• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 15/07/1998
  • Ngày hết hiệu lực: 07/03/2006
BỘ THƯƠNG MẠI
Số: 0807/1998/QĐ-BTM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kiên Giang, ngày 15 tháng 7 năm 1998

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt Nam - Lào

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

 

Căn cứ Nghị định 95/CP ngày 4 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;

Căn cứ văn bản số 951/VPCP-KTTH ngày 19 tháng 3 năm 1998 của Văn phòng Chính phủ về việc Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành Quy chế tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt Lào; Để thống nhất việc tổ chức và quản lý hoạt động lưu thông hàng hoá ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước và phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt Nam - Lào.

Điều 2. Chủ tịch UBND, Giám đốc Sở Thương mại các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào, Thủ trưởng các cơ quan chức năng thuộc Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CHỢ BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 0807/1998/QĐ-BTM
ngày 15 tháng 7 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này áp dụng cho các chợ trên lãnh thổ Việt Nam thuộc khu vực biên giới Việt Nam - Lào (Xã hoặc đơn vị hành chính tương đương có ranh giới tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên bộ) đã được Chủ tịch UBND tỉnh có biên giới với Lào quyết định thành lập theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

 

CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC KINH DOANH TÀI TRỢ

Điều 2. Công dân Việt Nam, công dân Lào cư trú trong khu vực biên giới Việt - Lào được phép vào chợ biên giới để mua bán, trao đổi hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

Điều 3. Thương nhân Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật, tuân thủ Quy chế khu vực biên giới, được Ban Quản lý chợ chấp thuận bố trí địa điểm đều được phép kinh tại chợ.

Điều 4. Thương nhân Lào có yêu cầu mở cửa hàng (cửa hiệu, sạp hàng...) để buôn bán thường xuyên tại chợ trong khu vực biên giới của Việt Nam phải thực hiện các thủ tục sau đây:

1. Có đơn xin phép kinh doanh, trong đó có cam kết tuân thủ các quy định trong Quy chế khu vực biên giới và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam, có xác nhận của chính quyền cơ sở của Lào (Phụ lục số 2).

2. Được Ban quản lý chợ chấp thuận bố trí địa điểm kinh doanh.

3. Được Sở Thương mại tỉnh, nơi có chợ cấp sổ kinh doanh tại chợ biên giới.

 

CHƯƠNG III
TRAO ĐỔI, MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CHỢ.

Điều 5. Hàng hoá trao đổi, mua bán tại chợ phải là hàng được phép lưu thông trên thị trưởng theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Nhà nước khuyến khích việc trao đổi, mua bán tại chợ các loại hàng hoá sản xuất tại các địa phương của Việt Nam và Lào.

Điều 6. Việc áp dụng chính sách thuế trong buôn bán hàng hoá tại chợ biên giới được quy định như sau:

1. Đối với cư dân Việt Nam và Lào:

Hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam và Lào trao đổi tại chợ biên giới đi qua cửa khẩu đường bộ với trị giá không quá 500.000 đồng VN mỗi lượt người/ngày được miễn thuế; nếu trị giá hàng hoá vượt mức quy định trên đây, người có hàng hoá phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phần vượt định mức và chấp hành chế độ quy định của Hải quan mỗi nước. Trường hợp hàng hoá là sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản hoặc sản phẩm thủ công mỹ nghệ không thể cắt rời (Vật nguyên con, nguyên cái) nếu giá trị một đơn vị sản phẩm cao hơn mức quy định vẫn được miễn thuế khi đi qua cửa khẩu.

Hàng hoá sản xuất tại nước thứ ba trao đổi tại chợ biên giới đi qua cửa khẩu đường bộ, người có hàng hoá phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định.

2. Đối với thương nhâm Việt Nam và Lào:

Thương nhân Việt Nam và Lào có giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong chợ phải đăng ký nộp thuế theo pháp luật về thuế của Việt Nam. Hàng hoá qua biên giới phải chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo các quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam và Lào.

Điều 7. Đồng tiền dùng để thanh toán khi mua bán tại chợ trong khu vực biên giới của Việt Nam là Đồng Việt Nam và Kíp Lào.

CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CHỢ.

Điều 8. Chợ biên giới do Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ vào các quy định của Chính phủ và tình hình cụ thể của địa phương để ra quyết định thành lập hoặc giải thể theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại.

Điều 9. Tại mỗi chợ biên giới có Ban Quản lý chợ được thành lập và có nhiệm vụ phù hợp với Thông tư số 15 - TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại.

Phòng Tài chính - Thương nghiệp giúp UBND huyện tổ chức và quản lý chợ biên giới.

Điều 10. Thương nhân buôn buôn bán ở chợ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được bảo hộ quyền kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật.

2. Được giúp đỡ, hướng dẫn hoạt động kinh doanh tại chợ.

3. Được quyền yêu cầu Ban quản lý chợ và các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết các tranh chấp về số lượng, chất lượng hàng hoá, về trật tự an toàn trong khi mua bán hàng hoá tại chợ.

4. Nộp thuế đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định. Chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến việc buôn bán tại chợ.

5. Giữ vệ sinh, bảo đảm trật tự, môi trường nơi bán hàng.

Điều 11. Tài chính của chợ và các yêu cầu quản lý khác không nêu trong quy chế này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 15-TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại.

 

CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. UBND tỉnh biên giới xác định các chợ biên giới sẽ mở trong từng thời gian và thông báo cho chính quyền cấp tỉnh phía Lào biết để phối hợp quản lý; căn cứ vào đặc điểm cụ thể trên địa bàn, chỉ đạo Sở Thương mại và các ngành chức năng, UBND các huyện có chợ ban hành các quy định cụ thể về quản lý chợ tại địa phương mình phù hợp với quy chế này và Thông tư số 15-TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại. Những nội dung có liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của thương nhân buôn bán trong chợ phải được niêm yết công khai bằng cả hai thứ tiếng Việt Nam và Lào để mọi người biết và thực hiện.

Điều 13. Sở Thương mại tỉnh biên giới chủ trì phối hợp với các Ngành Tài chính, Hải quan địa phương thống nhất biện pháp chỉ đạo thực hiện Quy chế này; hướng dẫn phòng Tài chính - Thương nghiệp các huyện có chợ thực hiện việc lập hồ sơ xin cấp sổ kinh doanh tại chợ biên giới (Theo mẫu tại phụ lục số 3) cho các đối tượng nói tại Điều 4 trên đây.

Điều 14. Đình kỳ 3 tháng, Sở Thương mại báo cáo với Bộ Thương mại tình hình thị trường và số liệu về kinh doanh tại chợ theo mẫu quy định (Phụ lục số 4).

(PHỤ LỤC SỐ 1)

 

DANH SÁCH 11 CẶP CHỢ ĐÃ ĐƯỢC HAI CHÍNH PHỦ
VIỆT - LÀO THOẢ THUẬN MỞ

Phía Việt Nam Phía Lào

1. Tây Trang Xốp Hun

2. Pa Háng Xốp Bau

3. Chiềng Khương Bản Đan

4. Na Mèo Bản Lơi

5. Nậm Cắn Nậm Cắn

6. Cầu Treo Na Pe

7. Cha Lo Thông Khảm

8. Lao Bảo Đen Xa Vẳn

9. Bờ Y Giang Đơn

10. A Lưới Phu Nhang

11. Đắc Chưng Đắc Chưng

 

(PHỤ LỤC SỐ 2)

ĐƠN XIN KINH DOANH THƯỜNG XUYÊN TẠI CHỢ BIÊN GIỚI: (Ghi tên chợ)

Kính gửi: Ông Chủ tịch UBND huyện...........

1. Họ tên:

2. Dân tộc: Quốc tịch:

3. Địa chỉ:

Trụ sở chính:

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

Điện thoại, TELEX, FAX:.....

4. Tài khoản:

Tiền Việt Nam Tại Ngân hàng:

Ngoại tệ: Tại Ngân hàng:

5. Chủ tài khoản:

6. Vốn:

Trong đó: Vốn cố định: Vốn lưu động:

7. Xin phép kinh doanh tại chợ: (Tên chợ)

8. Ngành hàng, mặt hàng xin phép kinh doanh tại chợ biên giới:

Hàng từ nước ngoài đưa sang bán:

Dự kiến doanh số/năm

Hàng mua từ chợ Việt Nam đem sang nước ngoài:

Dự kiến doanh số/năm

9. Cửa khẩu xin phép mang hàng hoá qua lại (Phía Việt Nam)

10. Cam kết: Tôi xin cam đoan những nội dung ghi trong đơn là đúng sự thật. Nếu có sai trái tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam. Khi được chấp thuận, tôi xin cam kết tuân thủ pháp luật và các quy định khác của nhà nước Việt Nam.

Xác nhận của chính quyền Làm tại... Ngày.../... năm

cơ sở của Lào Người làm đơn.

  

(PHỤ LỤC SỐ 3)

 

UBND TỈNH, TP..... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Sở Thương mại Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số...... XNKBG

SỔ KINH DOANH HÀNG HOÁ TẠI BIÊN GIỚI

Tên chợ:...............

Họ tên:

Dân tộc: Quốc tịch:

Địa chỉ nơi cư trú:

Vốn:

Ngành hàng được phép kinh doanh:

Kinh doanh tại chợ:

Hàng hoá đem qua cửa khẩu:

Sổ có giá trị đến hết ngày:..........

Ngày... tháng... năm 199...

Giám đốc Sở Thương mại

(Ký tên, đóng dấu)

THEO DÕI HÀNG HOÁ KINH DOANH

 

Ngày

Mua từ Lào về (NK) hay bán từ VN đi (XK)

Tên hàng

Số lượng

Trị giá (1000đ)

Tiền thuế đã nộp (1000đ)

Cán bộ kiểm hoá thu thuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Các cột 1, 2, 3, 4, 5, 6 do người kinh doanh ghi.

 

(PHỤ LỤC SỐ 4)

SỞ THƯƠNG MẠI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tỉnh, TP..... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Ngày... tháng... năm... 199...

Kính gửi: Bộ Thương mại

BÁO CÁO QUÝ......

Số liệu về mua bán hàng hoá của các đối tượng được
cấp sổ kinh doanh tại chợ biên giới

I. Số hộ kinh doanh:

II. Hàng hoá đưa qua cửa khẩu biên giới vào bán ở chợ Việt Nam (nhập khẩu):

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Trị giá

Cửa khẩu

Ghi chú

1. Tổng trị giá

 

 

 

 

 

2. Mặt hàng chính

 

 

 

 

 

........

 

 

 

 

 

III. Hàng hoá mua từ chợ VN bán qua biên giới (Xuất khẩu)

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Trị giá

Cửa khẩu

Ghi chú

1. Tổng trị giá

 

 

 

 

 

2. Mặt hàng chính

 

 

 

 

 

........

 

 

 

 

 

IV. Số thuế đã thu tại cửa khẩu trong các tháng: (Triệu đồng)

V. Những khó khăn và kiến nghị của địa phương:

TM/GĐ SỞ THƯƠNG MẠI

(Ký tên đóng dấu)

Ghi chú: Yêu cầu tổng hợp đúng mẫu và đúng thời gian 3 tháng/lần.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Trương Đình Tuyển

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.