Sign In

Về việc hướng dẫn công
Tác thi đua, khen thưởng

Kính gửi: - Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;

                                  - Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;

              - Các cơ quan Trung ương tại tỉnh.

Thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng, ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thường ngày 14/6/2005; Nghị định 121/2005/NĐ-CP, ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Thông tư 01/2007/TT-VPCP, ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

Để công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, chặt chể, đảm bảo biểu dương khen thưởng chính xác, kịp thời, đúng người, đúng thành tích, có tác dụng động viên học tập, nêu gương; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các ngành, các địa phương, đơn vị cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung cơ bản sau đây:

I/ NGUYÊN TẮC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

1. Nguyên tắc thi đua

Thi đua thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai; đàm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua, mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua, không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.

2. Nguyên tắc khen thưởng

Thực hiện khen thưởng trên nguyên tắc: Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời. Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó; khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là chính.

II/ THI ĐUA VÀ DANH HIỆU THI ĐUA

1. Trách nhiệm, hình thức, nội dung tổ chức phong trào thi đua

a) Trách nhiệm, tổ chức phong trào thi đua

Chủ tịch UBND các cấp và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức đơn vị, chủ trì phối hợp với tổ chức chính trị, tổ chức Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp cùng cấp để tổ chức phong trào thi đua, nhân rộng phong trào thi đua trong phạm vi mình quản lý và chủ động phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thưởng.

b) Hình thức tổ chức phong trào thi đua: cỏ 2 hình thức thi đua thường xuyên và thi đua theo đợt

-   Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt nhất công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị.

-   Thi đua theo đợt, thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm giải quyết tốt những nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất trong một thời gian nhất định.

c) Tổ chức phong trào thi đua thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 121/2005/NĐ - CP củaChỉnh phủ việc xác định chỉ tiêu thi đua phải có tính khả thi, chi tiều đặt ra phải từ mức tiên tiến trở lên để đảm bảo từng cá nhân, tập thể cần nỗ lực tích cực phấn đấu mới hoàn thành

Tổng kết phong trào thi đua phải đánh giá đúng kết quả, tác dụng của phong trào thi đua; công khai lựa chọn, bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc. Tổ chức tốt việc tuyên truyền, phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm để học tập và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến.

2. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua

a) Danh hiệu "Lao động tiên tiến”

Danh hiệu Lao động tiên tiến được xét công nhận mỗi năm một lần vào thời điểm kết thúc năm cho các cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị, các cơ sở kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 Luật Thi đua, Khen thưởng.

Các đối tượng trên trong một năm nếu nghỉ làm việc từ 02 tháng liên tục trở lên (tính từ 40 ngày trở lên theo chế độ làm việc) thì không thuộc diện xem xét, bình bầu danh hiệu lao động tiên tiến.

b) Danh hiệu “ Chiến sỹ thi đua cơ sở”

Danh hiệu Chiến sy thi đua cơ sở được xét công nhận mỗi năm một lần vào thời điểm kết thúc năm cho các cá nhân đạt cả 2 tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn 01/2007/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ.

c) Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh ” và “Chiến sỹ thi đua toàn quốc ”

Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” và “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được

xét tặng thường xuyên hàng năm. Tiêu chuẩn quy định tại điểm c mục 2 phần I Thông tư hướng dẫn số 01/2007/TT- VPCP của Văn phòng Chính phủ.

d) Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến ”, “Tập thể Lao động xuất sắc”

Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Tập thể Lao động xuất sắc” được xét

công nhận mỗi năm một lần vào thời điểm kết thúc năm.

Tập thể Lao động tiên tiến là tập thể tiêu biểu, đạt tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 28 Luật Thi đua, Khen thưởng.

Tập thể Lao động xuất sắc là tập thể tiêu biểu, xuất sắc được lựa chọn trong sổ các tập thể đạt danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” đạt tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Luật Thi đua, Khen thưởng và phải có cá nhân đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở, không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, cơ quan, đơn vị và địa phương đề nghị tặng danh hiệu “ Tập thể Lao động xuất sắc” tối đa không quá 20% tổng số các tập thể trực thuộc.

đ) Danh hiệu “ Gia đình văn hoá”, “thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá” và tương đương, cơ quan văn hoá (hoặc đơn vị văn hoá đổi với lực lượng vũ trang nhân dân)

Xét công nhận mỗi năm một lần vào dịp cuối năm cho các tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 30 Luật Thi đua, Khen thưởng.

e) Cờ thi đua của UBND tỉnh

f) Tặng cho đơn vị xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua ngành, địa phương, các Khối thi đua của tỉnh hàng năm, đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 26 Luật Thi đua, Khen thưởng.

 

III/ HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

1.Hình thức, đối tượng khen thưởng

a) Khen thường xuyên là hình thức khen thưởng được tiến hành thường xuyên hàng năm cho tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc thực hiện nhiệm vụ hàng năm hoặc nhiều năm.

b) Khen thưởng theo chuyên đề là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích sau khi kết thúc thực hiện một chương trình hoặc một chuyên đề công tác do Chính phủ, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trung ương, tỉnh phát động, sơ tổng kết thực hiện theo chủ trương, kế hoạch của ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Khen thưởng đột xuất là hình thức khen thưởng được tiến hành thường xuyên hàng năm cho tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc có tác dụng nêu gương trong toàn ngành, tỉnh, có hành động dũng cảm, có chiến công, thành tích đột xuất trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

d) Khen thưởng quá trình cống hiến là hình thức khen thường cho cá nhân có quá trình tham gia trong các giai đoạn cách mạng (giữ chức vụ lãnh đạo Quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội) có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

đ) Khen thưởng đối ngoại là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài đã có thành tích, có công đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế - văn hoá, an ninh - quốc phòng.

2. Tiêu chuẩn khen thưởng

Tiêu chuẩn khen thưởng trong Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 01/2007/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ, ngày 31/7/2007 hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng quy định cụ thể cho từng mức hạng, từng loại thành tích tương ứng với kết quả đạt được trong phong trào thi đua, tương ứng với mức độ công lao đóng góp cho sự nghiệp chung của đất nước, của Bộ, ngành, địa phương; thành tích đạt được nhiều, công lao đóng góp lớn, phạm vị ảnh hưởng rộng thì mức hạng khen thưởng cao; không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để nâng mức khen lần sau; không nhất thiết khen lần sau phải khen cao hơn lần trước.

a) Tặng bằng khen của Chủ tịch ủy ban nhân dân tinh cho các tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt 02 lần liên tục danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc ” hoặc những tập thế lập được thành tích xuất sắc được bình xét trong các đợt thi đua theo đợt, theo chuyên đề hàng năm do Bộ, ngành, địa phương phát động

-  Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh được xét đề nghị tặng bằng khen của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh tối đa bằng 20% tổng số tập thể trực thuộc đơn vị Các lực lượng vũ trang (Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị được xét đề nghị tặng bằng khen của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh tối đa bằng 15% tổng số các tập thể trực thuộc đơn vị.

-  Các đơn vị Trung ương trên địa bàn tỉnh

-   Các đơn vị trực tiểp thực hiện nhiệm vụ công tác của tỉnh giao được xét đề nghị tặng bằng khen của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh tôi đa bằng 10% tổng số các tập thể trực thuộc đơn vị.

-  Các đơn vị thực hiện nhiệm vụ công tác toàn diện của ngành dọc Trung ương giao được xét đề nghị tặng bằng khen của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh tối đa bằng 7% tổng số các tập thể trực thuộc đơn vị.

b) Tặng bằng khen của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt 02 lần liên tục danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cơ sở” hoặc những cá nhân lập được thành tích xuất sẳc được bình xét trong các đợt thi đua theo đợt, theo chuyên đề do Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh phát động.

-  Các đơn vị thuộc tỉnh có dưới 500 cán bộ công nhân viên chức được xét đề nghị tặng bằng khen của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh tối đa bằng 3% trong tổng số cán bộ công nhân viên chức thuộc đơn vị.

-  Các đơn vị thuộc tỉnh có từ 500 cán bộ công nhân viên chức đến dưới 1.000 cán bộ công nhân viên chức được xét đề nghị tặng bằng khen của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh tối đa bằng 2% trong tổng số cán bộ công nhân viên chức thuộc đơn vị.

-  Các đơn vị thuộc tỉnh có từ 1.000 cán bộ công nhân viên chức trở lên được xét đề nghị tặng bằng khen của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh tối đa bằng 1% trong tổng số cán bộ công nhân viên chức thuộc đơn vị.

* Các đơn vị Trung ương trên địa bàn tỉnh

-  Các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ công tác của tỉnh giao có dưới 500 cán bô,công nhân viên chức được xét đề nghị tặng bàng khen của Chủ tịch ủy ban nhân dân tinh tối đa bằng 2% trong tổng số cán bộ công nhân viên chức thuộc đơn vị.

-  Các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ công tác của tinh giao có từ 500 cán bộ công nhân viên chức được xét đề nghị tặng bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tối đa bằng1.5%trong tổng số cán bộ công nhân viên chức thuộc đơn vị.

-  Các đơn vị thực hiện nhiệm vụ công tác toàn diện của ngành dọc Trung ương giao có dưới 500 cán bộ công nhân viên chứcđược xét đề nghị tặng bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tối đa bằng1.5%trong tổng số cán bộ công nhân viên chức thuộc đơn vị.

-  Các đơn vị thực hiện nhiệm vụ công tác toàn diện của ngành được Trung ương giao có từ 500 cán bô công nhân viên chức trở lên được xét đề nghị tặng bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tôi đa băng 1% trong tổng số cán bộ công nhân viên chức thuộc đơn vị.

IV/ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tặng thưởng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, cờ thi đua, “Chiến sỹ thi đua cấp Tỉnh” và bằng khen.

2. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức đoàn thể, hội quần chúng, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quyệt định tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến”, “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” và giấy khen.

3. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa và tương đương, cơ quan văn hoá.

4. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường quyết định tặng giấy khen, danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

Cấp có thẩm quyền quyết định tặng hình thức khen thưởng nào thì trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền trao tặng hình thức khen thưởng đó.

V/ QUY TRÌNH, THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG

1. Quy trình khen thưởng

Quy trình đề nghị khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 83, Điều 84, Điều 85 Luật Thi đua, Khen thưởng, ngày 26/11/2003; từ Điều 53 đến Điều 65 Nghị định 121/2005/NĐ-CP, ngày 30/9/2005 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn 01/2007/TT-VPCP, ngay 31/7/2007 của Văn phòng Chinh phủ.

-  Cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm trình cấp trên khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

-  Cấp nào chủ trì phát động các đợt thi đua theo chuyên đề, khi tổng kết lựa chọn các điển hình, thì cấp đó khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng.

-  Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cơ sở (sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, địa phương và đơn vị) phải tổ chức họp xét chọn, lập biên bản, tờ trình đề nghị các cấp khen thưởng trên cơ sở đăng ký thi đua đầu năm.

-  Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Thủ tướng Chính phu để đề nghị Chủ tịch Nước quyết định tặng thưởng Huân chương các loại, Huy chương, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, Danh hiệu vinh dự Nhà nước khác.

-  Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Cờ thi đua của Chính phủ; đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc.

-  Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khác do cấp dưới trực tiếp của cấp có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đề nghị.

Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng và trình Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

2. Thủ tục và hồ sơ đề nghị khen thưởng

a) Bản báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng có ý kiến xác nhận của thủ trưởng cấp trên trực tiếp.

b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cơ sở.

c) Tờ trình đề nghị khen thưởng.

d) Việc đề nghị khen thưởng các hình thức từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên bản báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng thực hiện theo mẫu báo cáo tại công văn số 1688/BTĐKT-VP, ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thường Trungương và việc lấy hiệp y khen thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện.

Hình thức khen thưởng của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh đối với các đơn vi cơ sở, thủ trưởng các đơn vị cơ sở trực thuộc sở, ngành phải có ý kiến hiệp y của ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố về việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế (đối với doanh nghiệp), quản lý lao động, chăm lo đời sống người lao động và thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước nơi đơn vị đóng trụ sở.

Đối với những đơn vị thuộc đối tượng có nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước thì khi trình các hình thức khen thưởng cho đơn vị, cá nhân là thủ trưởng đơn vị phải có xác nhận việc thực hiện hoàn thành nghĩa vụ nộp sách Nhà nước của cơ quan thuế.

3. Thời gian xét duyệt khen thưởng

Trong khoảng thời gian từ tháng 12 hàng năm đến tháng 01 năm sau, Ban Thi đua - Khén thường tỉnh phối hợp cùng các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị xét đề nghị khen thưởng từ cấp tỉnh đến cấp Trung ương.

Riêng hệ thống giáo dục quổc dân việc xét đề nghị khen thưởng vào dịp kết thúc của một năm học.

VI/ VỀ CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG, QUỸ KHEN THƯỞNG

Chế độ khen thưởng, quỹ khen thưởng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 121/2005/NĐ-CP, ngày 30/9/2005 của Chính phủ và Thông tư 73/2006/TT-BTC, ngày 15/8/2006 của Bộ Tài-chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghị định 121/2005/NĐ-CP của Chính phù.

Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về ủy ban nhân dân tỉnh.

Hướng dẫn này thay cho hướng dẫn số 2877/UBND-TĐKT, ngày 02/6/2006, của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Võ Lâm Phi