• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 23/04/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 29/03/2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 18/2002/QĐ-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kiên Giang, ngày 8 tháng 4 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế Thi tốt

nghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổthông.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn vàtrách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứNghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổchức bộ máy của Bộ Giáodục và Đào tạo; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nayban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế Thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơsở và bổ túc trung học phổ thông.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Quyếtđịnh này thay cho Quyết định số 06/1999/QĐ-BGDĐT ngày 26/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế Thi tốtnghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học.

Điều 3. CácChủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòngBộ, Vụ trưởng Vụ Tổchức - Cán bộ, Vụtrưởng Vụ Kế hoạch và tài chính, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, ChánhThanh tra Bộ, Giám đốc SởGiáo dục và Đàotạo, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này./.

 

QUY CHẾ Thi tốt nghiệp bổ túc

trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông

(ban hành kèm theo Quyết định

số 2002/QĐ-BGDĐT ngày 08/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

 

Chương I

NHNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Phạm vi và đối tượng điều chỉnh.

1.Quy chế này quy định về tổ chức, quản lý, nội dung các kỳ thi tốt nghiệp bổ túctrung học cơ sở, tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông; tổ chức và hoạt độngcủa các Ban Chỉ đạo và kiểm tra thi; phân cấp quản lý và công tác khen thưởng,kỷ luật trong các kỳ thi.

2. Những quy định trong Quy chế này áp dụng cho các kỳ thi tốtnghiệp bổ túc trung học cơ sở, tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông.

Điều 2. Mục đích, yêu cầu của kỳ thi.

1.Thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông là sự đánhgiá của Nhà nước về kết quả học tập, rèn luyện của học viên theo mục tiêu giáodục sau khi hoàn thành chương trình một cấp học.

2.Toàn bộ công việc tổ chức kỳ thi phải đảm bảo các yêu cầu: an toàn, nghiêm túc,chính xác, công bằng để kết quả kỳ thi phản ánh đúng trình độ học vấn của thísinh, chất lượng giảng dạy và học tập. của nhà trường, các trung tâm giáo dụcthường xuyên.

Chương II

NGÀY THI, MÔN THI, NỘI DUNG THI

Điều 3.Kỳ thi và ngày thi.

1.Thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông đtíợc tổ chức thống nhất trong cả nước,tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, mỗi năm một kỳ. Ngày thi được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy địnhtrong biên chế năm học.

2.Thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở được tổ chức thống nhất trong từng tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương. Số lượng kỳ thi mỗi năm và ngày thi do Sở Giáo dục và Đào tạo trình Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấptỉnh) quy định và thông báo tới học viên ngay từ đầu năm học.

Điều 4. Mônthi.

1.Môn thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định vàđược thông báo vào ngày 31 tháng 3 hàng năm.

2.Lịch thi, thời gian làm bài của mỗi môn thi được quy định trong hướng dẫn tổchức thi hàng năm của BộGiáo dục và Đàotạo.

Điều 5.Nội dung thi.

Nộidung thi thuộc chương trình bổ túc trung học cơ sở và chương trình bổ túc trunghọc phổ thông hiện hành.

Chương III

ĐIỀU KIỆN DỰ THI, HỒ SƠ THI

Điều 6.Đối tượng và điều kiện dự thi.

NgườiViệt Nam và người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam có đủ các điều kiệnsau đây được đăng ký dự thi:

1.Học hết chương trình trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông (phổ thông hoặcbổ túc) hiện hành do BộGiáo dục và Đàotạo ban hành cho từng cấp học mà thí sinh đó xin dự thi.

a)Đối với các thí sinh học trong các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc các trườngbổ túc thì trong năm học cuối cấp, về kết quả học tập, không bị xếp loại kém.Như là học viên trong diện xếp loại hạnh kiểm thì phải có thêm điều kiện hạnhkiểm phải được xếp từ loại trung bình trở lên.

Khôngnghỉ quá tổng số 45 buổi học của lớp cuối cấp

b)Đối với các thí sinh tự học có hướng dẫn, kết quả học tập lớp cuối cấp không bịxếp loại kém.

2.Đã tốt nghiệp trung học cơ sở (phổ thông hoặc bổ túc) đối với kỳ thi tốt nghiệpbổ túc trung học phổ thông, đã tốt nghiệp tiểu học đối với kỳ thi tốt nghiệp bổtúc trung học cơ sở.

3.Không bị kỷ luật "cấm thi".

4.Đăng ký dự thi, có đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 7 Quy chế này.

Điều 7.Hồ sơ dự thi.

1.Đơn xin dự thi (theo mẫu quy định).

2.Học bạ hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học (bản chính).

3.4 ảnh cỡ 3 cm x 4 cm (1 ảnh dán vào đơn xin dự thi, 1 ảnh dán vào thẻ dự thi, 2ảnh nộp cho Hội đồng).

4.Bằng tốt nghiệp tiểu học hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp thay Bằng đối với thísinh dự thi bổ túc trung học cơ sở; Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (phổ thônghoặc bổ túc) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp thay Bằng hoặc Bằng tốt nghiệptrung học chuyên nghiệp đối với thí sinh dự thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổthông.

5.Các giấy tờ liên quan đến việc hưởng ưu đãi về cộng thêm điểm thi để xét tếtnghiệp (nếu có) theo quy định tại Điều 9. Các giấy tờ nộp sau ngày thi .khôngcó giá trị để xét hưởng ưu đãi điểm.

Điều 8.Bảo lưu điểm thi.

1.Thí sinh dự thi đủ các môn thi quy định trong kỳ thi, nếu không tốt nghiệp vàkhông bị kỷ luật hủy kết quả của cả kỳ thi thì những môn thi đạt từ điểm 5 trởlên được bảo lưu (gọi là điểm bảo lưu) cho kỳ thi tiếp ngay sau đó nếu có quyđịnh thi môn đó và chỉ cho kỳ thi ngay sau đó mà thôi

2.Các thí sinh có điểm bảo lưu, được dự thi một trong hai cách:

a)Thi tất cả các môn thi quy định trong kỳ thi.

b)Chỉ thi các môn thi không có điểm bảo lưu ở kỳ thi ngay trước đó và môn thi màkỳ thi trước không phải thi nhưng Bộ quy định trong kỳ thi này.

Chương IV

ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP - XẾP LOẠI TỐT NGHIỆP

Điều 9. Diện ưu đãi.

Nhữngthí sinh thuộc một trong các diện sau đây được cộng thêm một điểm vào điểm thiđể xét tốt nghiệp:

Dântộc thiểu số,

Thươngbinh,

Bệnhbinh được hưởng chế độ như thương binh,

Anhhùng,

Conliệt sĩ,

Concủa người được phong tặng danh hiệu Anh hùng,

Concủa Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Con thương binh,

Conbệnh binh được hưởng chế độ như thương binh,

tuổi đời từ 35 trởlên tính đến ngày thi,

Cóchứng chỉ ngoại ngữ từ trình độ A trở lên,

Cóchứng chỉ tin học từ trình độ A trởlên,

Cógiấy chứng nhận nghề,

Họcviên đạt giải cá nhân (nhất, nhì, ba) trong kỳ thi học sinh giỏi các môn ở lớp cuối cấp; kỳ thi giải toánnhanh bằng máy tính bỏ túi Casio do Sở hoặc Bộtổ chức,

Họcviên đạt giải cá nhân (nhất, nhì, ba) trong kỳ thi về thể dục, thể thao, vănnghệ do ngành giáo dục - đào tạo phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnhtrở lên tổ chức trong năm học lớp cuối cấp.

Nếumột thí sinh thuộc nhiều diện nêu trên thì cũng chỉ được cộng thêm tối đa là 3điểm vào tổng số điểm thi để xét tốt nghiệp.

Điều 10. Điềukiện tốt nghiệp.

Đểđược công nhận tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở hoặc bổ túc trung học phổthông thí sinh phải đạt một trong hai điều kiện sau:

1.Dự thi đủ các môn quy định trong kỳ thi, đạt trung bình cộng điểm thi các môntừ 5,0 trở lên, không có điểm 0.

Đồivới thí sinh có điểm ưu đãi thì trung bình cộng điểm thi các môn được tính nhưsau: lấy tổng điểm các môn thi cộng với điểm ưu đãi rồi chia cho số môn thi quyđịnh.

2.Chỉ dự thi các môn phải thi lại thì trung bình cộng các điểm bảo lưu và cácđiểm thi lại đạt từ 5,0 trở lên. Điểm các môn thi lại không có điểm 0.

Đốivới thí sinh có điểm ưu đãi thì trung bình cộng các điểm bảo lưu và các điểmthi lại được tính như sau: lấy tổng điểm bảo lưu cộng với tổng điểm thi lại vàđiểm ưu đãi rồi chia cho số môn thi quy định.

Đốivới môn thi ở kỳ thi ngay trước đó có điểm 5trở lên nhưng không quy định ở kỳthi này thì không được tính là điểm bảo lưu để xét tốt nghiệp.

Điều 11.Xếp loại tốt nghiệp.

1.Thí sinh tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở, bổ túc trung học phổ thông được xếploại giỏi, khá và trung bình theo các tiêu chuẩn sau:

a)Loại giỏi:

Kếtquả học tập lớp cuối cấp đạt loại giỏi.

Trungbình cộng điểm thi tốt nghiệp từ 8,0 trở lên, không có điểm thi nào dưới 7,0.

Đốivới thí sinh thuộc diện xếp loại hạnh kiểm thì hạnh kiểm của thí sinh học nămlớp cuối cấp phải đạt loại tốt:

b)Loại khá.

Kếtquả học tập lớp cuối cấp đạt từ loại khá trở lên.

Trungbình cộng điểm thi tốt nghiệp từ 7,0 trở lên, không có điểm thi nào dưới 6,0.

Đốivới thí sinh thuộc diện xếp loại hạnh kiểm thì hạnh kiểm của thí sinh học nămlớp cuối cấp phải đạt từ loại khá trở lên.

c)Loại trung bình: Tất cả các trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp còn lại.

2.Những thí sinh phải sử dụng điểm bảo lưu để xét tốt nghiệp thì đều xếp loạitrung bình.

Điều 12. CấpBằng tốt nghiệp.

Nhữngthí sinh được công nhận tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở, bổ túc trung học phổthông được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp Bằngtheo quy định của BộGiáo dục và Đàotạo.

Chương V

ĐỀ THI VÀ HỘI ĐỒNG RA ĐỂ THI

Điều 13.Phân cấp ra đề thi và hướng dẫn chấm thi.

1.Đề thi và hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông do Hội đồngra đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu tráchnhiệm và được sử dụng thống nhất trong cả nước.

2.Đề thi và hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở do Hội đồng rađề thi của các SởGiáo dục và Đàotạo chịu trách nhiệm và được sử dụng thống nhất trong địa phận của mỗi tỉnh.

Điều 14.Yêu cầu đối với đề thi.

1.Đề thi chưa công bố là tài liệu "mật" thuộc Danh mục tài liệu mật quyđịnh tại điểm 3 Điều 2 Quyết định số 81/TTg ngày 02/3/1994 của Thủ tướng Chínhphủ.

2.Trong một kỳ thi, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị.

3.Đề thi phải bảo đảm các yêu cầu:

a)Nội dung đề thi nằm trong chương trình cấp học, chủ yếu là ở lớp cuối cấp.

b)Chính xác về nội dung khoa học như đã được trình bày trong sách giáo khoa.

c)Có mức độ trung bình so với yêucầu của chương trình và phù hợp với thực tế giảng dạy, học tập.

đ)Ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc.

e)Có hướng dẫn chấm và biểu điểm kèmtheo.

4.Bài thi được cho điểm theo thang điểm 10.

Nếuđề thi gồm nhiều câu hỏi thì phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi vào đề thi.

Điều 15. Nhiệmvụ của Hội đồng.

Toànbộ việc tuyển chọn, ra đề thi cho mỗi kỳ thi được giao cho Hội đồng ra đề thi.

Nhiệmvụ của Hội đồng là:

1.Soạn thảo các bộ đề thi chính thức và đề thi dự bị kèm theo hướng dẫn chấm thi.

2.Tổ chức đánh máy, in hoặc nạp đĩamềm vi tính, mã hóa và phân phối đề thi, hướng dẫn chấm thi cho các địa phương.

Điều 16.Thành phần Hội đồng.

1.Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông:

a)Chủ tịch Hội đồng do một Thứ trưởng đảm nhiệm.

b)Phó Chủ tịch Hội đồng do Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên,Vụ Trung học phổ thông và một số thủ trưởng các đơn vị khác, do Bộ trưởng quyết định.

c)Thư ký Hội đồng bao gồm một số chuyên viên am hểu về công tác thi của Vụ Giáodục thường xuyên.

d)Các ủy viên Hội đồng là những chuyên viên, nghiên cứu viên về giáo dục thườngxuyên hoặc giáo viên được Bộ Giáodục và Đào tạo lựa chọn.

2.Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở:

a)Chủ tịch Hội đồng do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đảm nhiệm.

b)Phó Chủ tịch Hội đồng do Trưởng hoặc Phó Trưởng Phòng Giáo dục thường xuyênhoặc phòng chuyên môn của Sở Giáodục và Đào tạo đảm nhiệm.

c)Thư ký Hội đồng do một chuyên viên am hiểu về thi bổ túc trung học của Sở Giáo dục và Đào tạo đảm nhiệm.

d)Các ủy viên Hội đồng là các chuyên viên chỉ đạo các bộ môn của Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc làgiáo viên được SởGiáo dục và Đàotạo lựa chọn.

Điều 17.Nhiệm vụ, quyền hạn của các nhân viên trong Hội đồng.

1.Chủ tịch Hội đồng:

Điềuhành mọi công việc của Hội đồng.

Quyếtđịnh chọn và duyệt đề, hướng dẫn chấm.

Tổ chức phân phối đề thi và hướngdẫn chấm thi cho các địa phương.

Đềnghị cấp trên khen thưởng và thi hành luật các thành viên trong Hội đồng.

2.Phó Chủ tịch Hội đồng:

GiúpChủ tịch Hội đồng trong công tác điều hành, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch vềphần việc được Chủ tịch phân công hoặc ủy nhiệm.

3.Thư ký Hội đồng giúp Chủ tịch và các Phó chủ tịch:

Dựthảo các văn bản chung,

Chuẩnbị các điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho Hội đồng.

4.Các ủy viên:

Tuyểnchọn và ra đề thi, hướng dẫn chấm thi đối với bộ môn được phân công.

5.Nhân viên kỹ thuật vi tính, đánh máy và in đề

Đánhmáy đúng bản thảo, in rõ ràng hoặc nạp đĩa mềm vi tính chính xác, antoàn, đủ số lượng.

Điều 18.Nguyên tắc và thể thức làm việc của Hội đồng.

1.Đối với Hội đồng ra đề thi bổ túc trung học phổ thông làm việc tập trung vàcách ly từ khi tập trung Hội đồng đến hết thời gian thi môn cuối cùng của kỳthi.

2.Chủ tịch Hội đồng là người duy nhất quyết định công việc của Hội đồng. Chủ tịchHội đồng trực tiếp hoặc thông qua các Phó Chủ tịch điều hành công việc của cácthành viên trong Hội đồng.

3.Đề thi, hướng dẫn chấm thi và các vấn đề có liên quan đến đề thi của bộ môn, kểcả nội dung của các cuộc họp Hội đồng phải được giữ bí mật từ khi hội đồng bắtđầu làm việc cho đến hết giờ thi môn đó.

4.Các thành viên trong Hội đồng ra đề thi, nhân viên bảo vệ phải là những ngườikhông có cha, mẹ, người giám hộ, người đỡ đầu, vợ, chồng, con, anh, chị em ruộtdự kỳ thi năm đó.

Chương VI

HỘI ĐỒNG SAO IN ĐỀ THI

Điều 19. Nhiệmvụ của Hội đồng.

Toànbộ công việc tổ chức sao, in đề thi và sao, in hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp bổtúc trung học phổ thông được giao cho Hội đồng sao in đề thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Nhiệmvụ của Hội đồng sao in đề thi là:

1.Tiếp nhận, bảo quản đề thi và hướng dẫn chấm thi.

2.Tiến hành sao in đề thi cho từng thí sinh, vào bì, niêm phong và chuyển đếntừng Hội đồng coi thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông.

Điều 20. Thành phần của Hội đồng.

1.Chủ tịch Hội đồng do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. đảm nhiệm.

2.Phó Chủ tịch Hội đồng do Trưởng hoặc Phó Trưởng Phòng Giáo dục thường xuyênhoặc phòng chuyên môn được giao chỉ đạo công tác bổ túc trung học phổ thông.

3.Các ủy viên có thể là chuyên viên bộ môn của các phòng nói trên hoặc cán bộ sửdụng máy vi tính. Sốlượng các ủy viêndo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

Điều 21. Nhiệmvụ, quyền hạn của từng thành viên trong Hội đồng.

1.Chủ tịch Hội đồng:

Điềuhành toàn bộ công việc của Hội đồng.

Quyếtđịnh số lượng đề thi cần sao in cho từng môn thi.

Chịutrách nhiệm trước cấp trên về việc bảo mật đề thi.

Đềnghị Hội đồng ra đề thi của Bộ giảiđáp các vấn đề có liên quan đền việc sao in đề thi.

Đềnghị cấp trên khen thưởng và thi hành kỷ luật các thành viên trong Hội đồng.

2.Phó Chủ tịch Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng trong công tác điều hành và chịutrách nhiệm trước Chủ tịch về phần việc được Chủ tịch phân công hoặc ủy nhiệm.

3.Các ủy viên:

Thựchiện các hướng dẫn của Hội đồng ra đề thi của Bộ về việc sao in các đề thi và hướng dẫn chấm thi.

Tiếnhành sao in đề thi rõ ràng, đúng số lượng theo quy định của Chủ tịch.

Tiếnhành vào bì, niêm phong đề thi theo quy định bảo mặt:

Chuyểnđề thi đến từng Hội đồng coi thi.

Chịutrách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về việc bảo mật đề thi.

Điều 22. Nguyêntắc và thể thức làm việc của Hội đồng.

1.Chủ tịch Hội đồng là người điều hành các công việc của Hội đồng.

2.Các thành viên trong Hội đồng sao in đề thi, nhân viên bảo vệ phải là những ngườikhông có cha, mẹ người giám hộ, người đỡ đầu, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruộtdự kỳ thi năm đó.

3.Làm việc tập trung, cách ly từ khi mở niêm phong đề thi đến khi thi xong môncuối cùng.

4.Thời gian bắt đầu sao in đề thi do giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định.

5.Các công việc sao in đề thi, vào bì bộ môn chỉ được thực hiện trong phòng máy.Trong một phòng máy chỉ được phép in, vào bì lần lượt từng môn thi.

Chương VII

HỘI ĐỒNG COI THI

Điều 23. Hộiđồng coi thi.

1.Hội đồng coi thi là một tổ chức được thành lập để thực hiện toàn bộ các côngviệc tổ chức cho các thi sinh dự thi tại một điểm thi trong những ngày tiếnhành kỳ thi.

2.Thành phần của Hội đồng coi thi gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và cácgiám thị.

3.Tiêu chuẩn các thành viên trong Hội đồng: Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc, PhóGiám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên, hoặc Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trườngtrung học, hoặc cán bộ chỉ đạo của Sở có năng lực quản lý, có trình độ về chuyên môn, nắm vững nghiệp vụvề thi và quy chế thi.

PhóChủ tịch Hội đồng là những cán bộ, giáo viên có năng lực quản lý, chuyên môn vànắm vững nghiệp vụ thi cử.

Thưký Hội đồng là cán bộ, giáo viên đã từng coi thi bổ túc, nắm vững nghiệp vụthi, có thể xây dựng được các bảng, biểu và ghi chép trung thực các biên bảncần thiết.

Giámthị là những giáo viên có tinh thần trách nhiệm, nắm vững nghiệp vụ thi và cótrình độ chuyên môn đủ đáp ứng yêu cầu của Hội đồng.

Điều 24.Nguyên tắc thành lập Hội đồng coi thi.

1.Số lượng Hội đồng coi thi do Sở Giáodục và Đào tạo quyết định trên cơ sở:

Bảođảm sự chỉ đạo, quản lý chặt chẽ của Sở Giáo dục và Đào tạo;

Cóđủ điều kiện và phương tiện để Hội đồng làm việc, đảm bảo an toàn cho kỳ thi;

Cóđủ cán bộ quản lý hội đồng, đúng tiêu chuẩn như quy định tại Điều 23 Quy chếnày;

Thuậntiện cho việc đi lại, sinh hoạt của thí sinh

2.Số lượng phòng thi của từng Hộiđồng tùy thuộc số thí sinh dự thi và phải bảo đảm cho mỗi phòng thi không quá25 thí sinh.

3.Việc bổ nhiệm các thành viên Hội đồng phải bảo đảm:

Khôngbố trí vào Hội đồng những người có học viên dự thi tại Hội đồng đó.

Khôngbố trí vào Hội đồng những người có cha, mẹ, người giám hộ, người đỡ đầu, vợ,chồng, con, anh, chị em ruột dự thi tại Hội đồng đó.

Trongmỗi phòng thi phải có đủ 2 giám thị, không kể giám thị ngoài phòng thi. Số giám thị ngoài phòng thi do Giámđốc Sở Giáo dục và Đào tạo quy địnhtùy theo yêu cầu riêng của từng Hội đồng nhưng đảm bảo ít nhất cứ 3 phòng thiphải có một giám thị ngoài phòng thi.

TrongHội đồng coi thi, ứng với mỗi môn thi, phải có ít nhất một giáo viên dạy môn đóở cấp học tương ứng với kỳ thi.

Điều 25.Nhiệm vụ của Hội đồng coi thi.

1.Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự thi của thí sinh do Sở Giáo dục và Đào tạo giao, quảnlý hồ sơ đó trong thời gian thi.

2.Kiểm tra, tiếp nhận địa điểm, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của Hộiđồng.

3.Tiếp nhận, bảo quản và sử dụng đề thi theo hướng dẫn.

4.Tổ chức quản lý và giám sát thísinh thi các môn theo đúng lịch thi, nội quy thi, quy chế thi.

5.Thu nhận bài thi do thí sinh nộp, làm thủ tục niêm phong bài thi, hồ sơ thi,bảo quản và bàn giao đầy đủ cho Hội đồng chấm thi.

Điều 26. Quyềnhạn của Hội đồng coi thi.

1.Không tiếp nhận địa điểm thi nếu địa điểm đó không đủ những điều kiện bảo đảmcho kỳ thi có thể tiến hành theo đúng quy chế thi và các văn bản hướng dẫn củaBộ Giáo dục và Đào tạo.

2.Không cho thí sinh dự thi nếu phát hiện hồ sơ của thí sinh không đúng với quyđịnh của quy chế thi và các văn bản hướng dẫn.

3.Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ kỳ thi trong phạm vi quản lý của Hội đồng nếuthấy quy chế thi bị vi phạm nghiêm trọng, không có điều kiện bảo đảm để kết quảkỳ thi phản ánh trung thực trình độ học vấn của phần lớn thí sinh. Quyền nàychỉ sử dụng sau khi đã báo cáo với Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và chính quyền địa phương mà khôngđược giải quyết.

4.Thi hành kỷ luật đối với thí sinh vi phạm nội quy thi.

5.Đề nghị cấp trên thi hành kỷ luật đối với các thành viên Hội đồng vi phạm quychế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi.

e.Đề nghị các cấp giáo dục có thẩm quyền khen thưởng những đơn vị hoặc cá nhânlàm tốt công tác phục vụ kỳ thi,

Điều 27. Nhiệmvụ và quyền hạn của từng thành viên trong Hội đồng.

Chủtịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: Điều hành toàn bộ công việccủa Hội đồng;

Hướngdẫn các thành viên của Hội đồng nắm được và thực hiện đúng quy chế thi, các vănbản hướng dẫn tổ chức kỳ thi của các cấp quản lý giáo dục.

Tổchức cho thí sinh học tập nội quy thi;

Chủtịch Hội đồng là người trực tiếp lập phương án và chịu trách nhiệm về việc phâncông các giám thị ởtrong phòng thi vàgiám thị ở ngoài phòng thi.

Xemxét và quyết định những hình thức kỷ luật đối với những người vi phạm quy chếthi, nội quy thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo.

Quyếtđịnh tiếp nhận hay không tiếp nhận địa điểm thi, quyết định tiếp tục hay đìnhchỉ kỳ thi khi xảy ra những trường hợp quy định tại Điều 26 Quy chế này sau khitham khảo ý kiến các thành viên trong Hội đồng.

Quyếtđịnh không cho thí sinh dự thi nếu thí sinh đó không có đủ hồ sơ quy định.

Giaonộp toàn bộ bài thi, hồ sơ thi đã niêm phong cho Hội đồng chấm thi.

2.Phó Chủ tịch Hội đồng giúp Chủ tịch trong công tác điều hành và chịu tráchnhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về phần việc được Chủ tịch Hội đồng phân công.

3.Thư ký Hội đồng chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng soạn thảo các văn bản,lập các bảng biểu cần thiết, ghi biên bản các cuộc họp và các sự việc xảy ratrong quá trình làm việc của Hội đồng.

4.Giám thị chịu trách nhiệm:

Tổchức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thí sinh thực hiện đúng nội quy trong khuvực được Chủ tịch Hội đồng phân công.

Giaođề thi cho thí sinh.

Thubài do thí sinh nộp, kiểm tra đủ số bài, số tờ của từng bài và nộp đầy đủ choChủ tịch hoặc người được Chủ tịch Hội đồng uỷ nhiệm.

Lậpbiên bản và đề nghị kỷ luật những thí sinh vi phạm quy chế thi.

Làmmột số việc cần thiết phục vụ nhiệm vụ coi thi do Chủ tịch Hội đồng phân công.

Điều 28.Nhân viên bảo vệ và phục vụ kỳ thi.

Nhânviên bảo vệ và phục vụ kỳ thi do Chủ tịch Hội đồng trực tiếp điều hành, chịutrách nhiệm về phần việc được phân công nhằm bảo đảm cho kỳ thi tiến hành đượcnghiêm túc, an toàn. Nhân viên bảo vệ và phục vụ kỳ thi không được tham gia vàocác công việc dành riêng cho thành viên của Hội đồng và không được vào phòngthi khi thí sinh đang làm bài thi.

Điều 29. Nguyên tắc và thể thức làm việc của Hội đồng.

1.Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký có mặt tại địa điểm thi trước ngày thi. Thờigian cụ thể do Giám đốc Sở Giáodục và Đào tạo quyết định để làm các công việc:

Kiểmtra việc chuẩn bị cho kỳ thi của địa phương, tiếp nhận địa điểm thi, cơ sở vậtchất và các phương tiện để tổ chức kỳ thi.

Tiếpnhận và tổ chức kiểm tra hồ sơ thi, xác nhận lần cuối cùng quyền dự thi của thísinh, niêm yết danh sách thí sinh dự thi.

Giảiquyết những công việc cần thiết của kỳ thi, thống nhất những quy định về hiệulệnh, phương pháp tiến hành kỳ thi, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thànhviên của Hội đồng.

2.Các giám thị trong Hội đồng có mặt tại địa điểm thi trước ngày thi ít nhất mộtngày để họp Hội đồng, nghiên cứu các văn bản, các quy định có liên quan đến kỳthi và làm một số phần việc của Hội đồng.

3.Trước mỗi buổi thi phải tập trung toàn thể Hội đồng để phổ biến những việc cầnlàm trong buổi thi, phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồngtrong buổi thi đó.

4.Sau buổi thi phải niêm phong ngay bài thi của buổi thi đó trước tập thể Hộiđồng và rút kinh nghiệm của buổi thi.

5.Sau khi thi xong môn cuối cùng, họp Hội đồng để:

Nhậnxét đánh giá việc tổ chức kỳ thi;

Đềnghị khen thưởng kỷ luật;

Chứngkiến và ký xác nhận việc niêm phong bài thi, các hồ sơ thi, ký vào biên bảntổng kết hội đồng.

 

Chương VIII

HỘI ĐỒNG CHẤM THI

Điều 30.Hội đồng chấm thi.

1.Hội đồng chấm thi là một tổ chức được thành lập để thực hiện toàn bộ công việcđánh giá kết quả thi của từng thí sinh dự thi trong một kỳ thi.

2.Thành phần của Hội đồng chấm thi gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và cácgiám khảo.

3.Số lượng Hội đồng chấm thi tốtnghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông và các thành viêncủa Hội đồng do Giám đốc Sở Giáodục và Đào tạo quy định.

4.Trong Hội đồng chấm thi tổ chức một bộ phận làm phách độc lập với các tổ chấmthi do một Phó Chủ tịch Hội đồng phụ trách. Số lượng người tham gia bộ phận làm phách do Chủ tịch Hộiđồng chấm thi quy định.

5.Tiêu chuẩn các thành viên trong Hội đồng:

a)Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Hiệu trưởng trườngbổ túc văn hóa hoặc trường trung học cơ sở (đối với kỳ thi tốt nghiệp bổ túctrung học cơ sở), trường trung học phổ thông (đối với kỳ thi tốt nghiệp bổ túctrung học phổ thông).

b)Phó Chủ tịch Hội đồng là cán bộ quản lý từ Phó Giám đốc trung tâm giáo dục thườngxuyên hoặc Phó Hiệu trưởng trường trung học trở lên, có trình độ chuyên môn vànắm vững nghiệp vụ thi.

c)Thư ký Hội đồng là cán bộ, giáo viên nắm vững nghiệp vụ thi có khả năng ghichép các biên bản và lập các bảng, biểu của Hội đồng.

d)Tổ trưởng tổ phó chấm thi phải là giáo viên đã dạy lớp cuối cấp ít nhấtlà 2 năm, đã từng chấm thi tốt nghiệp bổ túc trung học.

đ)Giám khảo là những giáo viên đã từng dạy lớp cuối cấp học đó và không có cha,mẹ, người giám họ, người đỡ đầu, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột dự kỳ thi nămđó.

Điều 31. Nhiệmvụ của Hội đồng chấm thi.

1.Tiếp nhận toàn bộ bài thi, hồ sơ coi thi do các Hội đồng coi thi bàn giao vàbảo quản trong thời gian chấm thi.

2.Kiểm tra và tiếp nhận địa điểm, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của Hộiđồng.

3.Chấm toàn bộ bài thi của thí sinh theo bản hướng dẫn chấm của Hội đồng ra đềthi.

4.Ghi điểm các bài thi vào bảng ghi tên, ghi điểm và lập danh sách thí sinh trúngtuyển.

5.Đánh giá tổng quát về đề thi và chất lượng bài thì của thí sinh. Góp ý kiến vềđề thi, hướng dẫn chấm thi và công việc tổ chức kỳ thi.

6.Giao nộp đầy đủ hồ sơ chấm thi và bài thi cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

7.Chấp hành yêu cầu của Ban Chỉ đạo và kiểm tra kỳ thi nhằm thực hiện đúng nhữngquy định trong quy chế và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi.

Điều 32.Quyền hạn của Hội đồng chấm thi.

1.Không nhận địa điểm làm việc nếu xét thấy không đảm bảo những điều kiện, phươngtiện làm việc để đánh giá chính xác, công bằng kết quả kỳ thi và sự an toàncủa Hội đồng.

2.Không chấm bài thi của những thí sinh vi phạm quy chế thi đã bị Hội đồng coithi lập biên bản đề nghị không chấm.

3.Lập biên bản đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hủy kết quả những bài thi giống nhau chứng tỏthí sinh đã chép bài của nhau trong khi thi.

4.Không công nhận tốt nghiệp đối với những thí sinh:

Khôngđược chấm bài thi như trên;

Hồsơ thi không hợp lệ;

Khôngđủ điều kiện dự thi.

Điều 33.Nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên trong Hội đồng.

1.Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn:

Điềuhành toàn bộ công việc của Hội đồng;

Chủtrì các cuộc họp của Hội đồng;

Chịutrách nhiệm về đánh số phách, cắt phách, hồi phách và quản lý việc lên điểm,đánh dấu xác định nhũng thí sinh đủ điều kiện tốt nghiệp và những thí sinhkhông tốt nghiệp; Xem xét và kết luận các hình thức kỷ luật lối với những ngườivi phạm quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi;

Đềnghị khen thưởng các thành viên có thành tích và những thí sinh tốt nghiệp loạigiỏi;

Yêucầu giám khảo chấm lại những bài thi của thí sinh khi thấy giám khảo đó chấmkhông đúng hướng dẫn chấm. Đình chỉ việc chấm thi của giám khảo khi giám khảođó cố tình chấm sai nặc dù đã yêu cầu chấm lại.

2.Phó Chủ tịch Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng điều hành một số công việc của Hộiđồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về những phần việc được phâncông.

3.Thư ký Hội đồng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về việc soạn thảo cácvăn bản, lập các bảng, biểu theo quy định, ghi biên bản các cuộc họp Hội đồng.

4.Tổ trưởng, tổ phó chấm thi chịutrách nhiệm:

Nghiêncứu trước và tổ chức cho các giám khảo trong tổ nghiên cứu bản hướng dẫn chấmthi của Hội đồng tuyển chọn và ra đề thi;

GiúpChủ tịch Hội đồng giao, nhận và phân phối bài thi cho các giám khảo trong tổchấm;

Điềuhành việc chấm thi trong tổ và trực tiếp chấm một số bài thi của thí sinh;

GiúpChủ tịch Hội đồng kiểm tra, giám sát việc chấm thi của các giám khảo.

5.Giám khảo chịu trách nhiệm đánh giá và cho điểm các bài thi theo đúng hướng dẫnchấm thi. Kiểm tra lại các điểm bài thi do bộ phận làm phách gửi lại.

6.Bộ phận làm phách có nhiệm vụ:

Đánhsố phách, cắt phách và niêm phong đầu phách trước khi giao bài cho Chủ tịch.

Hồiphách, ghi điểm bài thi của từng môn thi vào tờ ghi điểm và chuyển tờ ghi điểmvề các tổ chấm thi để kiểm tra.

Lậpdanh sách thí sinh tốt nghiệp.

Điều 34.Nguyên tắc và thể thức làm việc của Hội đồng.

1.Chủ tịch, Phó Chủ tịch và bộ phận làm phách phải có mặt tại địa điểm chấm thitrước để làm một số phần việc dành riêng cho lãnh đạo Hội đồng và làm phách.Thời gian cụ thể do Giám đốc Sở Giáodục và Đào tạo quyết định căn cứ vào số lượng bài thi mà Hội đồng phải chấm.

Tổtrưởng, tổ phó chấm thi phải có mặt trước giám khảo một ngày để nghiên cứu trướcbản hướng dẫn chấm thi và chuẩn bị cho việc chấm thi của tổ.

2.Bộ phận làm phách phải được bố trínơi làm việc riêng, biệt lập với nơi làm việc của các tổ chấm thi.

Bộphận làm phách chỉ giao bài thi đã cắt phách và nhận bài thi để hồi phách quaChủ tịch Hội đồng hoặc một Phó Chủ tịch được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.

Trongquá trình chấm thi, ngoài lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Ban Chỉ đạovà kiểm tra thi cấp trên, không ai được vào nơi làm việc của bộ phận làm phách.

3.Tổ trưởng điều khiển tổ nghiên cứuvà thực hiện đúng bản hướng dẫn chấm thi. Nếu trong tổ có ý kiến thắc mắc khôngtự giải quyết được hoặc phát hiện có sự nhầm lẫn trong văn bản thì yêu cầu Chủtịch xin ý khen chỉ đạo của Ban Chỉ đạo và kiểm tra thi, tuyệt đối không đượctự thay đổi hướng dẫn chấm và biểu điểm.

4.Trước khi giao bài cho giám khảo, tổ phải chấm chung 10 bài để giúp cho mọi thànhviên của tổ đều quán triệt văn bản hướng dẫn chấm thi. Khi cho điểm các bàichấm chung phải ghi rõ "bài chấm chung" kèm theo chữ ký của tổ trưởngvà một giám khảo.

5.Trừ những bài chấm chung, mỗi bài thi phải được hai giám khảo chấm độc lập, ghiđiểm riêng theo số phách. Sau khi mỗi bài đã được hai giám khảo chấm xong tổ trưởngmới giao lại cho hai giám khảo đó thống nhất ghi điểm vào bài thi và phiếu ghiđiểm, vừa bằng chữ, vừa bằng số và cùng ký tên. Điểm của bài thi được ghi bằngmực đỏ.

Nếuhai giám khảo muốn thay đổi điểm thì gạch chéo điểm đã cho và ghi điểm mới bằngcả số và chữ rồi cùng ký tên xác nhận việc sửa điểm.

6.Điểm bài thi là tổng số điểm của từng phần cộng lại. Điểm nhỏ nhất của từngphần là 0,25.

Điểmtoàn bài là một số nguyên hoặc số thập phân từ 0 đến 10 mà phần thập phân chỉ là 0 hoặc 5.

7.Ngoài Hội đồng phúc khảo, không ai có quyền sửa điểm bài thi do hai giám khảođã nhất trí ghi.

8.Nghiêm cấm Hội đồng chấm thi chấm lại và thay đổi điểm nhũng bài đã hồi phách.

9.Việc ghi điểm bài thi vào bảng ghi tên, ghi điểm của mỗi phòng thi do một nhómngười làm phách thực hiện, phải có một người đọc, một người ghi, một người kiểmtra. Nếu có nhầm lẫn thì người ghi điểm gạch chéo điểm ghi sai, ghi điểm mớibên cạnh ở phần chú thích ghi lý do sửađiểm. Cuối mỗi bảng ghi điểm bài thi phải ghi rõ họ tên người đọc, người ghi,người kiểm tra, tổng số điểm sửa đổi, rồi cả ba người cùng ký.

Trườnghợp lập bảng ghi tên ghi điểm qua máy vi tính cũng phải bảo đảm một người đọc,một người nạp đĩa mềm, một người kiểm tra và cuối bảng ghi tên, ghi điểm phảighi rõ họ, tên của cả ba người và ba người cùng ký.

Chương IX

HỘI ĐỒNG PHÚC KHẢO

Điều 35.Phúc khảo bài thi.

1.Thí sinh có quyền xin phúc khảo bài thi của mình khi điểm của bài thi thấp hơnđiểm trung bình nôn đó ởlớp cuối cấp từ 2điểm trở lên.

2.Đơn xin phúc khảo phải nộp cho Sở Giáo dục và Đào tạo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày miêm yết kếtquả kỳ thi.

3.Hội đồng phúc khảo được thành lập khi có một trong ba trường hợp sau:

a.Có đơn phúc khảo của thí sinh nhưquy định tại khoản 2 của Điều này.

b.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thấy cóhiện tượng chấm thi không theo đúng hướng dẫn chấm của Hội đồng tuyển chọn vàra đề thi.

c.Ban Chỉ đạo và kiểm tra thi của Bộ yêu cầu

Điều 36.Hội đồng phúc khảo.

1.Hội đồng phúc khảo là một tổ chức được thành lập để đánh giá lại kết quả nhữngbài thi phúc khảo theo khoản 3 Điều 35.

2.Thành phần của Hội đồng phúc khảo:

a.Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

b.Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng Phòng Giáo dục thường xuyên hoặc Trưởng phòngchuyên môn của SởGiáo dục và Đàotạo.

c.Thư ký Hội đồng là chuyên viên phụ trách công tác thi bổ túc của Sở Giáo dục và Đào tạo.

d.Giám khảo là những giáo viên nắm chắc kiến thức bộ môn, trong quá trình chấmthi luôn thể hiện tính công bằng, chính xác.

Nhữngngười bị tố giác là có vi phạm quy chế thi không được tham gia Hội đồng phúckhảo.

Điều 37.Nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc, thể thức làm việc của Hội đồng.

Nhiệmvụ, quyền hạn và nguyên tắc, thể thức làm việc của Hội đồng phúc khảo như quyđịnh cho Hội đồng chấm thi.

Chủtịch Hội đồng có trách nhiệm làm lại số phách sao cho giữ được bí mật tên thísinh.

Hộiđồng phúc khảo chỉ điều chỉnh điểm của bài thi khi điểm chấm lại chênh lệch sovới điểm chấm lần trước từ 1 điểm trở lên.

Điều 38.Thời hạn phúc khảo.

Việcphúc khảo phải được bắt đầu trước ngày thứ 15 kể từ ngày công bố kết quả thi vàphải được hoàn thành trong thời gian không quá 10 ngày. Kết quả phúc khảo đượcniêm yết công khai sau khi được Bộ Giáo dục và chuẩn y.

Chương X

XÉT DUYỆT, CÔNG NHẬN KẾT QUẢ THI

Điều 39. Xét duyệt, công nhận kết quả thi.

Giámđốc Sở Giáo dục và Đào tạo Chịu trách nhiệm xét duyệt, công nhận kết quả thicủa Hội đồng chấm thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở. Sơ duyệt kết quả củaHội đồng chấm thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông

Kếtquả kỳ thi tốt nghiệp bổ tức trung học phổ thông được công bố chính thức saụkhi được Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn y.

Kếtquả thi được niêm yết công khai tại phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thịxã hoặc tại trung tâm giáo dục thường xuyên hay trường bổ túc văn hóa.

Điều 40.Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc sơ duyệt, công nhận kết quả thi

1.Trách nhiệm:

Kiểmtra danh sách thí sinh tốt nghiệp do Hội đồng chấm thi đề nghị

Kýcông nhận danh sách thí sinh tốt nghiệp, ký Bằng tốt nghiệp cho thí sính saukhi được Bộ chuẩn y.

2.Quyền hạn:

Hủybỏ kết quả kỳ thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở

Hủybỏ kết quả thi của thí sinh, của phòng thi, ở kỳ thi tốt nghiệp bổ túc trunghọc phổ thông.

Đềnghị Bộ Giáo dục và Đào tạo hủy bỏ kết quả kỳ thi của một Hội đồng thi tốtnghiệp bổ túc trung học phổ thông.

Điều 41.Hồ sơ thi.

Hồsơ báo cáo kết quả kỳ thi do Sở giáo dục và đào tạo gửi về Bộ.

1.Đối với kỳ thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông bao gồm:

Báocáo tổng kết công tác chỉ đạo kỳ thi của Sở Giáo dục và Đào tạo, kèm theo các loại thống kê số liệu;

Bảngghi tên, ghi điểm bài thi của thí sinh;

Danhsách thí sinh tốt nghiệp,

Cácquyết định thành Lập Ban Chỉ đạo và kiểm tra thi, Hội đồng sao in đề thi, coithi, chấm thi,

Cácbiên bản của Hội đồng coi thi, chấm thi;

Nhữngbiên bản khác liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông;

Hồsơ phúc khảo (nếu có) gồm: Quyết định thành lập hội đồng, biên bản tổng kết,danh sách tốt nghiệp sau phúc khảo và các biên bản khác liên quan.

2.Đối với kỳ thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở bao gồm:

Báocáo về việc tổ chức kỳ thi và kết quả thi;

Quyếtđịnh thành lập Hội đồng ra đề thi;

Mộtbộ đề thi và hướng dẫn chấm thi.

3.Thời hạn nộp hồ sơ:

Chậmnhất sau 25 ngày kể từ ngày thi môn cuối cùng, tất cả các hồ sơ trên phải có ởBộ (Vụ Giáo dục thường xuyên).

Chậmnhất sau 50 ngày kể từ ngày thi môn cuối cùng, tất cả các hồ sơ phúc khảo (nếucó) phải có ở Bộ (Vụ Giáo dục thường xuyên).

Điều 42.Việc lưu trữ hồ sơ thi.

1.Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục Nhà trườngBộ Quốc phòng lưu trữ:

a)Không thời hạn:

Bảngghi tên, ghi điểm bài thi;

Danhsách thí sinh tốt nghiệp

Sổcấp bằng tốt nghiệp.

b)Trong 3 năm:

Quyếtđịnh thành lập các hội đồng thi bổ túc trung học phổ thông;

Hồsơ khiếu nại của thí sinh;

Hồsơ kỷ luật.

c)Trong 1 năm:

Quyếtđịnh thành lập Hội đồng ra đề thi bổ túc trung học cơ sở;

Đềthi và hướng dẫn chấm thi (kể cả phong bì đựng đề thi);

Cácloại biên bản;

Bàithi của thí sinh;

Cácloại hồ sơ khác.

2.Mốc thời gian lưu trữ: Tính từ ngày thi môn cuối cùng của mỗi kỳ thi.

3.Hồ sơ xin dự thi của thí sinh trảlại các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc cáctrường bổ túc để trả lại thí sinh sau khi hoàn tất mọi công việc của kỳ thi.

Chương XI

BAN CHỈ ĐẠO VÀ KIỂM TRA THI, THANH TRA THI

Điều 43. BanChỉ đạo và kiểm tra thi của Bộ giáodục và Đào tạo

Hàngnăm, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lậpBan Chỉ đạo và kiểm tra các kỳ thi tốt nghiệp.

1.Thành phần:

a)Trưởng ban do Thứ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo đảm nhiệm.

b)Các phó trưởng ban do Vụ trưởng hoặc Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, VụTrung học phổ thông và một số lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ có liên quan đảm nhiệm.

c)Uỷ viên là chuyên viên Vụ Giáo dục thường xuyên, Vụ Trung học phổ thông và mộtsố chuyên viên các cơ quan thuộc Bộ có liên quan.

2.Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo và kiểm tra thi của Bộ với kỳ thi tốt nghiệp bổ túctrung học phổ thông và bổ túc trung học cơ sở:

Chỉđạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức kỳ thi của các địa phương và trong quânđội.

Đìnhchỉ kỳ thi hoặc hủy bỏ kết quả thi ở những nơi có sự vi phạm quy chế thi và cácvăn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi của Bộ.

Đìnhchỉ việc tham gia công tác thi của các thành viên Hội đồng thi, các nhân viênbảo vệ, phục vụ kỳ thi, các thành viên trong Ban Chỉ đạo và kiểm tra thi cấp dướikhi thấy những người đó vi phạm quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳthi hoặc không đủ năng lực đảm nhiệm việc đang làm.

Yêucầu Sở Giáo dục và Đào tạo thành lậpHội đồng phúc khảo khi thấy việc chấm của Hội đồng chấm thi không chính xác.

Đềnghị Bộ trưởng khen thưởng những đơn vịvà cá nhân có thành tích hoặc thi hành kỷ luật những đơn vị, cá nhân viphạm quy chế thi.

Việcchỉ đạo, kiểm tra và giám sát thi ở địa phương hoặc trong quân đội có thể do một thành viên hoặc mộtđoàn gồm nhiều thành viên của Ban Chỉ đạo và kiểm tra đảm nhiệm.

Điều 44.Ban Chỉ đạo và kiểm tra thi cấp tỉnh.

Hàngnăm Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và kiểm tracác kỳ thi tốt nghiệp.

1.Thành phần:

Trưởngban do Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đảm nhiệm;

CácPhó Trưởng ban gồm Giám đốc Sở Giáodục và Đào tạo (thường trực), lãnh đạo Sở: Công an, Tài chính.

Mộtsố ủy viên là lãnh đạo các Sở, ngành, đoàn thể của tỉnh có liên quan.

2.Nhiệm vụ, quyền hạn đối với kỳ thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông và bổtúc trung học cơ sở:

Chỉđạo, kiểm tra sự chuẩn bị kỳ thi của các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trungtâm giáo dục thường xuyên, các trường bổ túc vàn hóa, các Hội đồng thi về việcthực hiện các quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi.

Đìnhchỉ việc tham gia công tác thi của các thành viên Hội đồng thi, các nhân viênbảo vệ và phục vụ kỳ thi khi thấy người đó vi phạm quy chế thi, các văn bản hướngdẫn hoặc không đủ năng lực đảm nhiệm việc đang làm.

Khôngcông nhận kết quả kỳ thi của một số thí sinh, một phòng thi, một Hộiđồng thi khi thấy có hiện tượng vi phạm quy chế thi nghiêm trọng.

Đềnghị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng hoặc thi hành kỷ luật những người làmcông tác thi.

Việcthực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo và kiểm tra thi có thể do mộtthành viên hoặc một đoàn gồm nhiều thành viên trong Ban Chỉ đạo và kiểm tra thiđảm nhiệm.

Điều 45.Ban Chỉ đạo và kiểm tra thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở kỳ thứ 2.

Đốivới kỳ thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở, cấp tỉnh tổ chức không cùngkhoảng thời gian với các kỳ thi tốt nghiệp vào cuối năm học thì Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyếtđịnh thành lập Ban Chỉ đạo và kiểm tra đối với kỳ thi đó. Thành phần, số lượngBan Chỉ đạo và kiểm tra thi do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Điều 46. Thanhtra thi.

Thanhtra thi là thực hiện quyền thanh tra Nhà nước về việc thực hiện các chủ trương,quy chế thi của ngành giáo dục và đào tạo đối với các tổ chức, cá nhân có liênquan đến kỳ thi nhằm bảo đảm cho kỳ thi an toàn, nghiêm túc, chính xác và côngbằng. Việc tổ chức thanh tra thi do Bộ trưởng BộGiáo dục và Đàotạo quy định, hoạt động độc lập với các tổ chức được thành lập trong Quy chếnày.

BanChỉ đạo và kiểm tra thi và các Hội đồng thi phối hợp, tạo điều kiện để thanhtra thi làm nhiệm vụ.

Chương XII

PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ CHI ĐẠO

Điều 47.Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.Ban hành Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi.

2.Quy định môn thi đối với mỗi kỳ thi, ra đề thi và hướng dẫn chấm thi tốt nghiệpbổ túc trung học phổ thông.

3.Chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý và tổ chức kỳ thi của Uỷ ban nhàn dân cấp tỉnhvà Bộ Tổng Tham mưu, Quân đội nhândân Việt Nam (Bộ Quốc phòng).

4.Chuẩn y danh sách tốt nghiệp của các Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục Nhà trường (BộQuốc phòng).

Điều 48.Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

1.Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiệnQuy chế và các văn bản hướng dẫn tổ chức thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.Giao nhiệm vụ và chỉ đạo các quận, huyện, thị xã, các ngành liên quan tạo điềukiện thuận lợi cho kỳ thi.

3.Ra quyết định thành lập: Ban Chỉ đạo và kiểm tra thi của tỉnh, thành phố, Hộiđồng phúc khảo đối với kỳ thi bổ túc trung học phổ thông.

4.Uỷ quyền cho Giám đốc SởGiáo dục và Đàotạo ra quyết định thành lập Hội đồng sao in đề thi bổ túc trung học phổ thông,Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở, các Hội đồng coi thi,chấm thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông, Hội đồng phúc khảo đối với kỳthi bổ túc trung học cơ sở.

Điều 49.Sở Giáo dục và Đào tạo.

SởGiáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo về toàn bộcông tác chỉ đạo và quản lý các kỳ thi tại địa phương, cụ thể là:

1.Chỉ đạo các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường bổ túc văn hóa, cácPhòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ: chuẩn bị hồ sơ thi, cơ sở vậtchất, phương tiện và các điều kiện làm việc cho các Hội đồng thi.

2.Kiểm tra việc xét duyệt hồ sơ dự thi của thí sinh do các Phòng Giáo dục và Đàotạo, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường bổ túc văn hóa đã thựchiện.

3.Đăng ký số lượng thí sinh dự thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông với BộGiáo dục và Đào tạo

4.Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và kiểm trathi cấp tỉnh, Hội đồng sao in đề thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông, Hộiđồng phúc khảo đối với kỳ thi bổ túc trung học phổ thông.

5.Ra quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở,các Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo đối với kỳ thi tốtnghiệp bổ túc trung học cơ sở

6.Tiếp nhận đề thi bổ túc trung học phổ thông của Bộ, tổ chức sao in đề thi đểphân phối đến từng thí sinh trong kỳ thi.

7.Lập danh sách thí sinh theo vần chữ cái A, B, C... trong bảng ghi tên, ghi điểmcho các Hội đồng thi.

8.Tổ chức ra đề thi, sao in, chuyểnđề thi đến từng thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở.

9.Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các Hội đồng thi.

10.Xét duyệt, công nhận kết quả thi.

11.Cấp bằng tốt nghiệp cho thí sinh tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổtúc trung học phổ thông và cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời

12.Gửi các báo cáo về Bộtheo quy định và lưutrữ hồ sơ thi.

Điều 50.Tổ chức thi trong quân đội.

1.Cục Nhà trường chịu trách nhiệm trước Bộ

TổngTham mưu (Bộ Quốc phòng) và Bộ Giáodục và Đào tạo về toàn bộ công tác chỉ đạo, quản lý các kỳ thi tốt nghiệp bổtúc trong quân đội như một Sở Giáodục và Đào tạo.

2.Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) có nhiệm vụ và quyền hạn như Giám đốcSở Giáo dục và Đào tạo về toàn bộcông tác chỉ đạo, quản lý các kỳ thi tốt nghiệp bổ túc.

Điều 51. Uỷban nhân dân cấp huyện.

1.Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trườngbổ túc văn hóa, các Hội đồng coi thi, chấm thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơsở thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Quy chế và các văn bản hướng dẫn về thi tốtnghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành,các hướng dẫn cụ thể của Sở Giáo dục và Đào tạo

2.Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các ngành có liên quan, các Uỷ ban nhân dân xã, phườngđịa phương tạo mọi điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi và đảm bảo an toàn tuyệt đốicho kỳ thi.

3.Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để Sở giáo dục và đào tạo tổ chức tốt kỳthi tốt nghiệp trung học phổ thông ở địa phương.

Điều 52.Phòng Giáo dục và Đào tạo.

1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thicủa thí sinh

2.Chuẩn bị địa điểm, cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện làm việc chocác Hội đồng thi.

3.Niêm yết các thông báo hướng dẫn về kỳ thi và kết quả các kỳ thi cho thí sinhthuộc khu vực mình quản lý.

4.Lưu trữ một phần hồ sơ thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở do Sở Giáo dục và Đào tạo phân cấp.

5.Trả hồ sơ thi và thông báo kết quả thi cho thí sinh.

Điều 53.Trung tâm giáo dục thường xuyên.

1.Hoàn thành chương trình học, tổ chức ôn tập cho học viên và kiểm tra xác nhậntrình độ kiến thức văn hóa cho những người tự học thi được Sở Giáo dục và Đào tạo giao tráchnhiệm;

2.Hướng dẫn học viên lập hồ sơ xin dự thi. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thi củathí sinh khi được SởGiáo dục và Đàotạo giao trách nhiệm.

3.Lập danh sách thí sinh theo vần chữ cái A, B,C....

4.Tổ chức cho cán bộ, giáo viên vàhọc viên học tập Quy chế Thi, nội quy thi;

5.Phối hợp chặt chẽ với Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổ chức tốt kỳ thi;

6.Lưu trữ Bảng ghi tên, ghi điểm.

Chương XIII .

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 54.Khen thưởng.

Nhữngcán bộ, giáo viên, thí sinh và những nguời làm công tác phục vụ trong các kỳthi có thành tích được khen thưởng tùy theo mức độ đóng góp.

1.Các hình thức khen thưởng:

Tuyêndương trước Hội đồng thi và thông báo về nhà trường.

TrưởngPhòng Giáo dục và Đào tạo cấp Giấy khen.

Giámđốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp Giấykhen.

Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khen.

Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp Bằng khen.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bằngkhen.

2.Hồ sơ và thủ tục.

CácHội đồng thi là đơn vị có trách nhiệm xem xét, lập danh sách đề nghị các cấp cóthẩm quyền khen thưởng đối với những cán bộ, giáo viên, thí sinh có thành tích.

Điều 56.Kỷ luật.

1.Đối với cán bộ, giáo viên và những người làm công tác phục vụ:

a)Việc thi hành kỷ luật đối với cán bộ công chức là cán bộ, giáo viên tham gialàm thi tốt nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật vá trách nhiệm vật chất đối với côngchức và Thông tư số 05/1999/TT-BTCCBCP ngày 27/3/1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướngdẫn thực hiện Nghị định trên.

Đốivới những người không phải là công chức tham gia làm thi tốt nghiệp, việc xửphạt thực hiện theo quy định của hợp đồng lao động và luật pháp hiện hành.

b)Đối với những cán bộ, giáo viên, những người làm công tác phục vụ kỳ thi nếu viphạm quy chế trong khi đang làm nhiệm vụ tại các Hội đồng mà hành động phạm lỗiảnh hưởng trực tiếp đến kỳ thi, phải lập biên bản và đình chỉ ngay công tácđang đảm nhiệm.

c)Thẩm quyền đình chỉ:

Chủtịch Hội đồng có quyền đình chỉ công tác của các Phó Chủ tịch Hội đồng, cácthành viên của Hội đồng và những người làm công tác phục vụ trong Hội đồng.

Giámđốc Sở Giáo dục và Đào tạo có quyềnđình chỉ công tác của Chủ tịch Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi.

2.Đối với học sinh.

a)Hình thức kỷ luật:

Khiểntrách trước phòng thi, trước Hội đồng coi thi

Cảnhcáo trước Hội đồng coi thi.

Đìnhchỉ không cho tiếp tục thi các môn thi còn lại.

Hủybài thi, hủy bỏ kết quả kỳ thi.

Cấmthi từ 1 đến 2 kỳ thi.

b)Việc áp dụng các hình thức kỷ luật kể trên đối với thí sinh căn cứ vào mức độkhuyết điểm và tác hại do khuyết điểm đó gây ra. Cụ thể là: Giám thị khiểntrách trong phòng thi; Chủ tịch Hội đồng cảnh cáo trước toàn thể thí sinh thuộcHội đồng thi trong các trường hợp: đã nhắc tới lần thứ hai mà vẫn đưa bài, nhắcbài cho thí sinh khác hoặc vẫn hỏi bài hoặc chép bài của thí sinh khác

Chủtịch Hội đồng coi thi hủy bỏ kết quả bài thi trong các trường hợp:

Giữtài liệu bị cấm mang vào phòng thi trong thời gian thi dù chưa sử dụng.

Đưahoặc nhận bài giải sẵn hoặc giấy nháp của người khác dù chưa sử dụng.

bài giống nhau chứng tỏ đã chépbài của nhau trong khi thi.

Cốtình không nộp bài thi, dùng bài làm hoặc giấy nháp của người khác nộp làm bàithi của mình.

Bàilàm tỏ ra không nghiêm túc (có những câu tỏ ra không tôn trọng người làm côngtác thi).

Giámđốc Sở Giáo dục và Đào tạo hủy bỏ kếtquả kỳ thi hoặc tước quyền dự thi hoặc đề nghị truy tố trước pháp luật trongcác trường hợp:

Làmmất an ninh, trật tự, gây gổ rối loạn ở khu vực thi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiến hành kỳ thi vàkết quả thi.

Xúidục người khác gây gổ, đe dọa, xúc phạm đến người làm công tác thi, gây rốiloạn làm mất trật tự ởkhu vực thi.

Lăngmạ, hành hung người làm công tác thi và bảo vệ kỳ thi.

hành động phá hoại, khiến kỳthi không thể tiến hành được.

Khaiman hồ sơ thi.

Nhờngười thi hộ hoặc thi hộ người khác.

Cáchình thức kỷ luật đối với thí sinh từ cảnh cáo trở lên phải được công bố trướcHội đồng coi thi, thông báo đến cơ quan, đơn vị quản lý hoặc gia đình người bịkỷ luật biết.

3.Đối với những người có trách nhiệm duyệt kết quả kỳ thi mà cố tình làm sai kếtquả tốt nghiệp thì tùy theo mức độ, tính chất và tác hại, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ tịchUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dânViệt Nam (Bộ Quốc phòng) quyết định hình thức kỷ luật từ khiển trách đến cáchchức hoặc truy tố trước pháp luật./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Lê Vũ Hùng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.