Sign In

NGHỊ QUYẾT

Về phân cấp nguồn thu; nhiệm vụ chi ngân sách địa phương năm 2011 và ổn định cho các năm tiếp theo

______________________

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 17

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND&UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH 11 ngày 16/12/2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ;

Sau khi xem xét Tờ trình số 709/TTr-UBND ngày 25/6/2010 của UBND tỉnh về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách địa phương năm 2011 và ổn định các năm tiếp theo;

Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của Đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Quy định phân cấp nguồn thu; nhiệm vụ chi ngân sách địa phương năm 2011 và thời kỳ ổn định ngân sách các năm tiếp theo.

(Có quy định chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao cho UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

- Giao cho Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh và Đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Lai Châu khoá XII, kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2010.

 

TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Giàng Páo Mỷ

QUI ĐỊNH

Về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách địa phương năm 2011 và ổn định cho các năm tiếp theo.

(Kèm theo Nghị quyết số: 181/2010/NQ-HĐND17 ngày 13/7/2010 của HĐND tỉnh Lai Châu khoá XII, kỳ họp thứ 17)

__________________

PHẦN I: PHÂN CẤP NGUỒN THU NSNN

A - NGUỒN THU NGÂN SÁCH CÁC CẤP HƯỞNG 100%

I- NGUỒN THU NGÂN SÁCH TỈNH HƯỞNG 100%

1. Nguồn thu từ các DNNN Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và DNNN địa phương (Bao gồm: Các doanh nghiệp nhà nước đã và đang sắp xếp chuyển đổi thành Công ty Cổ phần có vốn nhà nước tại Doanh nghiệp, Công ty TNHH một thành viên);

2. Thu từ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

3. Thu phí và lệ phí do cấp Tỉnh quản lý;

4. Thu phí xăng dầu;

5. Thu viện trợ trực tiếp cho cấp tỉnh theo qui định của pháp luật;

6. Thu đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho ngân sách tỉnh;

7. Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu và thu khác thuộc thẩm quyền cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

8. Thu tiền đền bù thiệt hại đất;

9. Thu tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc quyền sở hữu nhà nước do cấp tỉnh quản lý.

10. Thu thuế tài nguyên nước, thuế giá trị gia tăng từ các dự án thuỷ điện trên địa bàn tỉnh (Nguồn thu địa phương được hưởng theo quy định của Chính phủ khi các dự án thuỷ điện hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng);

11. Thu từ hoạt động Xổ số kiến thiết (không tính thu trong cân đối, mà chỉ hạch toán thu quản lý qua ngân sách theo Nghị quyết số 68/2006/QH11 ngày 31/10/2006 của Quốc hội);

12. Thu từ huy động đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng theo qui định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách Nhà nước;

13. Thu từ quỹ dự trữ tài chính trong trường hợp đặc biệt;

14. Thu từ kết dư ngân sách tỉnh;

15. Thu chuyển nguồn từ ngân sách cấp tỉnh năm trước sang ngân sách cấp tỉnh năm sau;

16. Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương;

II- NGUỒN THU NGÂN SÁCH HUYỆN, THỊ XÃ (gọi tắt là cấp huyện) HƯỞNG 100%

1.Thuế ngoài quốc doanh (Trừ thuế môn bài được quy định tại điểm 4, mục II, phần B dưới đây);

2. Lệ phí trước bạ ô tô, xe máy phát sinh trên địa bàn các huyện, thị xã;

3. Các khoản phí, lệ phí do cấp huyện quản lý;

4. Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước phát sinh trên địa bàn các huyện, thị xã;

5. Thu đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trực tiếp cho ngân sách huyện, thị;

6. Thu viện trợ trực tiếp cho ngân sách huyện, thị theo quy định của pháp luật;

7. Các khoản thu phạt, tịch thu và thu khác thuộc thẩm quyền cấp huyện theo quy định của pháp luật;

8. Các khoản thuế thu nhập cá nhân phát sinh trên địa bàn các huyện, thị xã (bao gồm: thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ nhận thừa kế; thu nhập từ nhận quà tặng);

9. Thu tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc quyền sở hữu nhà nước do cấp huyện quản lý.

10. Thu kết dư ngân sách cấp huyện, thị;

11. Thu chuyển nguồn từ ngân sách cấp huyện năm trước sang ngân sách cấp huyện năm sau;

12. Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh;

III- NGUỒN THU NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (gọi tắt là cấp xã) HƯỞNG 100%:

1. Các khoản phí, lệ phí do cấp xã quản lý;

2. Các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật;

3. Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản;

4. Các khoản thu phạt, tịch thu và thu khác thuộc thẩm quyền của cấp xã theo quy định của pháp luật;

5. Thu đóng góp tự nguyện của nhân dân;

6. Thu viện trợ của các tổ chức, cá nhân trực tiếp cho cấp xã theo quy định của pháp luật;

7. Thu kết dư ngân sách cấp xã;

8. Thu chuyển nguồn từ ngân sách cấp xã năm trước sang ngân sách cấp xã năm sau;

9. Thu bổ sung từ ngân sách cấp huyện.

B - NGUỒN THU PHÂN CHIA GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH

I- CÁC KHOẢN THU PHÂN CHIA GIỮA NGÂN SÁCH TỈNH VỚI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN:

Thu tiền sử dụng đất từ việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất ở, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện, thị xã theo qui định của pháp luật:

+ Ngân sách tỉnh hưởng: 30% (Để tạo lập quỹ phát triển đất theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009)

+ Ngân sách huyện, thị xã hưởng: 70%.

II - CÁC KHOẢN THU PHÂN CHIA THEO TỶ LỆ % GIỮA NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN, THỊ VỚI NGÂN SÁCH CẤP XÃ, THỊ TRẤN:

1. Thuế sử dụng đất Nông nghiệp thu từ hộ gia đình:

 - Ngân sách cấp huyện, thị xã hưởng 30%

 - Ngân sách cấp xã, thị trấn hưởng 70%

2. Thuế nhà đất:

 - Ngân sách cấp huyện, thị xã hưởng 30%

 - Ngân sách cấp xã, thị trấn hưởng 70%

3. Lệ phí trước bạ nhà đất:

 - Ngân sách cấp huyện, thị xã hưởng 30%

 - Ngân sách cấp xã, thị trấn hưởng 70%

4. Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh:

 - Ngân sách cấp huyện, thị xã hưởng 30%

 - Ngân sách cấp xã, thị trấn hưởng 70%

Đối với 4 khoản thu nêu trên không phân chia giữa ngân sách Thị xã và ngân sách Phường (ngân sách Thị xã hưởng 100%).

PHẦN II: PHÂN CẤP NHIỆM VỤ CHI

A - NHIỆM VỤ CHI CÂN ĐỐI

I- NHIỆM VỤ CHI CỦA NGÂN SÁCH TỈNH:

1. Chi đầu tư phát triển:

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung;

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật;

- Chi hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật;

2. Chi thường xuyên:

- Chi sự nghiệp kinh tế do cấp tỉnh quản lý bao gồm các khoản chi do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ hoặc đảm bảo một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy định cho các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh:

+ Sự nghiệp Nông nghiệp: Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y; Trung Tâm khuyến nông, Chi cục Thuỷ sản, Chi các Chương trình phát triển nông nghiệp do các đơn vị sự nghiệp khối tỉnh thực hiện;

+ Sự nghiệp Lâm nghiệp: Trung tâm Tư vấn Quy hoạch khảo sát thiết kế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kinh phí Ban Chỉ đạo Phòng chống cháy rừng, chi Chương trình Phát triển cây cao su do các đơn vị khối tỉnh thực hiện;

+ Sự nghiệp Giao thông: Chi cho công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa nhỏ đối với các tuyến đường do cấp tỉnh quản lý, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới, Chi hoạt động của Ban an toàn Giao thông tỉnh.

+ Sự nghiệp Thuỷ lợi: Chi cho hoạt động của Ban Phòng chống lụt bão tỉnh, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường, Chi thực hiện cấp bù miễn thuỷ lợi phí do Công ty TNHH một thành viên Quản lý Thuỷ nông Lai Châu thực hiện.

+ Sự nghiệp kinh tế khác: Chi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế thuộc cấp tỉnh, chi cho công tác quy hoạch do các đơn vị khối tỉnh thực hiện và chi thực hiện các Chương trình kinh tế khác do cấp tỉnh quản lý;

- Chi sự nghiệp giáo dục: Các trường Phổ thông Trung học, Trường phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh và các Trường phổ thông Dân tộc Nội trú huyện; Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và các Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện; chi học bổng học sinh bán trú theo chính sách đối với cấp Trung học Phổ thông; chi cấp sách giáo khoa cho không đối với học sinh các cấp học trên địa bàn toàn tỉnh và giấy vở học sinh không thu tiền đối với cấp Trung học Phổ thông; chi sự nghiệp Giáo dục khác do cấp tỉnh quản lý;

- Chi sự nghiệp Đào tạo bao gồm: Đào tạo Trung học và Cao đẳng chuyên nghiệp của các trường: Trường Chính trị tỉnh; Trường Cao đẳng cộng đồng; Trường Bồi dưỡng cán bộ Y tế và nhiệm vụ đào tạo theo Nghị quyết của Tỉnh uỷ giao cho ngân sách cấp tỉnh thực hiện. Đào tạo, bồi dưỡng và thu hút của các cơ quan cấp tỉnh; thiếu sinh quân và đào tạo nghề xã hội do cấp tỉnh quản lý;

- Chi sự nghiệp Y tế do cấp tỉnh quản lý ( bao gồm cả chi Bảo hiểm Y tế khám chữa bệnh cho người nghèo, khám chữa bệnh trẻ em dưới 6 tuổi) gồm:

+ Bệnh viện Đa khoa tỉnh;

+ Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, dược phẩm;

+ Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh;

+ Trung tâm Y tế dự phòng Thị xã;

+ Trung tâm Phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng;

+ Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản;

+ Trung tâm phòng chống bệnh XH;

+ Nha học đường;

+ Trung tâm Giám định;

+ Trung tâm phòng chống HIV-AIDS;

+ Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ;

+ Trung tâm nội tiết;

+ Bệnh viện y học cổ truyền;

+ Bệnh viện lao - phổi;

+ Chi cục Dân số KHH gia đình;

+ Khám bảo vệ sức khoẻ do cấp tỉnh quản lý;

+ Trung tâm Dân số KHH-GĐ các huyện, thị xã;

+ Trung tâm Y tế và Bệnh viện các huyện;

+ Các trạm Y tế xã, phường, thị trấn (kể cả Phòng khám Đa khoa khu vực gắn liền với Trạm Y tế xã). Chi phụ cấp đối với nhân viên Y tế thôn, bản theo quy định;

- Chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học được giao dự toán cho sở Khoa học và Công nghệ đối với những đề tài, dự án do sở Khoa học và Công nghệ trực tiếp làm chủ nhiệm đề tài và giao dự toán trực tiếp cho các đơn vị chủ nhiệm đề tài dự án theo phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Chi sự nghiệp Văn hóa - Thông tin, Thể dục - Thể thao do cấp tỉnh quản lý;

- Chi sự nghiệp Phát thanh, Truyền hình;

- Chi đảm bảo xã hội do cấp tỉnh quản lý;

- Chi quản lý hành chính của các cơ quan Đảng, Nhà nước và Đoàn thể do cấp tỉnh quản lý;

- Chi an ninh, quốc phòng do cấp tỉnh quản lý (kể cả nhiệm vụ chi trang phục theo Pháp lệnh Dân quân tự vệ do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đảm nhiệm trên địa bàn toàn tỉnh; chi trang cấp trang phục của Bảo vệ tổ dân phố, cấp trang phục cho Công an xã do Công an tỉnh đảm nhiệm trên địa bàn toàn tỉnh);

- Chi khác ngân sách theo quy định của pháp luật;

3. Chi trả nợ tiền vay theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật NSNN.

4. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính.

5. Chi chuyển nguồn từ ngân sách cấp tỉnh năm trước sang ngân sách cấp tỉnh năm sau;

6. Chi bổ sung cho ngân sách cấp huyện, thị xã.

7. Chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết được quản lý qua ngân sách.

8. Chi bổ sung các Quỹ nhà nước được trích lập theo qui định của Pháp luật.

II- NHIỆM VỤ CHI CỦA NGÂN SÁCH HUYỆN, THỊ XÃ

1. Chi đầu tư phát triển:

- Chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn thu tiền sử dụng đất do cấp huyện quản lý.

- Chi từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung theo phân cấp của tỉnh.

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật;

2. Chi thường xuyên.

- Chi tài trợ chiếu phim phục vụ vùng cao;

- Chi sự nghiệp kinh tế: Lâm nghiệp: (bao gồm cả nhiệm vụ chi trồng cây theo lễ phát động “Tết trồng cây hàng năm”) , Nông nghiệp ( bao gồm cả nhiệm vụ chi hỗ trợ nông nghiệp theo chính sách), thuỷ lợi, giao thông, kiến thiết thị chính, vệ sinh môi trường đô thị, chi cho công tác quy hoạch, chi thực hiện cấp bù miễn thuỷ lợi phí do cấp huyện thực hiện và sự nghiệp kinh tế khác do cấp huyện quản lý;

- Chi sự nghiệp giáo dục bao gồm: Giáo dục Mầm non, Giáo dục phổ thông (tiểu học và trung học cơ sở); chi học bổng học sinh bán trú theo chính sách đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở; chi cấp giấy vở học sinh không thu tiền đối với cấp tiểu học, trung học cơ sở; chi sự nghiệp giáo dục khác do cấp huyện quản lý;

- Chi sự nghiệp Đào tạo của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị các huyện, thị xã; đào tạo, đào tạo lại cán bộ cấp huyện, thị xã, đào tạo nghề xã hội do cấp huyện quản lý;

- Chi sự nghiệp Văn hoá Thông tin, Thể dục Thể thao cấp huyện quản lý;

- Chi đảm bảo xã hội (bao gồm cả nhiệm vụ chi cứu tế xã hội, chi hỗ trợ theo chính sách đối với những đối tượng bị thương vong do hậu quả của thiên tai hoả hoạn) do cấp huyện quản lý.

- Chi quản lý hành chính của các cơ quan Đảng, Nhà nước và Đoàn thể do cấp huyện quản lý;

- Chi an ninh, quốc phòng do huyện quản lý;

- Chi các khoản khác theo quy định của pháp luật;

3. Chi bổ sung cho ngân sách xã, phường, thị trấn.

4. Chi chuyển nguồn từ ngân sách cấp huyện năm trước sang ngân sách cấp huyện năm sau;

III- NHIỆM VỤ CHI CỦA NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (gọi tắt là cấp xã):

1. Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở cấp xã;

 - Tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp theo quy định của cán bộ, công chức cấp xã;

 - Phụ cấp Đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn;

 - Các khoản phụ cấp khác theo quy định của nhà nước;

 - Phụ cấp trưởng thôn, trưởng bản, cán bộ không chuyên trách theo chính sách (không bao gồm phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản);

 - Công tác phí;

 - Chi về hoạt động văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi lễ tân, khánh tiết;

- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc theo phân cấp về quản lý tài sản tại Quyết định số 42/2009/QĐ-UBND ngày 30/12/2009 của UBND tỉnh Lai Châu;

- Chi khác theo chế độ quy định.

2. Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở cấp xã (kể cả phụ cấp bí thư thôn, bản).

3. Kinh phí hoạt động của các Tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn kể cả phụ cấp đối với cấp phó các đoàn thể ( Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam), phụ cấp Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, bản, tổ dân phố.

4. Đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho các cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn và các đối tượng khác theo chế độ quy định.

5. Chi cho công tác Dân quân tự vệ, trật tự xã hội:

- Chi huấn luyện Dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động Dân quân tự vệ và các khoản chi khác về Dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của Pháp lệnh dân quân tự vệ (không kể chi trang phục);

- Chi thực hiện việc đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật;

- Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã;

- Chi phụ cấp Công an viên theo chính sách;

- Phụ cấp Bảo vệ tổ dân phố;

- Phụ cấp nhân viên thú y xã;

- Chi phục vụ cho công tác hoà giải ở cơ sở;

- Các khoản chi khác theo chế độ quy định.

6. Chi cho công tác xã hội: Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo quy định (không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức Bảo hiểm xã hội chi trả); chi thăm hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội và công tác xã hội khác;

7. Chi hoạt động Văn hóa, Thông tin, Thể dục, Thể thao, Truyền thanh do xã quản lý;

8. Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.

B - NHIỆM VỤ CHI TỪ NGUỒN VỐN CTMT BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG:

I- NGÂN SÁCH TỈNH ĐẢM NHIỆM:

1. Chương trình 5 triệu ha rừng;

2. Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo;

3. Chương trình Dân số kế hoạch hoá gia đình;

4. Chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS;

5. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

6. Chương trình Văn hoá;

7. Chương trình Giáo dục và Đào tạo;

8. Chương trình Phòng chống tội phạm (nhiệm vụ do các đơn vị cấp tỉnh thực hiện);

9. Chương trình Phòng chống ma tuý (nhiệm vụ do các đơn vị cấp tỉnh thực hiện);

10. Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm;

11. Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm;

12. Chương trình bảo hộ, an toàn, vệ sinh lao động;

13. Chương trình chăm sóc trẻ em;

14. Chương trình tin học hoá các cơ quan Đảng và Nhà nước;

15. Một số chương trình mục tiêu khác được bổ sung (nếu có).

II- NGÂN SÁCH HUYỆN, THỊ ĐẢM NHIỆM (NS tỉnh trợ cấp có mục tiêu cho ngân sách Huyện, Thị xã):

- Chương trình phòng chống tội phạm (nhiệm vụ do các đơn vị cấp huyện, thị xã thực hiện);

- Chương trình phòng chống ma tuý (nhiệm vụ do các đơn vị cấp huyện, thị xã thực hiện);

- Chi Chương trình 135;

- Chương trình định canh, định cư (nếu có);

- Chương trình bố trí lại dân cư nơi cần thiết (nếu có);

- Chương trình Giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP;

- Các chương trình mục tiêu khác (nếu có)

III- NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN:

- Chương trình hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg;

- Hỗ trợ dầu hoả thắp sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số và hộ chính sách chưa có điện theo QĐ 289/QĐ-TTg;

- Chi thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Các chương trình mục tiêu khác (nếu có)./.

 

Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Giàng Páo Mỷ