lý vệ sinh thực phẩm, vệ sinh an toàn lao động.

4- Chuẩn hóa các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe

- Đào tạo kỹ năng truyền thông cho y tế xã, phường và thôn ngay từ năm 2003 - 2004 theo nguyên tắc: tỉnh đào tạo giáo viên cho huyện, huyện đào tạo trực tiếp cho y tế xã, thôn.

- Sử dụng hệ thống truyền thanh, văn hóa các xã, phường để tổ chức các đợt tuyên truyền vận động.

- Khuyến khích các chiến dịch truyền thông, trao đổi theo chuyên đề giữa cán bộ y tế và cộng đồng.

- Mở các hội thi, các đợt tìm hiểu để phổ biến các kiến thức về sức khỏe đến người dân.

- Thường xuyên mở các đợt tuyên truyền theo từng chuyên đề, nội dung chính do các bộ phận chuyên trách của y tế tỉnh chuẩn bị, các xã, phường căn cứ thực tế địa phương điều chỉnh cho phù hợp.

- Các chương trình Y tế thường xuyên đưa tin hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời biểu dương gương người tốt việc tốt và các phong trào vệ sinh nhất là 3 công trình vệ sinh ở nông thôn. Xây dựng chuyển mục riêng về CSSKBĐ tuyên truyền trên các hệ thống, đặc biệt trên đài truyền thanh huyện, xã.

5- Thực hiện công tác xã hội hóa và phối hợp liên ngành

- Đưa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân vào chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương theo từng thời kỳ.

- Tăng cường phối hợp các cấp các ngành và hệ thống thông tin tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để nhân dân hiểu biết về sức khỏe tự bảo vệ mình cho gia đình và cộng đồng; nhân rộng mô hình của các làng văn hóa, đề cao các tiêu chuẩn về vệ sinh y tế, tưng bước xóa bỏ tập quán lối sống có hại cho sức khỏe, xây dựng các điểm điển hình tiên tiến an toàn vệ sinh lao động và phòng chống tai nạn thương tích xây dựng cộng đồng an toàn.

- Phối hợp chặt chẽ ngành y tế và ngành giáo dục, thực hiện tốt các chương trình y tế được triển khai trong khối trường học như chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình nha học đường, mắt học đường, thanh toán phong, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng.

- Phối hợp liên ngành thường xuyên có hiệu quả trong công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

6- Tăng cường về công tác quản lý chỉ đạo

- Trạm trưởng trạm y tế xã được cơ cấu cấp ủy để lồng ghép ý kiến chỉ đạo các cấp các ngành, thể hiện được vai trò của y tế cơ sở, đảm bảo cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là công tác CSSKBĐ. Các nội dung CQGYTX phải được đưa vào nghị quyết của các cấp ủy Đảng.

- Chỉ đạo phát triển rộng rãi phong trào toàn dân vì sức khỏe với những nội dung thiết thực, cụ thể như vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em.

- Chính quyền cấp xã tham gia quản lý các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn theo đúng pháp luật quy định, xóa bỏ tình trạng hành nghề không có giấy chứng nhận và hành nghề vượt quá phạm vi cho phép.

- Quản lý chặt chẽ các BS về xã tăng cường đảm bảo vừa tăng cường chuyên môn vừa đào tạo cho cơ sở nâng cao trình độ để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Quản lý và phát huy vai trò của lực lượng y tế ngoài công lập để họ tham gia có hiệu quả vào các chương trình y tế tại địa phương.

- Chỉ đạo khôi phục phát triển y dược học cổ truyền ở địa phương, đảm bảo công tác khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế xã có nguồn thu để duy trì hoạt động.

Chủ động công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra và không để tử vong do dịch bệnh, củng cố phát triển mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền tới tận thôn, xóm.

7- Tăng cường hệ thống giám sát

- Định kỳ 6 tháng, 12 tháng tổ chức các đợt kiểm tra đợt kiểm tra đánh giá chất lượng; TTYT huyện kiểm tra đánh giá tất cả các xã, Sở Y tế phúc tra 15% số xã trong tỉnh. Kiểm tra theo biểu điểm CQGYTX.

- Các dự án thuộc chương trình quốc gia phòng chống bệnh xã hội, một số bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS và các chương trình y tế tổ chức giám sát thường xuyên theo qui định cụ thể của từng chương trình.

- Tháng 11 hàng năm kiểm tra đánh giá những xã đăng ký đạt chuẩn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận.

UBND xã giám sát hoạt động thường xuyên, giám sát thực hiện chỉ tiêu kế hoạch; trung tâm y tế huyện giám sát chất lượng công tác chuyên môn.

8- Xây dựng hệ thống thống kê và theo dõi sức khỏe tại gia đình

- Thực hiện tốt việc thống kê báo cáo, sử dụng đúng và chính xác 7 mẫu sổ do Bộ Y tế quy định.

- Khuyến khích những trạm y tế khu vực thị xã, thị trấn và những xã có đủ điều kiện, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý hoạt động khám chữa bệnh và theo dõi sức khỏe cộng đồng.

9- Tăng cường khai thác các nguồn lực đầu tư cho hoạt động y tế

a/ Đầu tư cải tạo, xây dựng trạm y tế xã:

+ Xây dựng mới trạm y tế xã:

- Nhu cầu: 41 trạm, trong đó xã khó khăn 11.

- Kinh phí đầu tư: 7.175 triệu đồng

- Nguồn đảm bảo: Chủ yếu là ngân sách địa phương và huy động từ cộng đồng.

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ:             xã khó khăn: 50 triệu đồng

Xã còn lại: 20 triệu đồng

+ Cải tạo lớn mạnh trạm y tế xã:

- Nhu cầu: 82 trạm, trong đó xã nghèo 8.

- Kinh phí đầu tư: 8.200 triệu đồng.

- Nguồn đảm bảo: Chủ yếu là ngân sách xã và huy động từ cộng đồng.

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ:             xã khó khăn: 25 triệu đồng.

Xã còn lại: 15 triệu đồng.

+ Sửa chữa trung bình trạm y tế xã:

- Nhu cầu: 34 trạm.

- Kinh phí đầu tư: 1.700 triệu đồng.

- Nguồn đảm bảo: Chủ yếu là ngân sách địa phương và huy động từ cộng đồng.

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ:             xã khó khăn: 20 triệu đồng.

Xã còn lại: 10 triệu đồng.

+ Sửa chữa nhỏ trạm y tế xã:

- Nhu cầu: 3 trạm.

- Kinh phí đầu tư: 60 triệu đồng.

- Nguồn đảm bảo: Ngân sách xã và huy động từ cộng đồng.

b/ Trang thiết bị cho trạm y tế xã:

+ Đối với 95 xã đã được hưởng tài trợ từ dự án DSSKGĐ:

Nhu cầu đầu tư tiếp: 25 triệu đồng/xã.

Kinh phí đầu tư: 2.375 triệu đồng.

Nguồn tài chính: Từ nguồn chương trình TTB y tế của ngành y tế: 1.425 triệu đồng.

Từ ngân sách xã: 950 triệu đồng.

+ Đối với 65 xã chưa được hưởng trang bị từ dự án DSSKGĐ:

Nhu cầu đầu tư: 33 triệu đồng/xã.

Kinh phí đầu tư: 2.145 triệu đồng.

Nguồn tài chính: Từ nguồn chương trình TTB y tế của ngành y tế: 1300 triệu đồng.

Từ ngân sách xã: 845 triệu đồng.

c/ Kinh phí đảm bảo hoạt động cho y tế thôn và hoạt động của trạm y tế xã:

+ Chế độ cho y tế thôn (tính cho 1 năm).

1017 người x 50.000đ x 12 tháng = 610 triệu đồng.

+ Nguồn tài chính: từ nguồn ngân sách xã.

+ Chi hoạt động trạm y tế xã (theo Thông tư 19 của Bộ Tài chính) mỗi trạm chi tối thiểu 10 triệu đồng/năm.

161 trạm x 10.000.000đ = 1.610 triệu đồng.

+ Nguồn tài chính: Cấp từ ngân sách tỉnh.

* Các biện pháp tạo nguồn thu:

- Thu và sử dụng quỹ y tế dân lập tại địa phương, đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng quỹ y tế dân lập trong việc xây dựng và củng cố hệ thống y tế xã, thôn.

- Điều chỉnh phân bổ ngân sách y tế trong toàn tỉnh, tăng thêm phần chi cho y tế xã, phường.

- Đầu tư cho y tế cơ sở bằng các nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện, bên cạnh đó tranh thủ sự đầu tư của các tổ chức trong nước và quốc tế cho y tế cơ sở. Tổ chức tốt việc khám chữa bệnh và thu phí tại các cơ sở khám chữa bệnh.

- Tranh thủ vận động các nguồn đầu tư của các nhà tài trợ trong và ngoài nước.

- Tranh thủ các nguồn đầu tư từ dự án VIE 017 triển khai các nội dung đào tạo nâng cao năng lực quản lý của cán bộ y tế xã, phường đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của chuẩn quốc gia.

Phần 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để thực hiện được các mục tiêu của đề án, cần củng cố ban chỉ đạo CSSKBĐ tạo ra hệ thống chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất từ cấp tỉnh đến xã và có sự phối hợp cao giữa các cấp, các ngành trong tỉnh.

Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh thống nhất chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện tốt các chỉ thị, thực hiện tốt Chỉ thị 06/CT-TW ngày 22/01/2002 của Ban BT “Về việc củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở”.

Các Sở Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính - Vật giá, Văn hóa - Thông tin, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và PTNT, Đài phát thanh truyền hình, Báo Hưng Yên, cùng các ban, ngành, đoàn thể như: Tỉnh hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên CSHCM căn cứ chức năng nhiệm vụ của cơ quan đơn vị phối hợp thực hiện đề án dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh.

Sở Y tế là cơ quan thường trực thực hiện đề án có trách nhiệm hoạch định và tổ chức thực hiện đề án tại y tế cơ sở.

Ở cấp huyện: Củng cố, kiện toàn, đổi mới phương thức hoạt động Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu, bổ sung thực hiện nhiệm vụ củng cố mạng lưới y tế cơ sở với chức năng nhiệm vụ là tập hợp, thống nhất, chỉ đạo các ngành, các xã trong huyện thực hiện kế hoạch cũng như mục tiêu của đề án, đặc biệt là công tác kiểm tra giám sát thực hiện huy động kinh phí cho việc thực hiện đề án.

Ở cấp xã: Củng cố kiện toàn tổ chức của Ban CSSKBĐ bổ sung nhiệm vụ và tổ chức thực hiện mục tiêu của đề án, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp kinh phí cho việc thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Đình Phách

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.