• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 16/06/2008
  • Ngày hết hiệu lực: 15/11/2015
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 65/2008/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kon Tum, ngày 22 tháng 5 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

Về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích

_______________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2005;

Căn cứ Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999;

Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 157/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông về bưu chính;

Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Danh mục dịch vụ bưu chính công ích

Dịch vụ bưu chính công ích bao gồm dịch vụ bưu chính phổ cập và dịch vụ bưu chính bắt buộc.

1. Dịch vụ bưu chính phổ cập: dịch vụ thư cơ bản trong nước và quốc tế (có khối lượng đơn nhiếc đến 2 kg).

2. Dịch vụ bưu nhính bắt buộc gồm:

a) Các dịch vụ bưu chính dược cung ứng theo yêu cầu của Nhà nước nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh;

b) Các dịch vụ bưu chính mang tính khẩn cấp nhằm phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh;

c) Các dịch vụ bưu chính bắt buộc khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Phát hành báo chí qua mạng bưu chính công cộng

1. Dịch vụ phát hành các loại báo: báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, báo do Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xuất bản và các loại báo chí khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định là dịch vụ công ích được Nhà nước đảm bảo phát hành qua mạng bưu chính công cộng theo quy định tại Quyết định này.

2. Đối với các loại báo chí không thuộc khoản 1 Điều này, khi có nhu cầu phát hành qua mạng bưu chính công cộng, các cơ quan báo chí hợp đồng phát hành với Bưu chính Việt Nam theo cơ chế thoả thuận.

Điều 3. Phương thức cung ứng dịch vụ bưu chính công ích

Nhà nước đặt hàng Bưu chính Việt Nam cung ứng dịch vụ bưu chính công ích quy định tại Điều 1 và phát hành các loại báo chí quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này (sau đây gọi chung các dịch vụ này là dịch vụ bưu chính công ích).

Điều 4. Quy chuẩn kỹ thuật về dịch vụ bưu chính công ích

Các dịch vụ bưu chính công ích Nhà nước đặt hàng được cung ứng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

Điều 5. Cơ chế tài chính đặc thù đảm bảo cung ứng dịch vụ bưu chính công ích

1. Nhà nước khoán mức trợ cấp hàng năm cho Bưu chính Việt Nam duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích kể từ khi Bưu chính Việt Nam hạch toán độc lập với viễn thông, nhưng chậm nhất là đến hết năm 2013; sau đó Bưu chính Việt Nam tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng. Mức trợ cấp được thực hiện theo nguyên tắc giảm dần kinh phí cấp trực tiếp của Nhà nước hàng năm và được xác định theo các nguyên tắc sau:

a) Khoán chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng trên cơ sở quan hệ giữa chi phí cho người lao động với các chi phi khác. Trong đó, chi phí tiền lương của các chức danh quản lý và người lao động thuộc mạng bưu chính công cộng trong 3 năm (2008, 2009, 2010) được xác định trên cơ sở đảm bảo ổn định so với trước khi chia tách với viễn thông và phù hợp với các quy định của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước;

b) Khoán tỷ lệ (%) chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng do Bưu nhính Việt Nam tự đảm bảo bằng thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích. Năm 2008 chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng do Bưu chính Việt Nam tự đảm bảo bù đắp là 40%; tỷ lệ cụ thể trong các năm tiếp theo do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính theo nguyên tắc tăng dần mức tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng của Bưu chính Việt Nam;

c) Khoán mức tăng sản lượng hàng năm đối với dịch vụ bưu chính công ích do Nhà nước đặt hàng. Trong đó:

- Mức tăng sản lượng dịch vụ bưu chính phổ cập năm sau so với năm trước tối thiểu là 10%. Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định kế hoạch sản lượng dịch vụ bưu chính công ích hàng năm;

- Mức sản lượng dịch vụ phát hành các loại báo chí tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định phù hợp với tình hình thực tế.

d) Mức lợi nhuận về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được xác định theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Căn cứ quy định tại Điều này và Phụ lục kèm theo Quyết định, hăng năm Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định mức trợ cấp cho Bưu chính Việt Nam phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích.

Trong quá trình thực hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo Bưu chính Việt Nam có các biện pháp cần thiết về tổ chức, quản lý kinh doanh nhằm giảm nhanh trợ cấp và sớm chấm dứt tài trợ trực tiếp của Nhà nước cho việc duy trì hoạt động mạng bưu chính công cộng.

2. Nguồn kinh phí trợ cấp cho Bưu chính Việt Nam để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích:

a) Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010: Nhà nước trích một phần lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam để trợ cấp cho Bưu chính Việt Nam. Trường hợp múc trợ cấp cho Bưu chính Việt Nam trong giai đoạn này vượt quá 20% số lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn (không bao gồm lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty Bưu chính Việt Nam), Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung nguồn kinh phí;

b) Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013: Nhà nước trợ cấp cho Bưu chính Việt Nam từ ngân sách nhà nước.

Điều 6. Các giải pháp, cơ chế quản lý khác của Nhà nước nhằm đảm bảo cung ứng dịch vụ bưu chính công ích

1. Đầu tư đủ vốn cho Bưu chính Việt Nam để hình thành mạng bưu chính công cộng có công nghệ hiện đại, hoạt động hiệu quả.

2. Thực hiện lộ trình điều chỉnh tăng dần giá cước dịch vụ bưu chính công ích để từng bước bù đắp được chi phi cung ứng các dịch vụ này, phù hợp với cơ chế thị trường, mức sống của người dân và tình hình giá cước các dịch vụ cùng loại của các nước trong khu vực.

3. Quy định dịch vụ dành riêng, giá cước dịch vụ dành riêng cho Bưu chính Việt Nam để hỗ trợ cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

4. Thực hiện các chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế, sử dụng đất đối với hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.

5. Quy định chế độ hạch toán, báo cáo; giám sát, kiểm tra tình hình cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật. Một số cơ quan được giao thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về dịch vụ công trong lĩnh vực bưu chính có trách nhiệm chủ trì thực hiện các nội dung sau:

a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích và các hình thức công bố quy chuẩn kỹ thuật về dịch vụ bưu chính công ích;

b) Tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật; đặt hàng cho Bưu chính Việt Nam thực hiện kế hoạch hàng năm;

c) Xác định và quyết định mức khoán trợ cấp hàng năm cho Bưu chính Việt Nam về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích do Nhà nước đặt hàng sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Tài chính;

d) Nghiệm thu kết quả thực hiện hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hàng năm;

đ) Quy định phạm vi dịch vụ dành riêng cho Bưu chính Việt Nam trong từng thời kỳ;

e) Quy định giá cước dịch vụ bưu chính công ích, giá cước dịch vụ dành riêng cho Bưu chính Việt Nam theo quy định của pháp luật;

g) Quy định chế độ báo cáo; thực hiện giám sát, kiểm tra tình hình cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng năm;

h) Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung Quyết định này để phù hợp với những thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, sự biến động của thị trường và tình hình hoạt động của mạng bưu chính công cộng sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành liên quan;

i) Hướng dẫn thực hiện Quyết định này theo thẩm quyền.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc ban hành chế độ báo cáo tình hình cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và giám sát, kiểm tra, đánh giá tình hình cung ứng các dịch vụ này;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển mạng bưu chính công cộng từng bước hiện đại, hoạt động hiệu quả;

c) Tổng hợp tình hình cung ứng dịch và bưu chính công ích vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đảm bảo cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và việc điều chuyển lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam để trợ cấp cho Bưu chính Việt Nam theo Quyết định này;

b) Hướng dẫn hạch toán kế toán hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định này và các hoạt động kinh doanh khác cửa Bưu chính Việt Nam;

c) Hướng dẫn thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật;

đ) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xác định mức khoán trợ cấp cho việc cung ứng dịch vụ bưu chính công ích;

đ) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc giám sát, kiểm tra tình hình cung ứng dịch vụ bưu chính công ích; trong việc quy định giá cước dịch vụ bưu chính công ích, giá cước dịch vụ dành riêng cho Bưu chính Việt Nam theo quy định của pháp luật.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc xác định đơn giá tiền lương của Bưu chính Việt Nam theo Quyết định này và các quy định liên quan của pháp luật.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Giải quyết theo thẩm quyền các đề xuất của Bưu chính Việt Nam trong quá trình thiết lập các cơ sở giao dịch, khai thác và quá trình hoạt động của mạng bưu chính công cộng tại địa phương theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Trách nhiệm của tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Bưu chính Việt Nam

1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

a) Căn cứ đặt hàng cung ứng dịch vụ bưu chính công ích của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với Bưu chính Việt Nam và hướng dẫn của Bộ Tài chính, thực hiện tạm ứng, thanh toán, hạch toán kinh phí trợ cấp hàng năm cho Bưu chính Việt Nam;

b) Quyết định mức huy động lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại các đơn vị thành viên trong Tập đoàn để trợ cấp cho Bưu chính Việt Nam, đảm bảo đủ theo mức khoán trợ cấp của Nhà nước cho Bưu chính Việt Nam hàng năm.

2. Bưu chính Việt Nam

a) Căn cứ hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính đề xuất kế hoạch và mức trợ cấp về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, phát hành các loại báo chí qua mạng bưu chính công cộng do Nhà nước đặt hàng hàng năm;

b) Căn cứ đặt hàng của Bộ Thông tin và Truyền thông để tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy chuẩn kỹ thuật và giá cước Nhà nước quy định;

c) Căn cứ quy mô của mạng bưu chính công cộng tại Phụ lục Quyết định này, thực hiện tổ chức và quản lý hoá động mạng có hiệu quả;

d) Xây dựng, đề xuất phương án giá cước dịch vụ bưu chính công ích, giá cước dịch vụ dành riêng cho Bưu chính Việt Nam báo cáo Bộ Thông tin và Trưyền thông;

đ) Chịu trách nhiệm quản lý sử dụng kinh phí nhà nước trợ cấp đúng mục đích, hiệu quả; chịu sự giám sát, kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấp hành quy định quy chuẩn kỹ thuật, giá cước các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng, về sử dụng kinh phí nhà nước trợ cấp theo quy định của pháp luật;

e) Chấp hành đầy đủ chế độ hạch toán, báo cáo tình hình cung ứng dịch vụ bưu chính công ích; cung cấp đầy đủ các thông tin tài chính và các thông tin khác liên quan phục vụ cho công tác quản lý cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyển sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều 9. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 10. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Thiện Nhân

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.