• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 27/09/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 01/12/2015
CHÍNH PHỦ
Số: 48/2000/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kiên Giang, ngày 12 tháng 9 năm 2000

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí

 

CHÍNH PHỦ

 Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng6 năm 2000;

Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghịđịnh này quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí được Quốc hội nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX thông qua ngày 06 tháng 7 năm 1993 và Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí được Quốc hội nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000 (sau đây gọi chunglà Luật Dầu khí).

Điều 2.Đối tượng áp dụng

Nghịđịnh này áp dụng đối với các hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ, khaithác dầu khí, kể cả xử lý, thu gom, tàng trữ, vận chuyển dầu khí trong khu vựckhai thác cho tới điểm giao nhận và các hoạt động dịch vụ dầu khí trong phạm viđất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa củanước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như trên các công trình, phươngtiện, thiết bị phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định tại Điều 47 Luật Dầukhí.

Điều 3. Đối tượng được tiến hành hoạt động dầu khí

Cáctổ chức, cá nhân được tiến hành hoạt động dầu khí bao gồm:

1.Tổng công ty Dầu khí Việt Nam;

2.Doanh nghiệp Nhà nước khác được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;

3.Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp;

4.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

5.Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam;

6.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về Việt Nam.

Tổchức, cá nhân quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này được tiến hànhhoạt động dầu khí trên cơ sở hợp đồng dầu khí ký kết với Tổng công ty Dầu khíViệt Nam.

Trongtrường hợp tự tiến hành hoạt động dầu khí, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam phảilập đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phải tuân thủ các quy định củaLuật Dầu khí, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Nghị định này, cũng như các quy địnhkhác có liên quan của pháp luật Việt Nam.

Điều 4. Định nghĩa

TrongNghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1."Công trình cố định" là công trình được xây dựng, lắp đặt cố định vàsử dụng để phục vụ hoạt động dầu khí.

2."Diện tích hợp đồng" là diện tích được xác định trên cơ sở các lô tìmkiếm thăm dò theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí hoặc diện tích còn lại saukhi hoàn trả diện tích.

3."Điểm giao nhận" là điểm được thoả thuận trong hợp đồng dầu khí mà ởđó dầu khí được chuyển giao quyền sở hữu cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí.

4."Hợp đồng giao dịch sòng phẳng" là hợp đồng giao dịch giữa người muavà người bán trong quan hệ thị trường, không bao gồm các hợp đồng mua bán giữanội bộ của một công ty, giữa các Chính phủ, giữa các tổ chức thuộc Chính phủ,hoặc bất cứ giao dịch, trao đổi nào bị ảnh hưởng bởi những quan hệ thương mạikhông bình thường.

5."Khí đồng hành" là hydrocarbon ở thể khí được tách ra trong quá trìnhkhai thác và xử lý dầu thô.

6."Phát triển mỏ" là quá trình chuẩn bị và đầu tư xây dựng côngtrình, khoan khai thác, lắp đặt thiết bị để đưa mỏ vào khai thác dầu khí kể từkhi mỏ đó được tuyên bố phát hiện có giá trị thương mại.

7."Sản lượng dầu khí thực" là sản lượng dầu khí khai thác vàgiữ được từ diện tích hợp đồng, được đo tại điểm giao nhận.

 

Chương II

HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ

Điều 5. Đề án và chương trình công tác

1.Tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khíphải lập đề án tổng thể, đề án chi tiết đối với các hoạt động này, trình cơquan quản lý Nhà nước về dầu khí để xem xét, chấp thuận.

Thờihạn xem xét, chấp thuận không quá sáu mươi ngày (60 ngày) đối với đề án tổngthể và không quá ba mươi ngày (30 ngày) đối với các đề án chi tiết kể từ ngàynhận được đề án.

2.Tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khíphải lập chương trình công tác năm tương ứng theo từng giai đoạn phù hợp vớicác cam kết trong hợp đồng dầu khí về thời hạn, nội dung công việc, tài chínhvà gửi Tổng công ty Dầu khí Việt Nam để thoả thuận thực hiện.

Điều 6. Các tiêu chuẩn được áp dụng

Tổchức, cá nhân khi tiến hành hoạt động dầu khí phải áp dụng các tiêu chuẩn ViệtNam về an toàn, môi trường, kỹ thuật và công nghệ có liên quan.

Trongtrường hợp chưa có tiêu chuẩn Việt Nam, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt độngdầu khí được áp dụng các tiêu chuẩn trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam làmột bên tham gia hoặc ký kết.

Việcáp dụng các tiêu chuẩn khác phải được phép của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Điều 7. Các tài liệu về môi trường và an toàn

Tổchức, cá nhân trước khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầukhí phải xây dựng và trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền các tài liệusau:

Báocáo đánh giá tác động môi trường;

Chươngtrình quản lý an toàn và đánh giá mức độ rủi ro kèm theo các biện pháp hạn chếsự cố và thiệt hại;

Kếhoạch ứng cứu khẩn cấp các sự cố bao gồm cả các biện pháp kỹ thuật và việc sửdụng các phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố.

Điều 8. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn

Tổchức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phảithực hiện các công việc có liên quan đến bảo vệ môi trường và an toàn sau:

1.Lập vùng an toàn và duy trì tín hiệu an toàn cho các công trình dầu khí và máymóc thiết bị theo quy định tại Điều 11 Nghị định này;

2.Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn theo chương trình quản lý an toàn đã đượcphê duyệt;

3.Thực hiện chương trình quan trắc các thay đổi về môi trường, thực hiện kế hoạchbảo vệ môi trường và các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm và khắc phục hậu quả dosự cố ô nhiễm môi trường gây ra theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

4.Hạn chế tới mức thấp nhất những tác động làm ảnh hưởng hoặc đưa đến hậu quả xấucho môi trường như ô nhiễm đất, nước, rừng, không khí, gây hại cho hệ thực vậtvà động vật, làm mất cân bằng sinh thái hoặc làm ảnh hưởng xấu tới môi trườngdân sinh;

5.Cập nhật số liệu và hoàn thiện báo cáo đánh giá rủi ro, báo cáo việc thực hiệnkế hoạch ứng cứu khẩn cấp;

6.Ghi chép đầy đủ các sự cố, tai nạn xảy ra;

7.Thông báo khẩn cấp và áp dụng ngay các biện pháp khắc phục trong trường hợp bịtai nạn hoặc sự cố;

8.Áp dụng các biện pháp để bảo đảman toàn lao động.

Điều 9. Trách nhiệm khi xảy ra sự cố

Tổchức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường, kể cả việc làm sạch và khôiphục hiện trạng môi trường do tác hại trực tiếp hay gián tiếp của hoạt động dầukhí gây ra.

Điều 10. Các yêu cầu về bảo tồn tài nguyên

Tổchức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phảituân thủ các quy định về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên dầu khí vàkhai thác dầu khí với hệ số thu hồi dầu khí tối ưu phù hợp với thông lệ trongcông nghiệp dầu khí quốc tế.

Điều 11. Vùng an toàn dầu khí

Khoảngcách vùng an toàn cho các công trình khoan, khai thác trên biển là năm trăm mét(500 mét) trở ra tính từ rìa ngoài cùng của các công trình hoặc từ vị trí thảneo đối với các phương tiện nổi, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủquyết định. Trong phạm vi hai hải lý (2 hải lý) tính từ rìa ngoài cùng của côngtrình, các phương tiện, tàu thuyền không được thả neo. Trong phạm vi vùng antoàn, người không có trách nhiệm không được phép xâm nhập, trừ trường hợp đặcbiệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Vùngan toàn xung quanh các công trình phục vụ tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khítrên đất liền do cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí quy định, tuỳ thuộc vàođiều kiện địa lý, xã hội của nơi tiến hành hoạt động dầu khí.

Điều 12. Các quy định trong khi khoan

Trongkhi tiến hành khoan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện các quy định sau đây:

1.Khoan theo thiết kế hoặc thiết kế có thay đổi đã được duyệt;

2.Không được khoan ra ngoài diện tích hợp đồng dầu khí;

3.Lưu giữ toàn bộ tài liệu và mẫu vật thu được trong quá trình khoan và nộp choTổng công ty Dầu khí Việt Nam;

4.Thông báo kịp thời cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam các tài nguyên khác pháthiện được trong khi khoan.

Tổchức, cá nhân tiến hành khoan còn phải tuân thủ các quy định khác trong các quychế hiện hành.

Điều 13. Quy định về khai thác dầu khí

Tổchức, cá nhân tiến hành khai thác dầu khí phải tuân thủ các quy định về khaithác tài nguyên dầu khí hiện hành, thực hiện đúng nội dung kế hoạch tổng thể vàkế hoạch phát triển mỏ dầu khí đã được phê duyệt; phải áp dụng các biện pháp kỹthuật và thiết bị tiên tiến nhằm thu hồi dầu khí tối ưu nhưng không gây tác hạiđến lòng đất, môi trường sinh thái và an toàn mỏ.

Điều 14. Quyền sử dụng thiết bị và phương tiện

Chínhphủ Việt Nam có quyền sử dụng các thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dầukhí, kể cả đường ống, kho chứa do tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khíđang quản lý và sử dụng, với điều kiện không gây cản trở cho hoạt động dầu khívà không làm tăng thêm chi phí cho Nhà thầu.

Điều 15. Nghĩa vụ tháo dỡ công trình

Tổchức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phảilập chương trình, kế hoạch, dự toán chi phí cho việc tháo dỡ các công trình cốđịnh phục vụ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, trình cơ quanquản lý Nhà nước về dầu khí phê duyệt. Chi phí cho việc tháo dỡ được tính vàochi phí dầu khí được thu hồi.

Theoyêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí, tổ chức, cá nhân tiến hànhhoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có thể không tháo dỡ hoặc chỉtháo dỡ một phần công trình cố định nói trên.

Điều 16. Bảo hiểm dầu khí

Tổchức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải mua bảo hiểm phù hợp quy địnhcủa pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế trong công nghiệp dầu khí, đặc biệtlà bảo hiểm các công trình phục vụ hoạt động dầu khí, bảo hiểm ô nhiễm môi trường,bảo hiểm tính mạng con người, bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự bên thứba.

Khuyếnkhích việc mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm Việt Nam.

Điều 17. Trách nhiệm báo cáo của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam

Tổngcông ty Dầu khí Việt Nam phải gửi cho cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí nhữngvăn bản sau:

1.Các phương án, kế hoạch hoạt động dầu khí hàng năm và dài hạn;

2.Báo cáo tổng hợp về việc thực hiện và kết quả hoạt động dầu khí hàng quý vàhàng năm;

3.Báo cáo tình hình thực hiện các dự án kinh tế, kỹ thuật về hoạt động dầu khí;

4.Báo cáo các sự kiện quan trọng, sự cố liên quan đến hoạt động dầu khí;

5.Các báo cáo khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí.

Thờihạn và nội dung từng loại văn bản do cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí quyđịnh.

Điều 18.Cung cấp thông tin

Nhàthầu phải cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, báo cáo về hoạt động dầu khítheo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí.

Cáccơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền có thể yêu cầu Nhà thầu cung cấp thôngtin, báo cáo khi cần thiết, phù hợp với chức năng quản lý Nhà nước.

Điều 19.Bảo mật thông tin

Cácbáo cáo và thông tin phải được giữ bí mật theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tổchức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí được sử dụng và phải lưu giữ tại ViệtNam các tài liệu gốc, mẫu vật và báo cáo; được phép tạm xuất và tái nhập cáctài liệu, mẫu vật đó theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

 

Chương III

HỢP ĐỒNG DẦU KHÍ

Điều 20. Hình thức hợp đồng dầu khí

Hợpđồng dầu khí được ký kết dưới các hình thức sau:

Hợpđồng chia sản phẩm;

Hợpđồng điều hành chung;

Hợpđồng liên doanh.

Ngoàicác hình thức hợp đồng trên đây, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và đối tác cóthể thoả thuận lựa chọn các hình thức hợp đồng khác.

Điều 21. Người điều hành

Việccử hoặc thuê Người điều hành được thoả thuận trong hợp đồng dầu khí hoặc bằngmột văn bản riêng.

Phạmvi hoạt động điều hành được uỷ quyền do các bên tham gia hợp đồng thoả thuậntrong hợp đồng dầu khí hoặc văn bản về cử hoặc thuê Người điều hành.

Ngườiđiều hành được đại diện cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí tiến hành hoạtđộng tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và thực hiện quyền, nghĩa vụ trongphạm vi được ủy quyền theo thoả thuận về cử hoặc thuê Người điều hành và tuânthủ các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.

Điều 22. Công ty điều hành chung

Côngty điều hành chung được thành lập để đại diện cho các bên tham gia hợp đồng dầukhí tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí và thực hiện quyền,nghĩa vụ trong phạm vi được uỷ quyền theo thoả thuận về điều hành chung và tuânthủ các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.

Côngty điều hành chung có con dấu, được mở tài khoản, được tuyển dụng lao động, đượcký các hợp đồng kinh tế và tiến hành các hoạt động khác theo uỷ quyền.

BộKế hoạch và Đầu tư quy định về tổ chức và hoạt động của Công ty điều hànhchung.

Điều 23. Đấu thầu các lô

Cơquan quản lý Nhà nước về dầu khí tổ chức đấu thầu các lô theo quy định về đấuthầu các lô tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí do Chính phủ Việt Nam banhành.

Trongtrường hợp chỉ có một đối tác tham gia đấu thầu hoặc trong trường hợp đặc biệtkhác, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chỉ định thầu theo đề nghị của cơquan quản lý Nhà nước về dầu khí.

Điều 24. Giai đoạn tìm kiếm thăm dò

Giaiđoạn tìm kiếm thăm dò quy định tại Điều 17 Luật Dầu khí có thể được chia thànhcác giai đoạn nhỏ. Thời hạn của các giai đoạn nhỏ do các bên thamgia hợp đồng dầu khí thỏa thuận.

Điều 25. Kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò

Trongtrường hợp giai đoạn tìm kiếm thăm dò hết hạn mà Nhà thầu vẫn chưa hoàn thànhchương trình công tác, thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò có thể được kéodài theo quy định tại Điều 17 Luật Dầu khí. Nhà thầu và Tổng công ty Dầu khíViệt Nam phải có văn bản nêu rõ lý do xin kéo dài thời hạn của giai đoạn tìmkiếm thăm dò, trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét phê duyệt trước khikết thúc giai đoạn tìm kiếm thăm dò.

Điều 26. Giữ lại diện tích phát hiện khí

Pháthiện khí có khả năng thương mại theo quy định tại Điều 17 Luật Dầu khí là pháthiện khí mà qua thẩm lượng và đánh giá sơ bộ của Nhà thầu, việc đầu tư khaithác mỏ đó có hiệu quả.

Nhàthầu và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam phải có văn bản nêu rõ lý do và đề nghịthời hạn giữ lại diện tích phát hiện khí trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định. Nếu thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí đã được Thủ tướngChính phủ cho phép kéo dài tới năm năm (5 năm) mà Nhà thầu vẫn chưa tìm đượcthị trường tiêu thụ khí thì Thủ tướng Chính phủ có thể cho phép kéo dài thêmhai năm (2 năm) tiếp theo theo đề nghị của Nhà thầu và Tổng công ty Dầu khíViệt Nam.

Trườnghợp Nhà thầu cố tình trì hoãn hoặc thiếu thiện chí trong việc thoả thuận về hợpđồng mua bán khí, việc cho phép giữ lại diện tích phát hiện khí có thể bị đìnhchỉ hoặc không được xem xét cho kéo dài.

Điều 27. Tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợpđồng dầu khí

1.Tạm dừng trong trường hợp bất khả kháng.

Cácbên tham gia hợp đồng dầu khí có thể thoả thuận phương thức tạm dừng việc thựchiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí trong trường hợp bất khảkháng theo quy định tại Điều 17 Luật Dầu khí. Sự kiện bất khả kháng do các bêntham gia hợp đồng dầu khí thoả thuận trong hợp đồng dầu khí.

Trongtrường hợp sự kiện bất khả kháng chấm dứt, nhưng hậu quả của sự kiện bất khảkháng chưa khắc phục xong, việc tiếp tục tạm dừng thực hiện mộtsố quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định.

2.Tạm dừng trong trường hợp đặc biệt.

Trườnghợp đặc biệt được tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợpđồng dầu khí theo quy định tại Điều 17 Luật Dầu khí là các trường hợp vì lý doquốc phòng, an ninh hoặc các lý do đặc biệt khác. Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của Nhà thầu và Tổng công ty Dầukhí Việt Nam.

Điều 28. Hoàn trả diện tích tìm kiếm thăm dò

Nhàthầu phải hoàn trả diện tích tìm kiếm thăm dò theo quy định sau:

1.Không ít hơn 20% diện tích hợp đồng ban đầu vào cuối mỗi giai đoạn nhỏ của giaiđoạn tìm kiếm thăm dò.

2.Toàn bộ diện tích hợp đồng còn lại sau khi kết thúc giai đoạn tìm kiếm thăm dòtrừ các diện tích đang thẩm lượng, diện tích phát triển mỏ, khai thác dầu khívà diện tích được giữ lại theo quy định tại Điều 17 Luật Dầu khí.

Nhàthầu có thể tự nguyện hoàn trả diện tích vào bất kỳ lúc nào trong giai đoạn tìmkiếm thăm dò. Các vùng đã tự nguyện hoàn trả được trừ khỏi nghĩa vụ hoàn trảdiện tích. Việc tự nguyện hoàn trả diện tích không làm giảm các nghĩa vụ đã camkết trong hợp đồng dầu khí.

Diệntích hoàn trả phải tạo thành các dạng hình học đơn giản.

Cáccông trình cố định phải được tháo dỡ khỏi diện tích hoàn trả theo quy định tạiĐiều 15 Nghị định này.

Điều 29. Cam kết công việc

Nhàthầu và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam phải thỏa thuận chương trình công việctrong giai đoạn tìm kiếm thăm dò với các cam kết tối thiểu về khối lượng khảosát địa vật lý, khối lượng giếng khoan, các nghiên cứu tổng hợp khác, các camkết về đào tạo, tuyển dụng, chuyển giao công nghệ.

Ướctính chi phí cho cam kết công việc tối thiểu nói trên được coi là cam kết tàichính tối thiểu. Nhà thầu được coi là hoàn thành cam kết tài chính tối thiểukhi các cam kết công việc tối thiểu đã hoàn thành.

Trongtrường hợp Nhà thầu xin chấm dứt hợp đồng dầu khí, nhưng chưa hoàn thành cáccam kết công việc tối thiểu thì phải hoàn trả cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nammột khoản tiền tương ứng với khối lượng công việc đã cam kết thực hiện nhưng chưahoàn thành tính theo cam kết tài chính tối thiểu.

Điều 30. Khai thác sớm

Tronggiai đoạn tìm kiếm thăm dò, nếu Nhà thầu tiến hành khai thác sớm tại các khuvực thuộc diện tích hợp đồng dầu khí thì phải trình cơ quan quản lý Nhà nước vềdầu khí phê duyệt kế hoạch khai thác sớm theo quy định của Luật Dầu khí và Nghịđịnh này.

Điều 31. Các công việc sau khi phát hiện dầu khí

Saukhi phát hiện dầu khí, Nhà thầu phải thông báo kịp thời và báo cáo các kết quảnghiên cứu, đánh giá và các tài liệu có liên quan cho cơ quan quản lý Nhà nướcvề dầu khí và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.

Nhàthầu và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam phải thoả thuận trong hợp đồng dầu khícác điều khoản về căn cứ xác định mỏ có giá trị thương mại, thời hạn trình chươngtrình thẩm lượng mỏ, kế hoạch đại cương và kế hoạch phát triển mỏ.

Nhàthầu phải thông báo kết quả thẩm lượng cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Nếukết quả thẩm lượng cho thấy mỏ có giá trị thương mại, Nhà thầu được tuyên bốphát hiện thương mại.

Nhàthầu và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam phải gửi cơ quan quản lýNhà nước về dầu khí báo cáo trữ lượng, kế hoạch phát triển mỏ để trình Thủ tướngChính phủ phê duyệt.

Saukhi kế hoạch phát triển mỏ được phê duyệt, nếu Nhà thầu không tiến hành pháttriển mỏ và khai thác dầu khí theo thời hạn đã quy định trong văn bản phê duyệtthì cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí được quyền thu hồi mỏ.

Điều 32. Sử dụng dầu khí cho hoạt động khai thác

Trongquá trình khai thác dầu khí, Nhà thầu có thể sử dụng dầu khí khai thác được từdiện tích hợp đồng cho các hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác theo địnhmức phù hợp với thông lệ trong công nghiệp dầu khí quốc tế.

Điều 33.Báo cáo định kỳ

Trongquá trình khai thác dầu khí, Nhà thầu phải nộp báo cáo định kỳ về sản lượngkhai thác, thành phần, tỷ trọng dầu khí khai thác được của từng mỏ, từng đối tượngkhai thác cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.

Báocáo trên phải bao gồm cả thông tin về khối lượng dầu khí sử dụng để phục vụ tìmkiếm thăm dò và khai thác, khối lượng dầu khí hao hụt hoặc bị đốt bỏ.

Điều 34. Sử dụng khí đồng hành

Nhàthầu có thể sử dụng khí đồng hành khai thác được trong diện tích hợp đồng làmnhiên liệu phục vụ cho hoạt động dầu khí tại mỏ hoặc bơm trở lại mỏ.

Khíđồng hành chỉ được đốt bỏ khi được cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí cho phép.

Chínhphủ Việt Nam có quyền sử dụng không phải trả tiền khí đồng hành mà Nhà thầu cóý định đốt bỏ nếu việc này không gây cản trở cho hoạt động của Nhà thầu. Trongtrường hợp đó, Nhà thầu phải tạo điều kiện để công việc trên được thực hiệnthuận lợi.

Điều 35. Mỏ dầu khí vượt ra ngoài diện tích hợp đồng

Trongtrường hợp mỏ dầu khí vượt ra ngoài diện tích hợp đồng dầu khí sang diện tíchlô chưa đấu thầu hoặc chưa chỉ định thầu thì Tổng công ty Dầu khí Việt Nam vàNhà thầu lập dự án hợp tác để khai thác toàn bộ mỏ đó trình Thủ tướng Chính phủphê duyệt.

Điều 36. Hợp nhất mỏ

Trongtrường hợp mỏ dầu khí của diện tích hợp đồng dầu khí vượt sang diện tích lô đãđấu thầu, chỉ định thầu hoặc đã ký kết hợp đồng dầu khí thì các bên liên quanthỏa thuận lập dự án để khai thác chung toàn bộ mỏ đó trình Thủ tướng Chính phủphê duyệt.

 

Chương IV

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ

Điều 37. Quyền ký kết hợp đồng để phục vụ hoạt động dầu khí

Tổchức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí đượcquyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ dầu khí với Nhà thầuphụ hoặc với các tổ chức, cá nhân khác để phục vụ hoạt động dầu khí.

Nhàthầu và Nhà thầu phụ phải ưu tiên mua hàng hoá do Việt Nam sản xuất và cungcấp; ưu tiên ký kết hợp đồng dịch vụ với tổ chức, cá nhân Việt Nam trên nguyêntắc bảo đảm tính cạnh tranh về giá cả và chất lượng.

Điều 38. Chế độ đối với người lao động

Nhàthầu phải có nội quy lao động, thang bảng lương, chế độ trả thưởng, phụ cấp vàcác chế độ khác đối với người lao động phù hợp với quy định của pháp luật ViệtNam về lao động, có tính đến thông lệ được áp dụng trong công nghiệp dầu khíquốc tế; phải có biểu biên chế, kế hoạch tuyển dụng lao động và kế hoạch đàotạo hàng năm.

Điều 39. Tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động

Tổchức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động dầu khí phải ưu tiên sử dụng laođộng là người Việt Nam và được tuyển dụng người nước ngoài làm những công việcmà người Việt Nam chưa thể đảm nhận, nhưng phải có kinh phí, chương trình đàotạo để người Việt Nam sớm thay thế người nước ngoài.

Việctuyển dụng người lao động phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam vềlao động.

Tổchức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động dầu khí được trực tiếp tuyển chọnvà ký kết hợp đồng lao động với người có giấy phép lao động.

Điều 40. Quyền mở tài khoản và mua ngoại tệ

1.Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mở tài khoản tại Việt Nam và nướcngoài. Khi mở tài khoản tại nước ngoài, Nhà thầu phải đăng ký với Ngân hàng Nhànước Việt Nam.

2.Sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam,Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài được chuyển ra nước ngoài hoặc được giữlại ở nước ngoài thu nhập từ việc bán dầu khí thuộc phần thu hồi chi phí, lợinhuận và các thu nhập hợp pháp khác thu được trong quá trình hoạt động dầu khí.

3.Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua ngoại tệ tại ngân hàng thươngmại hoặc tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam để đáp ứngcho các nhu cầu giao dịch vãng lai hay các giao dịch được phép khác theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam về quản lý ngoại hối.

Điều 41. Bảo đảm cân đối ngoại tệ

1.Dự án quan trọng được bảo đảm cân đối ngoại tệ là dự án khai thác dầu khí củaNhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài, có bán toàn bộ hoặc một phần dầu khítại thị trường Việt Nam để phục vụ cho các dự án đặc biệt quan trọng đầu tưtheo chương trình của Chính phủ Việt Nam và dự án có bán dầu khí theo yêu cầucủa Chính phủ Việt Nam theo quy định tại khoản 9 Điều 30 Luật Dầu khí.

2.Số ngoại tệ được Chính phủ Việt Nam bảo đảm cân đối theo quy định tại khoản 1Điều này là số ngoại tệ thiếu hụt sau khi Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nướcngoài đã mua tại các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng được phépkinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam nhưng không vượt quá số tiền Đồng Việt Nam màNhà thầu thu được từ việc bán dầu khí tại thị trường Việt Nam.

3.Việc chuyển đổi Đồng Việt Nam sang loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được, đượcthực hiện theo tỷ giá mua bán của các ngân hàng thương mại công bố tại thờiđiểm chuyển đổi.

Điều 42. Nghĩa vụ bán dầu thô tại thị trường Việt Nam

Trongtrường hợp khẩn cấp, theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, Nhà thầu có nghĩa vụbán một phần dầu thô thuộc quyền sở hữu của mình tại thị trường Việt Nam.

Phầndầu thô do Chính phủ Việt Nam yêu cầu đối với từng Nhà thầu bán tại thị trườngViệt Nam được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa số dầu thô thuộc sở hữu củaNhà thầu đó và tổng số dầu thô thuộc sở hữu của tất cả các Nhà thầu khai thácdầu khí tại Việt Nam.

Giábán dầu thô theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam là giá bán theo giá cạnh tranhquốc tế.

Điều 43. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh

Trongtrường hợp hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng liên doanh thìdoanh nghiệp liên doanh được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đã thoả thuậntrong hợp đồng liên doanh, các quyền và nghĩa vụ của Nhà thầu được quy định tạiChương này và các quy định tương ứng của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

 

Chương V

CÁC QUY ĐỊNH VỀ THUẾ, TÀI CHÍNH

Điều 44. Thuế tài nguyên đối với dầu thô

Tổchức, cá nhân tiến hành khai thác dầu thô phải nộp thuế tài nguyên.

Thuếtài nguyên đối với dầu thô được xác định trên cơ sở lũy tiến từng phần của tổngsản lượng dầu thô thực, khai thác trong mỗi kỳ nộp thuế tính theo sản lượng dầuthô bình quân mỗi ngày khai thác được của toàn bộ diện tích hợp đồng dầu khí.

Biểuthuế tài nguyên đối với dầu thô được quy định như sau:

Sản lượng khai thác

Dự án khuyến khích đầu tư

Dự án khác

Đến 20.000 thùng/ngày

4%

6%

Trên 20.000 thùng đến 50.000 thùng/ngày

6%

8%

Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày

8%

10%

Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày

10%

15%

Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày

15%

20%

Trên 150.000 thùng/ngày

20%

25%

Điều 45. Thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên

Tổchức, cá nhân tiến hành khai thác khí thiên nhiên phải nộp thuế tài nguyên.

Thuếtài nguyên đối với khí thiên nhiên được xác định trên cơ sở lũy tiến từng phầncủa tổng sản lượng khí thực, khai thác trong mỗi kỳ nộp thuế tính theo sản lượngkhí bình quân mỗi ngày khai thác được của toàn bộ diện tích hợp đồng dầu khí.

Biểuthuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên được quy định như sau:

Sản lượng khai thác

Dự án khuyến khích đầu tư

Dự án khác

Đến 5 triệu m3/ngày

0%

0%

Trên 5 triệu m3 đến 10 triệu m3/ngày

3%

5%

Trên 10 triệu m3/ngày

6%

10%

Điều 46. Giá tính thuế tài nguyên

Giátính thuế tài nguyên đối với dầu thô là giá bình quân gia quyền của dầu thô đượcbán tại điểm giao nhận theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng trong kỳ nộp thuế.

Giátính thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên là giá bán theo hợp đồng giao dịchsòng phẳng tại điểm giao nhận trong kỳ nộp thuế.

Trongtrường hợp dầu khí được bán không theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng thì giátính thuế tài nguyên do Bộ Tài chính xác định dựa trên giá thị trường có xétđến chất lượng dầu khí, địa điểm và các yếu tố liên quan khác.

Điều 47. Phương thức nộp thuế tài nguyên

Thuếtài nguyên được nộp bằng dầu khí hoặc bằng tiền, hoặc một phần bằng tiền và mộtphần bằng dầu khí tùy theo sự lựa chọn của cơ quan thuế.

Cơquan thuế thông báo cho tổ chức, cá nhân tiến hành khai thác dầu khí trước 6tháng về việc nộp thuế tài nguyên bằng tiền hay bằng dầu khí.

Thuếtài nguyên được tạm nộp hàng tháng và quyết toán theo quý.

Nếuthuế tài nguyên được thu bằng dầu khí thì địa điểm nộp thuế là điểm giao nhận.Trong trường hợp cơ quan thuế yêu cầu nộp thuế tài nguyên tại địa điểm khác thìđối tượng nộp thuế được trừ chi phí vận tải và các chi phí trực tiếp khác phátsinh do thay đổi địa điểm nộp thuế vào phần thuế tài nguyên phải nộp.

Điều 48. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Tổchức, cá nhân tiến hành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phải nộp thuế thunhập doanh nghiệp.

Căncứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng thu nhập chịu thuế trong kỳ nộp thuếvà thuế suất quy định tại Điều 33 Luật Dầu khí.

Tổngthu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thácdầu khí và thu nhập khác.

Thunhập từ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí bằng doanh thu trừ cácchi phí liên quan đến hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong kỳnộp thuế theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 Nghị định này.

Thunhập khác bao gồm:

1.Chênh lệch về mua bán chứng khoán;

2.Thu nhập về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;

3.Thu nhập từ chuyển nhượng;

4.Thu nhập từ tiền gửi, cho vay vốn;

5.Chênh lệch do bán ngoại tệ;

6.Thu các khoản thu khó đòi đã xoá sổ kế toán, nay đòi được;

7.Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;

8.Thu nhập từ các khoản doanh thu khác liên quan đến hoạt động tìm kiếm thăm dòvà khai thác dầu khí sau khi trừ các khoản chi phí để tạo ra các khoản thu nhậpđó;

9.Các khoản thu nhập khác.

Điều 49. Doanh thu

Doanhthu để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động tìm kiếmthăm dò và khai thác dầu khí là toàn bộ giá trị dầu khí được bán theo hợp đồnggiao dịch sòng phẳng.

Trongtrường hợp dầu khí được bán không theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng thì doanhthu để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định bằngcách lấy khối lượng dầu khí được bán nhân với giá do Bộ Tài chính xác định theoquy định tại Điều 46 Nghị định này.

Điều 50. Chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanhnghiệp

Chiphí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

1.Chi phí được phép thu hồi theo thoả thuận tại hợp đồng dầu khí;

2.Thuế tài nguyên;

3.Thuế xuất khẩu;

4.Tiền hoa hồng dầu khí thoả thuận trong hợp đồng dầu khí;

5.Các khoản đóng góp tài trợ vì mục đích xã hội, từ thiện.

Điều 51. Các chi phí không được tính vào chi phí được thu hồi

Cácchi phí không được tính vào chi phí được thu hồi bao gồm:

1.Các chi phí phát sinh trước khi hợp đồng dầu khí có hiệu lực, trừ trường hợp đãđược thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí hoặc được cơ quan quản lý Nhà nước cóthẩm quyền chấp nhận;

2.Các loại hoa hồng dầu khí và các cam kết khác đã thỏa thuận không thu hồi tronghợp đồng dầu khí;

3.Lãi vay đối với số tiền đầu tư cho tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ vàkhai thác dầu khí;

4.Tiền nộp phạt, tiền bồi thường thiệt hại và các tổn thất do lỗi của tổ chức, cánhân đó gây ra;

5.Tiền nộp thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhậpdoanh nghiệp tại Việt Nam và ở nước ngoài và thuế chuyển lợi nhuận ra nướcngoài;

6.Những thiệt hại đã được bảo hiểm đền bù;

7.Các khoản góp tài trợ vì mục đích xã hội, từ thiện;

8.Những chi phí không hợp lý, hợp lệ không thể chứng minh được trong kiểm toán,quyết toán thuế và thanh tra.

Điều 52. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Tổchức, cá nhân tiến hành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại các dự ánkhuyến khích đầu tư dầu khí được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một nămđầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm năm mươi phần trăm (50%) sốthuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong một năm tiếp theo.

Thủtướng Chính phủ quyết định các trường hợp cụ thể được miễn thuế thu nhập doanhnghiệp trong hai năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm năm mươiphần trăm (50%) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong hai năm tiếp theo.

Điều 53. Phương thức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuếthu nhập doanh nghiệp được thu bằng tiền và được tạm nộp hàng quý, quyết toántheo năm.

Điều 54. Miễn thuế nhập khẩu

1.Hàng hoá dưới đây do tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò vàkhai thác dầu khí trực tiếp nhập khẩu hay uỷ thác nhập khẩu được miễn thuế nhậpkhẩu:

Thiếtbị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí,phương tiện vận chuyển dùng để đưa đón công nhân (ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên,phương tiện thuỷ), kể cả linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp,thay thế, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tảichuyên dùng, phương tiện vận chuyển nêu trên;

Vậttư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được;

Trangthiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công trình nổikhi được Bộ Y tế chấp thuận;

Hàngtạm nhập tái xuất phục vụ cho hoạt động dầu khí;

Trangthiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động dầu khí.

2.Hàng hoá quy định tại khoản 1 Điều này do Nhà thầu phụ và tổ chức, cá nhân khácnhập khẩu để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dòvà khai thác dầu khí thông qua hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấphàng hoá được miễn thuế nhập khẩu.

Điều 55. Thuế giá trị gia tăng

1.Hàng hoá dưới đây do tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò vàkhai thác dầu khí trực tiếp nhập khẩu hay uỷ thác nhập khẩu không thuộc diệnchịu thuế giá trị gia tăng:

Thiếtbị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loạitrong nước chưa sản xuất được cần thiết cho hoạt động tìm kiếm thăm dò và khaithác dầu khí.

Trongtrường hợp nhập khẩu dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ không thuộcdiện chịu thuế giá trị gia tăng, nhưng trong dây chuyền đồng bộ có thiết bị,máy móc trong nước đã sản xuất được thì không tính thuế giá trị gia tăng cho cảdây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ đó;

Vậttư nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần thiết cho hoạt độngtìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ;

Hàngtạm nhập tái xuất phục vụ cho hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.

2.Hàng hoá quy định tại khoản 1 Điều này do Nhà thầu phụ và tổ chức, cá nhân khácnhập khẩu để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dòvà khai thác dầu khí thông qua hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấphàng hoá không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.

Điều 56. Truy nộp thuế

Hànghoá được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 54 hoặc không thuộc diệnchịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 55 Nghị định này, nếu:

1.Chuyển nhượng tại Việt Nam không nhằm mục đích phục vụ hoạt động dầu khí thìphải được phép của Bộ Thương mại và phải truy nộp thuế nhập khẩu và nộp cácloại thuế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2.Chuyển nhượng tại Việt Nam nhằm mục đích phục vụ hoạt động dầu khí thì phải đượcphép của Bộ Thương mại và được miễn truy nộp thuế nhập khẩu nhưng phải nộp cácloại thuế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3.Chuyển quyền sở hữu các vật tư, thiết bị cho Tổng công ty Dầu khíViệt Nam theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí thì Nhà thầu được miễn truy nộpthuế nhập khẩu và các loại thuế khác, nhưng Tổng công ty Dầu khí Việt Nam phảinộp các loại thuế, phí có liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản và nộp tiềnthu sử dụng vốn đối với số vốn là giá trị tài sản nhận từ Nhà thầu.

Điều 57. Xác định danh mục thiết bị, máy móc, vật tư đã sản xuất đượcở trong nước

BộKế hoạch và Đầu tư ban hành danh mục thiết bị máy móc, phương tiện vận tảichuyên dùng, vật tư trong nước đã sản xuất được làm cơ sở cho việc miễn thuếnhập khẩu theo quy định tại Điều 54 và xác định hàng hoá không thuộc diện chịuthuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 55 Nghị định này.

Điều 58. Miễn Thuế xuất khẩu

1.Hàng tạm nhập khẩu hoặc hàng hoá nhập khẩu nhưng không sử dụng hết được miễnthuế xuất khẩu khi tái xuất.

2.Phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu không thuộc diệnchịu thuế xuất khẩu.

Điều 59. Thuế thu nhập doanh nghiệp do chuyển nhượng phần vốn thamgia hợp đồng dầu khí

1.Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò vàkhai thác dầu khí phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập phátsinh do chuyển nhượng phần vốn tham gia hợp đồng dầu khí theo quy định của LuậtĐầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

2.Tổ chức, cá nhân Việt Nam tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầukhí phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập phát sinh do chuyển nhượngphần vốn tham gia hợp đồng dầu khí theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanhnghiệp.

Điều 60. Thuế đối với Nhà thầu phụ

Nhàthầu phụ và tổ chức, cá nhân khác ký kết hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụvới tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khíphải nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành trừ trườnghợp nhập khẩu hàng hoá quy định tại Điều 54 và Điều 55 Nghị địnhnày.

Điều 61. Năm tính thuế

Nămtính thuế đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khaithác dầu khí bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 năm dươnglịch.

Tổchức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có thểđề nghị Bộ Tài chính cho áp dụng năm tài chính 12 tháng của mình để tính và nộpthuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 62. Đăng ký chế độ kế toán

Tổchức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phảiđăng ký chế độ kế toán áp dụng với Bộ Tài chính và chịu sự kiểm tra của cơ quantài chính.

Điều 63. Báo cáo tài chính

Tổchức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phảigửi báo cáo tài chính hàng năm đến cơ quan cấp giấy phép đầu tư, cơ quan quảnlý Nhà nước về dầu khí, Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê trong vòng 3 tháng kểtừ ngày kết thúc năm tài chính.

Trướckhi gửi cho các cơ quan nói trên, báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểmtoán bởi một công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam hoặc công ty kiểm toán độclập khác được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Namvề kiểm toán.

 

Chương VI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ

Điều 64. Thẩm quyền quản lý Nhà nước về hoạt động dầu khí của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ

1.Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động dầu khí. Chính phủ thực hiệncác nhiệm vụ và quyền hạn sau:

Banhành các văn bản pháp quy về quản lý các hoạt động dầu khí;

Quyếtđịnh chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển ngành dầu khí;

Quyếtđịnh việc hợp tác hoạt động dầu khí tại các vùng chồng lấn với nước ngoài;

Quyếtđịnh phương án hợp tác quốc tế về tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;

Xemxét, quyết định các vấn đề khác theo thẩm quyền.

2.Thủ tướng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

Banhành danh mục các lô; phân định và điều chỉnh giới hạn các lô;

Thaymặt Chính phủ chuẩn y hợp đồng dầu khí;

Thaymặt Chính phủ xem xét, quyết định việc chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của hợpđồng dầu khí;

Xemxét, quyết định việc chỉ định thầu để chọn đối tác ký kết hợp đồng dầu khí;

Xemxét, quyết định các vấn đề khác theo thẩm quyền.

Điều 65. Thẩm quyền của cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí

Cơquan quản lý Nhà nước về dầu khí thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạtđộng dầu khí theo quy định của Chính phủ; có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1.Soạn thảo, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theothẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về dầu khí;

2.Soạn thảo, trình Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch phát triển ngành dầukhí;

3.Soạn thảo, trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển và dự án đầu tư dầukhí quan trọng;

4.Trình Chính phủ các chính sách về khuyến khích tìm kiếm thăm dò và khai thácdầu khí;

5.Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chỉ định thầu để chọn đối tác ký kếthợp đồng dầu khí;

6.Kiểm tra, thanh tra và giám sát các hoạt động dầu khí;

7.Quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước về hoạt động dầukhí.

Điều 66. Thẩm quyền quản lý Nhà nước về dầu khí của các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và y ban nhân dân cấp tỉnh

1.Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quảđấu thầu các lô tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; chủ trì thẩm định, cấpgiấy phép đầu tư và điều chỉnh giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư dầu khítheo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; trình Thủ tướngChính phủ quyết định việc cho phép chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của hợp đồngdầu khí; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình cấp giấy phép đầu tư tronglĩnh vực dầu khí tại Việt Nam; thực hiện các nhiệm vụ khác theo uỷ quyền củaThủ tướng Chính phủ.

2.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trongphạm vi thẩm quyền của mình, có trách nhiệm giải quyết hoặc phối hợp với cơquan quản lý Nhà nước về dầu khí, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liênquan giải quyết các vấn đề về đất đai, sử dụng hợp lý các nguồn nước, nhất làcác vùng nuôi trồng thuỷ sản, vùng bảo tồn sinh vật biển, vùng dành cho nghỉmát, hoạt động du lịch và các vấn đề khác liên quan đến việc thực hiện các hoạtđộng dầu khí.

 

Chương VII

THANH TRA CÁC HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ

Điều 67. Thanh tra chuyên ngành

Thanhtra hoạt động dầu khí là thanh tra chuyên ngành nhằm bảo đảm việc chấp hànhLuật Dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động dầu khí.Cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí tổ chức thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành dầu khí và ra quyết định thanh tra hoạt động dầu khí.

Quyếtđịnh thanh tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

Thànhphần Đoàn thanh tra;

Đốitượng thanh tra;

Nộidung thanh tra;

Địađiểm thanh tra;

Thờihạn thanh tra;

Nhữngyêu cầu đối với đối tượng chịu sự thanh tra.

Điều 68. Quyền hạn và trách nhiệm của Đoàn thanh tra

1.Đoàn thanh tra có các quyền sau:

Đượcmang theo phương tiện kỹ thuật cần thiết phục vụ cho hoạt động thanh tra.

Yêucầu đối tượng chịu sự thanh tra cung cấp tài liệu cần thiết trong thời hạn nhấtđịnh. Nếu quá thời hạn đó, yêu cầu của Đoàn thanh tra không được thực hiện thìĐoàn thanh tra ra quyết định về việc áp dụng các biện pháp cần thiết khác đểthu thập tài liệu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Raquyết định đình chỉ tạm thời đối với hoạt động dầu khí có nguy cơ gây tai nạn,tổn thất nghiêm trọng cho người, tài sản và môi trường.

Thờihạn đình chỉ tạm thời không được vượt quá 15 ngày. Trong thời hạn 24 giờ kể từthời điểm ra quyết định, Đoàn thanh tra phải thông báo quyết định của mình chocơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và đề nghị biện pháp xử lý. Trong thờihạn 15 ngày kể từ ngày Đoàn thanh tra ra quyết định đình chỉ tạm thời, cơ quanquản lý Nhà nước có thẩm quyền phải ra quyết định xử lý.

Kiếnnghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luậtvề dầu khí.

2.Khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra phải tuân thủ các quy định của phápluật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Điều 69. Quyết định của Đoàn thanh tra

Saukhi kết thúc thanh tra, quyết định của Đoàn thanh tra được thông báo cho đối tượngchịu sự thanh tra và gửi cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Trườnghợp đối tượng chịu sự thanh tra không đồng ý với quyết định của Đoàn thanh trathì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đó, đối tượng chịusự thanh tra được quyền khiếu nại lên cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Trongthời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, cơ quan quản lý Nhà nướccó thẩm quyền phải trả lời về việc giải quyết khiếu nại đó.

Điều 70. Thi hành quyết định của Đoàn thanh tra

Đốitượng chịu sự thanh tra phải chấp hành quyết định của Đoàn thanh tra. Trườnghợp có khiếu nại, đối tượng chịu sự thanh tra vẫn phải chấp hành quyết định củaĐoàn thanh tra trong khi chờ kết quả giải quyết khiếu nại.

Trườnghợp quyết định của Đoàn thanh tra không được đối tượng chịu sự thanh tra thihành thì xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

 

Chương VIII

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 71. Mức phạt đối với các hành vi vi phạm

1.Mức phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều43 Luật Dầu khí được chi tiết như sau:

a)Tiến hành hoạt động dầu khí trái phép thì bị phạt tới một trăm nghìn (100.000)Đôla Mỹ;

b)Không tuân thủ các quy trình, quy phạm, quy chế kỹ thuật về tìm kiếm thăm dò vàkhai thác dầu khí, gây thiệt hại đối với tài nguyên dầu khí hoặc môi trường,hoặc làm thiệt hại tài sản Nhà nước và cá nhân, thì ngoài việc phải bồi thườngthiệt hại còn bị phạt tới một trăm nghìn (100.000) Đôla Mỹ;

c)Tiến hành các hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí vượt quá phạm vidiện tích hợp đồng khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí cho phépthì bị phạt tới năm mươi nghìn (50.000) Đôla Mỹ.

d)Khai man, trốn thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuếkhác thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế nộp thiếu, còn phải nộp tiền phạt vềkhai man, trốn thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;

e)Không thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí và Tổng công ty Dầu khíViệt Nam những khoáng sản khác ngoài dầu khí hoặc cổ vật, tài sản có giá trị đượcphát hiện trong diện tích hợp đồng dầu khí thì bị phạt tới mười nghìn (10.000)Đôla Mỹ và bị tịch thu các mẫu vật, cổ vật, tài sản đó;

f)Ngăn cản các hoạt động thanh tra thì bị phạt tới mười nghìn (10.000) Đôla Mỹ.

2.Ngoài những quy định về mức phạt bằng tiền trên đây, tổ chức, cá nhân có cáchành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các hình thức, biện pháp xửphạt hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 72. Thẩm quyền xử lý các vi phạm

Thẩmquyền xử lý các vi phạm trên đây được quy định như sau:

1.Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí xử lý các vi phạm và định mứcphạt tiền quy định tại các điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 71 Nghị định này.

2.Trưởng đoàn thanh tra xử lý vi phạm và định mức phạt tiền quy định tại điểm fkhoản 1 Điều 71 Nghị định này.

 

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 73.Áp dụng Luật

Đốivới các hợp đồng dầu khí đã ký kết trước ngày có hiệu lực thi hành của Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000, các bêntham gia hợp đồng dầu khí tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thoảthuận trong hợp đồng dầu khí.

Cácquy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6năm 2000 cũng được áp dụng cho các hợp đồng dầu khí đã ký kết; việc áp dụng nàychỉ được thực hiện kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Điều 74.Hiệu lực của Nghị định

Nghịđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 84/CPngày 17 tháng 12 năm 1996. Các quy định liên quan đến hoạt động dầu khí trướcđây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Cáccơ quan quản lý Nhà nước, trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có tráchnhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 75. Trách nhiệm thi hành

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm thihành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.