• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 15/01/2004
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 92/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kiên Giang, ngày 15 tháng 1 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt đầu tư Dự án thủy điện Sơn La

______________________________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 44/2001/QH10 Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá X và Nghị quyết số 13/2002/QH11 Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XI về công trình thủy điện Sơn La;

Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (tờ trình số 2043 TTr-EVN-HĐQT-TĐ ngày 20 tháng 5 năm 2003); ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án thuỷ điện Sơn La (công văn số 4870/ HĐTĐSL ngày 11 tháng 8 năm 2003) đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thuỷ điện Sơn La,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1: Phê duyệt đầu tư Dự án thủy điện Sơn La theo các nội dung chính sau đây :

1. Tên dự án : Dự án thủy điện Sơn La.

2. Dự án thủy điện Sơn La gồm các dự án thành phần sau:

a) Dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La do Tổng công ty Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư gồm:

- Công trình đầu mối: Đập chính, đập tràn tại tuyến Pa Vinh II, kết cấu bê tông trọng lực;

- Tuyến năng lượng: Cửa lấy nước; đường dẫn nước áp lực; nhà máy thuỷ điện sau đập với 6 đến 8 tổ máy; trạm biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời;

- Đường dây tải điện 220 - 500 kV đấu nối nhà máy với hệ thống điện quốc gia;

- Nhà quản lý vận hành; nhà ở của cán bộ, công nhân viên vận hành nhà máy;

b) Dự án tái định canh định cư (theo địa bàn quản lý) do ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên là chủ đầu tư.

c) Dự án các công trình giao thông tránh ngập do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư.

3. Địa điểm xây dựng : Công trình chính thuộc địa phận xã ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Hồ chứa nước thuộc một số xã, huyện, trên địa bàn các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên.

4. Mục tiêu đầu tư Dự án thủy điện Sơn La :

- Cung cấp nguồn điện năng để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Góp phần chống lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho đồng bằng Bắc Bộ.

- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.

5. Các thông số chính:

+ Diện tích lưu vực: 43.760 km2.

+ Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,26 tỷ m3.

+ Dung tích chống lũ cho hạ du: 7,0 tỷ m3 (kể cả hồ Hoà Bình)

+ Dung tích hữu ích : 5,97 tỷ m3.

+ Mực nước dâng bình thường (MNDBT): 215 m.

+ Mực nước gia cường: 218,45 m (ứng với lũ tần suất 0,01%).

+ Mực nước kiểm tra: 231,43 m (ứng với lũ PMF).

+ Công suất lắp máy NLM: 2.400 MW.

+ Công suất đảm bảo NĐB: 614 MW(trong đó tăng cho Hoà Bình 107MW).

+ Điện lượng bình quân hàng năm E0: 9,429 tỷ kWh.

+ Cấp công trình : Cấp đặc biệt.

6. Các hạng mục công trình chủ yếu và giải pháp kết cấu chính:

+ Công trình đầu mối gồm: Đập chính, đập tràn tại tuyến Pa Vinh II, kết cấu bê tông trọng lực.

+ Tuyến năng lượng gồm: Cửa lấy nước, đường dẫn nước áp lực, nhà máy thủy điện sau đập với 6 - 8 tổ máy; trạm biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời.

+ Hệ thống điều khiển, bảo vệ, thông tin liên lạc, phòng, chống cháy nổ... theo các tiêu chuẩn Việt Nam và tham khảo áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài.

+ Đấu nối điện vào hệ thống điện quốc gia bằng đường dây 220 - 500 kV

+ Nhà quản lý vận hành.

+ Nhà ở cán bộ, công nhân viên quản lý, vận hành nhà máy.

7. Tổng mức đầu tư: 36.933.000 triệu VND (chua kể lãi vay trong thời gian xây dựng, theo giá quý III năm 2002, tỷ giá 1USD = 15.450 VND) trong đó:

 

1. Chi phí xây lắp

 

 

 

 

        9.546,860

 

 

 

 

tỷ VND

- Công tác chuẩn bị

                    - Chi phí xây dựng

                    - Chi phí lắp đặt

2. Chi phí thiết bị

3. Chi phí khác

4. Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, TĐC (trong đó có 5.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách):

   - Chi phí đền bù di dân TĐC

- Chi phí giảm thiểu tác động môi trường

   - Chi phí xây dựng đường tránh ngập

5. Chi phí hệ thống lưới điện

6. Chi phí giao thông ngoài công trường.

+ Dự phòng(10% cho các mục 1 + 2 + 3 + 5)

+ Chi phí bảo hiểm

799,025

7.990,254

757,580

8.030,352

2.587,771

       11.654,329

 

10.294,915

346,173

1.013,240

2.020,000

893,233

2.016,498

183,745

___________

36.933,000

"

"

"

"

"

"

 

"

"

"

"

"

"

"

* Vốn đền bù di dân tái định cư được xác định chính thức sau khi phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư nhưng không vượt quá mức phê duyệt tại Quyết định đầu tư Dự án thủy điện Sơn La.

8. Phương án vốn đầu tư Dự án thủy điện Sơn La huy động và trả nợ: theo công văn số 5170/TTr/BCN-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2003 của liên Bộ Công nghiệp - Tài chính.

9. Tiến độ:

+ Năm 2004 - 2005 chuẩn bị xây dựng; khởi công công trình chính vào cuối năm 2005.

+ Phát điện tổ máy thứ nhất vào năm 2012.

+ Hoàn thành công trình vào năm 2015.

Điều 2: Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:

1. Bộ Công nghiệp:

- Phê duyệt tổng mặt bằng đợt 1 (các hạng mục phục vụ khởi công).

- Phê duyệt thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán Dự án thủy điện Sơn La.

- Phê duyệt các hợp đồng tư vốn nước ngoài, mua sắm thiết bị nước ngoài của Dự án công trình thủy điện Sơn La.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan đề xuất cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Sơn La, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Bộ Xây dựng có trách nhiệm ban hành Tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật để làm căn cứ lập thiết kế kỹ thuật công trình thủy điện Sơn La; thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước và thực hiện công tác nghiệm thu công trình theo quy định bảo đảm chất lượng và an toàn theo yêu cầu đề ra.

3. Bộ Giao thông vận tải: là chủ đầu tư Dự án xây dựng các công trình giao thông tránh ngập, chỉ đạo thực hiện Dự án đáp ứng tiến độ đề ra.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đầu mối chỉ đạo, phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng dự án để tổ chức thực hiện công tác đền bù, tái định cư theo đúng các yêu cầu và tiến độ đề ra.

5. Bộ Thủy sản phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh có mặt nước hồ thủy điện Sơn La tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng mặt nước cho phát triển kinh tế thủy sản.

6. Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh Sơn La, Lai Châu chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc khai quật, bảo tồn các di sản văn hoá trong vùng ngập và bảo tồn, phát huy truyền thống văn hoá cộng đồng các dân tộc khi tiến hành giải phóng lòng hồ Sơn La và tái định cư.

7. Bộ Tài chính thực hiện việc bảo lãnh vay vốn để chủ đầu tư nhập thiết bị vật tư trong nước chưa sản xuất được (hoặc không đáp ứng được yêu cầu) cho Dự án thủy điện Sơn La.

8. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu điều chỉnh kế hoạch quốc phòng đã có trên địa bàn, xây dựng phương án bảo đảm an ninh, quốc phòng trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện Sơn La.

9. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ trong qúa trình xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện Sơn La.

10. Ủy ban nhân dân các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện công tác đền bù di dân tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và có giải pháp thực hiện đáp ứng theo yêu cầu đề ra.

11. Tổng công ty Điện lực Việt Nam căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Dự án thủy điện Sơn La; tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La và ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương liên quan tiến hành lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, trình duyệt theo quy định; lập dự án nâng cấp đánh giá tác động môi trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật trình Bộ Xây dựng ban hành; xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác thiết kế và công tác vận hành hồ chứa sau này; phối hợp với nhà thầu xây lắp khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị để khởi công xây dựng công trình chính vào năm 2005.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4: Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đoàn thể; Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty Sông Đà chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.