• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 08/11/2012
QUỐC HỘI
Số: 31/2012/QH13
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kiên Giang, ngày 8 tháng 11 năm 2012

NGHỊ QUYẾT

Về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013

______________________

 

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một sđiều theo Nghị quyết s 51/2001/QH10;

Trên cơ sở xem xét các Báo cáo ca Chính phủ, Tòa án nhân dân ti cao, Viện kim sát nhân dân tối cao, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan và ý kiến đại biu Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ

I. V TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2012

Năm 2012, kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, kinh tế - xã hội đã có chuyển biến nhất định. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi; sản xuất nông nghiệp mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn phát triển n định; du lịch, dịch vụ tăng khá; các đề án tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược được chú trọng xây dựng và bước đầu triển khai thực hiện; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm; các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa - thông tin và truyền thông đạt được một số kết quả; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại, quốc phòng được tăng cường, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Tuy nhiên, áp lực lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn lớn; các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, tổng đầu tư toàn xã hội, tạo việc làm mới, tỷ lệ giảm nghèo, tỷ lệ che phủ rừng không đạt được kế hoạch đề ra. Thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp; lãi suất, nợ xấu ngân hàng ở mức cao; hoạt động của một số ngân hàng thương mại thiếu minh bạch và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong tiếp cận vốn tín dụng, hàng hóa tồn kho nhiều; số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động vẫn ở mức cao. Thị trường bt động sản trm lắng, chưa có khả năng phục hồi; thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh; thị trường vàng còn nhiều biến động; tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng chưa được ngăn chặn hiệu quả, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, tiêu dùng và tâm lý xã hội. Kinh tế tăng trưởng chậm lại tác động tiêu cực đến việc làm, giảm nghèo; đời sống của người dân, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động có thu nhập thấp. Lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn chưa có sự chuyển biến căn bản. Tai nạn giao thông có giảm nhưng còn ở mức cao. Tình trạng khiếu kiện, tội phạm, tệ nạn xã hội, tham nhũng còn diễn biến phức tạp.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ từ nay đến cuối năm tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết hàng hóa tồn kho và nợ xấu. Cần tập trung xử lý các mặt hàng tồn kho cao, chủ yếu là sắt thép, xi măng, vật liệu xây dựng, căn hộ nhà chung cư, đẩy mạnh tuyên truyền khuyến khích, mở các đợt bán giảm giá thu hút người tiêu dùng; tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là các mặt hàng nông, thủy, hải sản; khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của nhau. Các ngân hàng thương mại, trước hết là ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cphần Nhà nước nắm quyền chi phối phải chia sẻ và tham gia tháo gỡ khó khăn cùng với doanh nghiệp; các tổ chức tín dụng cần nhận thức tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chính là tháo gỡ khó khăn cho chính hệ thống tổ chức tín dụng mình, cần sớm hoàn thành việc rà soát lại các công trình đầu tư dở dang đang bị giãn, hoãn tiến độ, đẩy nhanh việc thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; tập trung đầu tư hoàn thiện các dự án trọng yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, ngành, vùng, địa phương. Khẩn trương chỉ đạo giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm chất lượng.

II. VMỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YU NĂM 2013

1. Mục tiêu tổng quát

Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5%.

Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%.

Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 8%.

Bội chi ngân sách nhà nước không quá 4,8% GDP.

Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 8%.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%.

Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động.

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 49%.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 16%.

Số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 22 giường.

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 84%.

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 75%.

Tỷ lệ che phủ rừng đạt 40,7%.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm kiềm chế lạm phát, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, phân tích diễn biến thị trường trong nước và thế giới, có biện pháp điều hành phù hợp; bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều chỉnh giá một số mặt hàng Nhà nước quản lý theo lộ trình một cách linh hoạt với liều lượng hợp lý. Khắc phục bất cập trong quản lý, n định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân. Thu hút và đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, quản lý có hiệu quả đầu tư gián tiếp nước ngoài; hoàn thiện cơ chế bảo đảm lợi ích của Nhà nước và các bên có liên quan để thu hút nhiều dự án đầu tư theo hình thức công - tư kết hợp; tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế và kiều hối.

2. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, hạ lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát; khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay lãi suất thấp đối với các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp tạo nhiều việc làm, doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp; giám sát chặt chẽ bảo đảm thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước, nhất là quy định lãi suất, tiếp cận vốn tín dụng; tiếp tục các giải pháp giảm nợ xấu, cho phép cơ cấu lại nợ các khoản vay phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã hoàn thành công trình nhưng vốn ngân sách chưa thanh toán; có chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ các công trình công nghiệp quy mô lớn. Đối với các dự án mở rộng Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và huy động các hình thức đầu tư khác để thực hiện. Hỗ trợ các nhà thầu trong nước nâng cao năng lực để tham gia nhiều hơn vào các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng quy mô lớn. Tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây dựng cơ bản, bảo đảm hiệu quả công trình, an toàn cho nhân dân. Thực hiện các giải pháp bảo vệ 3,812 triệu ha đất trồng lúa.

3. Mở rộng thị trường đẩy mnh xuất khẩu, hạn chế nhập khu hàng tiêu dùng không thiết yếu, hàng xa xỉ; tăng cường công tác quản lý thị trường chống hàng nhập lậu, hàng giả, có chính sách phát triển thị trường trong nước, xây dựng các hàng rào phi thuế quan phù hp với cam kết quốc tế đhạn chế nhập khu máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong sinh hoạt, đời sống của nhân dân, trong chi tiêu ngân sách nhà nước, giảm hội họp, hạn chế tổ chức lễ hội, kỷ niệm thành lập ngành, cắt giảm các đoàn đi công tác nước ngoài bằng nguồn ngân sách, kcả đối với các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu nhà nước nắm quyền chi phối. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

4. Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục để tập trung thực hiện đột phá chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đy mnh thực hiện các giải pháp về việc làm, thực hiện lộ trình cải cách tiền lương; tăng cường quản lý nhà nước về lao động, trong đó có việc đưa lao động sang các nước và lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tập trung đầu tư đúng mức cho công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao y đức và chất lượng khám chữa bệnh; mở rộng và nâng mức hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng khó khăn. Tập trung có trọng điểm vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho các bệnh viện tuyến huyện còn dở dang, ưu tiên cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Mở rộng chính sách an sinh xã hội, quan tâm thực hiện các chính sách đối với người nghèo, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn. Tạo động lực phát triển hoạt động khoa học và công nghệ. Có chính sách khuyến khích huy động nguồn lực xã hội cho công tác bảo vệ môi trường; tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác khoáng sản trái phép gây hủy hoại môi trường.

5. Chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh có hiệu quả với mọi hành vi tham nhũng. Tập trung giải quyết hiệu quả các vụ khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ khiếu nại, tố cáo đông người liên quan đến đất đai; trong năm 2013 giải quyết cơ bản các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài gây bức xúc trong nhân dân và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

6. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, tạo chuyển biến căn bản về phòng chống vi phạm pháp luật, tội phạm; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phm; tiếp tục giảm tai nạn và chống ùn tắc giao thông, đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện tốt văn hóa giao thông; trin khai có hiệu quả công tác an toàn lao động và phòng, chống cháy nổ.

7. Đy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tăng cường thế trận quc phòng, an ninh trên các địa bàn trọng điểm, biên giới, hải đảo, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Chủ động ngăn chặn mọi âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Tiếp tục mở rộng và kết hợp chặt chẽ các hoạt động quốc phòng, an ninh và đối ngoại, xử lý hài hòa quan hệ đối ngoại; đưa quan hệ với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn và đối tác tiềm năng, bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu, ổn định để phát triển và bảo vệ đất nước.

8. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ban hành và hoàn thiện các chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Đề cao trách nhiệm người đứng đu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Rà soát việc phân cấp quản lý nhà nước, quy định rõ hơn trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh tế giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp, các ngành, gắn trách nhiệm với quyền hạn, nghĩa vụ với lợi ích và phù hợp với năng lực, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính và đạo đức công vụ, xây dựng lòng tin và sự đồng thuận của nhân dân, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của chính quyền địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cộng đồng, các tổ chức xã hội tham gia giám sát.

IV. T CHC THC HIỆN

Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo chức năng của mình tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao Nghị quyết của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật giám sát và động viên mọi tầng lp nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội.

Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, tiến tới hoàn thành ở mức cao nhất Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, Kỳ họp thứ tư thông qua ngày 08 tháng 11 năm 2012./.

Chủ tịch Quốc hội

(Đã ký)

 

Nguyễn Sinh Hùng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.