• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 31/07/2000
CHÍNH PHỦ
Số: 11/2000/NQ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kon Tum, ngày 31 tháng 7 năm 2000
No tile

             NGHịQUYếT của Chính phủ

Về một số giải pháp điều hành kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội trong 6 tháng cuối năm 2000.

 

Trong3 ngày từ 12 đến 14 tháng 7 năm 2000, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6 và tháng7 năm 2000 để bàn một số chủ trương, biện pháp cần tập trung điều hành kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng cuối năm 2000.

Đểđạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm cao hơn 6 thángđầu năm 2000, bên cạnh các giải pháp đã có, từ nay đến cuối năm 2000, Chính phủquyết định tập trung thực hiện 4 nhóm giải pháp sau đây:

I. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT

1.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, cơ quan liên quan và cácđịa phương nhanh chóng triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02tháng 2 năm 2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại và Nghị quyết số09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông nghiệp và tiêu thụ hàng hóa nông sản, đặc biệt quan tâm chỉ đạo tốtviệc xuất khẩu gạo. Tiếp tục mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo xuất khẩu theo kếhoạch trước đây và mua tạm trữ thêm 40 vạn tấn gạo, toàn bộ số gạo này được bùlãi suất đến hết tháng 10 năm 2000.

Cácngành, các địa phương khẩn trương thực hiện công tác kiểm tra đê, kè cống, tubổ, xử lý các vị trí xung yếu; có phương án cụ thể phòng, chống lụt bão, bảođảm an toàn đê kè, an toàn dân cư và sản xuất; có kế hoạch di dời dân vùng xungyếu thường có thiên tai nặng nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất khi có sựcố xảy ra.

Tậptrung sức chỉ đạo chống lũ lụt xảy ra sớm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trợ giúp những vùng gặp khó khăn.Trong 6 tháng cuối năm 2000, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trìphối hợp với Bộ Thủy sản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ về quy hoạchphát triển ngành nông nghiệp theo hướng tận dụng các lợi thế so sánh và đáp ứngnhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

2.Bộ Thương mại có biện pháp và hướng dẫn các Bộ, ngành và doanh nghiệp tìm thêmthị trường mới cho xuất khẩu lương thực, kể cả xuất khẩu theo phương thức trảchậm; mở rộng thị trường xuất khẩu thủy, hải sản, các sản phẩm dệt may, hàngthủ công, mỹ nghệ và các loại hàng tiêu dùng khác sang thị trường EU, TrungĐông, Bắc Phi và Cu Ba theo các cam kết của Chính phủ; tích cực chuẩn bị cácđiều kiện, phương án khai thác thị trường Mỹ.

3.Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Thương mại chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoạigiao và đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài thăm dò, tìm kiếm thị trường cung cấp thông tin nhanhnhạy, kịp thời về thương nhân và nhu cầu thị trường sở tại, phục vụ tốt hơnhoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước.

4.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại bám sát thị trườngkhu vực nông thôn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tiếp tục cho nông dân vayvốn để đầu tư nuôi trồng thủy, hải sản (đặc biệt là nuôi tôm xuất khẩu) chănnuôi gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế trang trại, trồng cây công nghiệp,cây ăn quả, phát triển làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi gặp thiên taigây thiệt hại lớn, có biện pháp khoanh nợ để cho vay tiếp.

5.Bộ Công nghiệp chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan đánh giá việc thực hiện chươngtrình hỗ trợ cơ khí trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp về tổ chức, cơchế thực hiện nguồn vốn để đẩy mạnh sản xuất cơ khí trong thời gian tới.

Chocác doanh nghiệp cơ khí được vay tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển với lãi suấtưu đãi 3,5% (bằng 50% lãi suất tín dụng nhà nước), thời gian vay là 12 năm, 2năm đầu không phải trả lãi và bắt đầu trả nợ từ năm thứ 5. Giao Bộ Công nghiệp chủ trì cùng Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Quỹ hỗ trợ phát triển công bố danh mục các sảnphẩm cơ khí được hưởng ưu đãi theo quy định này.

CácBộ, ngành và các địa phương xem xét, lựa chọn các sản phẩm có lợi thế, có điềukiện phát triển như xi măng, sắt thép, các loại vật liệu xây dựng, giày dép,hàng may mặc, máy động lực nhỏ, cơ khí tiêu dùng, điện tử dân dụng,...; nhanhchóng đề xuất các giải pháp hỗ trợ để mở rộng sản xuất. Tìm biện pháp đẩy mạnhkhai thác dầu khí nhằm đạt sản lượng khai thác như dự kiến kế hoạch đầu năm. .

e.Tổng cục Hải quan chủ trì cùng Bộ Thương mại, Bộ Công an, các ngành liên quanvà Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng các giải phápđể đẩy mạnh chống buôn lậu và gian lận thương mại có kết quả, tập trung vàocông tác giám định chất lượng hàng hóa nhập khẩu; phân định rõ trách nhiệm kiểmtra, kiểm soát các cửa khẩu trên đất liền và ngoài biển. Trong quý III năm 2000, Tổng cục Hải quantrình Thủ tuông Chính phủ xem xét các giải pháp nêu trên.

7.Trong tháng 8 năm 2000 các Bộ: Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Môi trường,Công an, Văn hóa - Thông tin, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục vàĐào tạo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục ngành, nghề cụ thể cấm kinhdoanh; các Bộ: Tư pháp, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng,Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quy chế về cấp chứng chỉ hànhnghề để triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp.

Trướcngày 01 tháng 10 năm 2000, các Bộ, ngành công bố danh mục các ngành, nghề kinhdoanh phải có điều kiện do luật, pháp lệnh và nghị định quy định và các điềukiện kinh doanh tương ứng đối với các ngành nghề đó; đồng thời, công bố các quyđịnh về hồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện, cơ quan có thẩm quyền cấp giấyphép, thời hạn, hiệu lực và lệ phí đối với từng loại giấy phép.

Trongquý III năm 2000, Thanh tra Nhà nướcchủ trì phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định vềthanh tra chuyên ngành cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp và thường xuyên kiểmtra sau đăng ký kinh doanh theo hướng đảm bảo giám sát được việc thực hiện cácđiều kiện kinh doanh nhưng không gây phiền hà cho doanh nghiệp.

8.Những Bộ, ngành và địa phương chưa xây dựng xong đề án sắp xếp doanh nghiệp nhànước, cần khẩn trương chỉ đạo hoàn thành phương án sắp xếp để trình Thủ tướngChính phủ.

Đẩymạnh công tác cổ phần hóa và các hình thức giao, bán, khoán, cho thuê đối vớidoanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ và kinh doanh thua lỗ.

9.Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quanliên quan xây dựng cơ chế bán trả góp về nhà ở để trình thủ tướng Chính phủ.

10.Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam tập trung sức nâng cao chất lượng phục vụhành khách và khắc phục việc chậm trễ, bỏ chuyến bay.

II. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1.Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhanh chóng triển khai phân bổ số vốnbổ sung theo Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướngChính phủ và Thông báo số 77/BKH-TH ngày 30 tháng 6 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và gửi kếhoạch phân bổ về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi làm căn cứ cấp phát.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quanthuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchịu trách nhiệm thực hiện hết vốn đầu tư phát triển (vốn theo kế hoạch đầu nămvà vốn bổ sung). Trường hợp xét thấy không thực hiện hết nguồn vốn đầu tư đượcgiao, phải kiến nghị việc điều chuyển vốn cho công trình khác, không để chuyểnsang năm 2001. Giao Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết địnhviệc điều chuyển vốn theo đề nghị của các Bộ, ngành và địa phương.

2.Tập trung chỉ đạo, điều hành, bố trí đủ vốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng để hoànthành ngay trong năm 2000 và đầu năm 2001 một số dự án quan trọng: quốc lộ 1(đoạn Hà Nội - Vinh, thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Hà Nội - Lạng Sơn), nhà ga T1 sânbay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng, cảng Hải Phòng (giai đoạn 1), cảng Sài Gòn, đườngống - kho - cảng LPG(thuộc hệ thốngkhí Bạch Hổ), dự án khôi phục hệ thống thủy lợi và chống lũ (hệ thống sông Chu,Bắc Nghệ An, đê Hà Nội), dự án khôi phục hệ thống thủy lợi đồng bằng Sông Hồng(ADB2), dự án A Zun Hạ, đê biển đồng bằng sông Cửu Long, hồ Sông Tiêm, hồTruồi, hồ An Mã, hồ Cam Ranh, hồ Cà Giây, hồ Việt An, nâng cấp hồ Phú Ninh(giai đoạn 1), các công trình thoát lũ và ngăn mặn vùng tứ giác Long Xuyên (kênhLung Lớn 2, kênh Cầu số 9, T3-Ba Hòn, hệ thống thủy lợi ven biển Tây), nhà máythủy điện Ya Ly (tổ máy số 2), nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, nhà máy ximăng Nghi Sơn, xi măng Hoàng Mai, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Thống Nhất,bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện đa khoa Thái Nguyên, Đại học Quốc gia HàNội (giai đoạn 1), Học viện Quốc phòng, đề án đào tạo cán bộ khoa học - kỹthuật tại các cơ sở đào tạo nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, v.v....

Chuẩnbị đầy đủ các điều kiện để khởi công hoặc chuẩn bị khởi công một số dự án quantrọng trong năm 2000 và đầu năm 2001: đường hầm qua đèo Hải Vân, cầu Cần Thơ,cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy, cầu Bính, công trình Rào Quán, Tả Trạch, hồ ĐịnhBình, cống đập Ba Lai, Thảo Long, Cửa Đạt, thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long(WB2), cải tạo nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy xi măng Hải Phòng (mới), khuLiên hợp thể thao Quốc gia, Trung tâm sản xuất chương trình truyền hình, Trungtâm thu phát truyền hình qua vệ tinh, hệ thống giống nông nghiệp, nhà máy điệnCần Đơn, nhà máy điện Na Dương, khí Nam Côn Sơn....

3.Bộ Tài chính và các địa phươngthực hiện tạm ứng từ 60% - 70% khối lượng vốn xây lắp còn lại của kế hoạch năm2000 cho các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn của các chươngtrình quốc gia); khi đã có khối lượng thực hiện, chủ đầu tư phải tổ chức nghiệmthu ngay và làm thủ tục để thanh toán; khi nhận được phiếu giá của chủ dự án,cơ quan giải quyết vốn làm ngay thủ tục thanh toán, nếu có vướng mắc thì tạmcấp 70 - 80% khối lượng đã thực hiện trong kế hoạch, sau khi xử lý xong vướngmắc thì thanh toán tiếp khối lượng còn lại.

4.Trong quý III năm 2000, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùngBộ Tài chính tìm thêm nguồn để bổsung vốn đầu tư cho một số công trình quan trọng, tiến hành công tác chuẩn bị đầutư một số công trình lớn của các năm sau.

5.Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công nghiệp vàTổng công ty Điện lực Việt Nam phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạchgiải phóng mặt bằng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố liên quan cótrách nhiệm thực hiện nhanh việc di dân, tái định cư và xử lý các vướng mắc đểgiải phóng mặt bằng phục vụ thi công các công trình, đặc biệt đối với các dự ánODA sau đây: Dự án khôi phục thủylợi và chống lũ, dự án thủy lợi đồng bằng sông Hồng, dự án khôi phục thủy lợimiền Trung và công trình Hóc Môn - Bắc Bình Chánh (ở trạm bơm Đông Hưng, kênhThọ Sơn, Nghi Phú, Nghi Đức); dự án cải tạo và phát triển lưới điện Hà Nội -Hải Phòng - Nam Định, các thành phố, thị xã; Quốc lộ 1 (đoạn Hà Nội -Lạng Sơn, đoạn Pháp Vân - Văn Điển), dự án giao thông đô thị Hà Nội, dự ánthoát nước Hà Nội, dự án hạ tầng đô thị giai đoạn 1 Hà Nội, dự án khôi phục cầutrên Quốc lộ 1A (cầu Bắc Giang, cầu Tân Thịnh, cầu Đáp Cầu, cầu Đuống).

6.Tổng cục Địa chính cải tiến giảm thiểu các thủ tục cấp đất, giao hoặc cho thuêđất tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất để thựchiện dự án đầu tư.

7.Quỹ hỗ trợ phát triển tập trung triển khai nhanh các hoạt động về bảo lãnh vayvốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển khẩn trươngphối hợp với các ngân hàng để xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện quy chếphối hợp giữa Quỹ với các ngân hàng trong việc cùng cho vay đối với một dự án;quy trình, thủ tục bảo lãnh và phương pháp xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầutư đối với dự án thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ, kể cả hỗ trợ lãi suất đối với các dự án vayvốn bằng ngoại tệ.

BộKế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngànhxác định các dự án trọng điểm vay ngoại tệ với mức khoảng 200 triệu USD từ các ngân hàng thương mạitheo cơ chế tại Quyết định số 118/1999/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 1999 của Thủtướng Chính phủ để nhập vật tư thiết bị mới thuộc lĩnh vực điện, dầu khí, hàngkhông, xi măng.... Các đầu mối cho vay chịu trách nhiệm thẩm định và cân đốivốn cho từng dự án. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp báo cáo Thủ tướngChính phủ xem xét, quyết định cho từng dự án có nhu cầu vay vốn. Nghiên cứuviệc cho Tổng công ty Dầu khí vay để đầu tư ra nước ngoài.

8.Trong quý III năm 2000, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ,ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn để thi hành Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài.

III. CÁC GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG

1.Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơquan liên quan rà soát lại các khoản thu ngân sách nhà nước, tích cực chốngthất thu phấn đấu tăng khoảng 3.000 - 4.000 tỷ đồng so với kế hoạch đầu năm.Nguồn thu tăng thêm này sử dụng để: tăng vốn đầu tư, thực hiện chi trả một lầncho người có công với cách mạng, chi hỗ trợ nhà ở đối với người hoạt động cách mạng trước năm 1945, bù lỗnhiên liệu nhập khẩu, bổ sung vốn cho doanh nghiệp, tăng dự trữ tài chính vànhững nhiệm vụ chi đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2.Từ ngày 15 tháng 8 năm 2000 tạm thời chưa thu thuế đối với hoạt động buônchuyến hàng nông sản, để thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh tiêu thụ hàngnông sản.

3.Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh giá thóc tínhthuế sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với giá thị trường.

4.Giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu trình Thủ tướngChính phủ chế độ thưởng nhằm khuyến khích doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nộpthuế thu nhập doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trước, phù hợp với pháp luậthiện hành.

5.Quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm.Tăng cường công tác giám sát thi công đối với các công trình xây dựng cơ bản,nhằm bảo đảm chất lượng và chống lãng phí, tiêu cực. Ban hành cơ chế thí điểmkhoán chi hành chính, cơ chế hỗ trợ ngân sách đối với các tổ chức sự nghiệp cóthu, như bệnh viện, trường đại học, viện nghiên cứu,....

6.Về cơ chế bảo đảm tiền vay, trong khi chờ hướng dẫn và tổ chức triển khai củacác Bộ, ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các Bộ, ngànhliên quan hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện một số quy định trong Nghịđịnh số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiềnvay của các tổ chức tín dụng như sau:

a)Chưa thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các hợp đồng cầm cố, thếchấp, bảo lãnh cho đến khi các Bộ, ngành liên quan thành lập cơ quan đăng ký vàhướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo.

b)Đối với khách hàng vay là doanh nghiệp, khi cầm cố tài sản là dây chuyền máymóc, thiết bị mà pháp luật không quy định hay chưa quy định phải có giấy chứngnhận quyền sở hữu thì chỉ cần có giấy tờ chứng minh là tài sản hợp pháp, camkết với tổ chức tín dụng là tài sản đó thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụngcủa doanh nghiệp và không có tranh chấp.

c)Đối với doanh nghiệp được giao đất, thuê đất có đủ điều kiện để thế chấp vayvốn ngân hàng theo quy định của pháp luật đất đai nhưng chưa được cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất thì cho phép tổ chức tín dụng căn cứ vào quyếtđịnh giao đất, hợp đồng thuê đất, giấy nộp tiền sử dụng đất để cho vay.

d)Cho phép các tổ chức tín dụng cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với cácdoanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng được điều kiện "có kết quả sản xuấtkinh doanh có lãi 2 năm liền kê", nếu doanh nghiệp nhà nước không thuộcdiện yếu kém theo phương án sắp xếp của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương códự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả khắc phục được lỗ trongthời hạn nhất định và được các tổ chức tín dụng cho vay công nhận; cho vaykhông có bảo đảm bằng tài sản đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có lỗ theokế hoạch do mới đi vào hoạt động tại Việt Nam chưa quá 3 năm.

đ)Cho phép áp dụng tỷ lệ mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảođảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố thế chấp quy định trong Nghị đinh số178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ theo mức tối thiểu là80% vốn đầu tư của dự án.

7.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét nâng mứccho vay không có bảo đảm bằng tài sản lên trên mức 10 triệu đồng đối với các hộnông dân sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm kinh tế trang trại mangtính chất sản xuất hàng hóa trên cơ sở người vay có phương án sản xuất hiệu quảcó khả năng trả nợ ngân hàng.

8.Mở rộng các đối tượng cho vayngoại tệ so với các đối tượng quy định tại Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối để đẩy mạnh cho vay bằngngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp làm ăn cóhiệu quả, có khả năng tái tạo lại ngoại tệ, các cá nhân người lao động có nhucầu vay vốn để đi lao động ở nướcngoài.

9.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo ngân hàng Phục vụ người nghèo bổ sungcơ chế cho vay và tổ chức thực hiện tốt việc cho vay đối với các hộ nghèo; Uỷban nhân dân các cấp không thu lệ phí chứng thư đối với tất cả các loại hồ sơvay vốn Ngân hàng Phục vụ người nghèo của các hộ nghèo.

10Trong quý III, BộTài chính đẩynhanh việc thành lập và hoàn chỉnh cơ chế hoạt động các quỹ: Quỹ bảo hiểm xuấtkhẩu theo ngành hàng, Quỹ bảo lãnh tín dụng; bổ sung chức năng của Quỹ hỗ trợxuất khẩu để thúc đẩy đầu tư, đẩy nhanh sản xuất, xuất khấu, bảo vệ quyền lợicho người sản xuất; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý nợ đối với cácdoanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sở hữu; lập Công ty tài chính xử lý nợ tồnđọng và các giải pháp để thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trườngbất động sản. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xúc tiến trình Chính phủ việc thànhlập Công ty mua bán nợ tồn đọng của ngân hàng, ban hành cơ chế tổ chức và hoạtđộng của Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Ngân hàng chính sách đểtạo điều kiện đẩy nhanh việc cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh, lành mạnhhóa tài chính và ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng.

IV. CÁC GIẢI PHÁP VỀ XÃ HỘI

1.Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngchủ trì cùng các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai hướng dẫn thực hiệnLuật Khoa học và Công nghệ; có giải pháp đổi mới cơ chế quản lý khoa học - côngnghệ; xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm; hoàn chỉnh đề án phát triểncông nghệ phần mềm để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2000; đồng thời, triển khaixây đựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2001 - 2005.

2.Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trìphối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới các trườngđại học, cao đẳng để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2000; khẩn trương triểnkhai đề án đưa cán bộ khoa học - kỹ thuật đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước;phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tìm mọi biệnpháp để khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.

8.Bộ Văn hóa - Thông tin chỉ đạotriển khai quy hoạch báo chí đã được phê duyệt; đánh giá tình hình quản lý xuấtbản, báo chí, thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnhvực này; tiếp tục triển khai kiểm tra hoạt động dịch vụ văn hóa và kinh doanhvăn hóa phẩm trong cả nước.

Cáccơ quan chức năng cần tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đốingoại theo tinh thần Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2000 của Thủtướng Chính phủ.

4.Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan bổ sung, sửa đổi việc hướng dẫn chovay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và lập Quỹ giải quyết việc làm ở địa phương theo hướng mở rộngđối tượng cho vay, đơn giản các thủ tục vay vốn để đẩy nhanh tiến độ giải ngânvốn Chương trình quốc gia giải quyết việc làm; thực hiện các giải pháp để đẩymạnh công tác xuất khẩu lao động, chuyên gia, có biện pháp chấn chỉnh quản lývà nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong việc xuấtkhẩu lao động, xây đựng cơ chế quản lý nhà nước về đào tạo lao động để xuấtkhẩu; củng cố, nâng cao chất lượng dạy nghề và lập quy hoạch mạng lưới các cơsở đào tạo nghề ở Trung ương và địa phương; xây dựng chính sách đối với laođộng dôi dư do tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước; phối hợp với Uỷ ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Bộ, ngành vàcác cơ quan liên quan tổ chức, vận động thực hiện "Ngày làm việc vì ngườinghèo" (ngày 17 tháng 10) hàng năm; tiếp tục thực hiện Chương trình xóađói, giảm nghèo và tiêu chí hộ nghèo áp dụng trong những năm 2001 - 2005;nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung một số chính sách về lao động và bảo hiểm xã hộicho phù hợp với tình hình hiện nay.

5.Bộ Y tế chủ trì cùng các Bộ, ngànhliên quan hoàn thiện các đề án và Chương trình hành động bảo đảm vệ sinh antoàn thực phẩm và bảo hiểm y tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quýIII năm 2000.

6.Thực hiện chi trả một lần cho người có công với cách mạng theo Pháp lệnh số 19/2000/PL-UBTVQH10ngày 04 tháng 2 năm 2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; chi hỗ trờ nhà ở đốivới người hoạt động cách mạng trước năm 1945 theo Quyết định số 20/2000/QĐ-TTgngày 08 tháng 2 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.

7.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu tráchnhiệm lồng ghép, hoàn tất các thủ tục về đầu tư, thực hiện hết vốn các chươngtrình quốc gia trên địa bàn theo mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch được giao. Hết quýIII, nếu không triển khai thực hiện (không có dự án khả thi), thì điều vốn chocác dự án khác thuộc các chương trình đã giao. Các Bộ, cơ quan chức năng, chủquản chương trình tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chương trình ở địa phương.

8.Tiếp tục triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn ma túy, mạidâm, đặc biệt chú trọng xây dựng chương trình hành động phòng, chống ma túy vàchương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm năm 2001 - 2005; sau khi Uỷban Thường vụ Quốc hội quyết định sửa đổi Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính,cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20/CP ngày 13 tháng 4 năm 1996của Chính phủ theo hướng tinh giản thủ tục xét duyệt đưa đi chữa trị cai nghiệnma túy, giảm độ tuổi cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm và kéo dài thêm thờigian cai nghiện, tạo điều kiện để cai nghiện đạt hiệu quả cao. Tổ chức và nâng cấp các trung tâmcai nghiện tập trung, kết hợp với cai nghiện tại cộng đồng; kết hợp giáo dụcvới lao động, dạy nghề, tạo việc làm....

Cáccơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức nghiện ma túy cần kiên quyết vận động vàtạo điều kiện giúp họ tự giác cai nghiện, nếu sau một thời gian nhất định khôngcai được thì đưa ra khỏi biên chế nhà nước.

9.Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và các cấp chính quyềnđịa phương cần có giải pháp tích cực và hữu hiệu để giảm tai nạn giao thông.

10.Các cấp chính quyền cần tập trung giải quyết các khiếu kiện của dân. Thanh traNhà nước cùng Văn phòng Chính phủ tổng hợp tình hình khiếu tố trong 2 năm gầnđây, làm rõ thực trạng, nguyên nhân và đề ra giải pháp tháo gỡ. Đối với nhữngviệc đã có quyết định xử lý của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Nhà nước và Vănphòng Chính phủ kiểm tra kết quả thực hiện, đánh giá mức độ chấp hành của cáccơ quan hành chính các cấp, báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có biệnpháp xử lý nghiêm đối với những người không làm đúng trách nhiệm, để khiếu kiệnkéo dài.

Đốivới các vụ khiếu kiện tập thể, phức tạp kéo dài, giao Thanh tra Nhà nước chủtrì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đoàn liên ngành đến kiểm tra và đônđốc xử lý, tiến hành phân loại các vụ khiếu kiện để có giải pháp xử lý thíchhợp.

Cáccấp chính quyền phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, ý kiến chỉ đạo của cấptrên, thực hiện nghiêm túc Quy chế Dân chủ ở cơ sở./.

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.