Sign In

QUYẾT ĐỊNH

Của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề cương tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn năm 2004 – 2005

______________________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

 Căn cứ Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài;

 Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-TW ngày 09 tháng 02 năm 2004 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2004 - 2005;

 Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Đề cương tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn năm 2004 - 2005" (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Ban Chỉ đạo Nhà nước kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2004 - 2005 trực tiếp chỉ đạo, Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện kỷ niệm những ngày lễ lớn năm 2004 - 2005 theo nội dung đề cương đã được phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Truởng ban chỉ dạo Nhà nuớc, các Bộ truởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ truởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cỏc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ truởng các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết dịnh này ./.

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
(Đã ký)

Phạm Gia Khiêm

ĐỀ CƯƠNG

Tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn năm 2004 - 2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ)

_________________________

I. Ý NGHĨA CỦA CÁC NGÀY LỄ LỚN NĂM 2004 - 2005

Trong 2 năm 2004 - 2005 có rất nhiều ngày lễ lớn của đất nước. Đặc biệt năm 2005 là năm kỷ niệm (tròn 5, chẵn 10) của nhiều sự kiện quan trọng. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đề ra, đồng thời chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Với ý nghĩa đó, việc tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn trong 2 năm 2004 - 2005 có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị nước ta.

II. YÊU CẦU

- Cần tập trung tuyên truyền nêu bật được ý nghĩa của từng sự kiện, từng ngày lễ lớn.

- Thu hút được đông đảo nhân dân tham gia.

- Có một số công trình chất lượng và tiêu biểu chào mừng những ngày lễ lớn.

- Nội dung kỷ niệm mang đậm bản sắc dân tộc, tính truyền thống, kết hợp hài hòa với tính hiện đại.

- Nghi thức tổ chức các hoạt động kỷ niệm cần được thực hiện theo đúng các quy định tại Nghị định số 154/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ; tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức, lãng phí.

- Thông qua dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn, các cấp, các ngành cần quan tâm thực hiện chính sách cho người nghèo, làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Đồng thời phát động các đợt thi đua yêu nước sâu rộng trong các cơ quan, đơn vị, các tập thể lao động và lực lượng vũ trang nhằm động viên mọi người phấn đấu lập nhiều thành tích xuất sắc thiết thực chào mừng những ngày kỷ niệm lớn của đất nước.

III. NHỮNG NGÀY LỄ LỚN TRONG 2 NĂM 2004 - 2005

- Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ "về Nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài", xác định hàng năm có 6 ngày lễ lớn sau đây:

1. Quốc khánh 2/9.

2. Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 (âm lịch)

3. Thành lập Đảng 3/2.

4. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5.

5. Ngày Chiến thắng 30/4, thống nhất Tổ quốc.

6. Tết Nguyên Đán

Và Nghị định đã quy định rõ quy mô, hình thức tổ chức từng ngày kỷ niệm nói trên.

- Nghị quyết số 35/NĐ-TW ngày 9/2/2004 của Bộ Chính trị đã xác định các ngày lễ lớn và các ngày kỷ niệm quan trọng khác trong 2 năm 2004 - 2005 như sau:

Năm 2004:

1. Kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2004) và ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (20/7/1954 - 20/7/2004).

2. Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2004).

3. Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2004) và 15 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2004).

Năm 2005:

1. Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 -3/2/2005).

2. Kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 - 30/4/2005).

3. Kỷ niệm 115 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 19/5/2005).

4. Kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2005) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2005).

5. Giỗ tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng 3 âm lịch).

Ngoài 5 ngày lễ lớn trên, còn có các ngày lễ kỷ niệm quan trọng sau đây:

+ Kỷ niệm 90 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Linh, cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (1/7/1915 - 1/7/2005);

+ Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2005);

+ Kỷ niệm 75 năm Xô viết Nghệ Tĩnh (12/9/1930 - 12/9/2005);

+ Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2005);

+ Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2005);

+ Kỷ niệm 65 năm ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23/11/1940 - 23/11/2005).

+ Kỷ niệm 185 năm ngày sinh Ph. Ăngghen (28/11/1820 - 28/11/2005);

+ Kỷ niệm 135 năm ngày sinh V.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2005).

+ Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2005).

Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan xây dựng đề cương cho từng ngày lễ (ngoài lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội đã được tổ chức).

IV. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC KỶ NIỆM

CÁC NGÀY LỄ LỚN NĂM 2004 - 2005

1. Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2004) và 15 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2004) (Bộ Quốc phòng đã lập kế hoạch và kịch bản riêng trình Ban Chỉ đạo Nhà nước).

a) Hình thức tổ chức.

- Tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Thủ đô Hà Nội.

+ Tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao chào mừng.

- Phân công trách nhiệm:

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Quốc phòng

+ Cơ quan phối hợp: các Bộ, Ban, ngành liên quan.

+ Thành lập Ban Tổ chức do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin làm Phó Trưởng ban, mời một số Bộ, ngành làm thành viên.

+ Đọc diễn văn: Chủ tịch nước đọc diễn văn.

+ Chuẩn bị bài diễn văn: Bộ Quốc phòng và Văn phòng Chủ tịch nước.

2. Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2005).

a) Hình thức tổ chức:

- Tổ chức mít tinh trọng thể kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng tại Thủ đô Hà Nội. ở các địa phương tổ chức gặp mặt các lão thành cách mạng, các hoạt động tuyên truyền hành hương về cội nguồn.

b) Phân công trách nhiệm.

- Mít tinh tại Hà Nội:

+ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Trung ương Đảng.

+ Cơ quan phối hợp: các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể liên quan và ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

+ Thành lập Ban Tổ chức do Chánh Văn phòng Trung ương làm Trưởng Ban, mời một số Bộ, Ban, ngành Trung ương làm thành viên.

+ Đọc diễn văn: Tổng Bí thư đọc diễn văn.

+ Chuẩn bị bài diễn văn: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương chủ trì phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Văn phòng Trung ương.

- Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

+ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Tỉnh ủy, Thành ủy. Chánh Văn phòng Tỉnh ủy làm Trưởng Ban Tổ chức.

+ Cơ quan phối hợp: Ban Tuyên giáo, Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Thể dục Thể thao (nếu có) - ủy viên.

3. Kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 - 30/4/2005).

a) Hình thức tổ chức:

- Tại Hà Nội: tổ chức mít tinh cấp nhà nước, có mời đoàn ngoại giao.

- Tại thành phố Hồ Chí Minh: tổ chức mít tinh, diễu binh (phân công lực lượng vũ trang quân khu 7 thực hiện) và diễu hành quần chúng.

Các địa phương từ Quảng Trị trở vào có thể kết hợp tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày giải phóng của tỉnh.

Riêng Buôn Ma Thuật: kỷ niệm trận chiến thắng mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh giao ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì.

+ Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi tìm hiểu lịch sử truyền thống, gặp gỡ giao lưu với các nhân chứng lịch sử, viếng thăm mộ liệt sĩ, người có công với cách mạng.

+ Triển lãm thành tựu 30 năm phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh (có mời các địa phương tham gia).

b) Phân công trách nhiệm.

- Mít tinh tại Hà Nội:

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hoá - Thông tin. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin làm Trưởng Ban Tổ chức.

+ Cơ quan phối hợp: các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể liên quan và thành phố Hà Nội - ủy viên.

+ Đọc diễn văn: Thủ tướng Chính phủ đọc diễn văn.

+ Chuẩn bị bài diễn văn: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương chủ trì cùng với Bộ Quốc phòng.

- Mít tinh tại thành phố Hồ Chí Minh: có diễu binh (cấp quân khu), diễu hành quần chúng.

+ Cơ quan chủ trì: ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh làm Trưởng Ban Tổ chức.

+ Cơ quan phối hợp: các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể liên quan - ủy viên.

+ Đọc diễn văn: Bí thư Thành ủy đọc diễn văn.

+ Chuẩn bị bài diễn văn: Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh

4. Kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2005).

a) Hình thức tổ chức:

- Tổ chức mít tinh trọng thể kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Tổ chức mít tinh trọng thể tại Nghệ An và lễ hội Làng Sen toàn quốc ở Nghệ An (đã có Kế hoạch liên ngành của Bộ Văn hóa - Thông tin và tỉnh Nghệ An số 342/KH-LT ngày 24 tháng 8 năm 2004 tổ chức lễ hội Làng Sen toàn quốc với chủ đề "Hồ Chí Minh và bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam).

b) Phân công trách nhiệm:

- ở Hà Nội:

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hoá - Thông tin. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Trưởng Ban Tổ chức.

+ Cơ quan phối hợp: các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể liên quan và thành phố Hà Nội.

+ Đọc diễn văn: Tổng Bí thư đọc diễn văn.

+ Chuẩn bị bài diễn văn: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Văn phòng Trung ương Đảng.

- ở Nghệ An:

+ Cơ quan chủ trì: Tỉnh ủy Nghệ An - Trưởng Ban Tổ chức.

+ Cơ quan phối hợp: các Bộ, Ban, ngành và đoàn thể liên quan.

+ Đọc diễn văn: Bí thư Tỉnh ủy

+ Chuẩn bị bài diễn văn: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

5. Kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2005) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2005).

a) Hình thức tổ chức:

- ở Hà Nội:

+ Tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành quần chúng tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

+ Tổ chức triển lãm 60 năm thành tựu kinh tế - xã hội (Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam).

+ Tổ chức các sân khấu liên hoan văn nghệ ngoài trời tại một số địa điểm: Hồ Hoàn Kiếm, Công viên Thống Nhất, và một số các tụ điểm của thành phố.

- ở các địa phương:

+ Tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thông tin cổ động, thể thao chào mừng. Tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, giao lưu, gặp gỡ những người có công với cách mạng, có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

b) Phân công trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hoá - Thông tin - Trưởng Ban tổ chức.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể liên quan và thành phố Hà Nội - ủy viên.

- Đọc diễn văn: Chủ tịch nước đọc diễn văn.

- Chuẩn bị bài diễn văn: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước.

6. Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 959/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 9 năm 2004 phê chuẩn dự án tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2005.

- Cơ quan chủ trì: ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ

- Cơ quan phối hợp: Bộ Văn hoá - Thông tin

Tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2005 theo nghi thức Quốc lễ (Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban Tổ chức, Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin làm Phó Trưởng Ban Tổ chức).

- Các địa phương có di tích lịch sử gắn với vua Hùng, tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm.

7. Về tổ chức bắn pháo hoa: thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 23/2002/QĐ-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2002 và Quyết định sửa đổi, bổ sung số 225/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.

8. Các lễ kỷ niệm khác.

+ Kỷ niệm 90 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Linh, cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (1/7/1915 - 1/7/2005);

+ Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2005);

+ Kỷ niệm 75 năm Xô viết Nghệ Tĩnh (12/9/1930 - 12/9/2005);

+ Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2005);

+ Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2005);

+ Kỷ niệm 65 năm ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23/11/1940 - 23/11/2005).

+ Kỷ niệm 185 năm ngày sinh Ph. ăngghen (28/11/1820 - 28/11/2005)

+ Kỷ niệm 135 năm ngày sinh V.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2005).

+Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2005).

-Do các Bộ, Ban, ngành và địa phương liên quan tổ chức.

-Ngoài những ngày kỷ niệm chung nói trên, đi liền với hai ngày kỷ niệm: Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 cũng đồng thời là ngày truyền thống, ngày Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập rất nhiều Bộ, ngành. Ngày 30/4 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, các tỉnh, thành phố từ Quảng Trị trở vào cũng lần lượt tổ chức kỷ niệm ngày giải phóng tỉnh, thành phố của mình. Để đảm bảo yêu cầu tổ chức các ngày truyền thống và kỷ niệm của các Bộ, ngành, địa phương thiết thực, gọn nhẹ và tiết kiệm, đề nghị các Bộ, ngành, các tỉnh và thành phố nên gắn với các ngày kỷ niệm chung của đất nước để giảm bớt tốn kém thời gian, công sức và ngân sách nhà nước.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo.

Ngày 05 tháng 8 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 847/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2004 - 2005, gồm Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin Phạm Quang Nghị - Phó Trưởng ban Thường trực, đồng chí Hồng Vinh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương - Phó Trưởng ban, cùng các thành viên đại diện:

+Văn phòng Chính phủ

+Văn phòng Trung ương Đảng

+Văn phòng Quốc hội

+Bộ Ngoại giao

+Bộ Tài chính

+Bộ Kế hoạch và Đầu tư

+Bộ Công an

+Bộ Quốc phòng

+Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

+Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

+Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

+Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

+Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

+Đài Truyền hình Việt Nam

+Đài Tiếng nói Việt Nam

+Thông tấn xã Việt Nam

-Quyết định giao Bộ Văn hoá - Thông tin là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Nhà nước.

2. Thành lập Ban Tổ chức.

Căn cứ vào tính chất của từng ngày lễ, ngày kỷ niệm, Ban Chỉ đạo Nhà nước sẽ quyết định thành lập một Ban Tổ chức riêng đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo Nhà nước.

Trưởng ban tổ chức các ngày lễ quyết định thành lập tổ giúp việc cho Ban Tổ chức.

3. Thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo.

Ngày 21 tháng 9 năm 2004, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin đã có Quyết định số 3380/QĐ-BVHTT về việc thành lập bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo nhà nước kỷ niệm các ngày lễ lớn trong 2 năm 2004 - 2005.

4. Một số quy định chung khi tổ chức thực hiện.

-Ở Trung ương: Ban Chỉ đạo nhà nước kỷ niệm những ngày lễ lớn chỉ đạo các Bộ, Ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết về các ngày hoạt động, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, cá nhân thực hiện.

-Bộ Văn hoá - Thông tin giúp Thường trực Ban Chỉ đạo những ngày lễ lớn chuẩn bị đề cương tổng thể về chương trình tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn trong 2 năm 2004 - 2005.

-Các đơn vị, Bộ, ngành được giao nhiệm vụ phục vụ những ngày lễ lớn sau khi xây dựng kế hoạch của đơn vị mình gửi về Bộ Văn hoá - Thông tin là cơ quan thường trực của Ban Tổ chức.

-Những cơ quan, đơn vị không có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước căn cứ vào chức năng nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị mình xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động trong việc tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn trong 2 năm 2004 - 2005.

-Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chương trình chung của Ban Chỉ đạo Nhà nước kỷ niệm những ngày lễ lớn xây dựng kế hoạch tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn trong 2 năm 2004 - 2005 phù hợp với địa phương mình./.

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phạm Gia Khiêm