• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 14/09/2024
BỘ CÔNG THƯƠNG
Số: 09/2024/TT-BCT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kiên Giang, ngày 30 tháng 7 năm 2024

THÔNG TƯ

1/01/clip_image001.gif" width="154" />Quy định tính toán giá bán điện bình quân

 

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính toán giá bán điện bình quân theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

2. Thông tư này áp dụng đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên, các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giá bán điện bình quân là mức giá bán lẻ điện bình quân trong phạm vi khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ quy định.

2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện là Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia hoặc tên gọi khác tùy thuộc theo cấp độ phát triển thị trường điện.

3. Giá điện năng thị trường là mức giá cho một đơn vị điện năng xác định cho mỗi chu kỳ giao dịch, áp dụng để tính toán khoản thanh toán điện năng trong thị trường điện.

4. Giá công suất thị trường là mức giá tính toán cho mỗi chu kỳ giao dịch và áp dụng để tính toán khoản thanh toán công suất cho các đơn vị phát điện trong thị trường điện.

5. Nhà máy điện BOT là nhà máy điện được đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao thông qua hợp đồng giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và hạch toán phụ thuộc là nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và nhà máy hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

7. Tổng sản lượng điện thương phẩm là tổng sản lượng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các Tổng công ty Điện lực bán cho các khách hàng.

8. Tổng công ty Điện lực là thuật ngữ chung chỉ Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng công ty Điện lực Miền Nam, Tổng công ty Điện lực Miền Trung, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội và Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh.

9. Năm N là năm giá bán điện bình quân được tính toán theo quy định tại Thông tư này, được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch.

10. Năm N-1 là năm dương lịch liền trước năm N.

11. Năm N-2 là năm dương lịch liền trước năm N-1.

Chương II

PHƯƠNG PHÁP LẬP GIÁ BÁN ĐIỆN BÌNH QUÂN

Mục 1

PHƯƠNG PHÁP LẬP GIÁ BÁN ĐIỆN BÌNH QUÂN HẰNG NĂM

Điều 3. Phương pháp lập giá bán điện bình quân hng năm

1. Giá bán điện bình quân hằng năm được tính toán theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân (sau đây viết tắt là Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg).

2. Chi phí khâu phát điện, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí điều hành - quản lý ngành trong giá bán điện bình quân hằng năm được xác định lần lượt theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư này.

3. Tổng sản lượng điện thương phẩm dự kiến cho năm N do Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính toán tương ứng theo kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm N.

4. Hồ sơ phương án giá bán điện bình quân hằng năm theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg

Điều 4. Phương pháp lập tổng chi phí khâu phát điện

1. Tổng chi phí khâu phát điện năm N (1/01/clip_image003.gif" width="36" />) được xác định theo công thức sau:

C= CTTĐ + CĐMT + CBOT + CTĐN + CNLTT + CNK

Trong đó:

CTTĐ: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện trực tiếp và gián tiếp tham gia thị trường điện (đồng), được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này;

CĐMT: Tổng chi phí và lợi nhuận định mức năm N từ các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và hạch toán phụ thuộc (đồng), được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này;

CBOT: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện BOT (đồng), được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này;

CTĐN: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy thủy điện nhỏ (đồng), được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này;

CNLTT: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng mới gồm hydro, amoniac xanh và các dạng năng lượng mới khác với năng lượng truyền thống (đồng), được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này;

        CNK: Tổng chi phí mua điện năm N từ nhập khẩu điện (đồng), được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổng chi phí mua điện từ các nhà máy điện trực tiếp và gián tiếp tham gia thị trường điện, nhà máy điện BOT, nhà máy thủy điện nhỏ, nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng mới và nhập khẩu điện được xác định căn cứ theo hợp đồng mua bán điện và quy định thị trường điện, trong đó:

a) Sản lượng điện nhà máy điện: được xác định theo kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm N;

b) Sản lượng điện các nhà máy điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện cung cấp;

c) Sản lượng hợp đồng (Qc) của các nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam/Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện cung cấp.

d) Giá điện năng thị trường trung bình tháng được tính toán căn cứ kết quả tính toán mô phỏng thị trường điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam/Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo kế hoạch vận hành thị trường điện năm N.

đ) Giá công suất thị trường trung bình tháng được phê duyệt dựa trên tính toán mô phỏng thị trường điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam/Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo kế hoạch vận hành thị trường điện năm N.

e) Giá điện và các thông số đầu vào về nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ của các nhà máy điện trực tiếp và gián tiếp tham gia thị trường điện, nhà máy điện BOT, nhà máy điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới, nhập khẩu điện: được xác định theo giá điện sử dụng trong tính toán kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm N.

g) Chi phí mua điện từ các nhà máy thủy điện nhỏ áp dụng biểu giá chi phí tránh được: được xác định theo biểu giá chi phí tránh được năm N (trường hợp chưa có giá năm N thì lấy theo năm N-1) và cơ cấu sản lượng điện cao điểm, bình thường và thấp điểm theo tháng của từng miền năm N theo tỷ lệ cơ cấu sản lượng điện theo tháng của từng miền ước thực hiện năm N-1.

3. Phương pháp xác định tổng chi phí và lợi nhuận định mức từ các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và hạch toán phụ thuộc

a) Tổng chi phí và lợi nhuận định mức từ các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và hạch toán phụ thuộc (CĐMT), được xác định theo công thức sau:

                     CĐMT = CTĐĐMT + CHTPT

Trong đó:

CTĐĐMT: Chi phí và lợi nhuận định mức từ các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu (đồng), được xác định theo quy định tại điểm b Khoản này;

CHTPT: Chi phí và lợi nhuận định mức từ các nhà máy hạch toán phụ thuộc (đồng), được xác định theo quy định tại điểm c Khoản này;

b) Chi phí và lợi nhuận định mức từ các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, bao gồm nhà máy thủy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quy định tại Quyết định số 2012/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và các nhà máy điện phối hợp vận hành với nhà máy thủy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nêu trên theo quyết định của Bộ Công Thương năm N (CTĐĐMT), được xác định theo quy định tại Thông tư số 26/2017/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự lập xác định chi phí hàng năm và giá điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế sau này, căn cứ các chi phí hợp lý, hợp lệ để sản xuất kinh doanh điện phù hợp với các loại hình công nghệ; đối với các nhà máy điện mới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi phí 02 năm đầu tiên.

c) Chi phí và lợi nhuận định mức năm N từ các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc (CHTPT) được xác định như sau:

- Đối với các nhà máy điện bán điện trực tiếp cho các Tổng công ty điện lực, thực hiện theo quy định tại hợp đồng mua bán điện đã ký;

- Đối với các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc khác (CHTPTkhac) được xác định theo công thức sau:

CHTPTkhac = CVL + CNL + CTL + CKH + CDVMN + CSCL + CTC + CK +
+ LNHTPTkhac + GT

Trong đó:

CVL:

Chi phí vật liệu năm N của nhà máy (đồng), được xác định theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán trên cơ sở kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2, loại trừ các chi phí đột biến bất thường của năm N-2, tính trượt giá từng năm theo bình quân chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp của 5 năm gần nhất trước đó tại thời điểm xây dựng giá bán điện bình quân được Tổng cục Thống kê công bố và bổ sung chi phí hợp lý phát sinh dự kiến năm N nhưng chưa được tính hoặc chưa được tính đầy đủ cho năm N-2;

CNL:

Chi phí nhiên liệu năm N của nhà máy (đồng), được xác định trên cơ sở thông số đầu vào sử dụng trong lập kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm N và/hoặc hợp đồng mua bán nhiên liệu;

CTL:

Tổng chi phí tiền lương năm N của nhà máy (đồng), bao gồm tổng chi phí tiền lương và các chi phí có tính chất lương như chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn, được xác định theo các quy định của pháp luật có liên quan;

CKH:

Chi phí khấu hao tài sản cố định năm N của nhà máy (đồng), được xác định theo quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài chính hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

CDVMN:

Chi phí dịch vụ mua ngoài năm N của nhà máy (đồng), được xác định theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán trên cơ sở kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2, loại trừ các chi phí đột biến bất thường của năm N-2, tính trượt giá từng năm theo bình quân chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp của 5 năm gần nhất trước đó tại thời điểm xây dựng giá bán điện bình quân được Tổng cục Thống kê công bố và bổ sung chi phí hợp lý phát sinh dự kiến năm N nhưng chưa được tính hoặc chưa được tính đầy đủ cho năm N-2;

CSCL:

Chi phí sửa chữa lớn năm N của nhà máy (đồng), được xác định theo kế hoạch sửa chữa lớn cho các hạng mục trong năm N.

CTC:

Tổng chi phí tài chính dự kiến năm N (đồng) bao gồm: tổng chi phí lãi vay, trái phiếu, thuê tài chính và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N, được xác định theo các hợp đồng, các tài liệu có tính pháp lý, dự kiến các khoản vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh năm N; chênh lệch tỷ giá được xác định theo quy định về tài chính kế toán;

CK:

Chi phí bằng tiền khác năm N của nhà máy (đồng), là các chi phí bao gồm: chi phí thuê đất, thuế tài nguyên, tiền dịch vụ môi trường rừng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, các loại thuế, phí, tiền phải trả khác theo quy định và các khoản chi phí khác bằng tiền.

Chi phí thuê đất, thuế tài nguyên, tiền dịch vụ môi trường rừng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, các loại thuế, phí và tiền phải trả khác theo quy định được xác định theo quy định hiện hành.

Các khoản chi phí khác bằng tiền năm N của nhà máy được xác định theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán trên cơ sở kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2, loại trừ các chi phí đột biến bất thường của năm N-2, tính trượt giá từng năm theo bình quân chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp của 5 năm gần nhất trước đó tại thời điểm xây dựng giá bán điện bình quân được Tổng cục Thống kê công bố và bổ sung chi phí hợp lý phát sinh dự kiến năm N nhưng chưa được tính hoặc chưa được tính đầy đủ cho năm N-2;

LNHTPTkhac:

Lợi nhuận định mức từ các nhà máy hạch toán phụ thuộc năm N (đồng), được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các nhà máy hạch toán phụ thuộc do cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

GT:

Các khoản giảm trừ giá thành (đồng);

Trường hợp có số liệu đã được đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán năm N-1, sử dụng số liệu các khoản chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền của năm N-1 để tính chi phí tương ứng của năm N.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng chi phí năm N đối với các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc mới đưa vào vận hành hoặc mới được chuyển giao.

d) Trường hợp việc sửa chữa lớn của các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và hạch toán phụ thuộc được thực hiện tập trung thông qua một đơn vị sửa chữa hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chi phí và lợi nhuận định mức của đơn vị này được xác định tương tự các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc khác quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

Điều 5. Phương pháp lập tổng chi phí các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện

Tổng chi phí các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện năm N, bao gồm cả chi phí chạy thử nghiệm của các nhà máy điện được xác định theo hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ, trong đó:

- Sản lượng điện được xác định theo kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm N;

- Giá điện và các thông số đầu vào về nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ được xác định theo thông số đã được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện sử dụng trong lập kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm N.

Điều 6. Phương pháp lập tổng chi phí mua dịch vụ truyền tải điện

Tổng chi phí mua dịch vụ truyền tải điện năm N (CTT) được xác định theo quy định của Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện.

Điều 7. Phương pháp lập tổng chi phí mua dịch vụ phân phối - bán lẻ điện

1. Tổng chi phí mua dịch vụ phân phối - bán lẻ điện (1/01/clip_image005.gif" width="44" />) năm N được xác định theo công thức sau:

 

1/01/clip_image007.gif" width="248" />

Trong đó:

1/01/clip_image009.gif" width="40" />: Tổng chi phí phân phối - bán lẻ điện của Tổng công ty Điện lực i năm N, được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này (đồng);

*1/01/clip_image011.gif" width="44" />: Lợi nhuận định mức của Tổng công ty điện lực i năm N được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu do cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đồng);

2. Tổng chi phí phân phối - bán lẻ điện của Tổng công ty Điện lực i năm N được xác định theo công thức sau:

1/01/clip_image009.gif" width="40" /> = ∑(CVL,i,N + CTL,i,N + CKH,i,N + CSCL,i,N + CMN,i,N + CBTK,i,N + CTC,i,N +

                  + CPTKH,i,N + CCT,i,N + CTXS,i,N + GT)

Trong đó:

a) CVL,i,N: Tổng chi phí vật liệu năm N (đồng), được xác định căn cứ theo định mức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành;

b) CTL,i,N: Tổng chi phí tiền lương năm N (đồng) bao gồm tổng chi phí tiền lương và các chi phí có tính chất lương như chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được xác định theo các quy định của pháp luật có liên quan;

c) CKH,i,N: Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định năm N (đồng), được xác định theo quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, của Bộ Tài chính hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

d) CSCL,i,N: Tổng chi phí sửa chữa lớn năm N (đồng), được xác định trên cơ sở kế hoạch sửa chữa lớn căn cứ định mức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành;

đ) CMN,i,N: Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài năm N (đồng), bao gồm chi phí theo định mức và các khoản chi phí ngoài định mức. Chi phí theo định mức được xác định căn cứ theo định mức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành. Chi phí ngoài định mức được xác định theo quy định hiện hành và bổ sung chi phí hợp lý phát sinh dự kiến năm N;

e) CBTK,i,N: Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (đồng), bao gồm chi phí theo định mức và các khoản chi phí ngoài định mức. Chi phí theo định mức được xác định căn cứ theo định mức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành. Chi phí ngoài định mức được xác định theo quy định hiện hành và bổ sung chi phí hợp lý phát sinh dự kiến năm N;

g) CTC,i,N: Tổng chi phí tài chính năm N (đồng), bao gồm: tổng chi phí lãi vay, trái phiếu, thuê tài chính và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N, được xác định theo các hợp đồng, các tài liệu có tính pháp lý, dự kiến các khoản vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh năm N; chênh lệch tỷ giá dự kiến năm N được xác định theo quy định về tài chính kế toán;

h) CPTKH,i,N: Tổng chi phí phát triển khách hàng, chăm sóc khách hàng và truyền thông năm N (đồng), được xác định căn cứ theo các định mức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành;

i) CCT,i,N: Chi phí công tơ năm N (đồng), được xác định theo định mức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành;

k) CTXS,i,N: Chi phí tự sản xuất năm N (đồng), là các chi phí phục vụ cho việc phát điện từ các tổ máy phát điện do Tổng công ty Điện lực sở hữu trong năm N;

l) GT: Các khoản giảm trừ giá thành bao gồm khoản thu từ cho thuê cột điện, thanh lý nhượng bán vật tư tài sản cố định (đồng).

Điều 8. Phương pháp lập tổng chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực

1. Tổng chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực năm N (CĐĐ) được xác định theo quy định của Bộ Công Thương về giá điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực.

2. Trường hợp Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện chưa là đơn vị hạch toán độc lập với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tổng chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực được xác định tương tự tổng chi phí điều hành - quản lý ngành theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Điều 9. Phương pháp lập tổng chi phí điều hành - quản lý ngành và lợi nhuận định mức

Tổng chi phí điều hành - quản lý ngành bao gồm các chi phí quản lý về hoạt động sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tổng chi phí điều hành - quản lý ngành và lợi nhuận định mức năm N (Cchung) được xác định theo công thức sau:

Cchung = CVL + CTL + CKH + CSCL + CMN + CBTK + CTC + LN + GT

Trong đó:

a) CVL: Tổng chi phí vật liệu năm N (đồng), được xác định theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán trên cơ sở kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2, loại trừ các chi phí đột biến bất thường của năm N-2, tính trượt giá từng năm theo bình quân chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp của 5 năm gần nhất trước đó tại thời điểm xây dựng giá bán điện bình quân được Tổng cục Thống kê công bố và bổ sung chi phí hợp lý phát sinh dự kiến năm N nhưng chưa được tính hoặc chưa được tính đầy đủ cho năm N-2;

b) CTL: Tổng chi phí tiền lương năm N (đồng), bao gồm tổng chi phí tiền lương và các khoản chi phí có tính chất lương như chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn, được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan;

c) CKH: Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định năm N (đồng), được xác định theo quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài chính hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

d) CSCL: Tổng chi phí sửa chữa lớn năm N (đồng), được xác định trên cơ sở kế hoạch sửa chữa lớn năm N của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

đ) CMN: Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài năm N (đồng), được xác định theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán trên cơ sở kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2, loại trừ các chi phí đột biến bất thường của năm N-2, tính trượt giá từng năm theo bình quân chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp của 5 năm gần nhất trước đó tại thời điểm xây dựng giá bán điện bình quân được Tổng cục Thống kê công bố và bổ sung chi phí hợp lý phát sinh dự kiến năm N nhưng chưa được tính hoặc chưa được tính đầy đủ cho năm N-2;

e) CBTK: Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (đồng), bao gồm: các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền ăn ca và chi phí khác bằng tiền dự kiến năm N. Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền ăn ca dự kiến năm N được xác định theo quy định hiện hành. Các khoản chi phí khác bằng tiền năm N được xác định theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán trên cơ sở kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2, loại trừ các chi phí đột biến bất thường của năm N-2, tính trượt giá từng năm theo bình quân chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp của 5 năm gần nhất trước đó tại thời điểm xây dựng giá bán điện bình quân được Tổng cục Thống kê công bố và bổ sung chi phí hợp lý phát sinh dự kiến năm N nhưng chưa được tính hoặc chưa được tính đầy đủ cho năm N-2;

g) CTC: Tổng chi phí tài chính năm N (đồng), bao gồm: tổng chi phí lãi vay, trái phiếu, thuê tài chính và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N, được xác định theo các hợp đồng, các tài liệu có tính pháp lý, dự kiến các khoản vay phục vụ hoạt động sản xuất năm N; chênh lệch tỷ giá dự kiến năm N được xác định theo quy định về tài chính kế toán;

h) LN: Lợi nhuận định mức năm N của khâu điều hành - quản lý ngành (đồng), được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của khâu điều hành - quản lý ngành do cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

i) GT: Các khoản giảm trừ giá thành (đồng);

k) Trường hợp có số liệu đã được đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán năm N-1, sử dụng số liệu các khoản chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền của năm N-1 để tính chi phí tương ứng của năm N.

Mục 2.

PHƯƠNG PHÁP LẬP GIÁ BÁN ĐIỆN BÌNH QUÂN TRONG NĂM

Điều 10. Phương pháp lập giá bán điện bình quân trong năm

1. Giá bán điện bình quân trong năm được tính toán theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg.

2. Tổng chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực và tổng chi phí điều hành - quản lý ngành: theo phương án giá bán điện bình quân hằng năm;

3. Tổng chi phí khâu phát điện, tổng chi phí các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện cập nhật hằng quý được xác định theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Thông tư này.  

4. Hồ sơ phương án giá bán điện bình quân trong năm theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg.

Điều 11. Phương pháp xác định tổng chi phí khâu phát điện

1. Sản lượng điện được xác định theo kế hoạch phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia tháng 4 năm N đối với phương án giá cập nhật quý I, tháng 7 năm N đối với phương án giá cập nhật quý II và tháng 10 năm N đối với phương án giá cập nhật quý III hoặc kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm N được cập nhật;

2. Giá điện và các thông số đầu vào về nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ được xác định theo thông số đã được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện sử dụng trong lập kế hoạch phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia hoặc kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm N cập nhật;

3. Tổng chi phí khâu phát điện cập nhật hằng quý năm N được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

4. Chi phí mua điện từ các nhà máy điện, bao gồm các nhà máy điện trực tiếp và gián tiếp tham gia thị trường điện, nhà máy điện BOT, nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng mới, nhập khẩu điện được cập nhật hằng quý năm N được xác định căn cứ theo hợp đồng mua bán điện, chi phí mua điện các tháng đầu năm đã thực hiện và dự kiến chi phí mua điện các tháng còn lại trong năm, trong đó:

a) Chi phí mua điện các tháng đầu năm N: được xác định theo hồ sơ thanh toán chi phí mua điện thực tế phát sinh, ước tính đối với các khoản chi phí chưa có hoặc chưa đầy đủ hồ sơ thanh toán tại thời điểm xây dựng phương án giá.   

b) Chi phí mua điện dự kiến các tháng còn lại năm N được xác định trên cơ sở:

- Sản lượng điện dự kiến các tháng cuối năm theo quy định tại khoản 1 Điều này.

- Sản lượng hợp đồng (Qc) của các nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam/Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố tại thời điểm tính toán kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm N, cập nhật Qc của các nhà máy điện đến thời điểm tính toán kế hoạch phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều này.

- Giá điện năng thị trường trung bình tháng được tính toán căn cứ theo kết quả tính toán mô phỏng thị trường điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam/Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trên cơ sở các số liệu dự kiến đầu vào tại thời điểm lập kế hoạch phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không vượt quá giá trần thị trường điện năm N do Cục Điều tiết điện lực phê duyệt.

- Giá công suất thị trường trung bình tháng theo kế hoạch vận hành thị trường điện năm N đã được phê duyệt.

- Giá điện và thông số đầu vào của các nhà máy điện trực tiếp và gián tiếp tham gia thị trường điện, nhà máy điện BOT, năng lượng tái tạo và năng lượng mới, nhập khẩu điện: được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.

- Chi phí mua điện từ các nhà máy thủy điện nhỏ áp dụng biểu giá chi phí tránh được: được xác định theo biểu giá chi phí tránh được năm N (trường hợp chưa có giá năm N thì lấy theo năm N-1) và cơ cấu sản lượng điện cao điểm, bình thường và thấp điểm các tháng còn lại của từng miền năm N theo tỷ lệ cơ cấu sản lượng điện theo tháng tương ứng của từng miền thực hiện năm N-1.

5. Tổng chi phí từ các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và hạch toán phụ thuộc cập nhật hằng quý năm N theo các loại thuế, phí, tiền phải trả biến động theo sản lượng điện. Sản lượng điện cập nhật hằng quý dùng để tính toán các loại thuế, phí, tiền phải trả là sản lượng điện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 12. Phương pháp xác định tổng chi phí các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện

1. Tổng chi phí các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện cập nhật hằng quý năm N được xác định theo nguyên tắc chi phí các tháng đầu năm N theo quy định tại khoản 2 Điều này, chi phí dự kiến các tháng còn lại trong năm N theo quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Chi phí mua điện các tháng đầu năm N đã thực hiện: được xác định theo hồ sơ thanh toán chi phí mua điện đối với các nhà máy điện đã có hồ sơ thanh toán và số liệu ước đối với các nhà máy điện chưa có hồ sơ thanh toán.  

3. Chi phí mua điện các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện dự kiến các tháng còn lại năm N được xác định trên cơ sở:

a) Sản lượng dự kiến các tháng còn lại năm N được xác định theo khoản 1 Điều 11;

b) Giá điện và các thông số đầu vào về nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ các tháng còn lại năm N được xác định theo khoản 2 Điều 11.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm của Cục Điều tiết điện lực

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương việc kiểm tra, rà soát và giám sát phương án giá bán điện bình quân do Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng, điều chỉnh theo quy định Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg.

Điều 14. Trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg và quy định tại Thông tư này.

Điều 15. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 9 năm 2024.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trương Thanh Hoài

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.