Sign In

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2023/TT-BYT

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2023

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM DO BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ BAN HÀNH

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 63/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH10 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm

1. Sửa đổi khoản 8 Điều 3 như sau:

“8. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới là phụ gia thực phẩm có chứa từ hai (02) chất phụ gia trở lên và có ít nhất một (01) công dụng khác với tất cả công dụng đã được quy định cho mỗi chất phụ gia đó.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 5 như sau:

“4. Hương liệu dùng trong thực phẩm bao gồm các hương liệu thuộc một trong các danh mục sau:

a) Hương liệu đã được JECFA đánh giá, xác định an toàn ở các lượng ăn vào dự kiến hoặc lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được (ADI);

b) Hương liệu được công nhận an toàn (GRAS) ban hành bởi Hiệp hội các nhà sản xuất hương và chất chiết xuất của Hoa Kỳ (FEMA);

c) Hương liệu dùng trong thực phẩm của Liên minh châu Âu ban hành bởi Nghị viện và Hội đồng Liên minh châu Âu.”.

3. Bổ sung khoản 5 và khoản 6 vào Điều 5 như sau:

“5. Phụ lục 2A và Phụ lục 3 được cập nhật theo Bảng 1 (Table 1) và Bảng 3 (Table 3) theo tiêu chuẩn mới nhất của Tiêu chuẩn chung về phụ gia thực phẩm (General Standard for Food Additives (CODEX STAN 192-1995)) của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex (CAC).

Đối với phụ gia thực phẩm chưa được quy định tại Phụ lục 2A và Phụ lục 3 nhưng quy định tại tiêu chuẩn của CAC về sản phẩm thực phẩm thì được phép sử dụng theo quy định của tiêu chuẩn này.

6. Khi mức sử dụng tối đa của một phụ gia thực phẩm trong một loại sản phẩm thực phẩm tại khoản 5 của Điều này khác với Phụ lục 2B thì áp dụng theo quy định tại khoản 5 của Điều này.”

4. Bổ sung 18 chất phụ gia thực phẩm vào Phụ lục 2B - Mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm trong thực phẩm chưa được quy định theo tiêu chuẩn CODEX STAN 192-1995 (2018) quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 như sau:

“1. Ban hành kèm theo Thông tư này Phân nhóm và mô tả nhóm thực phẩm tại Phụ lục 4 để áp dụng đối với các mã nhóm thực phẩm quy định tại Phụ lục 2A, Phụ lục 2B và Phụ lục 3. Phụ lục 4 được cập nhật theo Phụ lục B (Annex B) của tiêu chuẩn mới nhất của CAC về phụ gia thực phẩm.”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 17 như sau:

“2. Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn tra cứu các quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm của CAC, danh mục hoặc cơ sở dữ liệu về hương liệu thực phẩm của JECFA, FEMA và Liên minh châu Âu trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn thực phẩm (địa chỉ: https://vfa.gov.vn).

b) Đề xuất soát xét, sửa đổi Thông tư này theo yêu cầu quản lý hoặc đề nghị của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, thực phẩm.”

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Phần 7 như sau:

“Phần 7. Danh mục các chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hướng dẫn sử dụng an toàn chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

1. Danh mục chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quy định tại phụ lục ban hành kèm theo.

2. Việc sử dụng an toàn các chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện theo nguyên tắc tại Mục 3. Nguyên tắc sử dụng an toàn các chất hỗ trợ chế biến trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11429:2016 (CAC/GL 75:2010) về Hướng dẫn sử dụng chất hỗ trợ chế biến.”

2. Danh mục chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm được ban hành tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 18/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe

1. Sửa đổi Điều 4 như sau:

“Điều 4. Quy định về áp dụng GMP và chứng nhận tương đương với Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu GMP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu

1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu phải được sản xuất tại cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền chỉ định, thừa nhận hoặc cơ quan, tổ chức của nước khác được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất thừa nhận cấp một trong các giấy chứng nhận có dạng sản phẩm phù hợp với dạng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu như sau:

a) Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) đối với cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

b) Giấy chứng nhận hoặc đánh giá đáp ứng thực hành sản xuất tốt (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc hoặc thực phẩm;

c) Đối với các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không cấp các giấy chứng nhận quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân nộp giấy chứng nhận, trong đó có một trong các nội dung sau:

- Phù hợp với tiêu chuẩn Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP - Hazard Analysis and Critical Control Point);

- Phù hợp với tiêu chuẩn ISO 22000 (International Organization for Standardization 22000);

- Phù hợp với tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS - International Food Standard);

- Phù hợp với tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm của Hiệp hội bán lẻ Anh (BRC - British Retailer Consortium);

- Phù hợp với tiêu chuẩn hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000 - Food Safety System Certification 22000).

d) Đối với các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không cấp các giấy chứng nhận quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này thì phải được cấp giấy chứng nhận hoặc xác nhận bằng văn bản trong đó có nội dung cơ sở sản xuất đáp ứng quy định pháp luật tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

2. Nội dung của giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này phải có tối thiểu các thông tin sau đây:

a) Tên cơ quan/tổ chức cấp;

b) Ngày cấp;

c) Thời hạn hiệu lực (trường hợp giấy chứng nhận không ghi thời hạn hiệu lực thì phải có bản báo cáo đánh giá hoặc biên bản kiểm tra định kỳ bảo đảm cơ sở sản xuất duy trì điều kiện an toàn thực phẩm hoặc được quy định thời hạn kiểm tra định kỳ hoặc đánh giá theo quy định của nước xuất xứ/sản xuất sản phẩm);

d) Họ tên, chữ ký của người cấp;

đ) Tên, địa chỉ cơ sở được cấp;

e) Phạm vi và dạng sản phẩm.”

2. Sửa đổi nội dung mục 7.11 phần VII Kiểm soát chất lượng tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này như sau:

“7.11. Việc lấy mẫu phải được thực hiện để đảm bảo tránh ô nhiễm, nhiễm chéo, nhầm lẫn và phải thực hiện theo quy trình phù hợp bao gồm các nội dung sau:”

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng

1. Sửa tên Điều 3 như sau: “Điều 3. Tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm.”

2. Sửa đổi khoản 3 Điều 3 như sau:

“3. Thủ tục tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm:

a) Thủ tục tự công bố sản phẩm được quy định tại Chương II Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và khoản 1 Điều 3 Chương I Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

b) Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm được quy định tại Chương III Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.”

3. Sửa đổi khoản 2, khoản 4 Điều 4 như sau:

“2. Việc thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người phải thực hiện theo nghiên cứu y sinh học liên quan đến con người được quy định tại Thông tư số 04/2020/TT-BYT ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học và tuân thủ quy trình, thủ tục, các quy định của pháp luật về khoa học công nghệ.”

“4. Trường hợp phát sinh vấn đề mới nằm ngoài quy định của Thông tư này, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để có phương án giải quyết kịp thời trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan, bảo đảm sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của tổ chức, cá nhân.”

4. Sửa đổi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 8 như sau:

“a) Khi hàm lượng chất dưới 10% RNI hoặc dưới 10% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học (đối với chất chưa có RNI) thì không được ghi công bố về chất đó;

b) Khi hàm lượng chất đạt tối thiểu 10% RNI hoặc đạt tối thiểu 10% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học (đối với chất chưa có RNI) thì được công bố cụ thể tên, hàm lượng của các chất đó cho mỗi khẩu phần ăn hoặc trên 100g sản phẩm;”

5. Sửa đổi khoản 2 Điều 8 như sau:

“2. Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims):

a) Các khuyến cáo về sức khỏe đối với các chất bổ sung chỉ được công bố khi hàm lượng chất đó có trong thực phẩm đạt tối thiểu 10% RNI và có bằng chứng khoa học cụ thể để chứng minh;

b) Đối với các thành phần bổ sung chưa có mức RNI theo quy định, chỉ được công bố khuyến cáo về sức khoẻ của thành phần đó trên nhãn sản phẩm khi hàm lượng của các thành phần này đạt tối thiểu 10% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học;

c) Các khuyến cáo sức khỏe phải được ghi rõ ràng và thống nhất, phù hợp với bằng chứng khoa học chứng minh.”

6. Sửa đổi điểm b, điểm d khoản 1 Điều 10 như sau:

“b) Hàm lượng của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất phải đạt được tối thiểu 15% RNI được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc tối thiểu 15% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học;”

“d) Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan.”

7. Sửa đổi điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 10 như sau:

“d) Khi liều sử dụng hàng ngày của vitamin, khoáng chất trong sản phẩm đạt tối thiểu 15% RNI hoặc đạt tổi thiếu 15% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học thì được công bố công dụng cho sản phẩm nhưng phải chỉ ra đối tượng, liều dùng phù hợp;

đ) Đối với thành phần chưa có mức RNI theo quy định, khi liều sử dụng hàng ngày đạt tối thiểu 15% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học thì được công bố công dụng cho sản phẩm nhưng phải chỉ ra đối tượng, liều dùng phù hợp.”

8. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 10 như sau:

“a) Đối tượng sử dụng phải phù hợp với công dụng đã công bố và được cơ quan tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm chấp nhận thông qua bản đăng ký công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân.”

9. Sửa đổi câu dẫn Điều 11 như sau:

“Ngoài việc phải tuân thủ các quy định về ghi nhãn, nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng quy định sau đây:”

10. Sửa đổi khoản 4 Điều 11 như sau:

“4. Phải ghi cụm từ “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” ngay sau phần ghi nhãn về công dụng của sản phẩm hoặc cùng chỗ với các khuyến cáo khác nếu có.”

Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 2 như sau:

“1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.”

“3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địa phương và các trường hợp quy định tại khoản 8, khoản 10 Điều 36, khoản 5 Điều 41 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP mà ngành Y tế được phân công quản lý, chủ trì kiểm tra.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau:

“2. Không chồng chéo về đối tượng, nội dung, địa bàn và thời gian kiểm tra. Trong trường hợp có sự trùng lặp về kiểm tra của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp dưới và kiểm tra của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp trên, giữa các ngành, các cấp thì xử lý theo thứ tự sau:

a) Kiểm tra của cơ quan cấp dưới trùng với kiểm tra của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo quyết định của cơ quan cấp trên;

b) Kiểm tra liên ngành trùng với kiểm tra của một ngành thì thực hiện theo kiểm tra liên ngành;

c) Kiểm tra của cơ quan trực tiếp quản lý sản phẩm, nhóm sản phẩm theo nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP trùng với kiểm tra của cơ quan khác thì cơ quan trực tiếp quản lý sản phẩm, nhóm sản phẩm thực hiện kiểm tra.”

3. Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 1 Điều 4 như sau:

“b) Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh;

c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp huyện; giao Phòng Y tế, Trung tâm Y tế hoặc Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn;”

4. Sửa đổi, bổ sung các điểm a, b và h khoản 1 Điều 6 như sau:

“a) Hồ sơ về hành chính, pháp lý của cơ sở:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kiểm tra, đánh giá theo loại hình cơ sở thuộc diện cấp hoặc không thuộc diện cấp quy định tại các điều 11, 12 và 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP); Giấy xác nhận đủ sức khỏe, Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của các đối tượng theo quy định;

b) Hồ sơ liên quan đến Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Bản tự công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Kiểm tra, đánh giá theo đối tượng, nội dung quy định tại các điều 4, 5, 6, 7, 8, 26 và 27 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;”

“h) Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Áp dụng hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và khoản 3, khoản 8 Điều 1 Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN để lấy mẫu.”

5. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm c khoản 2 Điều 6 như sau:

“a) Hồ sơ về hành chính, pháp lý của cơ sở: Kiểm tra theo nội dung tại điểm a khoản 1 Điều này;”

“c) Lấy mẫu thức ăn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các nguyên liệu, sản phẩm phục vụ chế biến, ăn uống để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Áp dụng tương tự quy định tại điểm h khoản 1 Điều này trong quá trình lấy mẫu kiểm nghiệm.”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7 như sau:

“3. Tần suất kiểm tra theo kế hoạch không quá 01 lần một năm, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất quy định tại Điều 8 Thông tư này.”

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

“Điều 10. Xử lý kết quả kiểm tra

1. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 69 Luật An toàn thực phẩm. Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thì lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo quy định. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Một số trường hợp cụ thể thực hiện như sau:

a) Sản phẩm thực phẩm không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hoá thì áp dụng hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN; khoản 6, khoản 8 Điều 1 Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xử lý;

b) Kết quả kiểm nghiệm mẫu không đạt thuộc trường hợp sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 23/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xử lý;

c) Kết quả kiểm nghiệm mẫu không đạt mà không thuộc trường hợp tại điểm b khoản này thì áp dụng hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN; khoản 8 Điều 1 Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xử lý;

d) Trường hợp khiếu nại hoặc tranh chấp về an toàn thực phẩm liên quan đến kết quả kiểm nghiệm, cơ quan kiểm tra căn cứ quy định tại Điều 47, Điều 48 Luật An toàn thực phẩm, khoản 6 Điều 37 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan để giải quyết. Trường hợp giải quyết khiếu nại kết luận mẫu đạt, chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm nghiệm, cơ quan kiểm tra phải ra thông báo hàng hóa tiếp tục được lưu thông trên thị trường. Trường hợp giải quyết khiếu nại kết luận mẫu không đạt thì cơ quan kiểm tra tiến hành xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm b hoặc điểm c khoản này.

3. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì chuyển hồ sơ lên cấp cao hơn để xử lý hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.”

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

“Điều 14. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Chánh Thanh tra Bộ; Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng cơ quan Y tế các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.”

9. Thay thế các Phụ lục số 01, 02, 03, 04, 05, 06 Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế bằng các biểu mẫu tương ứng tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 49/2015/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định đối với thuốc lá

1. Sửa đổi cụm từ “Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm” bằng cụm từ “Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế” tại phần căn cứ ban hành của Thông tư số 49/2015/TT-BYT.

2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 4, điểm b khoản 2 Điều 5 như sau:

"b) Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập hồ sơ công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này và nộp hồ sơ trực tuyến tới cơ quan tiếp nhận đăng ký theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Tổ chức, cá nhân truy cập vào trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế (https://vihema.gov.vn) được gắn link liên kết với cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế (https://moh.gov.vn) để thực hiện việc công bố trực tuyến."

3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 6 như sau:

"b) Bước 2: Đăng ký bản công bố phù hợp quy định

Tổ chức, cá nhân công bố phù hợp quy định lập hồ sơ công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này và nộp hồ sơ trực tuyến tới cơ quan tiếp nhận đăng ký theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Tổ chức, cá nhân truy cập vào trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế (https://vihema.gov.vn) được gắn link liên kết với Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế (https://moh.gov.vn) để thực hiện việc công bố trực tuyến.”

4. Thay thế cụm từ "Cục An toàn thực phẩm" bằng cụm từ "Cục Quản lý Môi trường y tế" tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 7; khoản 2, khoản 4 Điều 8; Điều 9; Điều 11; khoản 2 Điều 16; thay thế cụm từ “vfa.gov.vn” bằng cụm từ “vihem.gov.vn” tại khoản 3 Điều 9.

5. Bỏ cụm từ "hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc lá đóng trên địa bàn” tại Điều 11.

6. Bỏ cụm từ “hoặc đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc lá đóng trên địa bàn thực hiện” tại khoản 1 Điều 12.

7. Thay thế cụm từ "Cục An toàn thực phẩm" bằng cụm từ "Cục Quản lý Môi trường y tế" tại các Mẫu số 06, 07, 08, 09 và 10; thay thế cụm từ “.../ATTP-TNCB” bằng cụm từ “.../MT-TNCB” tại Mẫu số 06 và Mẫu số 09; thay thế cụm từ “.../ATTP-XNCB” bằng cụm từ “.../MT-XNCB” tại Mẫu số 07 và Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư số 49/2015/TT-BYT.

Điều 7. Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

1. Bãi bỏ Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn lấy mẫu phục vụ thanh tra, kiểm tra về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:

a) Bãi bỏ Mục 4 giải thích từ ngữ và mục 5 soát xét bổ sung thuộc Phần 1 Quy định chung của Quy định Giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm; Mục 4.5 quy định vệ sinh an toàn chất tẩy rửa dùng để rửa dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm; Mục 4.6 quy định giới hạn tối đa kim loại nặng thôi nhiễm từ dụng cụ chứa đựng, bảo quản và đun nấu thực phẩm (trừ dụng cụ bằng gốm, thuỷ tinh) thuộc Phần 4 quy định vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm của Quy định Giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm; Mục 6.5 quy định giới hạn cho phép vi sinh vật trong ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc; Mục 6.8 quy định giới hạn cho phép vi sinh vật trong gia vị và nước chấm; Mục 6.11 quy định giới hạn cho phép vi sinh vật trong đồ hộp và Mục 6.12 quy định giới hạn cho phép vi sinh vật trong dầu, mỡ thuộc Phần 6 giới hạn vi sinh vật trong thực phẩm và Danh mục chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng trong sản xuất và chế biến thực phẩm tại Phần 7 Danh mục các chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng trong sản xuất và chế biến thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”;

b) Bãi bỏ các điểm b, c, d và đ khoản 10 Điều 1 Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành;

c) Bãi bỏ số thứ tự 32 phần giải thích từ ngữ; bãi bỏ mục 3.11.2; 3.17; 3.29 và 3.49 phần III Cơ sở sản xuất và trang thiết bị tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 18/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ;

d) Bãi bỏ điểm đ khoản 1 Điều 6 Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

đ) Bãi bỏ các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 2; khoản 1, khoản 2 Điều 3; điểm a khoản 1 Điều 4; Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 9; điểm a khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 10; khoản 1, khoản 2 Điều 11; điểm a khoản 1 Điều 12; Điều 13; khoản 2 Điều 14; khoản 2 Điều 15; Chương VII Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng.

Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp

1. Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực ghi trong Giấy tiếp nhận hoặc Giấy xác nhận hoặc hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.

2. Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã thực hiện tự công bố hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày Thông tư này có hiệu lực nếu không phù hợp với quy định tại Thông tư này thì tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Điều 9. Điều khoản tham chiếu

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Chánh Thanh tra Bộ; Thủ trưởng đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ quan Y tế các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban xã hội của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, cổng thông tin điện tử CP);
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, ATTP (05 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

 

PHỤ LỤC 1

MỨC SỬ DỤNG TỐI ĐA PHỤ GIA THỰC PHẨM TRONG THỰC PHẨM CHƯA ĐƯỢC QUY ĐỊNH THEO TIÊU CHUẨN CODEX STAN 192-1995 (2018)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

ASCORBYL PALMITATE

INS

304

Tên phụ gia

Ascorbyl palmitat

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Thực phẩm ăn kiêng với mục đích y tế đặc biệt, không bao gồm sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm 13.1 (mã nhóm 13.3 của Phụ lục 4)

500

10

ERYTHROSINE

INS

127

Tên phụ gia

Erythrosin

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất (mã nhóm 13.6 của Phụ lục 4)

GMP

 

POLYGLYCEROL ESTERS OF INTERESTERIFIED RICINOLEIC ACID

INS

476

Tên phụ gia

Este của polyglycerol với acid ricinoleic

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Shortening (thuộc mã nhóm 02.1 của Phụ lục 4)

20000

 

CURCUMIN

INS

100(i)

Tên phụ gia

Curcumin

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Thực phẩm ăn kiêng với mục đích y tế đặc biệt, không bao gồm sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm 13.1 (mã nhóm 13.3 của Phụ lục 4)

50

 

TURMERIC

INS

100(ii)

Tên phụ gia

Turmeric

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Thực phẩm ăn kiêng với mục đích y tế đặc biệt, không bao gồm sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm 13.1 (mã nhóm 13.3 của Phụ lục 4)

GMP

 

Sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất (mã nhóm 13.6 của Phụ lục 4)

GMP

 

DISODIUM SUCCINAT

INS

364(ii)

Tên phụ gia

Dinatri succinat

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Muối, gia vị, súp, nước chấm, sa lát và các sản phẩm protein (mã nhóm 12.0 của Phụ lục 4)

GMP

 

TARTRAZINE

INS

102

Tên phụ gia

Tartrazin

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Thực phẩm ăn kiêng để giảm cân (mã nhóm 13.4 của Phụ lục 4)

50

 

PROPYLENE GLYCOL ALGINATE

INS

405

Tên phụ gia

Propylen glycol alginat

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Nước chấm không ở dạng nhũ tương (mã nhóm 12.6.2 của Phụ lục 4)

6000

 

CARAMEL I - PLAIN CARAMEL

INS

150a

Tên phụ gia

Caramen nhóm I (caramen nguyên chất)

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Đồ uống không cồn (mã nhóm 14.1 của Phụ lục 4)

GMP

 

ANNATTO EXTRACT, BIXIN BASED

INS

160b(i)

Tên phụ gia

Chất chiết xuất từ annatto, bixin based

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Đá thực phẩm, bao gồm nước quả ướp lạnh và kem trái cây (mã nhóm 03.0 của Phụ lục 4)

25

8

Phomat đã qua chế biến (mã nhóm 01.6.4 của Phụ lục 4)

15

Sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp phụ gia thực phẩm INS 160b(ii)

ANNATTO EXTRACT, NORBIXIN - BASED

INS

160b(ii)

Tên phụ gia

Chất chiết xuất từ annatto, norbixin-based

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Đá thực phẩm, bao gồm nước quả ướp lạnh và kem trái cây (mã nhóm 03.0 của Phụ lục 4)

20

185

Phomat đã qua chế biến (mã nhóm 01.6.4 của Phụ lục 4)

8

 

SODIUM ALUMINO SILICATE

INS

554

Tên phụ gia

Natri nhôm silicat

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Các sản phẩm cacao, các sản phẩm sô cô la, bao gồm cả các sản phẩm giống và sản phẩm thay thế sô cô la (mã nhóm 05.1 của Phụ lục 4)

20000

 

TAGETES EXTRACT

INS

161b(ii)

Tên phụ gia

Tagetes extract

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Sản phẩm kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo nuga..., không bao gồm các sản phẩm thuộc mã nhóm 05.1,05.3 và 05.4 (mã nhóm 05.2 của Phụ lục 4)

300

 

Kẹo cao su (mã nhóm 05.3 của Phụ lục 4)

300

 

NITRITS

INS

249

250

Tên phụ gia

Kali nitrit

Natri nitrit

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt thú nguyên miếng hoặc cắt nhỏ không qua xử lý nhiệt (mã nhóm 08.2.1 của Phụ lục 4)

80

32

Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt thú nguyên miếng hoặc cắt nhỏ đã xử lý nhiệt (mã nhóm 08.2.2 của Phụ lục 4)

80

32

Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt thú xay nhỏ đã qua chế biến không qua xử lý nhiệt (mã nhóm 08.3.1 của Phụ lục 4)

80

32

Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt thú xay nhỏ đã qua xử lý nhiệt (mã nhóm 08.3.2 của Phụ lục 4)

80

32

NITRATES

INS

251

252

Tên phụ gia

Natri nitrat

Kali nitrat

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt thú nguyên miếng hoặc cắt nhỏ không qua xử lý nhiệt (mã nhóm 08.2.1 của Phụ lục 4)

100

30

Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt thú xay nhỏ đã qua chế biến không qua xử lý nhiệt (mã nhóm 08.3.1 của Phụ lục 4)

100

30

GUM ARABIC (ACACIA GUM)

INS

414

Tên phụ gia

Gôm arabic

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ đến 12 tháng tuổi (mã nhóm 13.1.1 của Phụ lục 4)

10

65 & 72

Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi (mã nhóm 13.1.2 của Phụ lục 4)

10

65 & 72

Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi (mã nhóm 13.1.3 của Phụ lục 4)

10

65 & 72

SILICON DIOXIDE, AMORPHOUS

INS

551

Tên phụ gia

Dioxyd silic vô định hình

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ đến 12 tháng tuổi (mã nhóm 13.1.1 của Phụ lục 4)

10

65 & 72

Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi (mã nhóm 13.1.2 của Phụ lục 4)

10

65 & 72

Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi (mã nhóm 13.1.3 của Phụ lục 4)

10

65 & 72

STARCH SODIUM OCTENYL SUCCINATE

INS

1450

Tên phụ gia

Starch natri octenyl succinat

Nhóm thực phẩm

ML
(mg/kg)

Ghi chú

Sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ đến 12 tháng tuổi (mã nhóm 13.1.1 của Phụ lục 4)

100

65 & 72

Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi (mã nhóm 13.1.2 của Phụ lục 4)

100

65 & 72

Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi (mã nhóm 13.1.3 của Phụ lục 4)

100

65 & 72

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CHẤT HỖ TRỢ CHẾ BIẾN ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT

Tên chất tiếng Việt

Tên chất Tiếng Anh

Lĩnh vực sử dụng

MRL
(mg/kg)

I

Các chất chống tạo bọt

Antifoam agents

 

 

1

Methyl este của acid béo

Fatty acid methyl ester

 

 

2

Este poly alkyl glycol của acid béo

Fatty acid polyalkylene glycol ester

Protein thực vật

 

3

Alcohol béo C8-C30

Fatty alcohols (C8-C30)

Protein thực vật

 

4

Dầu dừa hydro hóa

Hydrogenated coconut oil

Sản xuất bánh kẹo

5-15

5

Các oxoalcohol C9-C30)

Oxoalcohols (C9-C30)

 

 

6

Este polyoxyethylen của acid béo C8-C30

Polyoxyethylene esters of C8-C30 fatty acids

Protein thực vật

 

7

Este polyoxyethylen của oxoalcohol C9-C30

Polyoxyethylene esters of C9-C30 oxoalcohols

Protein thực vật

 

8

Hỗn hợp este polyoxyethylen và polyoxypropylen của các acid béo C8-C30

Mixtures of polyoxyethylene and polyoxypropylene esters of C8-C30 fatty acids

Protein thực vật

 

II

Các chất xúc tác

Catalysts

 

 

9

Nhôm

Aluminum

Dầu thực phẩm đã hydro hóa

 

10

Chromi

Chromium

Dầu thực phẩm đã hydro hóa

< 0,1

11

Đồng

Copper

Dầu thực phẩm đã hydro hóa

< 0,1

12

Đồng chromat

Copper chromate

Dầu thực phẩm đã hydro hoá

 

13

Đồng chromite

Copper chromite

 

 

14

Mangan

Manganese

Dầu thực phẩm đã hydro hóa

< 0,4

15

Molypden

Molybdenum

Dầu thực phẩm đã hydro hóa

< 0,1

16

Paladi

Palladium

Dầu thực phẩm đã hydro hóa

< 0,1

17

Platin

Platinum

Dầu thực phẩm đã hydro hóa

< 0,1

18

Kali kim loại

Potassium metal

Dầu thực phẩm este hóa

< 1

19

Kali methylat (methoxide)

Potassium methylate (methoxide)

Dầu thực phẩm este hóa

< 1

20

Kali ethylat (ethoxide)

Potassium ethylate (ethoxide)

Dầu thực phẩm este hóa

< 1

21

Bạc

Silver

Dầu thực phẩm đã hydro hóa

< 0,1

22

Natri amid

Sodium amide

Dầu thực phẩm este hóa

< 1

23

Natri ethylen (natri ethylat)

Sodium ethylene (sodium ethylate)

Dầu thực phẩm este hóa

< 1

24

Natri methylat (methoxide)

Sodium methylate (methoxide)

Dầu thực phẩm este hóa

< 1

25

Acid trifluormethan sulfonic

Trifluoromethane sulfonic acid

Chất thay thế bơ, cacao

< 0,01

26

Zirconi

Zirconium

 

 

27

Nickel

Nickel

Polyols

 

III

Các chất làm trong/các chất trợ lọc

Clarifying agents/ filtration aids

 

 

28

Albumin

Albumin

 

 

29

Amiăng

Asbestos

 

 

30

Bentonite

Bentonite

Thủy phân tinh bột

 

31

Diatomit

Diatomaceous earth

Sản xuất nước trái cây, thủy phân tinh bột

 

32

Copolyme divinylbenzen- ethylvinylbenzen

Divinylbenzene- ethylvinylbenzene copolymer

Thực phẩm dạng lỏng (trừ nước có ga)

0,00002 (chiết xuất từ copolyme)

33

Magnesi acetat

Magnesium acetate

 

 

34

Peclit

Perlite

Thủy phân tinh bột

 

35

Acid polymaleic và natri polymaleat

Polymaleic acid and sodium polymaleate

Chế biến đường

< 5

36

Than hoạt tính (Carbon thực vật có hoạt tính)

Vegetable carbon (activated)

Thủy phân tinh bột

 

37

Than không có hoạt tính (Carbon thực vật không có hoạt tính)

Vegetable carbon (unactivated)

 

 

38

Đất sét hấp thụ (tẩy trắng, đất tự nhiên hoặc đất hoạt tính)

Absorbent clays (bleaching, natural or activated earths)

Thủy phân tinh bột

 

39

Nhựa divinylbenzen chloromethyl hóa và amin hóa

Chloromethylated animated styrene- divinylbenzene resin

Chế biến đường

< 1

40

Nhựa trao đổi ion

Ion exchange resins (see Ion exchange Resins)

Nước trái cây

 

41

Isinglass (Thạch)

Isinglass (Agar)

 

 

42

Cao lanh

Kaolin

Nước trái cây

 

43

Tanin

Tannin (to be specified) Tannic Acid

Nước trái cây

GMP

44

Gelatin (từ collagen da)

Gelatin (from skin collagen)

Nước trái cây

 

IV

Các chất làm lạnh và làm mát

Contact freezing & cooling agents

 

 

45

Dichlorofluormethan

Dichlorofluormethane

Thực phẩm đông lạnh

100

V

Các chất làm khô/ Các chất chống đông vón

Desiccating agent/anticaking agents

 

 

46

Nhôm stearat

Aluminum Stearate

 

 

47

Calci Stearat

Calcium Stearate

 

 

48

Magnesi Stearat

Magnesium stearate

 

 

49

Octadecyl amoni acetat (trong amoni chloride)

Octadecyl ammonium acetate (in ammonium chloride)

 

 

50

Kali nhôm silicat

Potassium aluminum silicate

 

 

51

Natri calci silicoaluminat

Sodium calcium silicoaluminate

 

 

52

Calci phosphat (tricalci phosphat)

Calcium phosphate (tricalcium phosphate)

 

 

VI

Các chất tẩy rửa (Các chất làm ẩm)

Detergents (wetting agents)

 

 

53

Dioctyl natri sulfosuccinat

Dioctyl sodium sulfosuccinate

Đồ uống trái cây

< 10

54

Hợp chất amoni bậc bốn

Quaternary ammonium compounds

 

 

55

Natri lauryl sulphat

Sodium lauryl sulphate

Dầu và mỡ thực phẩm

< 1

56

Natri xylen sulphonat

Sodium xylene sulphonate

Dầu và mỡ thực phẩm

< 1

VII

Các chất cố định enzym và chất mang

Enzyme immobilization agents & supports

 

 

57

Polyethylenimin

Polyethylenimine

 

 

58

Glutaraldehyde

Glutaraldehyde

 

 

59

Diethylaminoethyl Cellulose

Diethylaminoethyl Cellulose

 

 

VIII

Các chất keo tụ

Flocculating agents

 

 

60

Nhựa acrylat-acrylamid

Acrylate-acrylamide resin

Chế biến đường

10 trong dịch đường

61

Chitin/Chitosan

Chitin/Chitosan

 

 

62

Phức của muối nhôm hòa tan và acid phosphoric

Complexes of soluble aluminum salt and phosphoric acid

Nước uống

 

63

Copolyme dimethylamin - epichlorohydrin

Dimethylamine - epichlorohydrin copolymer

Chế biến đường

< 5

64

Huyết tương khô và dạng bột

Dried and powdered blood plasma

 

 

65

Nhựa acrylamid biến tính

Modified acrylamide resin

Đường, nước nồi hơi

 

66

Acid polyacrylic

Polyacrylic acid

Đường

 

67

Polyacrylamid

Polyacrylamide

Đường (củ cải)

 

68

Natri polyacrylat

Sodium polyacrylate

Đường (củ cải)

 

69

Trinatri diphosphat

Trisodium diphosphate

 

 

70

Trinatri orthophosphat

Trisodium orthophosphate

 

 

IX

Nhựa trao đổi ion, màng và rây phân tử

Ion exchange resins, membranes, and molecular sieves

 

 

71

Copolyme của methyl acrylat, divinylbenzen và acrylonitril bị thủy phân hoàn toàn

Completely hydrolyzed copolymers of methyl acrylate, divi-nylbenzene and acrylonitrile

Thủy phân tinh bột

< 1 (được tính bằng tổng cacbon hữu cơ)

72

Diethylentriamin, triethylentetramin, tetraethylenpentamin được tạo mạng liên kết chéo với epichlorohydrin

Diethylenetriamine, triethylenetetramine, tetraethylenepentamine cross - linked with epichlorohydrin

 

 

73

Copolyme của acid metacrylic-divinylbenzen

Methacrylic acid- divinylbenzene copolymer

 

 

74

Copolyme của acid metacrylic-divinylbenzen với các nhóm hoạt động RCOO

Methacrylic acid- divinylbenzene copolymer with RCOO active groups

 

 

75

Polystyren - divinylbenze cầu hóa bằng các nhóm trimethylamoni

Polystyrene divinylbenzene reticulum with trimethylammonium groups

Đường, dịch cất

Chất di chuyển từ nhựa < 1

X

Chất bôi trơn, các chất loại bỏ và chống kẹt cứng, trợ khuôn

Lubricants, release and anti stick agents, moulding aids

 

 

76

Dimethylpolysiloxan

Dimethylpolysiloxane

 

 

77

Bentonit

Bentonite

Bánh kẹo

 

XI

Các chất kiểm soát vi sinh vật

Micro-organism control agents

 

 

78

Chlor dioxide

Chlorine dioxide

Bột

 

79

Hypochlorit

Hypochlorite

Dầu thực phẩm

 

80

Iodophors

Iodophors

Dầu thực phẩm

 

81

Hệ enzym lactoperoxidase (latoperoxidase, gluco oxidase, muối thiocynat)

Lactoperoxidase system (lactoperoxidase, glucose oxidase, thiocyanate salt)

 

 

82

Acid Peracetic

Peracetic acid

 

 

83

Hợp chất amoni bậc bốn

Quaternary ammonium compounds

Dầu thực phẩm

 

84

Muối của acid sulfur trioxide

Salts of sulfurous acid

Thủy phân tinh bột ngô xay

< 100

XII

Các chất nuôi dưỡng vi sinh vật và chất nuôi dưỡng vi sinh vật bổ sung

Microbial nutrients and microbial nutrient adjuncts

 

 

85

Amoni phosphat

Ammonium phosphates

Thực phẩm lên men

 

86

Biotin

Biotin

Thực phẩm lên men

 

87

Đồng sulfat

Copper sulphate (Cupic sulphate)

Thực phẩm lên men

 

88

Niacin

Niacin

Thực phẩm lên men

 

89

Acid pantothenic

Pantothenic acid

Thực phẩm lên men

 

90

Kẽm Sulfat

Zinc sulfate

Thực phẩm lên men

 

91

Sắt (II) sulfat

Ferrous sulfate

Thực phẩm lên men

 

92

Inositol

Inositol

Thực phẩm lên men

 

93

Magnesi sulfat

Magnesium sulfate

Thực phẩm lên men

 

94

Polysorbat 80

Polysorbate 80

Thực phẩm lên men

 

95

Silic dioxide

Silicon dioxide

Thực phẩm lên men

 

96

Gôm Acacia

Acacia Gum

Thực phẩm lên men

 

97

Acid phosphoric

Phosphoric acid

Thực phẩm lên men

 

98

Acid nitric

Nitric acid

 

 

99

Acid citric

Citric acid

Thực phẩm lên men

 

100

Glycin

Glycine

 

 

101

Natri bicacbonat

Sodium bicarbonate

Thực phẩm lên men

 

102

Lecithin đậu tương

Soy lecithin

Thực phẩm lên men

 

103

Amoni chloride

Ammonium chloride

Thực phẩm lên men

 

104

Natri lauryl sulfat

Sodium lauryl sulphate

Thực phẩm lên men

 

105

Amoni sulfat

Ammonium sulphate

Thực phẩm lên men

 

106

Propyl galat

Propyle gallate

Thực phẩm lên men

 

107

Natri phosphat, monobasic

Sodium phosphate, monobasic

Thực phẩm lên men

 

XIII

Các chất đẩy tơi và các khí bao gói

Propellant and packaging gases

 

 

108

Không khí

Air

 

 

109

Argon

Argon

 

 

110

Carbon dioxide

Carbon dioxide

 

 

111

Chloropentafluoroethan

Chloropentafluoroethane

 

 

112

Heli

Helium

 

 

113

Hydro

Hydrogen

 

 

114

Nito oxide

Nitrous oxide

 

 

115

Octa fluorocyclobutan

Octafluorocyclobutane

 

 

116

Propan

Propane

 

 

117

Triclorofluoromethan (F11)

Trichlorofluoromethane (F11)

 

 

118

Dichlorodifluoromethan (F12)

Dichlorodifluoromethane (F12)

 

 

XIV

Các dung môi, quá trình chiết và chế biến

Solvents, extraction & processing

 

 

119

Amyl Acetat

Amyl acetate

Hương liệu, chất tạo màu

 

120

Benzyl alcohol

Benzyl alcohol

Hương liệu, chất tạo màu, acid béo

 

121

Butan 1,3-diol

Butane-1,3-diol

Hương liệu

 

122

Butyl acetat

Butyl acetate

 

 

123

Cyclohexan

Cyclohexane

Hương liệu, dầu thực phẩm

< 1

124

Dibutyl ete

Dibutyl ether

Hương liệu

< 2

125

1,2 Dichloroethan

1,2 Dichloroethane

Loại caffein trong thực phẩm

< 5

126

Dichlorodifluoromethan

Dichlorodifluoromethane

Hương liệu

< 1

127

Diethyl citrat

Diethyl citrate

Hương liệu, chất tạo màu

 

128

Diethyl ete

Diethyl ether

Hương liệu, chất tạo màu

<2

129

Ethyl acetat

Ethyl acetate

 

 

130

Ethyl methyl keton (Butanon)

Ethyl methyl ketone (butanone)

Hương liệu, acid béo, khử cafein của cà phê, chè

<2

131

Glycerol tributyrat

Glycerol tributyrate

Hương liệu, chất tạo màu

 

132

Isobutan

Isobutane

Hương liệu

< 1

133

Các hydrocacbon từ isoparafinic dầu mỏ

Isoparaffinic petroleum hydrocarbons

Acid citric

 

134

Isopropyl myristat

Isopropyl myristate

Hương liệu, chất tạo màu

 

135

Methylen chloride (Dichloromethan)

Methylene chloride (dichloromethane)

Dầu thực phẩm

< 0,02

136

Methyl propanol-I

Methyl propanol-I

Hương liệu

1

137

n-Octyl alcohol

n-Octyl alcohol

Acid citric

 

138

Pentan

Pentane

Hương liệu, dầu thực phẩm

< 1

139

Ete dầu hỏa

Petroleum ether (light petroleum)

Hương liệu, dầu thực phẩm

< 1

140

Propan 1,2 - diol

Propane-1,2-diol

Acid béo, hương liệu, chất tạo màu

 

141

Propan-1-ol

Propane-1-ol

Acid béo, hương liệu, chất tạo màu

 

142

1,1,2 - trichloroethylen

1,1,2-Trichloroethylene

Hương liệu, dầu thực phẩm

<2

143

Tridodecylamin

Tridodecylamine

Acid citric

 

144

Toluen

Toluene

Hương liệu

< 1

145

Aceton (Dimethyl keton)

Acetone (Dimethyl ketone)

Hương liệu, chất tạo màu, dầu thực phẩm

 

146

Butan

Butane

Hương liệu, dầu thực phẩm

< 1,01

147

Ethanol

Ethanol

Protein thực vật

 

148

Hexan

Hexane

Chất béo và dầu, nhũ tương chất béo

1

149

Tert butyl alcohol

Tertiary butyl alcohol

Hương liệu, chất tạo màu, dầu thực phẩm

 

150

Trichlorofluoromethan

Trichlorofluoromethane

Hương liệu

< 1

151

Butan -1-ol

 

Các acid béo

< 1000

152

Butan -2-ol

 

Hương liệu

1

153

Glycerol tripropionat

Glycerol tripropionate

Hương liệu, chất tạo màu

 

XV

Các chất tẩy rửa và bóc vỏ

Washing and peeling agents

 

 

154

Amoni orthophosphat

Ammonium orthophosphate

Trái cây và rau

 

155

Diamoni orthophosphat nồng độ 5% trong nước

Diammonium orthophosphate: 5% aqueous solution

Đồ hộp quả và rau

 

156

Dithiocacbamat

Dithiocarbamate

Củ cải đường

 

157

Ethylen dichloride

Ethylene dichloride

Củ cải đường

0,00001 trong củ cải đường; và không được có trong đường

158

Ete ethylen glycol monobutyl

Ethylene glycol monobutyl ether

Củ cải đường

0,00003 trong củ cải đường; và không được có trong đường

159

Monoethanolamin

Monoethanolamine

Củ cải đường

0,0001 trong củ cải đường; và không được có trong đường

160

Natri hypochloride

Sodium hypochlorite

Trái cây và rau

 

161

Tetrakali pyrophosphat

Tetrapotassium pyrophosphate

Củ cải đường

0,00002 trong củ cải đường, không được có trong đường

162

Tetranatri ethylendiamintetraacetat

Tetrasodium ethylenediaminetetraacetate

Củ cải đường

0,000003 trong củ cải đường, không được có trong đường

163

Triethanolamin

Triethanolamine

Củ cải đường

0,00005 trong củ cải đường, không được có trong đường

164

Hydro peroxide

Hydrogen peroxide

 

 

165

Kali bromide

Potassium bromide

Trái cây và rau, củ cải đường

 

166

Amoni chloride (bậc 4)

Ammonium chloride (quaternary)

 

 

167

Acid sulfuric

Sulfuric acid

Hạt đậu Locust

 

168

Natri dodecylbenzen sunfonat

Sodium dodecylbenzene sulphonate

Trái cây, rau, thịt, gia cầm

 

XVI

Các enzym thực phẩm (kể cả các enzym đã được cố định trên chất mang)

Food Enzymes (including immobilized enzymes)

 

 

169

Men rượu (Saccharomyces cerevisaa)

Alcohol dehydrogenase (Saccharomyces cerevisia)

 

 

170

Catalase (Gan bò)

Catalase (bovine liver)

 

 

171

Chymosin (bê, dê non, cừu non)

Chymosin (calf, kid, or lamb abomasum)

 

 

172

Lipase (dạ dày bò) (tuyến nước bọt hoặc thực quản của bê, dê non, cừu non) (Tụy lợn hoặc tuỵ bò)

Lipase (bovine stomach) (salivary glands or fore stomach of calf, kid, or lamb) (hog or bovine pancreas)

 

 

173

Lysozim (Lòng trắng trứng)

Lysozime (egg whites)

Bơ, phomat

 

174

Pepsin A (của gia cầm)

Pepsin A - Poultry proventicum

 

 

175

Phospholipase A (tuỵ bò)

Phospholipase A - Bovine pancreas

Sản xuất bánh

 

176

Rennet (dạ dày bê, dê non, cừu non)

Rennet (calf or kid, lamb stomach)

 

 

177

Chymosin (Escherichia coli K-12)

Chymosin (Escherichia coli K-12)

Sữa vón cục trong pho mát và các sản phẩm sữa khác

 

178

Chymosin B

Chymosin B

 

 

179

Chymopapain (từ quả đu đủ)

Chymopapain (Carica papaya)

 

 

180

Alpha galactosidase (Melibiaza)

Alpha galactosidase (Melibiase)

 

 

181

Arabinofuranosidase

Arabinofuranosidase

 

 

182

Beta glucanase

Beta glucanase

 

 

183

Dextranase

Dextranase

 

 

184

Endo beta glucanase

Endo beta glucanaza

Bia

 

185

Esterase

Esterase

 

 

186

Exo-alpha glucosidase (được cố định trên chất mang) (cùng nguồn như trên) không nhiều hơn 10 mg/kg glutaraldehyde)

Exo-alpha glucosidase (immobilized) (same source as above) no more than 10 mg/kg glutaraldehyde

 

 

187

Glucoamylase hoặc amyloglucosidase

Glucoamylase or amyloglucosidase

Thủy phân tinh bột, sản xuất sirô glucose

 

188

Glucose isomerase

Glucose isomerase

Sirô glucose đồng phân hóa

 

189

Hemicellulase

Hemicellulase

Chế biến rau quả, nước quả, bánh nướng, bia, tinh bột, dịch chiết (cà phê, chè, gia vị)

 

190

Inulinase

Inulinase

 

 

191

Invertase

Invertase

 

 

192

Isoamylase

Isoamylase

 

 

193

Lactase

Lactase

Sản phẩm sữa

 

194

Decacboxylase đối với acid malic

Malic acid decarboxylase

 

 

195

Maltase hoặc alpha glucosidase

Maltase or alpha glucosidase

 

 

196

Enzym khử nitrat

Nitrate reductase

 

 

197

Pectin lyase

Pectin lyase

 

 

198

Pectin esterase

Pectin esterase

 

 

199

Polygalacturonase

Polygalacturonase

 

 

200

Protease (bao gồm các enzym đông tụ sữa)

Protease (including milk clotting enzymes)

 

 

201

Pullulanase

Pullulanase

Thủy phân tinh bột

 

202

Serin proteinase

Serine proteinase

 

 

203

Tannase

Tannase

 

 

204

Xenlulase

Cellulase

 

 

205

Cellobiase (Beta d- glucosidase)

Cellobiase (Beta d- glucosidase)

 

 

XVII

Phụ gia nước nồi hơi

Boiler water additives

 

 

206

Natri tripolyphosphat

Sodium tripolyphosphate

Nước nồi hơi

 

207

Polyethylen glycol

Polyethylene glycols

Nước nồi hơi

 

208

Tetranatri diphosphat

Tetrasodium diphosphate

Nước nồi hơi

 

209

Natri hexameta phosphat

Sodium hexametaphosphate

Nước nồi hơi

 

210

Magnesi sulfat

Magnesium sulfate

Nước nồi hơi

 

211

Natri polyacrylat

Sodium polyacrylate

Nước nồi hơi

 

XVIII

Các chất hỗ trợ chế biến khác

Other Processing aids

 

 

212

Nhôm oxide

Aluminum oxide

 

 

213

Acid Erythorbic

Erythorbic acid

 

 

214

Calci tactrat

Calcium tartrate

 

 

215

Acid Giberelic

Gibberellic acid

 

 

216

Magnesi tartrat

Magnesium tartrate

 

 

217

Kali giberelat

Potassium gibberellate

 

 

218

Natri

Sodium

 

 

219

Natri silicat

Sodium silicate

 

 

220

Ethyl parahydroxybenzoat

Ethyl parahydroxybenzoate

 

 

221

Acid citric

Citric acid

Dầu và chất béo

 

222

Các chất hỗ trợ chế biến khác đã được đánh giá an toàn theo Điểm 3.3 và 3.4 Mục 3 Nguyên tắc sử dụng an toàn các chất hỗ trợ chế biến trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11429:2016 (CAC/GL 75:2010) về “Hướng dẫn sử dụng chất hỗ trợ chế biến” được phép sử dụng trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

Ghi chú: MRL (Maximum Residue Limit) là mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép.

 

PHỤ LỤC 3

BIỂU MẪU ÁP DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Mẫu số

Mẫu biểu

Mẫu 01

Kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm

Mẫu 02

Quyết định kiểm tra an toàn thực phẩm

Mẫu 03

Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Mẫu 04

Biên bản kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Mẫu 05

Biên bản kiểm tra kinh doanh thức ăn đường phố

Mẫu 06

Báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm

 

Mẫu 01

………………..(1)
………………………..(2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /KH-…(3)

….., ngày…. tháng….. năm….

 

KẾ HOẠCH

Kiểm tra…………………. (4)

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ...(5);

Căn cứ Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

Căn cứ Thông tư số     /2023/TT-BYT ngày   tháng    năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

...(2) ... xây dựng kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm năm ...(4) như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

2. Yêu cầu

II. Nội dung kế hoạch

1. Đối tượng, nội dung, địa bàn và thời gian kiểm tra:...(6)

2. Thành lập đoàn kiểm tra:...(7)

3. Các nguồn lực thực hiện kế hoạch:…. (8)

III. Tổ chức thực hiện

1. Phân công thực hiện kế hoạch:...(9)

2. …… (10)

 


Nơi nhận:
- …….;
- Lưu: VT,….

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản.

(2) Tên cơ quan kiểm tra.

(3) Ký hiệu của cơ quan kiểm tra

(4) Tên kế hoạch, năm thực hiện.

(5) Luật, Nghị định liên quan.

(6) Căn cứ Điều 7 Thông tư này; trên cơ sở phân tích tình hình về an toàn thực phẩm và yêu cầu quản lý để xây dựng; xác định địa bàn kiểm tra, thời gian tiến hành...

(7) Việc thành lập các đoàn kiểm tra, phân công kiểm tra theo địa bàn/ đối tượng kiểm tra; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp v.v...

(8) Các nguồn lực: nhân lực, kinh phí, phương tiện... thực hiện kế hoạch.

(9) Ghi cụ thể tên, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân chủ trì/phối hợp thực hiện kế hoạch.

(10) Các nội dung khác (nếu có).

 

Mẫu 02

………………..(1)

………………………..(2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /QĐ-…(3)

….., ngày…. tháng….. năm….

 

QUYẾT ĐỊNH (*)

Kiểm tra…………………… (4)

THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN(5)

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ…(6);

Căn cứ Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

Căn cứ Thông tư số    /2023/TT-BYT ngày    tháng    năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

Căn cứ...(7);

Căn cứ …(8);

Theo đề nghị của...(9).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Kiểm tra ...(10)

Hình thức kiểm tra: ...(11)

Thời hạn kiểm tra: ...(12) ngày, kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra.

Thời kỳ kiểm tra: ...(13)

Điều 2. Thành lập đoàn kiểm tra gồm các thành viên sau:

1. Họ tên và chức vụ:………………………………………………………… Trưởng đoàn.

2. Họ tên và chức vụ:…………………………………………. Phó trưởng đoàn (nếu có).

3. Họ tên và chức vụ:…………………………………………………………….. Thành viên.

Điều 3. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ:...(14)

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5....(15)

 


Nơi nhận:
- Như Điều...;
- Lưu: VT,…

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(*) Mẫu này được sử dụng để ban hành Quyết định kiểm tra quy định tại Điều 9 Thông tư này. Trường hợp kiểm tra theo chuyên đề (quảng cáo thực phẩm/đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm/điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm...) thì ghi thông tin cho phù hợp với nội dung của cuộc kiểm tra.

(1) Tên cơ quan chủ quản.

(2) Tên cơ quan kiểm tra.

(3) Ký hiệu của cơ quan kiểm tra.

(4) Tên cuộc kiểm tra.

(5) Thẩm quyền cơ quan ra quyết định kiểm tra: ví dụ: Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Ủy ban nhân dân huyện...

(6) Luật, Nghị định liên quan.

(7) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kiểm tra.

(8) Kế hoạch kiểm tra đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với kiểm tra theo kế hoạch: dấu hiệu vi phạm theo Điều 8 Thông tư này đối với kiểm tra đột xuất.

(9) Đơn vị trình Quyết định.

(10) Tên cuộc kiểm tra, đối tượng kiểm tra, địa bàn kiểm tra, trường hợp đối tượng kiểm tra gồm nhiều cơ sở thì có thể ghi danh sách kèm theo.

(11) Theo kế hoạch hoặc đột xuất.

(12) Số ngày kiểm tra.

(13) Tùy theo yêu cầu của cuộc kiểm tra để ghi cụ thể, ví dụ: Từ ngày 01/01/2021 đến thời điểm kiểm tra và thời kỳ trước có liên quan hoặc từ ngày 01/01/2021 đến 31/12/2021 và thời kỳ trước, sau có liên quan...

(14) Ghi nhiệm vụ của đoàn kiểm tra: Kiểm tra các cơ sở có tên tại Điều 1 Quyết định này về ...(ghi phù hợp yêu cầu cuộc kiểm tra, nội dung kiểm tra); lấy mẫu kiểm nghiệm: xử lý, kiến nghị xử lý theo quy định; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật an toàn thực phẩm v.v...

(15) Ghi trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân, cơ sở được kiểm tra...

 

Mẫu 03

………………..(1)
………………………..(2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…. (3)/BB-KT

….., ngày…. tháng….. năm….

 

BIÊN BẢN (*)

Kiểm tra…………………………… (4)

Thực hiện ....(5), hôm nay vào hồi……….. giờ…………. ngày……… tháng………… năm tại (**)..,… (2)….tiến hành kiểm tra đối với…. (6)

Lý do lập Biên bản kiểm tra tại trụ sở cơ quan kiểm tra/Đoàn kiểm tra hoặc địa điểm khác:...

I. Thành phần Đoàn kiểm tra

1 ……………………………… chức vụ:                       Trưởng đoàn

2 ………………………………                                      Thành viên

3 ………………………………

II. Đại diện cơ sở được kiểm tra

1……………….                      chức danh:

2……………….

III. Với sự tham gia của (nếu có):

1……………….                      chức vụ:

2……………….

IV. Nội dung và kết quả kiểm tra

……………………………………………………………………………………………………(7)

………………………………………………………………………………………………………

V. Nhận xét, kiến nghị và xử lý

1….. (8)

2…. (9)

3...(10)

VI. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra

………………………………………………………………………………………………………

Biên bản kiểm tra được lập xong hồi…… giờ….. ngày…. tháng…… năm…… ; biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia kiểm tra và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 03 bản có nội dung và có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho cơ sở được kiểm tra, 02 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ./.

<Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra>

Lý do ông (bà)....là đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra: ………………………….

 

Đại diện cơ sở được kiểm tra (***)
(Ký, ghi rõ họ tên), đóng dấu (nếu có)

 

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Các thành viên tham gia kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên), (nếu có)

 

Đại diện chính quyền
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên), (nếu có)

Ghi chú:

(*) Mẫu này được sử dụng để lập biên bản kiểm tra đối với cơ sở nêu tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này. Trường hợp kiểm tra theo chuyên đề (quảng cáo thực phẩm/đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm/điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm...) thì ghi thông tin cho phù hợp với nội dung của cuộc kiểm tra.

(**) Ghi địa chỉ nơi tiến hành kiểm tra (địa chỉ trụ sở, địa điểm kinh doanh; nơi bảo quản, cất giữ thực phẩm v.v...). Trường hợp lập biên bản kiểm tra tại trụ sở cơ quan kiểm tra/Đoàn kiểm tra hoặc địa điểm khác thì ghi rõ lý do.

(***) Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến để ký xác nhận.

- Trường hợp người chứng kiến thì ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người đó.

- Trường hợp đại diện chính quyền cấp xã thì ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/phường/ thị trấn nơi xảy ra vi phạm.

(1) Tên cơ quan kiểm tra.

(2) Đoàn kiểm tra Quyết định số..., ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP.

(3) Ghi số thứ tự cơ sở được kiểm tra do Đoàn kiểm tra thực hiện, ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP được giao nhiệm vụ kiểm tra 09 cơ sở thì Biên bản kiểm tra được đánh số từ 01, 02, 03... đến 09.

(4) Ghi phù hợp tên, tiêu đề hoặc trích yếu của Quyết định kiểm tra.

(5) Ghi Quyết định kiểm tra.

(6) Tên, địa chỉ, điện thoại và các thông tin về cơ sở được kiểm tra theo đăng ký doanh nghiệp, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm/Bản tự công bố sản phẩm, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm...

(7) Kiểm tra và đánh giá các nội dung tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này (Biên bản ghi đầy đủ nội dung kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của cơ sở căn cứ vào các quy định liên quan. Ví dụ: đánh giá về tự công bố sản phẩm theo các Điều 4, 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; đánh giá việc đăng ký bản công bố sản phẩm theo các Điều 6, 7, 8 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; đánh giá về điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo Mục 1 Chương IV Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP; đánh giá về quảng cáo theo Điều 26, 27 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; đánh giá về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Điều 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Thông tư số 18/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe; đánh giá về ghi nhãn sản phẩm theo Điều 24, 25 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 43/2017/NĐ-CP v.v...); nếu có lấy mẫu ghi có biên bản lấy mẫu kèm theo; yêu cầu xuất trình các giấy tờ, tài liệu phục vụ kiểm tra, đánh giá và thu thập bản sao có đóng dấu của cơ sở các giấy tờ, tài liệu liên quan.

(8) Đánh giá các nội dung cơ sở đã chấp hành.

(9) Ghi cụ thể từng nội dung tồn tại, vi phạm.

(10) Các nội dung Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở thực hiện/chấp hành/sửa chữa/khắc phục v.v…, ghi cụ thể từng nội dung, thời hạn thực hiện v.v...ví dụ: Đoàn kiểm tra yêu cầu công ty A tạm dừng lưu thông lô sản phẩm ...vi phạm về nhãn hàng hóa...; Đoàn kiểm tra yêu cầu công ty A xuất trình hồ sơ sản xuất của lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe... gửi về Cơ quan kiểm tra, địa chỉ...trước ngày ...tháng ...năm....v.v...

 

Mẫu 04

………………..(1)
………………………..(2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…. (3)/BB-KT

….., ngày…. tháng….. năm….

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra………………………….. (4)

Thực hiện…(5), hôm nay vào hồi….. giờ….. ngày…… tháng…… năm…….. ,…(2)…. tiến hành kiểm tra tại…………………….. (6).

I. Thành phần Đoàn kiểm tra

1 ………………….               chức vụ:                              Trưởng đoàn

2 ………………….                                                           Thành viên

3 ………………….

II. Đại diện cơ sở được kiểm tra

1 ………………….             chức danh:

2 ………………….

III. Với sự tham gia của (nếu có):

1 ………………….             chức vụ:

2 ………………….

IV. Nội dung và kết quả kiểm tra (7)

1. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh: (Có/Không) ………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kiểm tra, đánh giá theo loại hình cơ sở thuộc diện cấp hoặc không thuộc diện cấp quy định tại các Điều 11, 12, 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).

……………………………………………………………………………………………………….

- Số người lao động:…………… Trong đó: Trực tiếp:…………… Gián tiếp: ………………

- Kiểm tra Giấy xác nhận đủ sức khỏe, Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của các đối tượng theo quy định.

………………………………………………………………………………………………………

- Các nội dung khác:………………………………………………………………………………

2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:

TT

Nội dung đánh giá

Đạt

Không đạt

Ghi chú

2. 1

Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến

 

 

 

2. 2

Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh

 

 

 

2. 3

Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh

 

 

 

2. 4

Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng và được che kín

 

 

 

2. 5

Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại

 

 

 

2. 6

Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ

 

 

 

2. 7

Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín

 

 

 

2. 8

Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải đảm bảo an toàn vệ sinh

 

 

 

2. 9

Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô

 

 

 

2. 10

Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và đảm bảo an toàn

 

 

 

2. 11

Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh

 

 

 

2. 12

Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại, được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

 

 

 

2. 13

Thực hiện kiểm thực 03 bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế

 

 

 

2. 14

Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải được bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm

 

 

 

2. 15

Các nội dung khác:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Kiểm tra, đánh giá các nội dung khác:(8)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

4. Lấy mẫu để kiểm nghiệm:

………………………………………………………………………………………………………

(Yêu cầu xuất trình các giấy tờ, tài liệu phục vụ kiểm tra, đánh giá và thu thập bản sao có đóng dấu của cơ sở các giấy tờ, tài liệu liên quan).

V. Nhận xét, kiến nghị và xử lý

1… (9)

2…. (10)

3...(11)

VI. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra

………………………………………………………………………………………………………

Biên bản kiểm tra được lập xong hồi….. giờ….. ngày….. tháng….. năm…… ; biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia kiểm tra và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 03 bản có nội dung và có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho cơ sở được kiểm tra, 02 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ./.

<Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra>

Lý do ông (bà)....là đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra: …………………………..

 

Đại diện cơ sở được kiểm tra (*)
(Ký, ghi rõ họ tên), đóng dấu (nếu có)

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Các thành viên tham gia kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên), (nếu có)

 

Đại diện chính quyền
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên), (nếu có)

Ghi chú:

(*) Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến để ký xác nhận.

- Trường hợp người chứng kiến thì ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người đó.

- Trường hợp đại diện chính quyền cấp xã thì ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/phường/ thị trấn nơi xảy ra vi phạm.

(1) Tên cơ quan kiểm tra.

(2) Đoàn kiểm tra Quyết định số..., ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP.

(3) Ghi số thứ tự cơ sở được kiểm tra do Đoàn kiểm tra thực hiện, ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP được giao nhiệm vụ kiểm tra 09 cơ sở thì Biên bản kiểm tra được đánh số từ 01, 02, 03... đến 09.

(4) Ghi phù hợp tên, tiêu đề hoặc trích yếu của Quyết định kiểm tra.

(5) Ghi Quyết định kiểm tra.

(6) Tên, địa chỉ, điện thoại và các thông tin về cơ sở được kiểm tra.

(7) Nội dung và kết quả kiểm tra.

(8) Kiểm tra, đánh giá các nội dung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, trừ các nội dung tại các mục 1, 2 phần IV Biên bản này.

(9) Đánh giá các nội dung cơ sở đã chấp hành.

(10) Ghi cụ thể từng nội dung tồn tại, vi phạm.

(11) Các nội dung Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở thực hiện/chấp hành, ghi cụ thể từng nội dung, thời hạn thực hiện v.v...ví dụ: Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở A khắc phục các tồn tại, vi phạm nêu trên, báo cáo kết quả khắc phục gửi về Cơ quan kiểm tra, địa chỉ...trước ngày ... tháng...năm....v.v...

 

Mẫu 05

………………..(1)
………………………..(2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…. (3)/BB-KT

….., ngày…. tháng….. năm….

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra………………………………. (4)

Thực hiện...(5), hôm nay vào hồi…. giờ…. ngày….. tháng….. năm…… , ...(2)... tiến hành kiểm tra tại ……………………(6),

I. Thành phần Đoàn kiểm tra

1 …………………….              chức vụ:                         Trưởng đoàn

2 …………………….                                                     Thành viên

3 …………………….

II. Đại diện cơ sở được kiểm tra

1 …………………….             chức danh:

2 …………………….

III. Với sự tham gia của (nếu có):

1 …………………….            chức vụ:

2 …………………….

IV. Nội dung và kết quả kiểm tra (7)

4.1. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở:

- (Ghi theo thực tế) …………………….…………………….…………………….………………

- Số người lao động: ……………………. Trong đó: Trực tiếp:……………. Gián tiếp: ………

- Kiểm tra Giấy xác nhận đủ sức khỏe, Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của các đối tượng theo quy định …………………….

…………………….…………………….…………………….…………………….………………

- Các nội dung khác: …………………….…………………….…………………….……………

4.2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:

4.2.1. Địa điểm, môi trường kinh doanh: ... …………………….………………………………

4.2.2. Thiết kế, bố trí kinh doanh:

a) Nơi để nguyên liệu: …………………….…………………….…………………………………

b) Nơi sơ chế, chế biến: …………………….…………………….………………………………

c) Nơi bày bán, kinh doanh, ăn uống: …………………….…………………….………………

d) Nơi để dụng cụ vệ sinh, thu gom chất thải: …………………….……………………………

4.2.3. Nguồn gốc của nguyên liệu, thực phẩm: …………………….………………………….

4.2.4. Trang thiết bị, dụng cụ:

a) Thiết bị, dụng cụ bảo quản nguyên liệu: …………………….………………………………

b) Dụng cụ chế biến thức ăn sống: …………………….…………………….…………………

c) Dụng cụ chế biến thức ăn chín: …………………….…………………….………………….

d) Dụng cụ ăn uống: …………………….…………………….…………………….……………

đ) Dụng cụ chứa đựng thức ăn: …………………….…………………….…………………….

e) Thiết bị, dụng cụ bày bán thức ăn (bàn, giá, kệ): …………………….…………………….

g) Trang thiết bị vận chuyển thức ăn: …………………….…………………….………………

h) Thiết bị, dụng cụ bảo quản thực phẩm: …………………….……………………………….

i) Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: …………………….

k) Dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại:

…………………….…………………….…………………….…………………….……………….

4.2.5. Nước để phục vụ chế biến, kinh doanh: …………………….…………………………..

4.2.6. Các nội dung khác: …………………….…………………….…………………………….

4.3. Kiểm tra, đánh giá các nội dung khác:(8)

…………………….…………………….…………………….…………………….……………….

4.4. Lấy mẫu kiểm nghiệm:

…………………….…………………….…………………….…………………….……………….

V. Nhận xét, kiến nghị và xử lý

1…. (9)

2…. (10)

3...(11)

VI. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra

…………………….…………………….…………………….…………………….………………

Biên bản kiểm tra được lập xong hồi…. giờ…. ngày…. tháng….. năm……. ; biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia kiểm tra và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 03 bản có nội dung và có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho cơ sở được kiểm tra, 02 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ./.

<Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra>

Lý do ông (bà)....là đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra: …………………….

 

Đại diện cơ sở được kiểm tra (*)
(Ký, ghi rõ họ tên), đóng dấu (nếu có)

 

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Các thành viên tham gia kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên), (nếu có)

 

Đại diện chính quyền
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên), (nếu có)

Ghi chú:

(*) Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến để ký xác nhận.

- Trường hợp người chứng kiến thì ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người đó.

- Trường hợp đại diện chính quyền cấp xã thì ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn nơi xảy ra vi phạm.

(1) Tên cơ quan kiểm tra.

(2) Đoàn kiểm tra Quyết định số..., ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP.

(3) Ghi số thứ tự cơ sở được kiểm tra do Đoàn kiểm tra thực hiện, ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP được giao nhiệm vụ kiểm tra 09 cơ sở thì Biên bản kiểm tra được đánh số từ 01, 02, 03... đến 09.

(4) Ghi phù hợp tên, tiêu đề hoặc trích yếu của Quyết định kiểm tra.

(5) Ghi Quyết định kiểm tra.

(6) Tên, địa chỉ, điện thoại và các thông tin về cơ sở được kiểm tra.

(7) Nội dung và kết quả kiểm tra.

(8) Kiểm tra, đánh giá các nội dung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, trừ các nội dung tại các mục 4.1, 4.2 Biên bản này.

(9) Đánh giá các nội dung cơ sở đã chấp hành.

(10) Ghi cụ thể từng nội dung tồn tại, vi phạm.

(11) Các nội dung Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở thực hiện/chấp hành, ghi cụ thể từng nội dung, thời hạn thực hiện v.v...ví dụ: Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở A khắc phục các tồn tại, vi phạm nêu trên, báo cáo kết quả khắc phục gửi về Cơ quan kiểm tra, địa chỉ...trước ngày ... tháng ...năm....v.v...

 

Mẫu 06

………………..(1)

………………………..(2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:   /BC-….

….., ngày…. tháng….. năm….

 

BÁO CÁO(3)

…………………(4)

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG ...(5)

II. KẾT QUẢ KIỂM TRA

1. Tổng hợp số cơ sở được kiểm tra, địa bàn kiểm tra...(6)

2. Đánh giá việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm...(7)

3. Xử lý, kiến nghị xử lý vi phạm ...(8)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG...(9)

IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT...(10)

(Các phụ lục kèm theo báo cáo:………… )

 


Nơi nhận:
- …..;
- Cục ATTP;
- Lưu: VT,...

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
Hoặc TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản của cơ quan kiểm tra (nếu có) hoặc tên cơ quan kiểm tra.

(2) Ghi tên Đoàn kiểm tra theo số Quyết định kiểm tra, ký hiệu cơ quan ban hành Quyết định

(3) Ghi báo cáo nhanh hoặc báo cáo.

(4) Ghi tên cuộc kiểm tra.

(5) Ghi tổng hợp tình hình đối tượng, địa bàn kiểm tra; cơ quan kiểm tra, phối hợp kiểm tra và đoàn kiểm tra.

(6) Tổng hợp cơ sở, địa bàn kiểm tra, đánh giá so với nội dung kiểm tra.

(7) Tổng hợp số cơ sở thực hiện tốt quy định về an toàn thực phẩm, số cơ sở vi phạm, phân tích tình hình vi phạm, hành vi vi phạm, vấn đề về an toàn thực phẩm tại địa bàn kiểm tra...

(8) Nếu là báo cáo nhanh, ghi các nội dung đã xử lý, kiến nghị xử lý; báo cáo kết thúc thì tổng hợp kết quả xử lý vi phạm.

(9) Đánh giá chung việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, những thuận lợi, khó khăn; vướng mắc, bất cập của chính sách, pháp luật thông qua kiểm tra và kiến nghị của cơ sở được kiểm tra.

(10) Ghi các kiến nghị, đề xuất về xử lý kết quả kiểm tra; kiến nghị ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật (nếu có).

 

 

Bộ Y tế

Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Đỗ Xuân Tuyên