• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 19/09/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 24/06/2006
CHÍNH PHỦ
Số: 73/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kiên Giang, ngày 19 tháng 8 năm 1999

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNHPHỦ

Về chính sách khuyến khích xã hội hoá

đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáodục, y tế, văn hóa, thể thao

_______________________________ 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày30 tháng 9 năm 1992;

Để cụ thể hoá Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ trưởngBộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dụcThể thao, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế,văn hoá, thể thao là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, củatoàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởngthụ về giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao trong sự phát triển về vật chất vàtinh thần của nhân dân.

Điều 2. Cùng với việc củng cố các tổ chức công lập,Nhà nước khuyến khích phát triển rộng rãi các cơ sở ngoài công lập phù hợp vớiquy hoạch của Nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, hoạtđộng không theo mục đích thương mại hoá (dưới đây gọi là cơ sở ngoài công lập).

Nhà nước và xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sảnphẩm và dịch vụ của cơ sở ngoài công lập như các sản phẩm và dịch vụ của cơ sởcông lập. Các cơ sở ngoài công lập cũng có một phần trách nhiệm thu nhận vàcung cấp dịch vụ cho các đối tượng chính sách xã hội như các cơ sở công lập.

Điều 3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cánhân huy động các nguồn lực trong nhân dân và trong các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao theođúng quy định của pháp luật.

Điều 4. Các hình thức ngoài công lập:

1. Bán công: Là cơ sở được thành lập trên cơ sở liên kết giữa tổchức Nhà nước với các tổ chức không phải tổ chức Nhà nước, thuộc mọi thành phần kinh tế hoặc các cá nhân theo các phương thức: thành lập mới, chuyển toàn bộhoặc một phần từ đơn vị công lập để cùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, quảnlý, điều hành mọi hoạt động theo quy định cuả pháp luật.

2. Dân lập: Là cơ sở do tổ chức đứng ra thành lập, được đầu tưbằng vốn ngoài ngân sách nhà nước (vốn của tổ chức, tập thể, cá nhân) và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp luật. Không lấy vốn, tài sản,kinh phí của Nhà nước để đầu tư cho các cơ sở dân lập.

3. Tư nhân: Là cơ sở do cá nhân, hộ gia đình thành lập và quản lýđiều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động-Thương binh và Xãhội, Y tế, Văn hóa -Thông tin, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao phối hợp với các Bộ,ngành hữu quan, căn cứ vào Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 củaChính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, ytế, văn hóa và Nghị định này để xây dựng quy hoạch phát triển các hình thứcngoài công lập thuộc ngành mình, cụ thể hóa các chủ trương và mức độ ưu tiên,khuyến khích phát triển các hình thức ngoài công lập phù hợp với từng lĩnh vực,từng loại hình hoạt động.

 

Chương II

CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CÁC CƠ SỞ NGOÀICÔNG LẬP

I. VỀCƠ SỞ VẬT CHẤT, ĐẤT ĐAI

Điều 5. Các cơ sở ngoài công lập được ưu tiên thuênhà, cơ sở hạ tầng của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.

Điều 6. Các đơn vị công lập được cấp có thẩm quyềnquyết định chuyển sang cơ sở bán công (chuyển từng phần hoặc toàn bộ) thì cơ sở bán công được tiếp tục quản lý và sử dụng phần tài sản do Nhà nước đã đầu tư(kể cả đất và tài sản trên đất) trên cơ sở kiểm kê, đánh giá lại theo thời giávà xác định đó là phần vốn góp của Nhà nước.

Điều 7. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương căn cứ vào thẩm quyền, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và khả năng quỹ đất ở địa phương để giao đất hoặc cho cơ sở ngoài công lập được thuê đấtlàm cơ sở hoạt động. Các cơ sở ngoài công lập phải sử dụng đất được giao, đượcthuê đúng mục đích và chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Mọitrường hợp sử dụng đất không đúng mục đích khi giao đất, phải bị thu hồi theoquy định của pháp luật.

Căn cứ vào Luật Đất đai hiện hành, việc thu tiền sử dụng đất, tiềnthuê đất đối với các cơ sở ngoài công lập được quy định như sau:

1. Nhà nước giao đất ổn định lâu dài và không thu tiền sử dụng đấtđối với đất được giao để xây dựng bệnh viện, cơ sở y tế, trường học, cơ sở dạy nghề, ký túc xá, sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi, trung tâm luyện tập, nhàvăn hoá, rạp biểu diễn, thư viện, nhà triển lãm và những trường hợp khác theoquy định của Chính phủ.

2. Các trường hợp khác được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đấtthì thực hiện nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 8. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhâncó nhà, đất cho các cơ sở ngoài công lập thuê làm cơ sở hoạt động theocác mục đích quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.

Tổ chức, cá nhân có nhà, đất cho các cơ sở ngoài công lậpthuê làm cơ sở hoạt động theo các mục đích quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với phần doanh thu cho thuêvà được Nhà nước tài trợ lại tiền thuế tối đa bằng số thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp đối với thu nhập từ việc cho thuê theo các mục đích nói trên.

Tổ chức, cá nhân được Nhà nước tài trợ lại tiền thuế đã nộp phảibảo đảm các điều kiện ổn định thời hạn cho thuê, giảm mức giá cho thuê và phảisử dụng số tiền được Nhà nước tài trợ trở lại để đầu tư cơ sở hạ tầng cho thuê.

II. VỀ THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ

Điều 9. Về thuế nhà, đất

1. Cơ sở ngoài công lập được giao đất để sử dụng cho các mục đíchquy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này, không phải nộp thuế nhà, đất.

2. Các trường hợp khác được Nhà nước giao đất thì thực hiện nộpthuế nhà, đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 10. Về lệ phí trước bạ

Các cơ sở ngoài công lập được miễn lệ phí trước bạ khi đăng kýquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.

Điều 11. Về thuế giá trị gia tăng

Các cơ sở ngoài công lập không phải nộp thuế giá trị gia tăng đốivới các hoạt động sau:

1. Hoạt động y tế: khám bệnh, chữa bệnh, phòng dịch bệnh, điều dưỡngsức khoẻ cho người.

2. Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục thể thao mang tínhphong trào, quần chúng, tổ chức luyện tập, thi đấu không thu tiền hoặc có thutiền nhưng không nhằm mục đích kinh doanh.

3. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: ca, múa, nhạc, kịch, xiếc;hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật;sản xuất phim các loại.

Hoạt động phát hành và chiếu phim: đối với phim nhựa không phânbiệt chủ đề loại phim, đối với phim video chỉ là phim tài liệu, phóng sự, khoahọc.

4. Dạy học, dạy nghề bao gồm cả dạy văn hoá, ngoại ngữ, tin học vàdạy các nghề khác.

5. In, xuất bản và phát hành: báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành,sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách inbằng tiếng dân tộc thiểu số; tranh ảnh, áp phích, tuyên truyền, cổ động.

6. Chuyển giao công nghệ (không bao gồm giá trị thiết bị, máy mócthiết bị kèm theo công nghệ được chuyển giao).

Điều 12. Về thuế thu nhập doanh nghiệp

1. Về thuế suất:

a) Cơ sở ngoài công lập trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, vănhoá, thể thao có các hoạt động: dạy học; dạy nghề; khám bệnh, chữa bệnh, biểu diễn ca, múa, nhạc dân tộc, nghệ thuật dân tộc, chiếu phim; sưu tầm, bảo tồn,phát triển, phổ biến văn hoá dân tộc; triển lãm và hoạt động thể dục thể thaokhông nhằm mục đích kinh doanh, được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhậpdoanh nghiệp như sau:

Được áp dụng mức thuế suất 15% nếu hoạt động tại các địa bàn cóđiều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Được áp dụng mức thuế suất 20% nếu hoạt động tại các địa bàn cóđiều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

Được áp dụng mức thuế suất 25% nếu hoạt động ngoài các địa bàn nóitrên.

b) Các trường hợp khác không quy định tại điểm a khoản 1 Điều này,thì áp dụng mức thuế suất 32% theo quy định của pháp luật hiện hành.

c) Các cơ sở ngoài công lập không phải nộp thuế thu nhập doanhnghiệp bổ sung đối với thu nhập từ các hoạt động nêu tại điểm a, khoản 1, Điềunày.

2. Về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:

a) Cơ sở ngoài công lập mới thành lập trong các lĩnh vực giáo dục,y tế, văn hoá, thể thao bao gồm: các trường học ở các bậc học; các cơ sở dạy nghề, nâng cao tay nghề cho công nhân, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức quản lýkinh doanh; các cơ sở y tế trong các lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; các nhà vănhoá dân tộc; các đoàn ca, múa, nhạc dân tộc; các cơ sở sưu tầm, bảo tồn, pháttriển, phổ biến văn hoá dân tộc; các trung tâm tập luyện và thi đấu thể thao;và những trường hợp khác theo quy định của Chính phủ, được hưởng ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, kể từ khi có thu nhập chịu thuế như sau:

Được miễn 4 năm đầu và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 nămtiếp theo đối với các cơ sở đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Được miễn 4 năm đầu và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 nămtiếp theo đối với các cơ sở đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hộikhó khăn.

Được miễn 2 năm đầu và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 nămtiếp theo đối với các cơ sở đầu tư ngoài các địa bàn nói trên.

b) Cơ sở ngoài công lập quy định tại điểm a, khoản 1, Điều này cóđầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện sinh thái, môi trường đượchưởng ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăngthêm do đầu tư mới mang lại, kể từ khi có thu nhập chịu thuế như sau:

Được miễn 4 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếptheo nếu hoạt động tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Được miễn 3 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếptheo nếu hoạt động tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

Được miễn 1 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếptheo nếu hoạt động ngoài các địa bàn nói trên.

Trình tự, thủ tục, phương pháp xác định số thuế được miễn, giảmtheo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

Điều 13. Trong những trường hợp cần thiết phải đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động, Nhà nướccó thể tài trợ lại cho các cơ sở ngoài công lập số thuế thu nhập doanh nghiệpmà cơ sở ngoài công lập phải nộp đối với phần thu nhập từ việc thực hiện cáchoạt động dạy học; dạy nghề; khám bệnh, chữa bệnh; biểu diễn ca, múa, nhạc dântộc, nghệ thuật dân tộc, chiếu phim; sưu tầm, bảo tồn, phát triển, phổ biến vănhoá dân tộc; triển lãm và hoạt động thể dục thể thao không nhằm mục đích kinhdoanh.

Số tiền tài trợ của Nhà nước tối đa bằng số thuế thu nhập doanhnghiệp mà cơ sở ngoài công lập phải nộp. Các cơ sở ngoài công lập chỉ được sửdụng khoản tiền tài trợ của Nhà nước vào việc phát triển cơ sở vật chất, tăng cườngmở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở.

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể trình tự và thủ tục tài trợ; thựchiện kiểm tra việc sử dụng khoản tài trợ ở các cơ sở ngoài công lập theo quyđịnh tại Điều này.

Điều 14. Thuế thu nhập đối với người có thu nhậpcao

Những người thuộc cơ sở công lập nếu làm thêm giờ ở các cơ sởngoài công lập được miễn thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao từ phầnthu nhập do cơ sở ngoài công lập chi trả.

Cá nhân góp vốn vào các cơ sở ngoài công lập được miễn thuế thunhập đối với người có thu nhập cao từ phần thu nhập góp vốn do cơ sở ngoài cônglập chi trả.

Điều 15. Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

1. Cơ sở ngoài công lập thực hiện các hoạt động thuộc diện ưu đãiquy định tại điểm a, khoản 1, Điều 12, Nghị định này được miễn thuế nhập khẩuđối với hàng hoá sau đây mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưngchưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng:

Thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải chuyên dụng nằm trong dâychuyền công nghệ nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở ngoài công lập hoặcđể mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ.

Phương tiện vận chuyển chuyên dùng để đưa đón cán bộ, giáo viên,học sinh.

2. Thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải chuyên dụng được miễnthuế nhập khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho hưởng ưu đãi chấpthuận và phải đăng ký với hải quan cửa khẩu để thực hiện.

3. Danh mục thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải chuyên dụng đượcmiễn thuế nhập khẩu, thẩm quyền quyết định miễn thuế đối với các cơ sở ngoàicông lập quy định tại Điều này được áp dụng theo quy định của Luật Thuế xuấtkhẩu, Thuế nhập khẩu; Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và các văn bản phápluật hiện hành.

III. TÍN DỤNG

Điều 16. Cơ sở ngoài công lập thực hiện các hoạtđộng thuộc diện ưu đãi quy định tại điểm a khoản 1, Điều 12, Nghị định này đượchưởng các chế độ ưu đãi tín dụng của Nhà nước theo quy định của pháp luật hiệnhành để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyênmôn của các đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

IV. BẢO HIỂM

Điều 17. Cơ sở ngoài công lập có trách nhiệm thựchiện và hướng dẫn người lao động trong đơn vị thực hiện đầy đủ các quy địnhhiện hành của Nhà nước về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế để người lao độngtrong đơn vị được hưởng các quyền lợi về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế như ngườilao động trong đơn vị công lập.

Công chức, người lao động chuyển công tác từ cơ sở công lập sangcơ sở ngoài công lập được bảo lưu phần bảo hiểm xã hội của thời gian công tác ởcơ sở công lập; hoặc được giải quyết theo chế độ trợ cấp 1 lần theo quy định củaNhà nước nếu công chức, người lao động đó có yêu cầu.

V. KHEN THƯỞNG, PHONG TẶNG DANH HIỆU

Điều 18. Người lao động trong các cơ sở ngoài cônglập được Nhà nước xét tặng giấy khen, bằng khen, huân chương, huy chương, phongtặng các danh hiệu cao quý như đối với người lao động trong các cơ sở công lậpvà được hưởng tiền thưởng theo mức quy định của Nhà nước từ nguồn ngân sách nhànước.

 

Chương III

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Điều 19. Các cơ sở ngoài công lập tổ chức thu phí,thu tiền dịch vụ, thu do bán sản phẩm và các khoản thu khác để bù đắp chi phítheo quy định của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền:

1. Thu học phí, viện phí, thu các các khoản đóng góp theo quy địnhcủa Chính phủ và của cơ quan có thẩm quyền.

2. Thu dịch vụ, thu do bán sản phẩm theo giá thoả thuận giữa đơnvị cung cấp dịch vụ và người thụ hưởng dịch vụ... (trừ những sản phẩm dịch vụdo Nhà nước định giá).

Ngoài các khoản thu nói trên, các cơ sở ngoài công lập được nhậntài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định củapháp luật về quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.

Điều 20. Kết quả tài chính hàng năm của các cơ sởngoài công lập được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa tổng số thu và tổng sốchi của đơn vị trong năm tài chính sau khi hoàn thành nghĩa vụ thu nộp cho ngânsách nhà nước theo quy định của pháp luật. Thu nhập của đơn vị được trích lạimột phần để bổ sung nguồn vốn, chi tăng cường cơ sở vật chất, giảm mức thu phí,trợ cấp một phần kinh phí cho các đối tượng chính sách; chi khen thưởng và phúclợi cho những người lao động trong đơn vị và các đối tượng trực tiếp hợp tácvới đơn vị. Số còn lại được phân phối theo tỷ lệ vốn góp của Nhà nước, tập thểvà cá nhân tham gia cơ sở ngoài công lập.

Phần thu nhập có được từ nguồn vốn góp của Nhà nước được để lại chocơ sở để tiếp tục đầu tư.

Điều 21. Các cơ sở ngoài công lập phải đăng ký vớicơ quan tài chính; tổ chức công tác kế toán, thống kê theo quy định của phápluật; định kỳ hàng quý, năm lập báo cáo quyết toán toàn bộ thu, chi, tăng giảmvốn và tài sản theo các nguồn gửi cơ quan tài chính; thực hiện công khai về tàichính theo quy định của pháp luật. Các cơ sở ngoài công lập phải chấp hành chếđộ kế toán phù hợp với loại hình hoạt động của đơn vị trong từng lĩnh vực theohướng dẫn của Bộ Tài chính.

 

Chương IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ NGOÀICÔNG LẬP

HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, Y TẾ,VĂN HOÁ, THỂ THAO

Điều 22. Nội dung quản lý Nhà nước đối với các cơ sởngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, baogồm:

1. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch và kế hoạch thực hiện trongtừng thời kỳ và hàng năm đối với giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, xây dựngđịnh hướng xã hội hoá trong từng lĩnh vực làm căn cứ cho các cấp, các ngành vànhân dân tổ chức thực hiện.

2. Ban hành các chính sách, chế độ khuyến khích xã hội hoá phù hợpvới các hình thức hoạt động trong giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, phù hợpvới yêu cầu phát triển của từng lĩnh vực trong từng thời kỳ và từng khu vực.

3. Quản lý thống nhất về nội dung, chương trình, yêu cầu về số lượng,chất lượng dịch vụ trong từng lĩnh vực làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện vàtheo dõi, giám sát của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

4. Cấp giấy phép và thu hồi giấy phép theo quy định đối với các cơsở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nướcđối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, vănhoá, thể thao; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

6. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụvà thẩm quyền thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước nói trên.

Điều 23. Thẩm quyền cho phép thành lập các cơ sởngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập trường đại học.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thành lập trường caođẳng, trường dự bị đại học.

3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ cho phép thành lập cơ sở bán công hoặc chuyển sang bán côngtoàn bộ hoặc một phần từ trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề trựcthuộc.

4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập trườngtrung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học chuyênnghiệp, trường dạy nghề do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập trườngmầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổthông dân tộc bán trú do Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý.

Điều 24. Thẩm quyền cho phép thành lập các cơ sởngoài công lập trong lĩnh vực y tế như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các cơ sở y tế có quymô lớn mang tính chất quốc gia và quốc tế.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép thành lập bệnh viện.

3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ cho phép thành lập cơ sở bán công hoặc chuyển sang bán côngtoàn bộ hoặc một phần từ cơ sở y tế trực thuộc.

4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập cơ sở y tếdo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

Điều 25. Thẩm quyền cho phép thành lập các cơ sởngoài công lập trong lĩnh vực văn hoá như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập cơ sở văn hoá có quy môlớn mang tính chất quốc gia và quốc tế.

2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ cho phép thành lập cơ sở bán công hoặc chuyển sang bán côngtoàn bộ hoặc một phần từ cơ sở văn hoá trực thuộc.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập cơ sở vănhoá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

Điều 26. Thẩm quyền cho phép thành lập các cơ sởngoài công lập trong lĩnh vực thể thao như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập cơ sở đào tạo, huấnluyện và thi đấu, sân bãi có quy mô lớn mang tính chất quốc gia và quốc tế.

2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ cho phép thành lập cơ sở bán công hoặc chuyển sang bán côngtoàn bộ hoặc một phần từ cơ sở thể thao trực thuộc.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập các cơ sởđào tạo, huấn luyện và thi đấu, sân bãi và khu vui chơi, giải trí có tính chấtthể thao với quy mô nhỏ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

Điều 27. Việc thành lập các cơ sở có vốn đầu tư nướcngoài trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao thực hiện theo Luật Đầutư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản quy định khác có liên quan.

Điều 28. Cấp nào cho phép thành lập các cơ sở ngoàicông lập thì cấp đó có quyền đình chỉ hoạt động hoặc giải thể khi thấy các cơsở này hoạt động không đúng với giấy phép được cấp hoặc vi phạm các quy địnhcủa pháp luật có liên quan.

 

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 29. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 30ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây về chính sách khuyến khích xã hộihoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao tráivới quy định tại Nghị định này đều bãi bỏ.

Các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế,văn hoá, thể thao đã thành lập trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thihành nếu đang trong thời gian còn được hưởng ưu đãi theo quy định tại Nghị địnhnày thì được hưởng các chính sách ưu đãi quy định tại Nghị định này cho thờigian còn lại.

Điều 30. Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Laođộng - Thương binh và Xã hội, Y tế, Văn hoá - Thông tin, Bộ trưởng, Chủ nhiệmUỷ ban Thể dục thể thao có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan hướngdẫn cụ thể việc áp dụng Nghị định này phù hợp với đặc điểm hoạt động và tổ chứccủa từng lĩnh vực.

Điều 31. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.